hóa 9(ChươngIII)

24 174 0
hóa 9(ChươngIII)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 Tiết 30 ChươngIII: PHI KIM - SƠ LƯỢC BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM Ngày soạn: 7/12/2009 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức - HS biết một số tính chất vật lý của phi kim như: Phi kim tồn tại cả ở 3 trạng thái, không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết được những tính chất hoá học của PK: t/d với ôxi, kim loại và với H 2 ; Mức độ hoạt động hoá học của phi kim. 2.Kỹ năng: - Biết sử dụng những kiến thức đã học để rút ra tính chất hoá học và vật lý của phi kim; Viết được PTPƯ minh hoạ cho các t/c hh của PK, t/d với kim loại, H 2 . 3.Giáo dục: - HS yêu thích môn học, cẩn thận với hoá chất. B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1.Chuẩn bị của GV: -Chuẩn bị các hoá chất và dụng cụ điều chế cho trong phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm với H 2 . 2.Chuẩn bị của HS: -Ôn tập t/c hoá học của KL, t/c hoá học của H 2 và O 2 học ở lớp 8. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A: 9B 9C II.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra) III.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: (2 phút) -Như các em đã biết hiện nay chúng ta đã tìm được khoãng gần 110 NTHH trong đó có gần 90 NTHH chúng ta đã biết là kim loại. Còn lại gần 20 NTHH là phi kim có những t/c vật lý gì? Chúng thể hiện các tính chất hoá học ra sao? Và làm thế nào để xác định được đó là 1 phi kim yếu hay mạnh 2.Phát triển bài: a. Hoạt động 1: (4 phút) I. Phi kim có những tính chất vật lý gì? -GV cho HS đọc ở SGK - lớp chú ý. ? Nêu những t/c vật lý mà PK có được? ? Lấy các ví dụ minh hoạ cho các t/c đó? - Ở điều kiện thường PK tồn tại 3 trạng thái. + Rắn: (C, P, Si ); Lỏng (Br 2 ); Khí (N 2 , H 2 , O 2 , Cl 2 ) - Phần lớn không dẫn điện, nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp b. Hoạt động 2: (32 phút) II. Phi kim có những tính chất hoá học nào: ?KL có những tính chất hoá học nào? Từ đó hãy cho biết PK có những t/c hoá học nào? -Nếu O 2 + KL tạo thành sản phẩm gì? -Nếu các PK khác + KL tạo thành sp gì? -1 HS lên bảng viết các PTPƯ, lớp nhận xét, sửa sai. 1. Tác dụng với kim loại: - Nhiều PK + KL → Muối. t 0 Ví dụ: 2Na + Cl 2 → 2NaCl t 0 Fe + S → FeS - Ôxi + KL → Ôxit t 0 Ví dụ: O 2 + Cu → CuO t 0 O 2 + Fe → Fe 3 O 4 G.Viên: Lê Tấn Hoà 71 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 ?Các em đã biết PK nào tác dụng với H 2 ? - GV tiến hành làm TN như ở SGK→ hướng dẫn HS quan sát ⇒ Có hiện tượng gì xảy ra? (Chú ý màu sắc, sự thay đổi quỳ tím) - 1 HS lên bảng viết PTPƯ, lớp nhận xét. - GV: Ngoài ra các PK khác như: S, C, Br 2 + H 2 → Các hợp chất khí: CH 4 , H 2 S, HBr - Qua t/c trên ta có kết luận gì? - Ở lớp 8 các em đã học t/c hoá học của ôxi vậy em nào nhớ O 2 t/d được với những phi kim nào? Viết PTPƯ? - GV thông báo mức độ hoá học của PK. - GV lấy một số ví dụ: + Cặp PK: Cl 2 , S + Fe → Cl 2 > S Cl 2 , F 2 + H 2 → F 2 > Cl 2 . 2. Tác dụng với Hiđrô : + Ôxi + H 2 → Hơi nước. t 0 O 2 + H 2 → H 2 O + Clo tác dụng với hiđrô: TN: Đốt khí H 2 đưa vào lọ đựng khí Cl 2 cho thêm nước rồi cho thêm quỳ tím. -Hiện tượng: H 2 cháy trong khí Cl 2 → màu vàng lục biến mất, QT hoá đỏ ⇒ có PƯ - Nhận xét: Khí Cl 2 PƯ mạnh với H 2 . PTPƯ: t 0 Cl 2 + H 2 → 2HCl (Khí hiđrô clorua) * Kết luận: (SGK) 3. Tác dụng với ôxi: t 0 - S + O 2 → SO 2 . t 0 - 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 . * Nhiều PK + Ôxi → Ôxit axit 4. Mức độ hoạt động hoá học của phi kim: - Mức độ hoạt động hoá học của PK mạnh hay yếu được xét căn cứ vào khả năng và mức độ PƯ của phi kim đó với KL và H 2 . + Phi kim mạnh: F 2 , Cl 2 , O 2 + Phi kim mạnh: S, P, C, Si IV.Củng cố: (4 phút) - Viết các PTPƯ giữa các chất cho sau đây: a) Khí clo và hiđrô. b) Lưu huỳnh và ôxi. c) Bột sắt và bột lưu huỳnh. d) Cacbon và ôxi. e) Khí hiđrô và lưu huỳnh. V.Dặn dò: (2 phút) - Học bài cũ. Làm các bài tập: 2,3,5,6 (SGK - 76). - Xem trước bài mới “Clo”. G.Viên: Lê Tấn Hoà 72 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 Tiết 31 CLO (Tiết 1) (KHHH: Cl; CTHH: Cl 2 ; NTK: 35,5) Ngày soạn: 7/12/2009 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS biết được các tính chất vật lý,tính chất hoá học gồm có 1 số t/c hoá học của PK và t/d với nước → dd axit có tính tẩy màu, t/d với dd kiềm → muối. - HS biết dược 1 số ứng dụng của clo, biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và điều chế trong công nghiệp. 2. Kỹ năng: -Biết dự đoán và kiểm tra tính chất hoá học của clo; Biết các thao tác những TN liên quan đến clo, viết được các PTHH; biết q/s sơ đồ→Nêu ra ứng dụng. 3.Giáo dục: - HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ TN liên quan đến clo. B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: -Các dụng cụ và hoá chất để tiến hành làm TN: Cl 2 + Cu; Cl 2 + H 2 O; Cl 2 + NaOH; HCl + MnO 2 . 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập tính chất hoá học của phi kim, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A: 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?Phi kim có những tính chất hoá học nào? Viết các PTPƯ minh hoạ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1 phút) GV nêu vấn đề: Ở bài trước các em đã biết 1 số t/c của PK. Clo là 1 nguyên tố PK. Vậy clo có đầy đủ t/c của PK không? Ngoài ra clo còn có t/c nào khác không 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: (5 phút) I. Tính chất vật lý: -GV cho HS quán sát bình đựng khí clo. -Hướng dẫn HS q/s trạng thái, màu sắc → Nhận xét. ?Clo có nhưng t/c vật lý nào? -Gọi 1 HS đọc thông tin SGK. - Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Nặng gấp 2,5 lần không khí. - Ở nhiệt độ 20 0 C 1V H 2 O hoà tan 2,5VCl 2 . - Là chất khí độc. b. Hoạt động 2: (28 phút) II. Tính chất hoá học: -GV: Liệu clo có những tính chất hoá học của phi kim hay không? -GV làm các thí nghiệm: Cl 2 + Cu. ?Nêu t/c hoá học của PK hãy dự đoán tính chất hoá học của clo? - Gọi 1 HS lên viết các PTPƯ? - Qua các tính chất trên rút ra kết luận gì về tính chất của clo? - GV: Ngoài 1 số t/c của PK→ Cl 2 còn có tính chất hoá học nào khác? Sang phần 2. 1. Clo có những t/c hh của PK không? a. Tác dụng với kim loại: → Muối clorua. t 0 - 3Cl 2 + 2Fe → 2FeCl 3 . t 0 - Cl 2 + Cu → CuCl 2 . b. Tác dụng với H 2 : → Khí hiđrrô clorua. t 0 Cl 2 + H 2 → 2HCl * Kết luận: SGK 2. Clo còn có t/c hoá học nào khác: G.Viên: Lê Tấn Hoà 73 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 - GV làm TN: Cl 2 + H 2 O → hướng dẫn HS q/s màu sắc, nhận xét về mùi của nước clo - Quì tím. ?Vì sao có hiện tượng trên? - 1 HS trả lời, lớp nhận xét, GV bổ sung. - GV thông báo: PƯ trên là PƯ thuận nghịch. - GV gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ. - GV làm TN biểu diễn Cl 2 + NaOH → hướng dẫn HS q/s màu sắc, trạng thái của khí clo và quì tím. ?Có nhận xét gì? Dự đoán sp tạo thành? ?giải thích hiện tượng - Viết PTPƯ? GV thông báo hỗn hợp NaCl và NaClO. a. Tác dụng với nước: * TN: Clo vào cốc nước → quí tím vào dd thu được. * Hiện tượng: DD clo có màu vàng lục, mùi hắc. Quì tím → Đỏ ⇒ Mất màu. PTPƯ: Cl 2 + H 2 O HCl + HClO * Nước clo là dd hỗn hợp: Cl 2 , HCl, HClO vàng lục, mùi hắc của khí clo. Quì tím mất màu do tác dụng ôxi hoá mạnh của axit Hipôclorơ HClO. b. Tác dụng với dung dịch NaOH: * TN: Dẫn khí Cl 2 vào ống nghiệm đựng dd NaOH. Nhỏ 1-2ml dd lên giấy quì tím. * Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu. Quì tím mất màu. PTPƯ: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O - Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO (Natrihipôclorit) → gọi là nước giaven ⇒ Có tính tẩy màu như HClO vì NaClO là chất ôxi hoá mạnh. IV. Củng cố: (3 phút) -Viết PTPƯ khi cho clo, S, O 2 phản ứng với Fe ở nhiệt độ cao? Cho biết hoá trị của Fe trong những hợp chất tạo thành? V. Dặn dò: (2 phút) -Học bài củ. - Làm các bài tập 4,5,6 (SGK). -Xem trước phần tiếp theo của bài Clo “Ứng dụng và điều chế”. G.Viên: Lê Tấn Hoà 74 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 Tiết 32 CLO (Tiết 2) Ngày soạn: 8/12/2009 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS biết được các tính chất vật lý,tính chất hoá học gồm có 1 số t/c hoá học của PK và t/d với nước → dd axit có tính tẩy màu, t/d với dd kiềm → muối. - HS biết dược 1 số ứng dụng của clo, biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và điều chế trong công nghiệp. 2. Kỹ năng: -Biết dự đoán và kiểm tra tính chất hoá học của clo; Biết các thao tác những TN liên quan đến clo, viết được các PTHH; biết q/s sơ đồ→Nêu ra ứng dụng. 3. Giáo dục: - HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ TN liên quan đến clo. B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: -Các dụng cụ và hoá chất để tiến hành làm TN: Cl 2 + Cu; Cl 2 + H 2 O; Cl 2 + NaOH; HCl + MnO 2 . 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập tính chất hoá học của phi kim, phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A: 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?Nêu tính chất hoá học của clo? Viết các PTPƯ minh hoạ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (2 phút) Ở giờ học trước các em đã biết được t/c vậy lí và t/c hoá học của phi kim clo chúng có đầy đủ t/c hoá học của phi kim, ngoài ra còn có các t/c hoá học khác Vậy clo có ứng dụng như thế nào? Để điều chế nó ta thực hiện ra sao? 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: (11 phút) III. Ứng dụng của Clo: -GV cho HS q/s sơ đồ hình vẽ 3.4 (SGK). ?Từ tính chất hoá học của phi kim clo và qua q/s sơ đồ hình vẽ 3.4 hãy cho biết clo có những ứng dụng gì? - Làm chất tẩy trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, bột giấy. - Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su - Điều chế nước giaven, clorua vôi, HCl b. Hoạt động 2: (20 phút) IV. Điều chế khí Clo: -GV nêu vấn đề: Clo có nhiều ứng dụng quan trọng, trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng đơn chất. Vậy phải điều chế clo như thế nào? ?Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm cần những nguyên liệu gì? - GV lắp dụng cụ như hình vẽ 3.5 SGK. - GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng khi mỡ khoá cho axit chảy xuống bình cầu đựng MnO 2 đun nóng. 1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: - Nguyên liệu: Dung dịch HCl đậm đặc, MnO 2 , (KMnO 4 ) - Phương pháp: Đun nóng nhẹ hổn hợp dung dịch HCl và MnO 2 . PTPƯ: t o HCl (đ đ) + MnO 2 → MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O. G.Viên: Lê Tấn Hoà 75 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 ?Có hiện tượng gì xảy ra ở đáy bình cầu, thành bình cầu, ở bình thu khí clo? - GV yêu cầu HS dự đoán và viết sản phẩm, phương trình phản ứng? ? Điều chế clo trong công nghiệp có gì khác? ? Nguyên liệu điều chế là gì? Tại sao là dung dịch NaCl? - GV giới thiệu phương pháp sản xuất, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ điện phân như ở trong SGK. -HS dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ. 2. Điều chế clo trong công nghiệp: - Nguyên liệu: Dung dịch NaCl bảo hoà. - Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl bảo hoà có màng ngăn xốp. PTPƯ: đpcmnx 2NaCl + H 2 O Cl 2 + H 2 + NaOH IV. Củng cố: (5 phút) - Nêu 2 phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, viết PTPƯ điều chế? Điều chế clo trong công nghiệp và phòng thí nghiệm có gì khác nhau? V. Dặn dò: (2 phút) - Học bài cũ. - Làm các bài tập 9,10,11(SGK - 81). - Xem trước bài mới “Cacbon”. G.Viên: Lê Tấn Hoà 76 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 Tiết 33 CACBON (C = 12) Ngày soạn: 12/12/2009 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS biết được đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vô định hình. - Tính chất hoá học của Cacbon: C có một số tính chất hoá học của phi kim, tính chất hoá học đặc biệt của C là tính chất khử ở nhiệt độ cao. - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hoá học của Cacbon. 2. Kỹ năng: - Biết suy luận từ t/c của PK nói chung, dự đoán t/c hoá học của C. Biết n/cứu TN để rút ra t/c hấp thụ của than gỗ, t/c đặc biệt của C là tính khử. 3. Giáo dục: - HS có ý thức bảo vệ thiên nhiên. B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: -Hoá chất: Nước có màu, than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước -Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, giá ống nghiệm,ống hình trụ, nút có ống vuốt, kẹp, nút cao su có ống dẫn luồn qua, đèn cồn, diêm 2 .Chuẩn bị của HS: Ôn tập tính chất hoá học của phi kim. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A: 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ?Nêu 2 phương pháp điều chế Clo trong phòng TN và trong CN? Viết PTPƯ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (2 phút) Ở bài trước chúng ta đã n/cứu t/c của PK có rất nhiều ứng dụng là Clo. Hôm nay chúng ta tiếp tục n/cứu xem C có những t/c gì đặc biệt? C có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Bài mới 2. Phát triển bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG a. Hoạt động 1: (8 phút) I. Các dạng thù hình của Cacbon: -GV giới thiệu khái niệm thù hình của C. -GV lấy ví dụ: O → O 2 và O 3 . P → đỏ, trắng (Khí) -GV cho HS q/sát hình vẽ SGK. ?C có những dạng thù hình nào? Nêu tính chất vật lí của từng dạng thù hình? -GV lưu ý về C vô định hình. 1. Dạng thù hình là gì? - Các dạng thù hình của 1 NTHH là những đơn chất khác nhau do n.tố đó tạo nên. 2. Cacbon có những dạng thù hình nào? - C có 3 dạng thù hình: + Kim cương: Cứng, trong suốt, k 0 dẫn điện. + Than chì: Mềm, dẫn điện. + C vô định hình: Xốp không dẫn điện. b. Hoạt động 2: (19 phút) II. Tính chất của Cacbon: -GV cho HS làm TN: Mực chảy qua lớp bột than gỗ - phía dưới đặt 1 cốc thuỷ tinh. ?TN trên ta thấy trong cốc có hiện tượng gì? ?Vì sao lại như vậy? 1. Tính chất hấp phụ: + TN: (SGK) + Hiện tượng: Dung dịch thu được trong cốc thuỷ tinh không màu. G.Viên: Lê Tấn Hoà 77 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 -GV thông báo qua nhiều TN khác người ta đã rút ra tính chất hấp phụ của than gỗ. -GV giới thiệu thêm về than hoạt tính. ?Liệu C có tính chất hoá học của phi kim nói chung hay không? -GV thông báo cho HS một số thông tin về t/c của C: C + Kim loại; C + Hiđrô→ PƯ xảy ra khó khăn vì C là 1 phi kim yếu. ?Trong thực tế khi đốt củi, than ta thấy có hiện tượng gì? -GV biểu diễn TN: Trộn CuO + C cho vào ống nghiệm, đốt như hình vẽ SGK. ?Q/sát TN các em thấy có hiện tượng gì? ?Tại sao có hiện tượng đó? (Do C khử CuO) -GV cho HS viết PTPƯ: C + PbO; C + ZnO. + Nhận xét: Than gỗ có tính chất hấp phụ chất màu tan trong dung dịch. + Kết luận: Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch → tính chất hấp phụ. - Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao → Than hoạt tính. 2. Tính chất hoá học: a. Cacbon tác dụng với ôxi: - C cháy trong ôxi → Cacbonđiôxit + Q. t o PTPƯ: C + O 2 → CO 2 + Q b. Cacbon tác dụng với ôxit kim loại: + TN: (SGK) + Hiện tượng: Màu đen dần chuyển sang màu đỏ, nước vôi trong vẫn đục. t o PTPƯ: 2CuO + C → 2Cu + CO 2 . * Ngoài ra ở nhiệt độ cao C còn khử được với một số ôxit kim loại khác: PbO, ZnO c. Hoạt động 3: (5 phút) III. Ứng dụng của Cacbon: -Từ những tính chất vật lí, t/c hoá học của C hãy cho biết C có những ứng dụng gì? -GV cho HS đọc thông tin SGK. - Than chì: Làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì. - Kim cương: Làm đồ trang sức, mủi khoan, dao cắt kính. - C vô định hình: Than hoạt tính →làm chất khử màu, mùi, phòng độc; Nhiên liệu, chất khử các ôxit kim loại. IV. Củng cố: (3 phút) ? Dạng thù hình của nguyên tố là gì? C có mấy dạng thù hình? - Viết các PTPƯ hoá học giữa C với: a. C + CuO b. C + PbO c. C + CO 2 d. C + FeO V. Dặn dò: (2 phút) - Về nhà học bài củ. Làm các bài tập 3,4,5 (SGK). - Xem trước bài mới “Các ôxit của Cacbon”. G.Viên: Lê Tấn Hoà 78 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 Tiết 34 CÁC ÔXIT CỦA CACBON Ngày soạn: 12/12/2009 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS biết được: Cacbon tạo ra 2 ôxit tương ứng là CO và CO 2 ; CO là ôxit trung tính, có tính khử mạnh còn CO 2 là ôxit axit tương ứng với 2 lần axit. 2. Kỹ năng: - Biết được nguyên tắc điều chế khí CO 2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO 2 ; Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét; Viết được các PTPƯ chứng tỏ CO có tính khử; CO 2 có tính chất của 1 ôxit axit. 3. Giáo dục: - HS có thái độ yêu thích môn học. B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Thí nghiệm điều chế khí CO 2 trong phòng TN bằng bình kíp cải tiến: 1 bình kíp cải tiến, 1 bình dựng dd NaHCO 3 để rửa khí, lọ có nút để thu khí. - TN CO 2 PƯ với nước: Ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím. 2. Chuẩn bị của HS: - Ôn tập lại t/c hoá học của ôxit, và bài sản xuất Gang, thép. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A: 9B 9C II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) ?Viết PTPƯ của Cacbon với các ôxit sau: CuO, PbO, CO 2 , FeO? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (2 phút) GV: Phi kim Cacbon có thể tạo ra được 2 loại ôxit là Cacbonôxit (CO) và Cacbonđiôxit (CO 2 ). Vậy 2 ôxit của Cacbon có gì giống và khác nhau về thành phần phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng? 2.Phát triểnn bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG a. Hoạt động 1: (15 phút) I. Cacbon Ôxit (CO = 28): -GV cho HS đọc tính chất vật lí của CO ⇒ GV chốt lại. ?Ôxit trung tính là ôxit như thế nào? -GV cho HS quan sát hình vẽ 3.11 SGK. ?Hảy mô tả cách tiến hành làm thí nghiệm, cho biết hiện tượng gì xảy ra? ?Ngoài CuO bị khử bởi CO, những ôxit nào còn bị khử bởi CO nửa không? -HS đọc thông tin SGK. -GV tổng kết về ứng dụng của CO. 1. Tính chất vật lí : (SGK) 2. Tính chất hoá học: a. CO là ôxit trung tính: - Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit. b. CO là chất khử: - Ở t 0 cao CO khử được nhiều ôxit kim loại. + CO khử CuO: t o PTPƯ: CO + CuO → CO 2 + Cu + CO khử ôxit sắt ở nhiệt độ cao: t o PTPƯ: 3CO + Fe 2 O 3 → 3CO 2 + 2Fe 3. Ứng dụng: - Làm nhiên liệu, chất khử trong CN. - Là nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. b. Hoạt động 2: (18 phút) II. Cacbon điôxit (CO 2 = 44): G.Viên: Lê Tấn Hoà 79 Trường THCS Triệu Độ - Giáo án hoá học 9 -GV cho HS nghiên cứu t.chất vật lí SGK. -GV giới thiệu 1 số t.chất đặc biệt của CO 2 . -GV tiến hành thí nghiệm: Sục khí CO 2 + H 2 O đã cho sẵn giấy quỳ tím. -Q/sát TN thấy có hiện tượng gì xảy ra? -Vì sao có hiện tượng Quì → Đỏ → Tím? ?Vậy H 2 CO 3 là axit như thế nào? ?Vì sao CO 2 + NaOH sinh ra 2 muối Na 2 CO 3 và NaHCO 3 ? -CO 2 còn có tính chất nào khác? -Qua những tính chất hoá học của CO 2 cho biết CO 2 là ôxit gì? -GV cho HS đọc ứng dụng ở SGK - 87. 1. Tính chất vật lý: (SGK) 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước: - TN (SGK) t o - Hiện tượng: Quì tím → Đỏ → Quì tím PTPƯ: CO 2 + H 2 O H 2 CO 3 . b. Tác dụng với dung dịch bazơ: - Khí CO 2 + NaOH → Muối + H 2 O CO 2 + NaOH → Na 2 CO 3 + H 2 O 1mol 2mol CO 2 + NaOH → NaHCO 3 . 1mol 1mol * Tuỳ vào tỉ lệ số mol CO 2 và NaOH mà tạo ra 2 muối khác nhau hoặc hổn hợp 2 muối. c. Tác dụng với ôxit bazơ: CO 2 + CaO CaCO 3 . * Kết luận: CO 2 là ôxit axit. 3. Ứng dụng: - CO 2 dùng chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sô đa, phân đạm ure IV.Củng cố: (3 phút) - GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK .87. - Làm bài tập 2 (SGK - 87) V.Dặn dò: (2 phút) - Học bài củ. Đọc mục “Em có biết” ở SGK - 87. - Làm các bài tập 1,3,4,5 SGK - Về nhà ôn tập các kiến thức ở chương I, II giờ học sau ôn tập. G.Viên: Lê Tấn Hoà 80 . biết CO 2 là ôxit gì? -GV cho HS đọc ứng dụng ở SGK - 87. 1. Tính chất vật lý: (SGK) 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước: - TN (SGK) t o - Hiện tượng: Quì tím → Đỏ → Quì tím PTPƯ: CO 2

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngày soạn: 7/12/2009

  • Tiết 31 CLO (Tiết 1)

  • Ngày soạn: 7/12/2009

  • Ngày soạn: 8/12/2009

  • Ngày soạn: 12/12/2009

  • Ngày soạn: 12/12/2009

  • Ngày soạn: 15/12/2009

    • Tiết 37 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

    • Ngày soạn: 02/01/2010

      • Tiết 38 SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT

      • Ngày soạn: 02/01/2010

        • Tiết 39 SƠ LƯỢC BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

          • CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 1)

          • Ngày soạn: 05 /01/2010

            • Tiết 40 SƠ LƯỢC BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

              • CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiết 2)

              • Ngày soạn: 05/01/2010

                • Tiết 41 LUYỆN TẬP CHƯƠNG III

                • Ngày soạn: 05/01/2010

                  • TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

                  • Ngày soạn: 05/01/2010

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan