Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu pps

11 304 0
Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu được vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết”, đó là kinh nghiệm của các thủ khoa của các trường ĐH thi khối B trong những năm gần đây chia sẻ. Muốn giải bài tập phải nắm vững lí thuyết Bất cứ một môn học nào cũng vậy, lí thuyết luôn là nền tảng giúp bạn xây dựng được “khung” kiến thức. Trong những năm trở lại đây, các đề thi môn sinh nội dung được ra rất sát với chương trình, không đánh đố. Tuy nhiên nếu chỉ thuộc lòng thôi thì khó có thể làm được, điều quan trọng là các bạn phải hiểu, nhớ lí thuyết và biết cách vận dụng lí thuyết đó vào các bài tập. Muốn làm được như vậy trước tiênbạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận, ghi những vấn đề chính mà thầy cô giảng, về nhà cần nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Ngoài ra bạn cũng nên ghi thành một dàn bài, ghi những chú ý cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, sử dụng bút nhiều màu để dễ phân biệt, để nhớ những phần đánh dấu. Hay ghi dàn bài ra giấy, sổ nhỏ để bỏ túi… Sau khi xem lí thuyết xong bạn hãy bắt tay vào làm các bài toán Sinh. Bắt đầu từ bài tập cô giáo giải ở lớp, che phần giải đi và tự làm. Cố gắng làm hết, có như vậy “trình” của các bạn mới nhanh chóng lên được. Sau khi môn sinh kết thúc một chương, một kì, bạn hãy tổng kết và nắm vững các ý chính của từng bài trong chương đó. Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy rối lên vì nhiều kiến thức. Lí thuyết thì có nhiều nhưng nội dung quan trọng dành cho các bài tập và thường được ra trong các kỳ thi ĐH chủ yếu tập trung vào hai phần trọng tâm sau đây: - Di truyền và biến dị: Cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Hiện tượng di truyền và biến dị. Quy luật di truyền và biến dị. Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất. - Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa. Bài tập sinh học không hề khó Bài tập sinh học có rất nhiều tuy nhiên bạn cần phân biệt được các dạng bài để có được những cách giải chính xác và độc đáo. Theo đó, bài tập Sinh gồm có hai dạng cơ bản là: Thứ nhất: Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Đối với dạng bài này, chỉ cần nắm vững công thức là bạn sẽ giải quyết rất nhanh và chính xác. Thứ hai: Bài tập về quy luật di truyền (bài tập về phép lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với dạng bài tập này, cần nắm vững lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài theo hai bước là biện luận và viết sơ đồ lai. Để biện luận 1 bài tập lai cần phải chú ý các bước sau: 1. Xác định tính trội, tính lặn của gen. 2. Quy ước kiểu gen. 3. Tìm quy luật di truyền. 4. Xác định kiểu gen bố mẹ. 5. Viết sơ đồ lai. Biện luận xong bạn bắt tay vào vẽ sơ đồ lai và kiểm tra kiểu hình xem đã chính xác chưa nhé. Nói chung nội dung chương trình sinh học cần ôn tập như sau: Gồm 3 phần : a. Di truyền và biến dị - Cơ sở vật chất di truyền và biến dị - Hiện tượng di truyền và biến dị - Quy luật di truyền và biến dị - Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất. b. Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa. c. Bài tập di truyền và biến dị. Thích (0) (0) Ngày gửi: 15/01/2011 - 08:49 | Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này thanhhue Để học tốt môn sinh học thì điều cần nhất là bạn phải ham thích nó và phải luôn tâm niệm trong đầu câu hỏi "tại sao". Chỉ khi thích học nó và khám phá những điều mới trong lĩnh vực này mới có thể giúp bạn có động lực để tìm hiểu và khám phá dần những bí ẩn xoay quanh đời sống hàng ngày của con người nói riêng và cả sinh giới nói chung. Bạn phải luôn đặt ra câu hỏi trong đầu mình rằng tại sao hiện tượng sinh học này nó là thế này mà không phải là thế khác, tại sao có con sâu thì màu xanh, có con lại đủ thứ màu sặc sỡ, tại sao và tại sao, Còn các bí quyết khác thì cũng giống như những môn khác thôi, đó là: đọc kỹ sách giáo khoa, đọc nhiều tài liệu tham khảo, học bằng các nguồn trên internet, tìm hiểu thực tế trong tự nhiên, v.v.v Chúc bạn học tốt môn Sinh cũng như các môn học khác! Thích (0) (0) Ngày gửi: 15/01/2011 - 08:50 | Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này ngocthan Học sinh mình có thói quen là chỉ làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi. Ôi! Tớ không biết ôn thế nào bây giờ? Chương trình Sinh học lớp 12 thường rất dài, nặng và khó học. Vì vậy chúng ta nên tự làm đề cương ôn tập cho từng chương trong sách giáo khoa. Sau khi làm xong đề cương phải nắm được những chương nào có bài tập, chương nào không. Có như vậy mới không bị bỏ sót kiến thức. Về chương Biến hoá cũng cần lưu ý tuy nặng về lý thuyết nhưng có phần tư duy khái quát, tổng hợp. Phải hiểu được bản chất của vấn đề là gì, để nắm chắc từng bài, từng câu hỏi từng mục trong sách giáo khoa. Với các chương Hiện tượng di truyền và ứng dụng, Quy luật di truyền, Di truyền học vật thể, Di truyền học ở người đều có bài tập, do đó phải học sinh phải học kỹ lý thuyết thì mới giải bài tập tốt được. Để suy luận giải bài tập nhanh nên ôn tập theo chủ đề. Ví dụ: Chương 2, Quy luật di truyền thì nên tách ra học và đặt câu hỏi "như thế nào" đối với từng cặp phép lai, trong phép lai 2 cặp này thì bạn phải biết có quy luật di truyền nào bị chi phối. Nếu phân biệt được thì chúng mình sẽ làm bài rất nhanh. Những chú ý nho nhỏ để đạt điểm cao * Các bạn thường thấy có một số câu hỏi có kí hiệu tam giác bên cạnh. Chú ý nhé, những câu hỏi đó có khả năng sẽ là những câu hỏi trong thi trắc nghiệm đấy. Đừng bao giờ coi thường nhé. * Học sinh mình có thói quen là chỉ làm các bài tập trên lớp hoặc trong sách chính mà bỏ quên cuốn bài tập Sinh học. Hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi trắc nghiệm trong đó. Như vậy là bạn đã nắm chắc là làm được 80-90% bài thi. * Ngoài ra, nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để xem khả năng của mình làm trắc nghiệm như thế nào và nên lưu ý căn thời gian làm bài thi. Câu nào phân vân nên tìm xem điểm bất hợp lý là ở đâu để dùng phương pháp loại trừ. * Để biết mình đã chọn câu đúng hay chưa các bạn có thể kiểm tra lại bằng cách lật lại câu hỏi tại sao đáp án này đúng và giải thích được. Đừng làm bài theo cảm nhận. * Đối với các bài tập tính toán nên chú ý và cẩn thận vì chỉ cần sai một chút thôi là có thể kéo theo sai cả bài. Thi trắc nghiệm có lợi thế là không phải diễn giải nhưng có học thuộc và nắm chắc lý thuyết thì mới yên tâm làm được bài thi. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên các bạn không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1 mục nhỏ nào. Chúc các bạn thành công! Thích (0) (0) Ngày gửi: 15/01/2011 - 08:50 | Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này huongnha Lớp 12 kiến thức chủ yếu rơi vào phần di truyền - biến dị - tiến hóa - sinh thái học. Khó nhất ở phần di truyền và biến dị, còn hai phần kia ( mình chưa học tiến hóa còn sinh thái học lớp 9 học rồi thấy cũng dễ ), nên mình nói sơ qua để bạn coi lại phần di truyền và biến dị! + Phần này học cơ bản lớp 9 hết rồi => mở sách lớp 9 ra coi lại sơ. + Về phần "tính quy luật của hiện tượng di truyền": - Học - nắm kĩ các khái niệm. Cần so sánh thêm để hiểu sâu và tránh nhầm lẫn ( vd: so sánh / phân biệt quy luật phân li và phân li độc lập, biến dị tổ hợp với đột biến, trội hoàn toàn với không hoàn toàn, ) - Mua sách về học và đọc thêm về các bài toán lai. Cách làm một số bài toán lai: * Bài toán cho biết P, tìm F1 ( và F2): B1: quy ước gen : vd A là trội - a là lặn , B2: xác định kiểu gen của P. B3: viết sơ đồ lai: mỗi P cho ra mấy loại giao tử ( vd: AA cho ra 1 loại giao tử A với số lượng là 2, Aa cho ra hai loại giao tử A và a, ). rồi ghép các giao tử lại với nhau để cho ra F1 (hợp tử). B4: kiểm tra - nhận xét. Vd: Cho hai cây thuần chủng thân cao, hạt nhăn lai với cây thân thấp, hạt trơn, được F1. Xác định kiểu gen F1 và viết sơ đồ lai. Biết thân cao là trội so với thân thấp, hạt trơn là trội so với hạt nhăn. Quy ước gen: A là thân cao - a thân thấp B là hạt trơn - b hạt nhăn Có P thuần chủng và có kiểu hình P: => 1 P cao, nhăn có kiểu gen: AAbb => 1 P thấp, trơn có kiểu gen: aaBB Ta có sơ đồ lai: P x P : AAbb x aaBB G : Ab , Ab aB , aB F1 : AaBb , AaBb. Cơ bản là như vậy, bạn mua sách về ôn thêm sẽ hiểu hơn! + Các bài tính toán - di truyền trong cấp độ phân tử và té bào: - Các bài về ADN, mARN, prôtêin: nắm phần cấu tạo, cấu trúc để so sánh phân biệt. Mua sách về đọc các công thức để làm bài, như: cấu trúc ADN, nhân đôi gen, sao mã, dịch mã, - Các bài về NST: chủ yếu rơi vào phân bào và thụ tinh. Học kĩ lý thuyết cấu trúc NST, quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Làm các bài tập về phân bào! + Biến dị: - Đột biến gen: lý truyết nói chung cũng đơn giản, bài tập cũng không khó, chủ yếu nắm vững định nghĩa - các dạng đột biến - cơ chế - hậu quả. - Đột biến cấu trúc NST: Có hai dạng đột biến số lượng và đột biến cấu trúc. Cần nắm vững lý thuyết (giống đột biến gen) và phân biệt. Đề thi đại học - tốt nghiệp, chủ yếu hay ra mấy [...]...phần này nên bạn cũng cần mua sách về đầu tư học mấy dạng toán hay làm _ _… . Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu được vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết”, đó là kinh nghiệm của các thủ. lại đây, các đề thi môn sinh nội dung được ra rất sát với chương trình, không đánh đố. Tuy nhiên nếu chỉ thuộc lòng thôi thì khó có thể làm được, điều quan trọng là các bạn phải hiểu, nhớ. bạn phải hiểu, nhớ lí thuyết và biết cách vận dụng lí thuyết đó vào các bài tập. Muốn làm được như vậy trước tiênbạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan