Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá

44 4.3K 18
Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Thái Nguyên là một trong những chiếc nôi đào tạo nguồn lực cho khu vực Miền núi và trung du phía Bắc. Cơ cấu tổ chức với nhiều trường ĐH thành viên, đào tạo đa dạng ngành nghề phục vụ nhu cầu của xã hội. Bên cạnh vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh. Hiện nay, KTX dành cho sinh viên học tập tại các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đã được xây dựng và đi vào sử dụng đáp ứng phần nào nhu cầu của người học. Sinh hoạt tại ký túc xá có rất nhiều ưu điểm như: chi phí thấp, gần trường học, tạo môi trường học tập và giao lưu của sinh viên rất thuận lợi. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến phản ánh của sinh viên về sự không hài lòng khi sinh hoạt tại các khu KTX này. Vậy chất lượng của KTX hiện nay đang ở mức độ nào? Có vấn đề gì cần khắc phục và những ưu điểm nào cần tiếp tục phát huy?

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KTX : Ký túc xá DV : Dịch vụ ĐH : Đại học QTKD : Quản Trị Kinh Doanh HSSV : Học sinh sinh viên TP : Thành phố 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 1: Sự ưa thích sống tại KTX của sinh viên 4 trường ĐH. Biểu đồ 2: Mức độ tin cậy của sinh viên dành cho 4 trường ĐH. Biểu đồ 3: Mức độ đáp ứng về trang thiết bị, cơ sở vật chất của 4 trường ĐH Biểu đồ 4: Năng lực phục vụ của 4 trường ĐH Biểu đồ 5: Sự quan tâm của nhà trường và ban quản lý KTX. Biểu đồ 6: Mức giá cả trong các dịch vụ của 4 trường ĐH. Bảng 1: Khả năng đáp ứng dịch vụ của 4 trường ĐH 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nền giáo dục đại học ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng các giảng đường, công trình phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học,… việc tạo chỗ ở an toàn, sạch đẹp cho sinh viên cũng đang được chú trọng. Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều có Kí túc xá (KTX) dành riêng cho những sinh viên ở xa nhà, không có điều kiện đi lại nhờ vậy đã giúp họ yên tâm học tập, sinh hoạt và nâng cao trình độ. Đại học Thái Nguyên là một trong những chiếc nôi đào tạo nguồn lực cho khu vực Miền núi và trung du phía Bắc. Cơ cấu tổ chức với nhiều trường ĐH thành viên, đào tạo đa dạng ngành nghề phục vụ nhu cầu của xã hội. Bên cạnh vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, Ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngoại tỉnh. Hiện nay, KTX dành cho sinh viên học tập tại các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên đã được xây dựng và đi vào sử dụng đáp ứng phần nào nhu cầu của người học. Sinh hoạt tại ký túc xá có rất nhiều ưu điểm như: chi phí thấp, gần trường học, tạo môi trường học tập và giao lưu của sinh viên rất thuận lợi. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến phản ánh của sinh viên về sự không hài lòng khi sinh hoạt tại các khu KTX này. Vậy chất lượng của KTX hiện nay đang ở mức độ nào? Có vấn đề gì cần khắc phục và những ưu điểm nào cần tiếp tục phát huy? Vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá của Đại học Thái Nguyên”. Nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu cuộc sống của các sinh viên đang trực tiếp sinh hoạt tại KTX để từ đó thấy được tâm tự nguyên vọng của họ. Đồng thời nhóm sẽ tham khảo ý kiến của những sinh viên chưa sống tại đây. Để từ đó có giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn các sinh viên đăng ký sinh hoạt tại KTX cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống để tạo một môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho họ. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu thực trạng cuộc sống của sinh viên tại KTX của Đại học Thái Nguyên để thấy những ưu nhược điểm trong quá trình hoạt động. Từ đó có giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho sinh viên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên trong kí túc xá của Đại học Thái Nguyên nhằm tạo cơ hội cho sinh viên bày tỏ ý kiến của mình về chất lượng KTX trên cơ sở: - Hệ thống hóa kiến thức về ký túc xá và dịch vụ ký túc xá. - Đánh giá thực trạng chất lượng cuộc sống của sinh viên trong khu KTX. - Đề ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng phục vụ của KTX. 3. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên của 4 trường ĐH sống trong khu KTX của ĐH Thái Nguyên tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013 Số liệu sơ cấp được khảo sát trong năm 2012. 3.2.2. Phạm vi không gian Đề tài được tiến hành điều tra nghiên cứu 400 sinh viên của 4 trường ĐH Kinh Tế & QTKD, ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa Học, Khoa Ngoại Ngữ, sống trong khu KTX của ĐH Thái Nguyên. 4. Đóng góp của đề tài Qua quá trình nghiên cứu và kết quả thu được, nhóm nghiên cứu hy vọng đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ : 4 Giúp các cấp quản lý KTX giải thích một cách khoa học về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa phòng như hiện nay, từ đó có giải pháp khắc phục tình trạng này. Là cơ sở giúp Ban quản lý KTX có báo cáo chính xác nhằm giảm nhẹ được một phần lo lắng của Ban lãnh đạo nhà trường. Phản ánh chất lượng cuộc sống cũng như những nguyện vọng của các bạn sinh viên trong KTX đến Ban quan lý KTX. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Thực trạng cuộc sống của sinh viên trong khu ký túc xá của ĐH Thái Nguyên Chương 3: Một số giải pháp cụ thể 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm cơ bản và đặc điểm ký túc xá 1.1.1. Khái niệm Thời đại ngày nay, mọi người rất chú trọng đến việc học tập và bồi bổ kiến thức. Mỗi năm có hàng triệu những tân sinh viên từ khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước nô nức nhập học tại các trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp ở hầu hết các tỉnh thành cả nước. Đa số các bạn tân sinh viên đi học chuyên nghiệp là những bạn ở tỉnh thành khác tập trung về các thành phố lớn – nơi có những ngôi trường học tập các bạn mong ước như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Thái Nguyên, TP Đà Nẵng,… Bước chân vào ngưỡng cửa ĐH, Cao đẳng, cũng là những bước chân tự lập đầu tiên trên đường đời của mỗi tân sinh viên. Các bạn phải tập sống một cuộc sống tự lập, xa gia đình, xa vòng tay yêu thương che chở của bố mẹ, Và một trong những điểm được hầu hết tân sinh viên quan tâm khi tiến hành nhập học đó là Đăng ký sống tại Ký túc xá của trường. Ký túc xá là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều lần, song một câu hỏi đặt ra “ Ký túc xá là gì ? ” Chúng ta có thể hiểu : “ Ký túc xá đôi khi còn gọi là cư xá là những công trình, tòa nhà được xây dựng để dành cho việc giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tá túc cho các sinh viên của các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp”. Những sinh viên ở ký túc xá thường là sinh viên xa nhà, xa quê hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn và có nguyện vọng được ở tại ký túc xá, một số ký túc xá dành cho các sinh viên nội trú. Mặt khác, chúng ta cũng có thể hiểu theo từng chữ trong âm Hán Việt: - “Ký” là ở nhờ, ở tạm. - “ Túc” là nghỉ lại, ở lại, nghỉ qua đêm. - “ Xá” là ngôi nhà, nhà ở tập thể. 6  Vậy ký túc xá là một ngôi nhà lớn (nhà ở tập thể) dành cho người ở lại, nghỉ lại một cách tạm thời trong một thời gian nhất định. Hoặc, khi tìm hiểu nghĩa qua tiếng anh thì ký túc xá được định nghĩa là “Dorm” – “A building consisting of sleeping quarters, usually for university students.” Có nghĩa là : “Tòa nhà chứa phòng ngủ, thường cho sinh viên đại học.” Ở Hoa Kỳ ký túc xá là một nơi cư trú bao gồm các khu phòng ngủ hoặc toàn bộ các tòa nhà chủ yếu cung cấp nhu cầu về chổ ngủ cho số lượng lớn sinh viên thường học nội trú, trường cao đẳng hoặc đại học. Tại Anh, thuật ngữ ký túc xá đề cập cụ thể tới một phòng cá nhân, trong đó nhiều người ngủ, thường tại một trường nội trú. 1.1.2. Đặc điểm ký túc xá  Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập và thiết kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong một phòng hoặc giường tầng, cùng với hệ thống nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng hoặc các công trình tập thể khác.  Hầu hết các trường cao đẳng và các trường đại học cung cấp các phòng đơn hoặc phòng đại trà cho sinh viên của họ, thường là với chi phí nhất định. Những công trình này bao gồm nhiều phòng như vậy, giống như một tòa nhà hay căn hộ.  Hầu hết các ký túc xá rất gần với khuôn viên của nhà trường hơn so với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là một nhân tố chính trong sự lựa chọn của nơi ở, đặc biệt là đối với sinh viên năm đầu. 1.2. Khái niệm chất lượng cuộc sống và dịch vụ ký túc xá 1.2.1. Chất lượng cuộc sống 1.2.1.1. Khái niệm Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. 7 Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của các nhà nước (Chính phủ), xã hội và cả cộng đồng quốc tế. Thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị. Ngoài ra chất lượng cuộc sống cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc. 1.2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO WHO đã đưa ra tiêu chí chất lượng cuộc sống (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo một số tiêu chí là:  Mức độ sảng khoái về thể chất gồm: • Sức khỏe • Tinh thần • Ăn uống • Ngủ, nghỉ • Đi lại (giao thông, vận tải) • Thuốc men (y tế, chăm sóc sức khỏe)  Mức độ sảng khoái về tâm thần • Yếu tố tâm lý • Yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo)  Mức độ sảng khoái về xã hội gồm: • Các mối quan hệ xã hội. • Môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa, chính trị… và môi trường thiên nhiên). 8 Trên cơ sở đó chất lượng cuộc sống được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên. 1.2.2. Dịch vụ ký túc xá 1.2.2.1. Khái niệm Có 2 cách hiểu phổ biến về dịch vụ: Định nghĩa 1: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích được một bên cung cấp cho bên kia. Quá trình cung dịch vụ có thể liên quan đến những yếu tố hữu hình nhất định, nhưng về bản chất thì dịch vụ thường là vô hình và không được tạo ra từ sự sở hữu của bất kỳ yếu tố sản xuất nào. Định nghĩa 2 : Dịch vụ là một hoạt động kinh tế tạo ra giá trị và những lợi ích cho người tiêu dùng tại một thời điểm và địa điểm nhất định nhằm mang lại những sự thay đổi mong muốn có lợi cho người tiêu dùng. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thõa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng. Dịch vụ là một quá trình có mức độ vô hình cao. Việc tạo ra hay hình thành một dịch vụ thường xảy ra trong quá trình tương tác giữa khách hàng với tổ chức, thậm chí có những dịch vụ sẽ không xảy ra nếu không có sự hiện diện của khách hàng. Dựa theo định nghĩa về dịch vụ của Zeithaml & Britner có thể định nghĩa dịch vụ Ký túc xá là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện các hoạt động liên quan đến KTX tạo ra giá trị sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên. Dựa theo Kotler & Armstrong có thể định nghĩa dịch vụ ký túc xá là bất kỳ hành động hay lợi ích về các hoạt động ký túc xá mà nhà trường có thể cung cấp cho sinh viên và ngược lại mà về cơ bản là vô hình và không đem lại sự sở hữu nào cả. 1.2.2.2. Đặc trưng của dịch vụ ký túc xá: Vì dịch vụ ký túc xá cũng là một loại dịch vụ bởi vậy nó cũng có những đặc trưng của dịch vụ như sau:  Vô hình (Intangibility): không có hình hài rõ rệt. 9 Không thể thấy trước khi tiêu dùng. Khác với các sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nếm ngửi, cảm giác hay nghe thấy được trước khi mua. Robert Lewis nhận xét rằng: "Người mua một dịch vụ du lịch có thể rỗng tay, nhưng không thể rỗng đầu”. Khi mua một dịch vụ du lịch, người mua có nhiều kỉ niệm mà có thể chia sẻ với người khác.Để giảm sự bất định về tính chất vô hình, người mua thường tìm hiểu những dấu hiệu hữu hình qua việc cung cấp thông tin và sự tin tưởng chắc chắn về dịch vụ.  Tính không thể tách rời (Inseparability): Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia. Tính bất khả phân cũng có nghĩa rằng khách hàng là một phần của sản phẩm. Thật vậy, không riêng gì người cung cấp dịch vụ mà cả khách hàng cũng góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ.  Tính hay thay đổi (Variability): Dịch vụ rất dễ thay đổi, chất lượng của sản phẩm tuỳ thuộc phần lớn vào người cung cấp và khi nào, ở đâu chúng được cung cấp. Có nhiều nguyên nhân về sự thay đổi này: + Dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ cùng lúc nên giới hạn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm + Sự dao động về nhu cầu tạo nên khó khăn cho việc cung cấp chất lượng đồng nhất trong thời gian có nhu cầu cao điểm. + Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc và kỹ năng chuyên môn của người cung cấp dịch vụ và lúc tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên.  Không lưu trữ được (Perishability): Không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được. Dịch vụ không thể tồn kho, nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để dành cho ngày mai. Dịch vụ không bán được ngày hôm nay, không thể bán cho ngày hôm sau. Ngoài bốn đặc tính trên, dịch vụ du lịch còn có 2 đặc tính khác, đó là tính không đồng nhất và đặc tính không có quyền sở hữu. Đặc tính không đồng nhất là do sản phẩm hữu hình và vô hình tạo nên. Với đặc tính này thường rất khó khăn để đạt tiêu chuẩn đầu ra của dịch vụ. Mỗi 10 [...]... trang bị đầy đủ cơ sở vật chất trong từng tòa nhà để phục vụ cho cuộc sống của sinh viên các trường Đặc biệt khu nhà Dịch vụ sinh viên đã đi vào hoạt động và đáp ứng được phần nào nhu cầu của sinh viên Song, khuôn viên của khu KTX vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thành 2.2 Đánh giá chung về cuộc sống của sinh viên tại khu KTX Sau khi từ giã mái trường PTTH, các bạn học sinh sẽ bước vào giảng... nhiệt tình của nhân viên căng- tin, ban quản lý KTX, lực lượng bảo vệ và nhân viên vệ sinh Biểu đồ 4: Năng lực phục vụ của 4 trường ĐH (Nguồn: Số liệu điều tra) Trong tất cả các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống mà nhóm sử dụng để đánh giá thì năng lực phục vụ của cả 4 trường ĐH có tỷ lệ phần trăm đáp ứng tốt (hài lòng) của sinh viên là cao nhất (59% - 71%) Điều đó cho thấy năng lực phục vụ của các... bộ khu KTX, giúp các bạn sinh viên yên tâm hơn, khiến cho tỷ lệ mất trộm xe máy giảm bớt, 28 Tóm lại, năng lực phục vụ của cán bộ nhân viên tại KTX được các bạn sinh viên đánh giá rất cao và luôn biết ơn các cô chú vì tất cả các bộ phận từ quản lý đến nhân viên vệ sinh luôn cố gắng hết sức để nâng cao chất lượng cuộc sống của những sinh viên sống xa nhà Giúp các bạn có cuộc sống thoải mái nhất để học... với sinh viên Là mức giá thuê phòng và giá cả tại khu nhà Dịch vụ trong khu KTX hay những dịch vụ lắp đặt, sử chữa đưa ra có hợp lý, có phù hợp với sinh viên hay không? Biểu đồ 6: Mức giá cả các dịch vụ tại khu KTX (Nguồn: Số liệu điều tra) Một cách tổng quát thì mức giá đối với các dịch vụ ăn uống, giải khát trong khu KTX phù hợp với túi tiền của sinh viên ( sự đánh giá mức độ phù hợp của sinh viên. .. cầu của sinh viên Theo phản ánh của sinh viên, giá cả tăng nhanh chóng, đồ ăn không ngon, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm Trong tình hình nhà ăn sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu, với nguồn trợ cấp ít ỏi, sinh viên phải ăn ở hàng quán bên ngoài nhưng tình trạng cũng không được cải thiện chỗ sạch sẽ, ngon miệng thì giá cao, chỗ giá rẻ thì vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm Tình trạng sinh. .. bạn, Nhà trường tổ chức những trò chơi, hoạt động giao lưu, cuộc thi dành cho 29 các bạn trong KTX, nhằm khích lệ, động viên các bạn sinh viên, tạo cho sinh viên một sân chơi bổ ích Trong 4 trường ĐH Kinh tế và QTKD và ĐH Khoa Học có tỷ lệ phần trăm sinh viên đánh giá sự quan tâm của nhà trường là cao nhất (43% - 44%), qua đó thể hiện sinh viên của 2 trường được tiếp xúc và bày tỏ ý kiến nhiều hơn với... mức giá cả các dịch vụ tại KTX đối với sinh viên là khá “ dễ chịu” Với thu nhập chủ yếu từ gia đình nên sinh viên sống xa nhà có xu hướng chi tiêu tiết kiệm nhất để có thể trang trải trong cuộc sống và học tập 2.4 Nguyên nhân Khu nội trú HSSV - Đại học Thái Nguyên sẽ đảm bảo nơi ở, sinh hoạt, học tập cho khoảng 4.700 sinh viên nhưng tình hình thực tế kể từ khi đi vào hoạt động khu ký túc xá luôn trong. .. đời sống sinh viên theo các tiêu chí điều tra 2.3.1 Phân loại nhóm sinh viên điều tra Khu nội trú HSSV - Đại học Thái Nguyên sẽ đảm bảo nơi ở, sinh hoạt, học tập cho sinh viên thuộc 4 trường ĐH: Kinh tế và QTKD, Nông Lâm, Khoa Học và Ngoại Ngữ Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy phiếu điều tra của 800 bạn sinh viên với giới tính và lứa tuổi khác nhau thuộc các trường sinh sống tại đây, cụ thể: • 200 sinh. .. sinh viên thuận tiện trong việc đi lại  Giá cả của những quán ăn tư nhân phù hợp với túi tiền sinh viên  Nhà trương có kế hoạch đưa sinh viên vào sinh sống tại KTX  Trường ĐH Khoa Học:  Đường đến giảng đường quá xa, đi lại khó khăn; dịch vụ cung cấp chưa đầy đủ  Vấn đề về nước sinh hoạt và mạng vẫn còn nhiều bất cập  Trường ĐH Ngoại Ngữ: Mặc dù trường tổ chức học ngay trong KTX nhưng số lượng sinh. .. phần nào nhu cầu của sinh viên các trường • Tuy nhiên, vì sân nhỏ mà người đi lại đông tại sân KTX nên hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí không được thoải mái và gây ảnh hưởng cho những người tham gia • Trong bốn trường thì ĐH Ngoại Ngữ là trường có tỷ lệ sinh viên đánh giá chất lượng dịch vụ sinh viên chưa tốt là cao nhất (55%), theo điều tra phản ánh thì một số bạn sinh viên cho nói rằng . định nghĩa là “Dorm” – “A building consisting of sleeping quarters, usually for university students.” Có nghĩa là : “Tòa nhà chứa phòng ngủ, thường cho sinh viên đại học.” Ở Hoa Kỳ ký túc xá

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO

  • Chương 2

  • THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN SỐNG TRONG KHU KÝ TÚC XÁ CỦA ĐH THÁI NGUYÊN

  • Tóm lại, các bạn sinh viên đến từ nhiều miền quê, nhiều hoàn cảnh khác nhau với phong tục, tập quán riêng biệt, phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc các bạn hoà mình vào môi trường tập thể, sống chung với rất nhiều cá tính, sở thích, quan niệm sống khác nhau khi sống tại KTX đòi hỏi sinh viên phải xây dựng cho mình những kỹ năng để sống trong môi trường mới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan