GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 8

10 212 0
GIÁO ÁN VĂN 9 TUẦN 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Chuẩn bị: Tranh minh họa cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định: sĩ số, tác phong, trật tự, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Đọc thuộc đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều & nêu ý chính. ? Phân tích thủ đoạn con buôn của MGS. ? Nhận xét chung về nội dung & nghệ thuật đoạn trích. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. + Sau khi Kiều bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất nàng toan tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn nên dụ Kiều ra ở lầu Ngưng Bích rồi sẽ gã chồng tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để chờ thực hiện âm mưu đê tiện của mụ. + Kết cấu đoạn thơ: - 06 câu đầu: hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều. - 08 câu kế: nỗi nhớ Kim Trọng & cha mẹ. - 08 câu cuối: tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật. HĐ2: Hướng dẫn đọc-hiểu VB GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp: giọng trầm, tha thiết, sâu lắng thể hiận tâm trạng buồn, nhớ, lo âu của Kiều. ? Câu hỏi 1 (SGK/95). + Hai chữ khóa xuân cho thấy Kiều ở lầu NB thực chất là bị giam lỏng. + Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: I. ĐỌC-CHÚ THÍCH: + Vị trí đoạn trích: Sau khi bị MGS lừa, Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. (câu 1033-1054). + Ý chính: Tâm trạng buồn nhớ & lo âu của Kiều khi ở lầu NB + Giải từ: (SGK) II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Hoàn cảnh cô đơn của Kiều: + Không gian hoang vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi gợi cảnh sầu lẻ loi  người càng lẻ loi. 1 TUẦN 8 TUẦN 8 MĐCĐ: - Qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích HS cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi & tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại & nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, HS hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả & phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên & Kiều Nguyệt Nga, thấy được đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu. - Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ & cách dùng từ, tăng cường vốn từ mới. - Hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. VĂN BẢN: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (TRÍCH TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU) TIẾT 36 Bốn bề bát ngát xa trông Cảnh non xa, trăng gần như gợi lên hình ảnh lầu NB chơi vơi giữa bao la trời nước. Từ lầu NB chỉ thấy những dãy núi xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi, không bóng người. + Hình ảnh: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng có thể là cảnh thực, có thể là ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian  diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. + Cụm từ mây sớm đèn khuya gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian & không gian như giam hãm con người, Kiều chỉ biết làm bain với mây sớm đèn khuya  nàng rơi vào hoàn cnảh cô đơn tuyệt đối. ? Câu hỏi 2 (SGK/95). + 8 câu tiếp theo diễn tả tâm trạng thương nhớ người yêu & cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. + Đầu tiên Kiều nhớ Kim Trọng  phù hợp quy luật tâm lý & bộc lộ sự tinh tế của Nguyễn Du. Nhớ người yêu là Kiều nhớ tới lời thề ước, nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang ngày đêm chờ mong tin nàng mà vẫn uổng công nên đau đớn, xót xa. Câu thơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai có 2 cách hiểu: - Lòng thương nhớ Kim Trọng không bao giờ nguôi. - Lòng son bị hoen ố bao giờ gột rửa được. + Kiều nhớ cha mẹ với lòng thương & xót. Nàng thương cha mẹ đang sớm hôm mong tin con, tuổi già không có nàng phụng dưỡng. Thành ngữ quạt nồng ấp lạnh & điển cố sân Lai, gốc tử đã nói lên tâm trạng thương nhớ cha mẹ & lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh quê nhà đã đổi thay, đổi thay lớn nhất là Gốc tử đã vừa người ôm  cha mẹ ngày một thêm già. + Cụm từ cách mấy nắng mưa vừa nói lên được thời gian bao mùa mưa nắng vừa nói lên sức tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật & con người. Nhớ cha mẹ, Kiều luôn nhớ công ơn nuôi dưỡng nên ân hận mình đã phụ công sinh thành. + Cảnh ngộ ở lầu NB của Kiều thật đáng thương nhwng nàng đã quên bản thân để nghĩ về Kim Trọng & cha mẹ  nàng là người thủy chung, hiếu thảo, có tấm lòng vị tha rất đáng trân trọng. ? Câu hỏi 3 (SGK/96). + Diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du chọn cách biểu hiện tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà trên bờ biển, từ cánh buồm thấp thoáng, cánh hoa trôi man mác đến nội cỏ rầu rầu, tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm trạng & cảnh ngộ của Kiều: đó là sự cô đơn, thân phận trôi nổi vô định, nỗi buồn tha hương, thương nhứ người yêu, cha mẹ & nỗi bàng hoàng lo sợ. Cảnh ở lầu NB đã được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa  gần, màu sắc từ nhạt  đậm, âm thanh từ tĩnh  động, nỗi buồn từ man mác  lo sợ. Gió cuốn & tiếng sóng ầm ầm là cảnh tượng hãi hùng như báo trowcs giông bão, số phận sẽ vùi dập đời Kiều. + Cụm từ Buồn trông tạo âm hưởng trầm buồn, là điệp khúc của đoạn thơ & là của tâm trạng. HĐ3: Luyện tập. + Thời gian theo vòng tuần hoàn khép kín  Kiều bị giam hãm trong không gian, thời gian chỉ biết làm bạn với mây, đèn, trăng.  Nàng rơi vào cảnh cô độc hoàn toàn. 2. Nỗi thương nhớ của Kiều: + Nhớ Kim Trọng: nhớ lời thề ước, tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình trong vô vọng, khẳng định lòng chung thủy của mình  nhớ trong tâm tưởng da diết. + Nhớ cha mẹ: đang sớm hôm mong ngóng tin nàng  xót xa, ân hận vì không báo đáp được công ơn cha mẹ.  Trong hoàn cảnh đáng thương Kiều vẫn nghĩ về người khác: tình hiếu vẹn toàn, có lòng vị tha. 3. Nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng của Kiều: + Cảnh trong tâm trạng Kiều. + Cảnh nhìn từ xa  gần, giàu màu sắc từ nhạt  đậm, âm thanh từ tĩnh  động, nỗi buồn từ man mác  lo âu: dự cảm cuộc đời đầy sóng gió. + Điệp ngữ Buồn trông: điệp ngữ của tâm trạng  Kiều cô đơn, đau buồn, bế tắc, tuyệt vọng. GHI NHỚ: SGK / 96. III. LUYỆN TẬP: 2 1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình : Miêu tả qua cái nhìn của nhân vật  diễn tả tâm trạng nhân vật. Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở 8 câu cuối: o cánh buồm thấp thoáng xa xa: n hớ cha mẹ, quê hương. o Hình ảnh hoa trôi man mác: nhớ người yêu & xót xa cho duyên phận. o Hình ảnh nội cỏ rầu rầu: buồn cho cuộc sống tẻ nhạt vô vị. o Nghe tiếng sóng vỗ ầm ầm & nhìn gió cuốn mặt duềnh: buồn cho cảnh ngộ của mình mà lo âu, kinh sợ. 2. Học thuộc lòng đoạn thơ. - Dặn dò: + Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ. + Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. + Chú ý: nghệ thuật tả người của Nguyễn Đình Chiểu (khác với Nguyễn Du). ? Quan niệm sống của Vân Tiên có phù hợp với thanh niên ngày nay không. ? Mẫu thanh niên lý tưởng ngày nay là gì, lý tưởng sống của em. + Chuẩn bị: Trau dồi vốn từ (làm trước phần luyện tập). 3 - Chuẩn bị: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, tranh minh họa truyệ Lục Vân Tiên. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định: sĩ số, tác phong, trật tự, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Đọc thuộc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích & nêu ý chính của đoạn. ? Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tóm tắt truyện. HS đọc chú thích. + Nguyễn Đình Chiểu là người có nghị lực để sống & cống hiến cho đời. Gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua. Có lòng yêu nước & tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Là nhà thơ Nam Bộ tiêu biểu. + Sự nghiệp thơ văn: tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên viết năm 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Truyện kết cấu theo kiểu chương hồi với mục đích tuyên truyền đạo lý làm người. Đặc điểm về thể loại: truyện để kể hơn là để đọc, thường chú trọng hành động của nhân vật. + Tóm tắt tác phẩm: có 4 phần a) Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. b) Lục Vân Tiên gặp nạn & được cứu giúp. c) Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thủy với LVT. d) Lục Vân Tiên & Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.  Tác phẩm là một thiên tự truyện. Phần cuối truyện đã nói lên ước mơ & khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu. HĐ2: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản. GV hướng dẫn đọc: nói về bọn cướp & tả trận đánh cần đọc nhanh, rõ ràng, dồn dập. Cuộc gặp gỡ của LVT & KNN thì đọc thong thả, nhẹ nhàng. ? Câu hỏi 2 (SGK/115). Khi đánh cướp ta có thể hình dung LVT là một chàmg trai trẻ trung 16-17 tuổi, lòng đầy hăm hửo muốn lập công danh. Trong hành động đánh cướp, chàng đã nổi giận lôi đình khi bọn chúng tràn vào thôn lương hại dân. Để cứu người VT tả đột hữu xông, đây là hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba. Hành động của VT mang cái đức của người hiệp nghĩa quên mình nên giành được chiến thắng khiến ta gợi nhớ đến hình ảnh Triệu Tử Long, một dũng tớng thời Tam Quốc (Trung Quốc). Cảnh trò truyện giữa LVT & KNN cho thấy VT là người hào hiệp nhân hậu, đánh cướp cứu người xong chàng không đi ngay mà còn hỏi han ân cần & giữ đúng phong cách I. ĐỌC-CHÚ THÍCH: + Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). + Tác phẩm: là truyện thơ Nôm lục bát, dài 2.246 câu (2.082). + Bố cục: có 4 phần. + Vị trí đoạn trích: Sau phần giới thiệu gia đình LVT, VT đi thi. + Ý chính: LVT dũng cảm đánh cướp cứu KNN. + Giải từ: (SGK). + Kết cấu: Theo kiểu chương hồi, tuyên truyền đạo lý làm người. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1. Hình ảnh Lục Vân Tiên: + Khi cứu Kiều Nguyệt Nga: hành động vì nghĩa, mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài đức, của người “vị nghĩa vong thân”  làm nên chiến thắng. + Khi trao đổi với NN: hỏi han ân cần, thái độ chính trực, trọng nghĩa khinh tài  chàng là hình ảnh đẹp, lý tưởng mà tác giả gởi gấm niềm tin yêu cùng ước vọng đem đến một xã hội công bằng. 4 VĂN BẢN:LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA (TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN-NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU) TIẾT 37-38 quân tử có lễ giáo. Làm ơn không chờ trả ơn, chàng từ chối lạy tạ & lời mời của KNN, cho thấy VT là người chính trực trọng nghĩa khinh tài. VT là hiện thân của cái đẹp, là hình ảnh lý tưởng mà tác giả gởi gấm với niềm tin, ước vọng. CỦNG CỐ TIẾT 37: ? Theo em, quan niệm vì nghĩa cứu người của LVT còn phù hợp với lý tưởng sống của thanh niên ngày nay không? VÀO TIẾT 38: ? Câu hỏi 3 (SGK/115). + Ở đoạn này, hình ảnh NN chỉ được biểu hiện qua những lời lẽ mà nàng giải bày với LVT. Đó là lời lẽ của cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. cách xưng hô khiêm nhường (quân tử, tiện thiếp), cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (Làm con đâu dám cãi cha, Chút tôi liễu yếu đào thơ, ) Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của VT vừa thể hiện sự chân thành, lòng cảm kích, xúc động. + NN là người chịu ơn, không chỉ ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn dù biết rằng đền đáp đến mấy vẫn không đủ. Vì thế nàng tự nguyện gắn bó cuộc đời với VT. Nét đẹp tâm hồn đó làm hình ảnh NN chinh phục được tình cảm của nhân dân, những người bao giờ cũng xem trọng ơn nghĩa. ? Câu hỏi 4 (SGK/115). + Nhân vật chủ yếu được miêu ta qua hành động, cử chỉ, lời nói. Truyện LVT là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian. + Ban đầu, tác giả sáng tác để truyền miệng cho các môn đệ, rồi mọi người chép lại truyền đi trong dân gian, chủ yếu qua hình thức kể thơ, nói thơ. Vì thế, khi khắc họa nhân vật tác giả ít đi sâu vào nội tâm & ít chú ý khắc họa chân dụng ngoại hình mà chỉ giới thiệu vài nét ước lệ. Nhân vật thường đặt trong mối quan hệ xã hội, những tình huống xung đột bằng lời nói, hành động, cử chỉ. Nhân vật tự bộc lộ tính cách & chiếm lĩnh tình cảm người đọc (nghe). Nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả cũng làm nhân vật trở nên sống động, để lại ấn tượng khó quên. ? Câu hỏi 5 (SGK/115). + Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gắn với lời nói thông thường & mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Tuy không trau chuốt uyển chuyển nhưng phù hợp ngôn ngữ người kể , rất tự nhên, dễ đi vào quần chúng. + Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp diễn biến, tình tiết. Đoạn đầu ngôn ngữ của VT phẫn nộ, tên tướng cướp thì hống hách, kiêu căng. Đoạn đối thoại giữa VT & NN thì mềm mỏng, xúc động, chân thành. HĐ4: Luyện tập. 2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga: + Nói năng khiêm nhường, mực thước, dịu dàng. + Có học thức & lễ giáo. + Trọng tình nghĩa.  Chinh phục được tình cảm của nhân dân. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động, cử chỉ, lời nói. + Lưu truyền bằng cách kể thơ (kể việc & hành động là chính. Nhân vật gằng ấn tượng bằng lời nói, việc làm đặt trong mối quan hệ xã hội).  Chiếm lĩnh tình cảm yêu, ghét của người đọc, nghe. 4. Ngôn ngữ thơ: + Giản dị, mộc mạc, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. + Gắn với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân. + Đa dạng, phù hợp diễn biến tình tiết truyện. GHI NHỚ: SGK / 115. 5 - Dặn dò: + Học thuộc lòng đoạn thơ, thuộc ghi nhớ. + Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn. + Chú ý: Tính cách nhân vật ông Ngư, nhân vật Trịnh Hâm. + Chuẩn bị: Trau dồi vốn từ. - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định: sĩ số, tác phong, trật tự, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Thế nào là thuật ngữ. Nêu vài ví dụ minh họa. ? Nêu đặc điểm của thuật ngữ. Ví dụ minh họa. - Bài mới: HĐ1: 1. Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: + Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. + Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình & trước hết là trau dồi vốn từ. 2. Xác định lỗi diễn đạt: trong 3 câu, người viết đều mắc lỗi dùng từ. a) Thừa từ “đẹp”  thắng cảnh: cảnh đẹp. b) Dùng sai từ “dự đoán”  sửa lại: phỏng đoán, ước đoán, ước tính. Vì “dự đoán”: đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. c) Dùng sai từ “đẩy mạnh”  đẩy mạnh: thúc đẩy cho phát triển nhanh hay chậm. Nói về quy mô thì có thể dùng từ: mở rộng, thu hẹp.  Người viết không biết chính xác nghĩa & cách dùng từ. Vậy không phải tiếng ta nghèo mà do người viết không biết dùng tiếng ta. Trước hết, phải nắm đầy đủ & chính xác nghĩa của từ & cách dùng từ. Hệ thống hóa kiến thức. HS đọc ghi nhớ trong SGK. HĐ2: 1. Tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài: Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học từ lời ăn tiếng nói của nhân dân  biết thêm những từ mà mình chưa biết. 2. Hệ thống hóa kiến thức. HS đọc ghi nhớ trong SGK. HĐ3: Luyện tập. I. RÈN LUYỆN ĐỂ NẮM VỮNG NGHĨA CỦA TỪ & CÁCH DÙNG TỪ: 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu & đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức & giao tiếp của người Việt nên ta phải không ngừng trau dồi vốn từ. 2. a) Thừa từ đẹp. b) Sai từ dự đoán  ước đoán. c) Sai từ đẩy mạnh  đẩy nhanh.  Phải hiểu đầy đủ & chính xác nghĩa của từ cùng cách dùng từ. GHI NHỚ: SGK / 100. II. RÈN LUYỆN ĐỂ LÀM TĂNG VỐN TỪ: GHI NHỚ: SGK / 101. III. LUYỆN TẬP: 6 TRAU DỒI VỐN TỪ TIẾT 39 1. Chọn cách giải thích đúng: + Hậu quả : kết quả xấu. + Đoạt : chiếm được phần thắng. + Tinh tú : sao trên trời. (nói khái quát). 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán-Việt: a) + Tuyệt : dứt, không còn. - Tuyệt chủng : mất hẳn nòi giống. - Tuyệt giao : cắt đứt giao thiệp. - Tuyệt tự : không còn người nối dõi. - Tuyệt thực : không chịu ăn để phản đối (một hình thức đấu tranh). + Tuyệt : cực kỳ, nhất. - Tuyệt đỉnh : điểm, mức cao nhất. - Tuyệt mật : giữ bí mật tối đa. - Tuyệt tác : tác phẩm văn học, nghệ thuật hay đến mức không có cái nào hay hơn. - Tuyệt trần : nhất trên đời, không gì sánh bằng. b) + Đồng : cùng nhau, giống nhau. - Đồng âm : có âm giống nhau. - Đồng bào : cùng giống nòi, dân tộc (hàm ý quan hệ như ruột thịt). - Đồng bộ : phối hợp với nhau nhịp nhàng. - Đồng chí : người có cùng chí hướng chính trị. - Đồng dạng : cùng một dạng như nhau. - Đồng khởi : cùng vùng dậy dùng bạo lực phá ách kìm kẹp - Đồng môn : cùng học một thầy, một trường, một môn phái. - Đồng niên : cùng một tuổi. - Đồng sự : cùng làm việc ở một cơ quan, ngang hàng nhau. + Đồng : trẻ em - Đồng ấu : trẻ em độ 6, 7 tuổi. - Đồng dao : lời hát dân gian của trẻ em. - Đồng thoại : truyện viết cho trẻ em. + Đồng : chất liệu. - Trống đồng : nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm họa tiết trang trí. 3. Sửa lỗi dùng từ trong câu: a) Về khuya, đường phố rất im lặng. sai từ im lặng. Im lặng dùng để nói về con người. Có thể thay bằng từ: yên tĩnh, vắng vẻ, vắng lặng. b) Dùng sai từ thành lập  thành lập: lập nên, xây dựng nên một tổ chức. Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức nên thường dùng cụm từ: thiết lập quan hệ ngoai giao. c) Dùng sai từ cảm xúc  cảm xúc (danh từ): sự rung động trong lòng do tiếp xúc với một sự việc gì (đôi khi dùng như động từ). Người Việt thường nói: cảm động, cảm phục,… 4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên: Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng & giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của người nông dân. Muốn giữ gìn sự trong sáng & giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc thì phải học tập lưòi ăn tiếng nói của họ. 5. Để làm tăng vốn từ, cần: + Chú ý quan sát, lắng nghe những lời nói hàng ngày của những người xung quanh & trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Đọc sách, báo, nhất là các tác phẩm mẫu mực về văn học của những nhà văn nổi tiếng. + Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được 7 thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy, cô giáo. + Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp. 6. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu: a) Nhược điểm = yếu điểm. b) Cứu cánh : mục đích cuối cùng. c) …………. là đề bạt. d) ………… là láu táu. e) ………… là hoảng loạn 7. Phân biệt nghĩa của các từ ngữ: a) - Nhuận bút : tiền trả cho người viết một tác phẩm. - Thù lao : trả công lao động đã bỏ ra.  Thù lao có nghĩa rộng hơn nhuận bút. b) - Tay trắng : không có vốn liếng, của cải. - Trắng tay : bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải. c) - Kiểm điểm : xem xét đánh giá lại từng cái, từng việc để có nhận định chung. - Kiểm kê : kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng & chất lượng của chúng. d) - Lược khảo : nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết. - Lược thuật : kể, trình bày tóm tắt. 8 Tìm từ ghép & từ láy: a) Tìm từ ghép: - Bàn luận - luận bàn Khổ cực - cực khổ - Ca ngợi - ngợi ca Diệu kỳ - kỳ diệu - Đấu tranh - tranh đấu Mầu nhiệm - nhiệm mầu - Cầu khẩn - khẩn cầu Thương yêu - yêu thương - Bảo đảm - đảm bảo Đợi chờ - chờ đợi - Dịu hiền - hiền dịu Triển khai - khai triển - Đơn giản - giản đơn Nhà cửa - cửa nhà b) Tìm từ láy: - Ao ước - ước ao Hắt hiu - hiu hắt - Bề bộn - bộn bề Hững hờ - hờ hững - Bồng bềnh - bềnh bồng Khát khao - khao khát - Dào dạt - dạt dào Lọc lừa - lừa lọc - Dập dồn - dồn dập Manh mối - mối manh - Đày đọa - đọa đày Ngại ngần - ngần ngại - Đau đớn - đớn đau Thiết tha - tha thiết 9. Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán-Việt cho trước: + Bất (không, chẳng) : bất hiếu, bất bình, bất chính, bất công,… + Bí (kín) : bí mật, bí danh, bí ẩn, bí quyết, bí truyền,…. + Đa (nhiều) : đa cảm, đa số, đa dạng, đa giác, đa khoa,…. + Đề (nâng, nêu cao) : đề án, đề bạt, đề cập, đề cử, đề nghị,… + Gia (thêm vào) : gia cố, gia công, gia hạn, gia vị, gia giảm,… + Giáo (dạy bảo) : giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo viên, giáo trình,… + Hồi (về, trở lại) : hồi hương, hồi phục, hồi sinh, hồi tâm,… + Khai (mở, khơi) : khai hóa, khia hoang, khai giảng, khai mạc,… + Quảng (rộng, rộng rãi) : quảng cáo, quảng bá, quảng trường,… + Suy (sút kém) : suy đồi, suy nhược, suy tàn, suy thoái, … + Thuần (dễ bảo, chịu khiến) : thuần hậu, thuần phát, thuần dưỡng, thuần chất, thuần phục,… + Thủy (nước) : thủy chiến, thuỷ điện, thủy lôi, thủy lợi, thủy sản,… + Tư (riêng) : tư hữu, tư nhân, tư lợi, tư trang, tư thục, tư gia,… + Trữ (chứa, cất) : dự trữ, tàng trữ, lưu trữ, trữ lượng, … 8 + Trường (dài) : trường ca, trường kỳ, trường cữu, trường sinh, trường giang, trường sơn,… + Trọng (nặng, coi nặng, coi là quý) : trọng âm, trọng dụng, trọng tải, trọng đại, trọng thưởng,… + Vô (không) : vô biên, vô bổ, vô can, vô cùng, vô chủ, cô gia cư, vô địch,… + Xuất (đưa ra, cho ra) : xuất bản, xuất gia, xuất hành, sản xuất,… + Yếu (quan trọng) : yếu điểm, yếu lược, yếu nhân, cốt yếu, trọng yếu,… - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ, xem lại các bài tập để tự trau dồi vốn từ, nhất là vốn từ Hán-Việt. + Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. + Xem trước: Tổng kết từ vựng. + Về xem lại các kiến thức đã học ở lớp dưới về từ đơn, từ phức, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm, trường từ vựng,… Xem trước các bài luyện tập có trong SGK. - Chuẩn bị: Bảng phụ. - Ổn định: (Tùy tình hình cụ thể mà ổn định: sĩ số, tác phong, trật tự, vệ sinh,…) - Kiểm bài cũ: ? Tâm trạng thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích có phải là miêu tả nội tâm không? ? Nguyễn Du có dụng ý gì khi miêu tả nội tâm Thúy Kiều qua đoạn trích trên ? - Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài. Nêu vai trò & ý nghĩa của miêu tả nội tâm trong VBTS. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình & miêu tả nội tâm. HS đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. ? Tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh & tâm trạng Kiều. + Tả ngoại cảnh: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa,… + Tả nội tâm: Bên trời góc bể bơ vơ Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,… ? Dấu hiệu nào cho thấy đoạn đầu là tả cảnh, đoạn sau là tả nội tâm. Đoạn sau tập trung miêu tả suy nghĩ của Kiều, nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha mẹ chốn quê nhà ai sẽ chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già,… ? Câu hỏi (b) – (SGK/117). Từ việc tả cảnh ta có thể thấy tâm trạng nhân vật & ngược lại từ I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VBTS: 1. Nhận xét: + Tả cảnh sắc bên ngoài: 6 câu đầu & 8 câu cuối. + Tả tâm trạng: Kiều trực tiếp suy nghĩ về thân phận bơ vơ của mình nơi đất khách: 8 câu giữa. 2. Kết luận: + Tả bên ngoài: gồm cảnh vật, con người với chân dung , hình 9 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ TIẾT 40 tả tâm trạng ta có thể hiểu được hình thức bên ngoài. ? Câu hỏi (c) – (SGK/117). Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Để xây dựng nhân vật, nhà văn thường miêu tả ngoại hình & nội tâm. Miêu tả nội tâm để khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm & tư tưởng nhân vật (những yếu tố này nhiều khi không thể tái hiện bằng miêu tả ngoại hình).  Miêu tả nội tâm có vai trò & tác dụng to lớn trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật. + HS liên hệ với những đoạn miêu tả khác để rút ra nhận xét thế nào về tả bên ngoài & tả nội tâm.  HS đọc ghi nhớ trong SGK. HĐ3: Luyện tập. dáng, hành động, ngôn ngữ, màu sắc  quan sát trực tiếp. + Tả nội tâm: gồm suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng nhân vật,  không quan sát trực tiếp được. GHI NHỚ : SGK / 117. III. LUYỆN TẬP. 1. Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều : (HS chuyển thành văn xuôi, ngôi kể có thể là I hoặc III) 2. HS đóng vai Thúy Kiều trong phiên tòa báo ân báo oán. (HS xưng tôi, kể lại vụ xử án, kết hợp dẫn lời, dẫn ý nhân vật khác, tái hiện lại tâm trạng Kiều lúc gặp Hoạn Thư.) 3. HS kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn. (Đó là việc gì ? Diễn ra thế nào ? Tâm trạng sau khi xảy ra sự việc không hay đó như thế nào ? Tham khảo: Bài học đường đời đầu tiên - Ngữ Văn 6, tập 1) - Dặn dò: + Học thuộc ghi nhớ. + Xem lại cách miêu tả nội tâm trong các bài luyện tập. + Chuẩn bị: Nghị luận trong văn tự sự. + Xem lại đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong SGK/106 để làm bài luyện tập. + Chú ý cách lập luận của Hoạn Thư để gỡ tội cho mình. DUYỆT CỦA TỔ: DUYỆT CỦA BGH: 10 . nêu cao) : đề án, đề bạt, đề cập, đề cử, đề nghị,… + Gia (thêm vào) : gia cố, gia công, gia hạn, gia vị, gia giảm,… + Giáo (dạy bảo) : giáo án, giáo dục, giáo khoa, giáo viên, giáo trình,… +. hào hiệp nhân hậu, đánh cướp cứu người xong chàng không đi ngay mà còn hỏi han ân cần & giữ đúng phong cách I. ĐỌC-CHÚ THÍCH: + Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu ( 182 2- 188 8). + Tác phẩm: là. a) Thừa từ “đẹp”  thắng cảnh: cảnh đẹp. b) Dùng sai từ “dự đoán”  sửa lại: phỏng đoán, ước đoán, ước tính. Vì “dự đoán”: đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương

Ngày đăng: 12/07/2014, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan