Nghiên cứu biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp và sau theo dõi một năm

28 1.2K 12
Nghiên cứu biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp và sau theo dõi một năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu cơ tim (NMCT) đang ngày càng trở nên phổ biến và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Sau giai đoạn NMCT cấp, tỷ lệ tử vong trong những năm đầu 6 - 19%. Nguyên nhân chính gây tử vong sau NMCT thường do NMCT tái phát, suy tim, RLNT, đột tử. Rối loạn hoạt động hệ TKTC góp phần tăng nguy cơ RLNT sau NMCT. BTNT là sự biến đổi thời khoảng R-R trên điện tim của các chu chuyển tim kế tiếp nhau trong một khoảng thời gian nhất định, phản ánh sự tác động của hệ TKTC trên tim. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy giảm các chỉ số BTNT đặc trưng cho hoạt động TKPGC và/hoặc tăng các chỉ số BTNT đặc trưng cho hoạt động TKGC góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng RLNT và đột tử ở BN sau NMCT. Ở Việt nam đã có một số nghiên cứu về BTNT ở BN ĐTĐ, THA, suy tim, chưa có nghiên cứu tìm hiểu toàn diện và chi tiết về BTNT sau NMCT, vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: 1. Nghiên cứu sự biến đổi các chỉ số BTNT bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân sau NMCT cấp và sau theo dõi một năm. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số BTNT với một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và RLNT ở BN sau NMCT cấp. * Những đóng góp mới của luận án: Đánh giá sự biến đổi các chỉ số BTNT và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và RLNT ở BN sau NMCT cấp và theo dõi sau 1 năm, góp phần làm cơ sở đánh giá, tiên lượng và biện pháp điều trị đối với các BN sau NMCT. * Bố cục luận án: Luận án gồm 125 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1. Tổng quan: 36 trang; Chương 2. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: 15 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 33 trang; Chương 4. Bàn luận: 36 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; Luận án có: 46 bảng, 11 hình, 18 biểu đồ và 1 sơ đồ; Tài liệu tham khảo: 149 tài liệu. Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về nhồi máu cơ tim cấp. 1.1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của NMCT cấp: Nguyên nhân thường gặp nhất (90%) do cục máu đông xảy ra ở vùng ĐMV đã bị xơ vữa, làm tắc và giảm tưới máu mạch vành đột ngột. 1.1.2. Diễn biến sau nhồi máu cơ tim: Tái tưới máu sinh lý khó có hiệu lực, dẫn đến hoại tử tế bào cơ tim, cơ thể huy động các khả năng để giải quyết ổ hoại tử, sau đó tổ chức liên kết bắt đầu phát triển dần chuyển vùng hoại tử thành tổ chức xơ sẹo. 1.1.3. Yếu tố nguy cơ: THA, ĐTĐ týp 2, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, nam giới, tuổi cao,…là những YTNC thường gặp ở các BN NMCT. 1.1.4. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp: Theo đồng thuận của Hội tim mạch châu Âu, Hội tim mạch Mỹ, liên đoàn tim mạch thế giới năm 2007 dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (1991). 1.1.5. Biến chứng của NMCT: thông liên thất, hở van hai lá cấp, phình hoặc vỡ thành tim, NMCT tái phát, suy chức năng thất trái và sốc tim, RLNT,… 1.2. Thần kinh tự chủ và vai trò đièu hòa nhịp tim. 1.2.1. Hệ thần kinh tự chủ: gồm TKGC và TKPGC. 1.2.2. Vai trò của hệ thần kinh tự chủ trong điều hoà nhịp tim. Hoạt động của tim có tính chu kỳ nhờ tính tự động của tim và đặt dưới sự kiểm soát của hệ TKTC. - Tác động của TKPGC: Kích thích TKPGC làm giảm nhịp tim, giảm dẫn truyền xung động trong tim, giảm hưng phấn và co bóp cơ tim. - Tác động của TKGC: Kích thích TKGC gây tăng nhịp tim, tăng dẫn truyền xung động trong tim, tăng hưng phấn và tăng co bóp cơ tim. 1.2.3. Các phương pháp đánh giá hoạt động hệ TKTC và BTNT. - Định lượng Catecholamine và Acetylcholine trong máu và nước tiểu. - Phương pháp sử dụng trắc nghiệm của Ewing (1985). - Phân tích BTNT từ điện tim. 1.2.4. Phân tích BTNT từ Holter điện tim: là sự thay đổi thời khoảng R- R trên điện tim giữa một chu chuyển tim với một chu chuyển tiếp theo 4 trong một khoảng thời gian nhất định, phản sánh sự tác động của hệ TKTC trên tim. BTNT từ Holter điện tim gồm các chỉ số:  Các chỉ số biến thiên theo thời gian (Đơn vị là miligiây), đặc trưng cho trương lực hoạt động TKPGC. - SDNN: Độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng R-R bình thường trên toàn bộ Holter điện tim 24 giờ. - SDANN: Độ lệch chuẩn của số trung bình của tất cả các thời khoảng R- R bình thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của Holter điện tim 24 giờ. - rMSSD: Căn bậc hai số trung bình của bình phương sự khác biệt giữa các thời khoảng R-R bình thường kề nhau của Holter điện tim 24 giờ. - SDNNi: Trung bình của độ lệch chuẩn của tất cả các thời khoảng R-R bình thường trên toàn bộ các đoạn 5 phút của Holter điện tim 24 giờ. - pNN50: phần trăm khác biệt giữa các thời khoảng RR bình thường sát nhau lớn hơn 50 ms tính trên toàn bộ Holter điện tim 24 giờ. Đơn vị: %.  Các chỉ số phân tích phổ tần số (Đơn vị là ms 2) - TP: tổng độ lớn của BTNT theo phổ tần số, từ 0-0,4 Hz. - ULF: BTNT ở dải tần số cực thấp (0 - < 0,003 Hz). - VLF: BTNT ở dải tần số rất thấp (0,003 - 0,04Hz). - LF: vùng tần số thấp (0,04-0,15Hz), khi tăng LF thường tăng hoạt động của TKGC. - HF: vùng tần số cao (0,15- 0,40 Hz), biểu hiện hoạt động của TKPGC. - Tỷ số LF/HF: đánh giá cân bằng hoạt động của TKGC và TKPGC. 1.2.5. Giá trị của BTNT trong lâm sàng: nhiều nghiên cứu cho thấy BTNT là phương pháp đơn giản, có giá trị cao trong phát hiện rối loạn TKTC ở các trạng thái sinh lý và bệnh lý khác nhau như: bệnh mạch vành, THA, ĐTĐ, đặc biệt có giá trị trong tiên lượng RLNT và đột tử ở các BN sau NMCT. 1.3. Biến thiên nhịp tim sau nhồi máu cơ tim. 1.3.1. Biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT: Thiếu máu cục bộ cơ tim làm hoạt hoá tận cùng những sợi hướng tâm TKGC và TKPGC tại tim. Nhiều yếu tố khác như rối loạn vận động và giảm co bóp cơ tim, thay đổi áp lực tại thành tim, các sản phẩm chuyển hoá từ tế bào cơ tim hoại tử 5 (bradykinin, prostaglandin, độ bão hoà ôxy máu,…) kích hoạt các thụ thể áp lực, cơ học, hoá học,… tạo ra sự thay đổi hoạt động hệ TKTC trên tim biểu hiện bằng biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT. Các chỉ số BTNT có thể thay đổi sau NMCT và thay đổi theo thời gian sau NMCT theo xu hướng về bình thường ngoại trừ có suy tim, NMCT tái phát,… Sự hồi phục dần BTNT do có sự hồi phục của thiếu máu cơ tim, giảm các sản phẩm chuyển hoá từ tế bào cơ tim bị tổn thương,… 1.3.2. BTNT ở BN sau NMCT có ĐTĐ týp 2: tổn thương TKTC trong ĐTĐ týp 2 góp phần tăng biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT. 1.3.3. BTNT ở BN sau NMCT: THA thường tăng hoạt TKGC làm tăng biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT. 1.3.4. BTNT và tái cấu trúc thất trái sau NMCT: suy tim, PĐTT, giảm LVEF góp phần tăng biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT. 1.3.5. BTNT và RLNT ở BN sau NMCT: biến đổi các chỉ số BTNT với xu hướng tăng hoạt TKGC/và hoặc giảm hoạt TKPGC là cơ chế sinh bệnh học nổi bật của những RLNT, làm tăng khả năng xảy ra RLNT sau NMCT. Đánh giá BTNT là một phương pháp không xâm có giá trị trong tiên lượng nguy cơ RLNT, đột tử sau NMCT. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 241 đối tượng được khám, điều trị, theo dõi tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 5/2004 đến tháng 12/2010, ở 2 nhóm: - Nhóm chứng: 72 người bình thường. - Nhóm bệnh: 169 BN sau NMCT cấp, các BN tiếp tục được theo dõi trong vòng 1 năm đầu sau NMCT cấp. 2.1.1. Nhóm chứng: không có tiền sử bệnh lý tim mạch, nội tiết, ĐTĐ, THA, xác định qua khám lâm sàng, các xét nghiệm. 2.1.2. Nhóm bệnh nhân sau NMCT. * Tiêu chuẩn lựa chọn: Chẩn đoán NMCT cấp theo đồng thuận của Hội tim mạch châu Âu, Hội tim mạch Mỹ, liên đoàn tim mạch thế giới năm 2007 dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (1991). * Tiêu chuẩn loại khỏi nhóm sau NMCT: BN không đồng ý tham gia 6 nghiên cứu hoặc có các bệnh lý cấp tính hoặc ác tính, bệnh phổi - phế quản mạn tính, trong tiền sử hoặc hiện tại có các bệnh tim mạch khác như hẹp, hở van tim, bệnh cơ tim nguyên phát, đã đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hoặc đang điều trị thuốc ảnh hưởng tới nhịp tim như thuốc chẹn bêta, digitalis, Amiodaron mà không thể ngừng thuốc do yêu cầu điều trị. Kết quả Holter điện tim của BN có nhiều tín hiệu nhiễu, thời gian ghi dưới 20 giờ. * Tiêu chuẩn loại khỏi nhóm phân tích BTNT. - Rung nhĩ, suy nút xoang, block nhĩ thất độ II, III. * Thời gian tiến hành và theo dõi. - Giai đoạn sau NMCT cấp: tại thời điểm 2-4 tuần sau NMCT cấp, ở giai đoạn hồi phục, BN chuẩn bị ra viện. - Tất cả các BN được theo dõi các tai biến tim mạch sau NMCT phải nhập viện điều trị như: suy tim, NMCT tái phát, RLNT nặng, … và tử vong sau 1 năm qua thăm khám định kỳ. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang có so sánh đối chứng, theo dõi dọc. 2.2.2. Các bước tiến hành. * Nhóm chứng: Khám lâm sàng, làm các xét nghiệm máu thường quy, điện tim thông thường, X-quang tim phổi. Lập phiếu nghiên cứu thống nhất cho các đối tượng với nội dung: thủ tục hành chính, giới, chiều cao, cân nặng, kết quả siêu âm tim, điện tim Holter, * Nhóm bệnh: - Thời điểm sau NMCT cấp: Khám lâm sàng, đăng ký vào phiếu nghiên cứu gồm: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, yếu tố nguy cơ tim mạch, vị trí NMCT, biến chứng,… Nếu BN có dùng các thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim như: ức chế bêta, digitalis, các thuốc chống loạn nhịp (Amiodaron,…) sẽ dừng với thời gian bằng 5 lần thời gian bán thải của thuốc đó trước khi ghi Holter điện tim; siêu âm Doppler tim, ghi Holter điện tim (lần 1). - Tiến hành theo dõi các tai biến phải nằm viện do suy tim, RLNT nặng, đau ngực, NMCT tái phát,… tử vong trong 1 năm đầu sau NMCT cấp. 7 - Tại thời điểm sau 1 năm, BN được nhập viện, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, siêu âm Doppler tim, ghi Holter điện tim (lần 2) 2.2.3. Ghi Holter điện tim 24 giờ. Hệ thống máy ghi điện tim liên tục theo phương pháp Holter (máy Philips Zymed Holter 2010 Plus) của hãng Phillip, tự động xử lý và phân tích số liệu với kết quả gồm: RLNT, chỉ số BTNT theo thời gian (SDNN, RMSSD, SDNNi) và chỉ số theo phổ tần số (TP, HF, LF, LF/HF). 2.3. Xử lý số liệu: Sử dụng các thuật toán thống kê trong Y học với phần mềm SPSS 15.0. Xác định giá trị giới hạn của chỉ số BTNT sau NMCT bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của chỉ số đó ở nhóm chứng cộng hoặc trừ đến 2 lần độ lệch chuẩn. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. - Không có sự khác biệt về tuổi, giới, BMI và BSA giữa nhóm sau NMCT cấp và nhóm chứng (p > 0,05). Nhóm sau NMCT cấp, tuổi trung bình 64,2 ± 10,7 (năm) với nhóm tuổi ≥ 60 có 113 (66,9%) và nam 140 (82,9%). - Các yếu tố nguy cơ và một số đặc điểm lâm sàng ở BN sau NMCT cấp: ĐTĐ týp 2 38(22,5%), THA 97(57,4%), rối loạn lipid máu 101(59,8%), NMCT thành trước cao nhất 91 (53,8%), EF% < 40 có 37 (21,4%), PĐTT 56 (33,1%), 57 (33,7%) BN được can thiệp ĐMV thì đầu. - Một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ ở các BN NMCT tái khám sau 1 năm: ĐTĐ týp 2 23 (26,7%), THA 45 (52,3%), Rối loạn lipid máu 41 (47,6%), NMCT thành trước chiếm tỷ lệ cao nhất 48 (55,8%), EF% < 40 có 25 (29,1%). Bảng 3.4: Đặc điểm RLNT từ Holter điện tim ở BN sau NMCT cấp Nhóm Các thông số Nhóm chứng (n = 72) Sau NMCT cấp (n = 169) p Rối loạn nhịp chung n (%) 46 (63,9) 161 (95,2) < 0,01 Có NTTTT n (%) Số NTTTT/24 giờ 37 (51,4) 27,3 ± 68,4 128 (75,7) 268,4 ± 522,9 < 0,05 < 0,01 8 Có NTTT n (%) Số NTTT/24 giờ ≥ 10 NTTT/giờ n (%) NTTT Lown độ I, II n (%) NTTT Lown độ III, IV, V n (%) 24 (33,3) 14,9 ± 32,8 2 (2,8) 17 (23,6) 7 (9,7) 148 (87,6) 443,1 ± 548,6 59 (34,9) 50 (29,6) 98 (57,9) < 0,01 < 0,01 < 0,01 > 0,05 < 0,01 - Tỷ lệ xuất hiện và số lượng NTTTT, NTTT, NTTT dày, NTTT Lown độ III, IV, V ở nhóm sau NMCT cấp cao hơn so với nhóm chứng (p < 0,05). Bảng 3.5: Đặc điểm RLNT từ Holter điện tim sau 1 năm NMCT cấp Thời điểm Các thông số Sau NMCT cấp (n = 86) Sau 1 năm NMCT (n = 86) p Rối loạn nhịp chung n (%) 81 (94,2) 76 (88,4) > 0,05 Có NTTTT n (%) Số NTTTT/24 giờ 66 (76,7) 346,7 ± 671,7 69 (80,2) 435,3 ± 748,1 > 0,05 > 0,05 Có NTTT n(%) Số NTTT/24 giờ ≥ 10 NTTT/giờ n(%) NTTT Lown độ I, II n(%) NTTT Lown độ III, IV, V n(%) 77 (89,5) 440,1 ± 513,3 25 (29,1) 33 (38,4) 44 (51,2) 71 (82,5) 372,0 ± 432,8 26 (30,2) 37 (43,1) 29 (33,7) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 - Sự khác biệt không có ý nghĩa về tỷ lệ, số lượng NTTTT và NTTT giữa 2 thời điểm. 9 3.2. Đặc điểm biến thiên nhịp tim ở BN sau NMCT 3.2.1. Đặc điểm BTNT ở BN sau NMCT cấp Bảng 3.6: BTNT ở BN sau NMCT cấp và nhóm chứng Chỉ số BTNT Nhóm chứng (n = 72) Sau NMCT cấp (n = 169) p SDNN (ms) 124,6 ± 21,6 67,8 ± 17,0 < 0,001 RMSSD (ms) 29,0 ± 5,4 16,0 ± 3,8 < 0,01 SDNNi (ms) 45,9 ± 10,3 27,6 ± 5,4 < 0,001 TP (ms 2 ) 3679,4 ± 559,8 2505,7 ± 332,8 < 0,001 HF (ms 2 ) 612,0 ± 96,8 450,2 ± 36,5 < 0,001 LF (ms 2 ) 1102,1 ± 120,8 1438,1 ± 154,1 < 0,001 LF/HF 1,9 ± 0,4 3,2 ± 0,6 < 0,01 Các chỉ số BTNT biến đổi rõ ở BN sau NMCT cấp so với nhóm chứng. * Tỷ lệ biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT cấp: SDNN < 81,4(ms) có 126 (74,6%), RMSSD < 18,2 (ms): 120 (71,0%), SDNNi < 25,3 (ms): 61 (36,1%), TP < 2559,8 (ms 2: ): 105 (62,1%), HF < 418,4 (ms 2 ): 37 (21,0%), LF > 1343,7 (ms 2 ): 131 (77,5%), LF/HF > 2,7 : 129 (76,9%). 3.2.2. Đặc điểm BTNT ở BN sau NMCT cấp theo nhóm tuổi, THA, ĐTĐ Bảng 3.9. BTNT ở BN tuổi > 60 sau NMCT cấp Chỉ số BTNT ≤ 60 tuổi (n = 56) > 60 tuổi (n = 113) p SDNN (ms) 73,1 ± 15,4 65,2 ± 17,2 < 0,01 RMSSD (ms) 16,9 ± 3,2 15,6 ± 15,4 < 0,05 SDNNi (ms) 28,6 ± 4,9 27,1 ± 5,5 > 0,05 TP (ms 2 ) 2602,1 ± 296,2 2457,9 ± 340,8 < 0,01 HF (ms 2 ) 459,8 ± 34,4 445,5 ± 36,6 < 0,05 LF (ms 2 ) 1389,5 ± 139,4 1462,1 ± 155,8 < 0,01 LF/HF 3,0 ± 0,5 3,3 ± 0,6 < 0,01 - SDNN, RMSSD, TP, HF thấp và LF, LF/HF cao hơn ở nhóm BN tuổi > 60. Bảng 3.10. BTNT ở BN sau NMCT cấp có THA Chỉ số BTNT Không THA (n = 72) Có THA (n = 97) P SDNN (ms) 74,9 ± 14,9 62,6 ± 16,5 < 0,01 RMSSD (ms) 17,4 ± 4,0 15,0 ± 3,4 < 0,05 SDNNi (ms) 29,1 ± 5,2 26,3 ± 5,2 < 0,01 10 [...]... thời điểm sau 1 năm so với sau NMCT cấp với p < 0,05 - Sau NMCT cấp tỷ lệ giảm SDNN, rMSSD, SDNNi, TP, HF (77,9%; 72,1%; 34,9%; 61,6%; 15,1% ) và tăng LF, LF/HF (77,9; 77,9%) cao hơn so với sau một năm NMCT (20,9%; 29,1%; 2,3%; 16,3%, 12,8% và 59,3%; 40,7%) với p < 0,05 26 2 Biến đổi biến thiên nhịp tim liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm lâm sàng và rối loạn nhịp tim ở BN sau NMCT... trong vòng 1 năm sau NMCT (RR từ 3,9 - 7,4); trong đó nguy cơ cao nhất khi HF < 418,4 ms2 (RR = 7,4; 95% CI: 1,1 - 13,6; p < 0,05) KIẾN NGHỊ Nên tiến hành ghi Holter điện tim ở các BN sau NMCT tại thời điểm sau NMCT cấp và các thời điểm tiếp theo (sau 1 năm, …) để đánh giá và theo dõi sự biến đổi các chỉ số BTNT, đặc biệt là ở các BN có nguy cơ cao như: tuổi cao, THA, ĐTĐ, nhồi máu cơ tim thành trước,... 67 tháng ở 307 BN sau NMCT thấy SDNNi < 30ms có ý nghĩa nhất liên quan tử vong sau NMCT Kết quả của chúng tôi phân tích BTNT trên 12 BN tử vong sau NMCT cho thấy SDNNi < 25,3ms; TP < 2559,8ms2; HF < 418,4ms2 liên quan có ý nghĩa với tử vong sau NMCT với RR lần lượt 5,2; 4,8; và 5,9 (p < 0,05) KẾT LUẬN Qua nghiên cứu BTNT bằng Holter điện tim 24 giờ ở 169 BN sau NMCT cấp và sau theo dõi 1 năm và 72 người... giữa BN sau 1 năm NMCT và chứng; # giữa sau 1 NMCT và sau NMCT cấp) 14 Các chỉ số BTNT biến đổi ít hơn ở 1 năm sau NMCT so với sau NMCT cấp (p < 0,05) So với nhóm chứng, BTNT ở BN 1 năm sau NMCT có giảm SDNN, TP, HF và tăng LF, LF/HF (p < 0,05) * Tỷ lệ biến đổi các chỉ số BTNT sau 1 năm NMCT cấp: Tỷ lệ SDNN < 81,4 ms (20,9%), RMSSD < 18,2 ms (29,1%), SDNNi < 25,3 ms (2,3%), TP < 2559,8 (16,3%) và LF... BTNT biến đổi rõ hơn ở 1 năm sau NMCT cấp có THA * Tỷ lệ biến đổi các chỉ số BTNT ở BN sau 1 năm NMCT cấp có THA: Tỷ lệ SDNN < 81,4ms (26,2%), RMSSD < 18,2ms (37,8%), SDNNi < 25,3ms (6,7%), TP < 2559,8ms2 (20,0%) và LF/HF > 2,7(46,7%) sau 1 năm thấp hơn so với sau NMCT cấp (84,4%, 75,6%, 44,4%, 62,2% và 84,4%) (p < 0,01) Bảng 3.26 Biến đổi các chỉ số BTNT ở BN sau 1 năm NMCT cấp có ĐTĐ Chỉ số BTNT Sau. .. A và C không có ý nghĩa Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy SDNN, RMSSD, SDNNi, TP, HF tăng và LF, LF/HF giảm hơn sau 1 năm so với sau NMCT cấp (p < 0,01) và tỷ lệ giảm SDNN, RMSSD, SDNNi, TP, HF và tăng LF, LF/HF 1 năm sau là thấp hơn (p < 0,001) 21 4.2.3 Đặc điểm biến đổi BTNT và một số yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm lâm sàng ở BN sau NMCT 4.2.3.1 Biến đổi các chỉ số BTNT với nhóm tuổi ở BN sau. .. sàng và yếu tố nguy cơ tim mạch ở BN sau NMCT 20 Tỷ lệ ĐTĐ, THA ở BN sau NMCT cấp (22,5%; 57,4%) tương đương của Bùi Ngọc Minh (2008) là 21,7%, và 53,8% Rối loạn lipid máu sau 1 năm (47,6%) thấp hơn sau NMCT cấp (59,3%) (p < 0,05) NMCT thành trước (53,8%) cao hơn NMCT thành sau (37,9%), tương đương kết quả của Smith N.(2000) và Đặng Lịch (2003) Kết quả nghiên cứu cho thấy 21,9% BN sau NMCT cấp và 29,1%... quan cao với nhịp nhanh thất thoảng qua tại thời điểm cuối (RR: 4,1; p < 0,01) ở 325 BN sau NMCT với thời gian theo dõi trung bình 30 ± 22 tháng Kleiger theo dõi 2 - 4 năm trên 808 BN sau NMCT thấy SDNN < 50 ms liên quan cao với các rối loạn nhịp thất phức tạp ở BN sau NMCT Nghiên cứu của chúng tôi ở các BN sau NMCT cấp có SDNN, RMSSD, TP giảm và tăng LF, LF/HF liên 25 quan cao với NTTT sau 1 năm NMCT... biến đổi các chỉ số BTNT ở BN 1 năm sau NMCT cấp: Lombardi (1987) theo dõi 12 tháng đầu trên 70 BN sau NMCT cấp thấy ở 2 tuần có tăng LF và giảm HF so với nhóm chứng và ở 12 tháng sự khác biệt ít có ý nghĩa giữa 2 nhóm Craelius (1994) trên 3 nhóm: nhóm A 2 - 6 tuần sau NMCT cấp, nhóm B > 1 năm sau NMCT cấp và nhóm C với người bình thường thấy giảm HF và tăng LF/HF (p < 0,05) ở nhóm A so với 2 nhóm kia,... và tăng LF, LF/HF cao hơn ở nhóm BN sau NMCT có THA so với nhóm không THA và có sự biến đổi tại thời điểm sau 1 năm của các chỉ số BTNT ở nhóm BN sau NMCT có THA Điều đó càng chứng tỏ tình trạng tăng hoạt TKGC tác động rất lớn đến sự biến đổi BTNT sau NMCT 4.2.3.3 ĐTĐ và biến đổi các chỉ số BTNT sau NMCT: tổn thương đa mạch vành và cơ tim, rối loạn chức năng TKTC là 3 yếu tố tạo nên lâm sàng bệnh tim . tim 24 giờ ở bệnh nhân sau NMCT cấp và sau theo dõi một năm. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các chỉ số BTNT với một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và RLNT ở BN sau NMCT cấp. *. sự biến đổi các chỉ số BTNT và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và RLNT ở BN sau NMCT cấp và theo dõi sau 1 năm, góp phần làm cơ sở đánh giá, tiên lượng và. sinh lý và bệnh lý khác nhau như: bệnh mạch vành, THA, ĐTĐ, đặc biệt có giá trị trong tiên lượng RLNT và đột tử ở các BN sau NMCT. 1.3. Biến thiên nhịp tim sau nhồi máu cơ tim. 1.3.1. Biến đổi

Ngày đăng: 12/07/2014, 13:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan