Đề thi đường lối cách mạng Đảng pdf

5 628 2
Đề thi đường lối cách mạng Đảng pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra TX Học phần: ĐLCMĐCSVN Điểm Lời phê của cô Đề: Làm rõ nội dung chủ trương đòi quyền dân chủ, dân sinh. Bài làm  Lí do xuất hiện chủ trương đòi quyền dân chủ dân sinh: - Tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ: • Tình hình thế giới: + Cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã khiến cho mâu thuẫn nội tại của CNTB ngày càng gay gắt, đồng thời làm cho phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao. + Chủ nghĩa Phát xít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi: phát xít Hitle ở Đức, phát xít Phrangco ở Tây Ban Nha, phát xít Mutxolini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật. Chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất, tàn bạo nhất, dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. + Ở Pháp, mặt trân bình dân lên nắm chính quyền do Đảng Xã Hội và Đảng Cộng sản thành lập đã có những chính sách thân thiện hơn với giai cấp công nhân và nông dân. + Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcova vào tháng 7-1935 do Dimitorop chủ trì đã diễn ra. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội. Nội dung đại hội :  Xác định lại kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa Phát xít.  Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa Phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.  Để thực hiện được nhiệm vụ cấp bách này, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thế giới cần thiết phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình và cải thiện đời sống. • Tình hình trong nước: + Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc tới mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội. + Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. + Các giai cấp và tầng lớp đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp, và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Thành viên: Huỳnh Long Lê Anh Khoa Huỳnh Tấn Phát Huỳnh Ngọc Tuấn Danh Thanh Hùng Trong lúc này các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới cho phong trào cách mạng nước ta. - Dưới ánh sáng của chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, trong những năm 1936 – 1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã họp hội nghị lần thứ hai (7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4 (9/1937) và lần thứ 5 (3/1938)… đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh mới phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.  Phân tích, làm rõ nội dung chủ trương đòi quyền dân chủ, dân sinh • Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Vì lúc này bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương đang ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. • Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. • Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Ban chấp hành Trung ương quyết định thành lập mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông. Để phù hợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân dân phản đế đã được đổi tên thành mặt trận dân chủ Đông Dương. • Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh thì không những phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng cộng sản Pháp “ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp”, mà còn đề ra khẩu hiệu “ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp” để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương. • Về hình thức tổ chức và phản biện đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đao quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp và phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp. - Giữa năm 1936, được tin Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình thuộc địa Đông Dương, Đảng đã phát động một phong trào đấu tranh công khai: Mở đầu là cuộc vận động lập Ủy Ban trù bị Đông Dương Đại hội, nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng để đưa lên Chính phủ Pháp. Quần chúng khắp nơi đã sôi nổi tổ chức hội họp diễn thuyết, lấy chữ kí và đưa ra các yêu sách; Đòi Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp trả lại tự do cho tù chính trị, đòi thực hiện ngày làm 8 giờ, trả lương các ngày nghỉ Nhưng sau đó phái đoàn này không sang. - Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, dân sinh: Năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương; Quần chúng nhân dân trong đó đông đảo và hăng hái nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức nhiều cuộc mittinh, biểu tình để đưa dân nguyện đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống (ở nông thôn và thành thị). - Bên cạnh những hoạt động trên, phong trào bãi công, bãi thị, bãi khoá đã nổ ra mạnh mẽ ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền:  Năm 1936, tổng bãi công của công ty than Hòn Gai.  Năm 1937, bãi công của công ty xe lửa Trường Thi.  Năm 1938 (01/5), một cuộc mittinh lớn của 2,5 vạn người đã diễn ra tại Quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội, với các khẩu hiệu: “Tự do lập hội Ái hữu, nghiệp đoàn, giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình ”. - Đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động thông qua báo chí và nghị trường:  Nhiều tờ báo của Đảng, Mặt trận dân chủ công khai ủng hộ phong trào dòi tự do dân chủ ra đời như: Tiền phong, Dân chúng, Bạn dân, Lao động, Tin tức  Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố, Giông Tố, Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng; Kịch có tác phẩm Đời Cô Lựu của Trần Hữu Trang…  Đảng đưa người của Đảng tham gia tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam kỳ, Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ để mở rộng công tác tuyên truyền và đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. - Phong trào đấu tranh đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ: Những đảng viên Đảng cộng sản và tù chính trị được trả tự do, Ban hành một số quy định về giảm giờ làm, tăng lương - Cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận nhân Pháp hạn chế dần các chính sách tự do dân chủ => Thực dân Pháp ở Đông Dương đã trở lại chính sách ngăn cấm các hoạt động dân chủ và đàn áp các phong trào đấu tranh. - Đảng đã nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, thu hẹp phong trào đấu tranh công khai và đến tháng 9/1939 thì chấm dứt hẳn để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho một giai đoạn đấu tranh mới. • Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: - Trong khi đề ra chủ trương mới để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh nhằm thực hiện các quyền dân chủ dân sinh, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng Đông Dương. Trong văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936, Đảng đã nêu một quan điểm mới: “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”. Vì rằng, tùy hoàn cảnh hiện thực bắt buộc, nếu nhiệm vụ chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề giải quyết điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau mới giải quyết vấn đề điền địa. - Nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế phải liên tiếp giải quyết, vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động. Nghĩa là, cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời, vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc, cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa. “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Tức là: phải xác định rõ vấn đề, vấn đề nào quan trọng thì giải quyết trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì giải quyết sau. - Đây là nhận thức mới của Ban chấp hành Trung ương, nó phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930. - Tháng 3/1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc, nêu rõ họa phát xít đang đến gần, Chính phủ Pháp hiện đã nghiêng về phía hữu, ra sức bóp nghẹt tự do dân chủ, tăng cường bóc lột nhân dân và ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Tuyên ngôn kêu gọi các tầng lớp nhân dân phải thống nhất hành động hơn nữa trong việc đòi các quyền tự do dân chủ, chống nguy cơ chiến tranh đế quốc. - Tháng 7/1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích. Tác phẩm đã phân tích những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương - một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc đó. Tác phẩm chẳng những có tác dụng lớn trong cuộc đấu tranh để khắc phục những lệch lạc, sai lầm trong phong trào vận động dân chủ, tăng cường đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, mà còn là một văn kiện lý luận quan trọng về xây dựng Đảng, về công tác vận động thành lập mặt trận thống nhất rộng rãi trong đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.  Những phong trào đấu tranh tiêu biểu: - Phong trào Đông Dương đại hội ( 8 - 1936 ): + Đảng phát động quần chúng, hội thảo đưa yêu sách gửi lên phái đoàn điều tra Pháp chuẩn bị sang Đông Dương. Ở Nam Kì ( 1936 ) có 600 Ủy ban hành động được thành lập và phân phát truyền đơn, báo chí, tổ chức mít tinh, hội thảo, đưa yêu sách dân sinh, dân chủ. Tháng 9 - 1936 ở Bắc Kì và Trung Kì thì các Ủy ban cũng nối tiếp nhau ra đời. + Thực dân Pháp đã đàn áp dã man bằng các giải tán các Ủy ban hành động, tịch thu các báo cổ động cho Đông Dương đại hội. + Tháng 9 - 1936 thì phong trào kết thúc. Quần chúng được giác ngộ, đòi quyền tự do, quyền sống. Đảng có bài học kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp. - Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ: + Sáu tháng cuối năm 1936 có 361 cuộc đấu tranh, tiêu biểu là ngày 23 - 11 - 1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương 25 %. + Năm 1937, có 400 cuộc bãi công của công nhân. Tiêu biểu là là cuộc đấu tranh của công nhân xe lửa Nam Đông Dương ( 9 - 1937 ) và công nhân mỏ than Vàng Danh ( 9 - 1937 ), Ngoài ra còn có 15 cuộc đấu tranh của nông dân đòi giảm tô, giảm tức, - Tháng 1 và 2 - 1937 đã diễn ra cuộc mít tinh biểu tình đón toàn quyền mới là Brêvie. Tháng 3 và 7 - 1937, Đảng phát động và quyết định thành lập các tổ chức quần chúng của công nhân, thanh niên, nông dân, + Năm 1938, tuy số lượng cuộc bãi công có giảm nhưng chất lượng lại tăng lên ở khẩu hiệu đấu tranh và sự phối hợp với các địa phương. Ngày 1 - 5 - 1938, nhiều nơi mít tinh công khai như ở Sài Gòn, Hà Nội, Tại khu Đấu Xảo ( Hà Nội ) diễn ra cuộc mít tinh của 2,5 vạn người. + Năm 1939, phong trào phát triển lên đỉnh cao vào tháng 6 tại Hải Phòng, Sài Gòn với khẩu hiệu tăng lương, ngày làm tám giờ và bảo hiểm xã hội. - Đấu tranh nghị trường: + Tháng 8 - 1937, Đảng vận động trí thức tiến bộ vào viện dân biểu và mở cuộc vận động bầu cử và hầu hết họ đã trúng cử. + Tháng 8 - 1938, viện dân biểu họp đã bác bỏ thuế thân và thuế điền thổ. + Năm 1938, 15 ứng viên của Đảng đã trúng cử vào viện dân biểu Bắc Kì. => Mục đích: nhằm mở rộng lực lượng của mặt trận dân chủ, vạch trần chính sách phản động thuộc địa của thực dân, tay sai và đấu tranh đòi quyền dân chủ cho Đông Dương. - Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: + Từ 1937, báo chí công khai của Đảng phát triển, lưu hành rộng rãi. Ở Bắc Kì và Trung Kì có báo bằng tiếng Việt, tiếng Pháp ra đời. + Mục đích: giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Đông Dương, Quốc tế cộng sản, Cuộc đấu tranh báo chí là mũi nhọn xung kích trong phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ. Báo chí tuyên truyền quan điểm của Đảng, tập hợp và hướng dẫn quần chúng đấu tranh. + Văn học hiện thực phê phán ra đời với những tác giả như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, thơ ca cách mạng của Tố Hữu. => Phong trào đã thu hút được kết quả to lớn về mặt văn hóa, tư tưởng, đông đảo quần chúng được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng. - Đấu tranh chống bọn Tơ-rốt-kit: Giai đoạn 1936 - 1939, ta đấu tranh chống bọn tay sai phản động Pháp như Đảng lập hiến ( địa chủ, tư sản ), Đảng Đông Dương dân chủ ( trí thức ), Phục quốc đồng minh ( của Cường Để ), nhằm giúp quần chúng hiểu rõ bộ mặt thật của bọn Tơ-rốt-kit, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của chúng.  Ý nghĩa của chủ trương đòi quyền dân chủ, dân sinh: - Chủ trương mới của Đảng đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữa liên minh công – nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới. - Đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập và tự do. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kì này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới trong cả nước. - Ý nghĩa của cao trào dân chủ 1936-1939:  Thuận lợi lớn nhất qua phong trào dân chủ 36 -39 là: quần chúng được tổ chức và giác ngộ, cán bộ của đảng được tôi luyện và tích luỹ những kinh nghiệm. Trong công tác xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.  Qua thực tế phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm về đấu tranh công khai, hợp pháp đạo đức chính trị, hoà bình về kết hợp mục tiêu chiến lược lâu dài với nhiều mục tiêu trước mắt.  Phong trào dân chủ 36-39 là một bộ phận của phong trào CM vô sản thế giới , đánh giá về phong trào dân chủ 36-39 Lê Duẩn nói: "Không có thời kỳ vận động đấu tranh dân chủ 36-39 thì sẽ không có CM tháng 8" => cao trào dân chủ 36-39 thực sự là 1 cao trào CM vĩ đại, đây là 1 cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của Đảng và nhân dân ta. Chuẩn bị cho thắng lợi CM tháng 8 năm 1945. . những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, tổng kết kinh nghiệm cuộc vận động dân chủ của Đảng, nhất là về đường lối xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dương - một vấn đề chính trị trung tâm của Đảng lúc. đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới. - Đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh. ngộ về con đường cách mạng của Đảng. - Đấu tranh chống bọn Tơ-rốt-kit: Giai đoạn 1936 - 1939, ta đấu tranh chống bọn tay sai phản động Pháp như Đảng lập hiến ( địa chủ, tư sản ), Đảng Đông Dương

Ngày đăng: 12/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan