SKKN : Sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh

10 2.2K 45
SKKN : Sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên Phòng giáo dục - đào tạo huyện ứng hoà Trờng tiểu học hồng quang sáng kiến kinh nghiệm phơng pháp sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh tiểu học Tác giả : nguyễn thị bích liên Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên tháng 5 năm 2009 đề tài sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2008 2009 i. sơ yếu lí lịch Họ và tên : Nguyễn thị bích liên Sinh ngày : 01 3 1975 Năm vào ngành : 01 01 1995 Chức vụ : Tổ trởng tổ 4-5 Đơn vị công tác : Trờng Tiểu học Hồng Quang ứng Hoà - Hà Nội Trình độ chuyên môn : Đại học Chuyên ngành : S phạm Khen thởng : Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Phòng giáo dục huyện ứng hoà Trờng Tiểu học hồng quang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc **************** Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên II. Nội dung đề tài. Tên đề tài : Phơng pháp sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh tiểu học 1- Lí do chọn đề tài. Một xã hội văn minh khó có thể chấp nhận việc nói và đọc ngọng nói chung và nói, đọc ngọng l/n nói riêng. Điều đó không những ảnh hởng đến thẩm mĩ ở mỗi ngời mà còn ảnh hởng tới kĩ năng nghe, nói, đọc viết và hiểu nghĩa của từ rộng hơn là nghĩa của câu, của văn bản. Ngay từ khi còn là một giáo sinh, tôi đã trăn trở với hiện tợng nói và đọc ngọng l/n của chính các giáo sinh đồng khoá. Lúc đó, các thầy cô giáo trong tr- ờng s phạm đã cố gắng giúp chúng tôi sửa bằng cách phát âm chuẩn rồi yêu cầu chúng tôi phát âm theo. Sau khi đợc về Trờng Tiểu học Hồng Quang công tác, tôi đã nhận thấy tình trạng nói và đọc ngọng l/n của học sinh trong trờng là khá phổ biến không những ở Hồng Quang mà còn khá nhiều địa phơng khác. Tôi cùng các đồng nghiệp đã dùng nhiều phơng pháp kể cả phơng pháp mà chúng tôi đã học đợc ở trờng s phạm đẻ giúp học sinh sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh trong một thời gian dài nhng kết quả đạt đợc không đáng là bao so với công sức chúng tôi bỏ ra. Chính vì lí do trên đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu và thực nghiệm Ph ơng pháp sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh tiểu học đã thu đợc những kết quả rất khả quan chỉ trong một thời gian ngắn. 2- Phạm vi và thời gian thực hiện. - Đề tài đợc thực hiện trên các đối tợng là học sinh lớp 5 trong các tiết tập đọc và một số tiết ngoại khoá khác. Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên - Đề tài đợc thực hiện trong một năm học. III. Quá trình thực hiện đề tài. 1- Tình trạng thực tế khi cha thực hiện. - Đối với học sinh : + Kĩ năng nghe viết : Khi nghe giáo viên phát âm l/n và các tiếng có phụ âm đầu là l/n thì hầu nh các em không phân biệt đợc. Điều đó chính tỏ các em cha có khái niệm và thấy đợc sự khác biệt về mặt âm vực của l/n dẫn tới việc nhiều học sinh viết sai chính tả các tiếng l/n. + Kĩ năng nói và đọc : Có rất nhiều học sinh nói và đọc ngọng l/n, một số khác thì lẫn lộn lúc phát âm đúng, lúc phát âm sai. - Đối với các thầy cô giáo : Nhiều thầy cô giáo cũng phát âm sai l/n, số thầy cô còn lại phát âm đúng nhng vẫn đang loay hoay tìm cách sửa cho học sinh nhng kết quả cha cao. - Thực tế địa phơng : Qua quan sát và tìm hiểu cho thấy nhiều phụ huynh học sinh cũng nói và đọc ngọng l/n. 2- Khảo sát thực tế : Khảo sát 60 học sinh lớp 5A và lớp 5B để từng em phát âm l/n và hai câu: Lúa nếp là lúa nếp nàng, lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng và câu Cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc. Kết quả khảo sát đợc thể hiện qua bảng sau: - Bảng số liệu điều tra TT lớp Số HS Nói và đọc sai tỉ lệ chung SL % 1 5A 30 15 50 49,3 2 5B 33 16 48,5 - Đánh giá kết quả khảo sát : Từ kết quả khảo sát trên cho thấy : Tỉ lệ nói và đọc ngọng l/n của học sinh là khá phổ biên (49,3%) để khắc phục tình trạng trên cần có thời gian và phải tiến hành đồng loạt trong nhiều tiết học. Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên Tỉ lệ nói và đọc ngọng l/n ở hai lớp là tơng đơng nhau. Điều đó cho thấy vấn đề sửa nói và đọc ngọng cho học sinh trong nhà trờng cha đợc quan tâm đúng mức hoặc có quan tâm nhng cha có phơng pháp phù hợp nên kết quả cha cao. 3- Những biện pháp thực hiện. Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành báo cáo với nhà trờng, tiến hành điều tra và thực hiện. Trong 3 biện pháp nêu dới đây thì biện pháp 1 và 2 đợc tiến hành ở một só tiết ngoại khoá. Biện pháp 3 tôi thực nghiệm trong các tiết tập đọc ở lớp 5A. 3.1. Biện pháp thứ nhất : Giúp học sinh nghe phân biệt l/n. (Biện pháp này hớng dẫn học sinh luyện tập tập thể, trong các tiết ngoại khoá, tiết sinh hoạt) - Mục đích : Giúp học sinh nghe sau đó phân biệt sự khác nhau xét về mặt âm vực của l/n. Nhận biết đâu là phát âm đúng, đâu là phát âm sai để tự kiểm tra và kiểm tra bạn bè cùng nhau sửa nói và đọc ngọng. - Cơ sở khoa học : Học sinh sống trong môi trờng mà việc nói và đọc ngọng l/n phổ biến đến nỗi chẳng ai nhắc nhở (Trừ các thầy cô giáo), tự bản thân mà không nhận đợc ra đâu là phát âm đúng đâu là sai thì làm sao có thể sửa đợc. Vấn đề đặt ra là học sinh phải phân biệt đợc thế nào là phát âm đúng, thế nào là phát âm sai từ đó mới có cái đích để hớng tới sửa. Mặt khác, khi học sinh nghe không phân biệt đợc l/n thì cũng gặp rất niều khó khăn trong việc viết chính tả nghe -đọc. Phơng pháp thực hiện : B ớc 1: Giáo viên viết 2 dòng chữ lên bảng : l, la, lá , là và n, na, ná ,nà Giáo viên chỉ vào từng âm, chữ sau đó phát âm mẫu thành tiếng, học sinh lắng nghe để phân biệt đợc sự khác nhau về mặt âm vực của l/n và các tiếng có phụ âm l/n. Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên B ớc 2 : Giáo viên phát âm các từ đơn có phụ âm l/n nh : nách, lên lo yêu cầu học sinh nghe rồi viết từ đó ra bảng con (Hoạt động này nếu tổ chức ở dạng các trò chơi tính điểm theo tổ, tổ nào có nhiều bạn viết đúng từ cô giáo vừa phát âm thì tổ đó thắng) B ớc 3 : Để củng cố kĩ năng nghe, phân biệt này, giáo viên cần tích hợp trong giờ chính tả nghe đọc (Học sinh nghe giáo viên đọc phân biệt và viết đúng chính tả từ đó củng cố nghĩa của từ) 3.2. Biện pháp thứ 2 : Hớng dẫn phát âm chuẩn. (Biện pháp này hớng dẫn học sinh trong các tiết luyện tập ngoại khoá kết hợp với hớng dẫn luyện đọc đúng trong các tiết tập đọc) - Mục đích : + Giúp học sinh biết cách đặt lỡi, đẩy hơi, phối hợp các cơ quan cấu âm để phát âm chuẩn l/n. + Giúp học sinh có phơng pháp tự kiểm tra và hớng dẫn nhau luyện phát âm chuẩn. - Cơ sở khoa học : Qua nghiên cứu, lịch sử hình thành của mỗi phụ âm đều có những cơ chế phát âm khác nhau. Sở dĩ học sinh nói và đọc ngọng là do các em cha nắm đợc cơ chế phát âm của từng âm tiết. Việc giáo viên cha thành công nhiều trong việc hớng dẫn học sinh sửa nói và đọc ngọng l/n cũng do bởi cha nắm đợc cơ chế phát âm của l/n. + Cơ chế phát âm L : Âm l đợc phát âm theo phơng thức xát, vang bên. Nghĩa là : Luồng hơi khi phát ra không bị cản trở mà lách qua khe hẹp do 2 bộ phận cấu âm tạo ra và cọ xát với thành của khe hẹp tạo ra âm xát. Luồng hơi bị chặn ngay ở giữa miệng do đầu lỡi hạ xuống và lách qua một hay hai bên lỡi để tạo ra âm l. Bộ phận cấu âm đó là lỡi, lợi của hàm trên. + Cơ chế phát âm n : Âm n đợc phát âm theo phơng thức tắc. Nghĩa là luồng hơi bị cản trở (bế tắc) hoàn toàn trong miệng rồi sau đó mới thoát ra đ- ờng mũi. Bộ phận cấu âm của n cũng giống nh l. Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên - Phơng pháp thực hiện : B ớc 1 : + Hớng dẫn học sinh cách phát âm âm l : (Hình 1) Đặt đầu lỡi hơi chạm vào dới lợi của hàm trên , sau đó bật lỡi xuống và đẩy hơi thoát ra đằng miệng.Với cách này các em sẽ phát âm đợc âm l. Giáo viên cho học sinh thực hành bằng cách bịt mũi khi phát âm buộc luồng hơi theo ra đờng miệng, nh vậy học sinh sẽ phát âm đợc các tiếng có phụ âm l. Nếu học sinh nào chỉ phát âm đợc các tiếng có phụ âm là n thì sẽ không hoặc phát âm sẽ bị tắc nh vậy các em sẽ biết mình phát âm sai và biết cách sửa. + Hớng dẫn học sinh cách phát âm âm n : (Hình 2) Đặt phần lớn đầu lỡi lên phần ngạc cứng sau đó bật lỡi xuống và đẩy hơi thoát ra theo đờng mũi. Muốn kiểm tra xem đã phát âm đúng hay cha chỉ cần bịt mũi lại, nếu khi phát âm thấy tắc hoặc không thể phát âm đợc thì có nghĩa là đã phát âm đúng còn nếu vẫn phát âm đợc bình thờng thì có nghĩa là đã phát âm n thành l. Hình 1. Sơ đồ phát âm l Hình 2. Sơ đồ phát âm n B ớc 2 : Giáo viên cho học sinh phát âm các tiếng có phụ âm đầu là l/n cũng với cách tơng tự. Tiếng nào có phụ âm đầu là l thì cách đặt lỡi, đẩy hơi cũng giống Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên nh với cơ chế phát âm l. Tiếng nào có phụ âm đầu là n cũng có cơ chế phát âm giống nh phát âm n. 3.3. Giải pháp 3 : Vận dụng thực hành trong các tiết tập đọc. (Biện pháp này đợc thực hiện trong phần hớng dẫn luyện đọc đúng trong các tiết tập đọc) - Mục đích : Giúp học sinh vận dụng cách phát âm l/n vào phát âm các tiếng có phụ âm đầu là l/n trong các tiết tập đọc. Đây cũng chính là một trong 4 kĩ năng đọc của môn tập đọc lớp 5 (đọc đúng, đọc trơn, đọc hiểu và đọc diễn cảm) - Cơ sở khoa học : Mỗi một kĩ năng khi đợc hình thành đều cần có một môi trờng để luyện tập thờng xuyên. Môn tập đọc chính là điều kiện tốt nhất cho ta giúp học sinh thờng xuyên thực hành phát âm đúng. Khi học sinh đã phát âm đúng các tiếng riêng lẻ cần tạo điều kiện cho các em phát âm các tiếng đó trong từ trong câu với cờng độ và tốc đọ nhanh hơn có nh vậy mới hoàn toàn sửa đợc lỗi phát âm sai khi đọc và nói cho học sinh - Phơng pháp thực hiện : Trong mỗi tiết tập đọc bao giờ phần đầu cũng là phần giáo viên giúp học sinh luyệnđ ọc đúng vì đây là kĩ năng đầu tiên mà học sinh phải đạt đợc. Đối t- ợng học sinh trong đề tài này đọc và nói ngọng l/n khá nhiều nên giáo viên ngoài sửa các lỗi đọc sai khác thì rất chú trọng sửa lỗi phát âm l/n. Cách sửa đó là : Khi hớng dẫn học sinh luyện đọc các tiếng có phụ âm l/n giáo viên dừng lại và nhắc các em cách đặt lỡi, kết hợp đẩy hơi, bịt mũi để phát âm giống nh phần trên đã trình bày. IV. phần kết luận 1. Kết quả thực hiện . Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên Qua một thời gian thực nghiệm đề tài với 3 giải pháp nh đã trình bày kết quả rất khả quan thông qua các số liệu điều tra sau : 1.1. Đối với việc nối và đọc sai của học sinh : Kể từ khi các em nắm đợc phơng pháp phát âm l/n các em rất hào hứng tham gia. Do các em biết đợc cơ chế phát âm và cách kiểm tra nên các em có khả năng tự hớng dẫn kiểm tra nhau để nói và đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n. Không những thế nhiều em còn về nhà đố bố mẹ, anh chị phát âm đúng và chính các em lại là ngời hớng dẫn bố mẹ, anh chị phát âm đúng đợc d luận phụ huynh học sinh rất tán đồng. Nhiều em sau một thời gian đợc hớng dẫn đã phát âm đúng ngay cả khi nói và đọc nhanh. Kết quả nói và đọc đúng đợc thể hiện qua bảng sau : TT lớp Số HS Nói và đọc sai SL % 1 5A 30 1 3,3 2 5B 33 14 42,4 Qua bảng trên ta thấy số học sinh nói nói và đọc sai ở lớp thực nghiệm có bớc chuyển biến rõ rệt (Từ 50% đầu năm nay chỉ còn 3,3%) Lớp đối chứng tỉ lệ học sinh nói và đọc sai có giảm song kết quả chẳng đáng là bao (Từ 48,5% còn 42,4%) 1.2. Với tỉ lệ viết chính tả đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n: Tuy đây không phải là mục đích chính của đề tài song tỉ lệ học sinh viết đúng tăng lên rất cao. Sở dĩ có kết quả nh vậy là do các em biết phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l/n qua hoạt động đọc bài của thầy cô. 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện đề tài. - Muốn hình thành và củng cố bất kì một kĩ năng nào thì ngời giáo viên cần phải nghiên cứu tìm ra gốc rễ vấn đề, tìm ra những nguyên nhân của những vớng mắc từ đó đa ra cách làm dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với các đối t- ợng học sinh. Có những cách làm không cần mất nhiều thời gian nhng nếu th- ờng xuyên củng cố thì cũng sẽ đạt đợc những kết quả nh mong muốn. Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Tác giả : Nguyễn Thị Bích Liên - Mỗi kĩ năng bất kì nói chung và kĩ năng nói và đọc đúng l/n nói riêng cần phải đợc tích hợp trong các tiết học nh trong đề tài này là các tiết ngoại khóa, tập đọc , chính tả - Từ thành công của việc thực hiện đề tài trên đối tợng học sinh lớp 5 cho thấy cần phải sửa nói và đọc ngọng l/n cho học sinh từ các lớp nhỏ hơn kể cả là lớp 1 hay các lớp mẫu giáo. Đồng thời cũng có thể giúp một số giáo viên (tuy không phải là nhiều) nói và đọc đúng l/n. - Cần nghiên cứu và mở rộng đề tài để giúp học sinh nói và phát âm đúng các tiếng có phụ âm tr/ch ; d/gi/r ; s/x 3. Những đề xuất kiến nghị : - Sự cần thiết trong việc tích hợp sử nói và đọc ngọng cho học sinh trong các tiết tập đọc, học vần ngay từ khi học sinh còn ở cấp mầm non, lớp 1 - Cần quan sát, chắt lọc những lỗi nói và đọc sai của học sinh để tiến hành sửa cho học sinh bằng nhiều hình khác nhau kể cả trong những buổi ngoại khoá, hoạt động tập thể. - Cần có những chuyên đề để giáo viên đợc trao đổi, học tập những kinh nghiệm dạy học đã đợc áp dụng có hiệu quả. ý kiến đánh giácủa Hội đồng Khoa học cấp cơ sở Hồng Quang, ngày 5 tháng 5 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Bích Liên Trờng Tiểu học Hồng Quang Năm học : 2008 - 2009 . sử nói và đọc ngọng cho học sinh trong các tiết tập đọc, học vần ngay từ khi học sinh còn ở cấp mầm non, lớp 1 - Cần quan sát, chắt lọc những lỗi nói và đọc sai của học sinh để tiến hành sửa. khái niệm và thấy đợc sự khác biệt về mặt âm vực của l/n dẫn tới việc nhiều học sinh viết sai chính tả các tiếng l/n. + Kĩ năng nói và đọc : Có rất nhiều học sinh nói và đọc ngọng l/n, một số. l/n. Nhận biết đâu là phát âm đúng, đâu là phát âm sai để tự kiểm tra và kiểm tra bạn bè cùng nhau sửa nói và đọc ngọng. - Cơ sở khoa học : Học sinh sống trong môi trờng mà việc nói và đọc ngọng

Ngày đăng: 12/07/2014, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan