10 thủ thuật để giải mã cuộc phỏng vấn pdf

8 326 0
10 thủ thuật để giải mã cuộc phỏng vấn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 thủ thuật để giải mã cuộc phỏng vấn Bạn có dám chắc rằng mình sẽ vượt qua kì phỏng vấn với nhà tuyển dụng? Bạn sẽ không bao giờ nắm chắc được chuyện ấy cho đến khi nhà tuyển dụng “gọi phone” cho bạn. Có nhiều cách giúp bạn biết được rằng liệu mình có thành công hay không? Một số câu hỏi và mẹo vặt sau đây có thể giúp bạn giải mã cuộc phỏng vấn của mình. 1. Cử chỉ của nhà tuyển dụng Một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu nói rằng: “ Nếu tôi thấy thích với những gì mà một ứng viên đang nói thì tôi sẽ gật đầu, cười và ghi chú lại những điểm cần lưu ý, tôi cũng sẽ đặt ra những câu hỏi trong lĩnh vực mà ứng viên đang trình bày, có thể tôi sẽ chia sẽ những suy nghĩ của mình về chủ đề mà chúng tôi đang đề cập đến và mở rộng nó ra theo nhiều hướng khác nhau” Một số nhà tuyển dụng khuyên các ứng viên nên quan sát các hành vi phi ngôn ngữ của nhà tuyển dụng, chẳng hạn như những cử chỉ, ánh mắt v.v…để có thể nhận ra các dấu hiệu khả quan hay không và từ đó bạn có thể phán đoán được phần nào kết quả của chính mình. Một số nhà tuyển dụng có khuynh hướng chồm người về phía trước khi họ tỏ vẻ quan tâm đến những gì ứng viên đang nói. Và bạn cũng nên nhận ra một số dấu hiệu “không tốt” từ phía nhà tuyển dụng. Nếu một nhà tuyển dụng không có ý thích bạn hay cuộc nói chuyện của bạn rõ ràng không tác động tốt đến họ thì họ sẽ liên tục nhìn đồng hồ hoặc phóng tầm mắt của mình ra một nơi xa xâm nào đó! Cũng có thể họ sẽ kéo lê một mảnh giấy trên bàn qua lại và điều này thì chắc chắc rằng bạn đã không thuyết phục được “khán giả” của mình rồi! 2. Bạn đã sẳn sàng cho một cuộc đối thoại hoàn hảo Một buổi phỏng vấn thật sự thành công khi nó trở thành một cuộc đối thoại hoàn hảo. Thông thường thì bạn nên chuẩn bị và xem xét kỹ một số câu hỏi trước khi phỏng vấn, điều này sẽ giúp cho cuộc trò chuyện diễn ra êm xuôi, thông tin được trao đổi một cách tự nhiên và cả nhà tuyển dụng và ứng viên đều cảm thấy hài lòng. Thông thường thì câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng sẽ là “Hãy nói cho tôi biết đôi điều về bản thân anh chị…” 3. Dấu hiệu đến từ lời nói Có thể bạn sẽ nghe nhà tuyển dụng nói những từ sau một cách rõ ràng: “Vâng, bạn hãy tiếp tục về…” hoặc là “điều này thật tuyệt…” “tôi thích những gì mình đang nghe, bạn hãy nói sâu hơn về vấn đề này…” tất cả điều này là những dấu hiệu tốt cho thấy rằng buổi phỏng vấn của bạn rất OK. 4. Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện song phương – không phải một buổi kể chuyện độc thoại Nhà tuyển dụng khuyên các ứng viên rằng nên trình bày ngắn gọn, không nhất thiết phải quá dài dòng, rườm rà đối với những dạng câu hỏi như: “anh có thể cống hiến được những gì cho công ty chúng tôi?”. Các ứng viên nên luyện tập cách nói chuyện trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Hãy trình bày ngắn gọn và quan sát thái độ của nhà tuyển dụng xem họ có quan tâm đến những gì mình nói hay không? Đặt những câu hỏi cho nhà tuyển dụng để nhận thông tin phản hồi vì buổi phỏng vấn chính là một cuộc trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe chứ không đon thuần chỉ là một cuộc kể chuyện độc thoại dành cho một người. 5. Nhà tuyển dụng có cắt ngang câu chuyện khi bạn đang trình bày hay không Nếu nhà tuyển dụng cố ý cắt ngang câu chuyện trong khi bạn đang trình bày hoặc trông họ có vẻ không thích thú với chủ đề bạn đang nói thì hãy thay đổi chủ đề ngay, bạn cũng có thể hỏi họ những câu hỏi tương tự như: “tôi đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của anh chưa hay là anh cần những thông tin cụ thể hơn nữa?”. Những câu hỏi dạng này sẽ giúp cả bạn và nhà tuyển dụng tiết kiệm được nhiều thời gian cho cả hai phía đồng thời cũng giúp cho cả hai đi vào trọng tâm của vấn đề. 6. “Anh chị có câu hỏi nào không?” Một cuộc trò chuyện thân mật nghĩa là nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng viên xem họ có những câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng hay không? Và thông thường thì họ đều nhận được câu trả lời là “không”. Bất cứ khi nào nhà tuyển dụng mang đến cho bạn một cơ hội để hỏi thì đừng bao giờ ngại ngùng! Đây chính là dịp để bạn hiểu cặn kẻ những khúc mắc của mình trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn có thể đặt những câu hỏi như: “Anh đã nói với tôi là anh cần một người làm việc trong lĩnh vực Sales, theo anh thì điều gì cần thiết cho vị trí này?”. Điều này chính là cơ hội chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã tìm hiểu rất kỹ về công ty của họ trước khi đặt chân đến đây! 7. Nhà tuyển dụng hỏi bạn về thời gian làm việc của bạn Đây thực sự là một dấu hiệu tốt nếu nhà tuyển dụng muốn biết về khả năng thu sếp công việc của bạn có theo một thời gian nhất định hay không? Bạn có thể mừng thầm nếu nghe nhà tuyển dụng nói một trong những điều sau đây: “anh chị mất bao lâu để có thể ra quyết định trong công việc? và anh chị đã làm điều đó như thế nào? ” 8. Bạn có nghĩ mình thích hợp với môi trường công ty này không Khi nhà tuyển dụng luôn miệng nói về những gì đang diễn ra trong công ty của họ, nghĩa là họ muốn cho bạn một cái nhìn về môi trường văn hóa nơi công ty của họ và xem bạn có thích hợp hay không? Câu trả lời: “tôi rất phù hợp với văn hóa công ty của anh/chị” không phải là một câu trả lời khôn ngoan! Bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không phải là một người hay “nịnh hót” bằng những câu nói như: “có thể chúng ta có nhiều điều khác nhau nhưng chúng ta có thể tìm những nét tương đồng trong công việc và phối hợp thật tốt để đạt được hiệu quả công việc cao nhất!” 9. Nhà tuyển dụng có dẫn bạn đi giới thiệu với những người khác trong công ty hay không Sẽ là một dấu hiệu cực tốt khi nhà tuyển dụng muốn giới thiệu bạn với các đồng nghiệp khác trong công ty. Điều này có nghĩa là họ thật sự muốn bạn trở thành một thành viên trong công ty của họ. 10. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong bao lâu Hầu hết các quan điểm của nhà tuyển dụng về ứng viên chỉ được thể hiện trong vòng vài phút ban đầu. Thời gian giải lao cũng là lúc nhà tuyển dụng xem xét lại các quan điểm này. Nếu buổi phỏng vấn diễn ra không quá 1 giờ đồng hồ thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Bạn chỉ có thể an tâm khi nhà tuyển dụng dành phần lớn thời gian để tìm hiểu về các kỹ năng chuyên môn của bạn, đồng thời họ cũng sẽ cho bạn thấy rằng những kỹ năng đó thật sự hữu ích cho công ty của họ. Hãy nắm bắt những dấu hiệu may mắn để luôn thành công trên con đường tìm cho mình một nghề nghiệp thích hợp. Chúc bạn thành công! . 10 thủ thuật để giải mã cuộc phỏng vấn Bạn có dám chắc rằng mình sẽ vượt qua kì phỏng vấn với nhà tuyển dụng? Bạn sẽ không bao giờ nắm chắc. cuộc đối thoại hoàn hảo Một buổi phỏng vấn thật sự thành công khi nó trở thành một cuộc đối thoại hoàn hảo. Thông thường thì bạn nên chuẩn bị và xem xét kỹ một số câu hỏi trước khi phỏng vấn, . mình đang nghe, bạn hãy nói sâu hơn về vấn đề này…” tất cả điều này là những dấu hiệu tốt cho thấy rằng buổi phỏng vấn của bạn rất OK. 4. Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện song phương – không

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan