Đề thi thử ĐH môn sinh 2010

4 239 0
Đề thi thử ĐH môn sinh 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi Thử ĐH 2010 môn Sinh học 1. Chiều dài của gen 2040A o và có 1400 liên kết hiđrô. Gen bị đột biến thêm một cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen bị đột biến tự sao 3 lần là bao nhiêu? A. A=T=2008 nuclêôtit; G=X=1407 nuclêôtit. B. A=T=2807 nuclêôtit; G=X=1400 nuclêôtit. C. A=T=2870 nuclêôtit; G=X=1400 nuclêôtit D. A=T=2800 nuclêôtit; G=X=1407 nuclêôtit. 2. Các quá trình nào sau đây đã tạo cho quần thể trở thành một kho dự trữ biến dị di truyền vô cùng phong phú? A. Đột biến và ngẫu phối. B. Đột biến và giao phối có lựa chọn. C. Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn. D. Đột biến và tự phối. 3. Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AaBbDd x AaBbDd B. AaBBDD x AABbDd C. AaBbdd x aabbdd D. AABbdd x AabbDD 4. Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là: A. Sản lượng sữa bò. B. Khối lượng 1000 hạt lúa. C. Sản lượng trứng gà. D. Tỉ lệ bơ trong sữa bò. 5. Quan hệ nào sau đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ? A. Vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu. B. Hải quỳ và tôm kí cư. C. Vi khuẩn lam và nấm. D. Phong lan sống trên cây rừng. 6. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A. Da người sạm đen khi có nắng B. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm C. Sự xuất hiện bệnh loạn sắc ở người. D. Người di cư lên vùng cao có số lượng hồng cầu tăng 7. Các khu sinh học trong sinh quyển bao gồm: A. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. B. khu sinh học trên cạn, khu sinh học vùng khơi, khu sinh học nước đứng và khu sinh học nước chảy. C. khu sinh học trên cạn, vùng ven bờ và vùng khơi. D. khu sinh học trên cạn, khu sinh học dưới nước và vùng đệm. 8. Đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập là: A. Làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. C. Các gen không alen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. D. Các gen phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. 9. Yếu tố nào sau đây không tuần hoàn trong hệ sinh thái? A. Nitơ. B. Nước. C. Bức xạ mặt trời. D. Cacbon. 10. Khi đề cập đến thuyết tiến hóa tổng hợp nội dung nào sau đây không đúng? A. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, với thời gian ngắn và có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm. B. Thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên thành tựu chủ yếu của di truyền học quần thể và di truyền học phân tử. C. Phát triển nhanh và chiếm vị trí trung tâm của thuyết tiến hóa hiện đại. D. Thuyết tiến hóa tổng hợp ra đời vào thế kỉ XX và dựa trên thành tựu của nhiều bộ môn khoa học. 11. Động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số giữa: A. diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng góp phần tích nhiệt cho cơ thể. B. diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể dễ bị thay đổi. C. diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể không ổn định. D. diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. 12. Vào thời điểm khởi đầu của quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong xuất hiện đó là kiểu quần xã có đặc điểm A. quần xã sinh vật sống tự dưỡng B. quần xã sinh vật sống kí sinh C. quần xã sinh vật hoại sinh D. quần xã sinh vật sống dị dưỡng 13. Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a thân thấp; B: hoa màu đỏ, b: hoa màu trắng; D: hạt trơn, d: hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. Số loại kiểu hình ở F 1 là: A. 8 B. 9 C. 16 D. 27 14. Gen A có số nuclêôtít là 1800 nuclêôtít; A = 360 nuclêôtít. Đột biến làm giảm 7 liên kết hyđrô trong gen A tạo thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axít amin. Số nuclêôtít từng loại trong gen a là A. A = T = 357 nuclêôtít ; G = X = 540 nuclêôtít. B. A = T = 360 nuclêôtít ; G = X = 537 nuclêôtít. C. A = T = 358 nuclêôtít ; G = X = 539 nuclêôtít. PKH – Thi thử ĐH 2010 Fn - 1 D. A = T = 359 nuclêôtít ; G = X = 538 nuclêôtít. 15. Sự xuất hiện cơ thể lai xa và đa bội hóa được coi là sự xuất hiện loài mới khi A. hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường. B. được sinh sản, nhân lên về số lượng thành một quần thể và đứng vững qua chọn lọc tự nhiên. C. không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. D. cơ thể này có khả năng sống sót. 16. Khâu nào là khâu cuối cùng trong kĩ thuật cấy gen bằng plasmit? A. Tạo ADN tái tổ hợp B. Nối ADN của tế bào cho vào plasmit C. Tách ADN NST của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 17. Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi: A. Sức sinh sản của quần thể. B. Mật độ cá thể của quần thể. C. Khả năng phát tán của quần quần thể sinh vật. D. Mức độ tử vong của quần thể. 18. Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây? I. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh II. Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật III. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính, kể cả sinh sản sinh dưỡng IV. Sức sống rất cao A. II, III và IV B. III và IV C. III D. II, III 19.T rong quá trình phát sinh loài người, cấu tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiếng nói có âm tiết là: A. sự xuất hiện vùng cử động nói B. lồi cằm dô ra C. sự biến đổi tư thế đầu và cổ do đi thẳng người D. sự xuất hiện vùng hiểu tiếng nói 20. Cho biết: AA quy định hoa đỏ, Aa quy định hoa hồng, aa quy định hoa trắng. B- quy định quả tròn, bb quy định quả dài. Nếu các gen phân ly độc lập thì có bao nhiêu kiểu tổ hợp kiểu gen và kiểu hình? A. 4 kiểu hình, 6 kiểu gen B. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen C. 6 kiểu hình, 6 kiểu gen D. 6 kiểu hình, 9 kiểu gen 21. Số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 đôi khi tới 10 lần là của các quần thể: A. Chim bồ câu, thiên nga. B. Gà, hươu, nai. C. Muỗi, ruồi. D. Ngỗng, vịt. 22. Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. Bố mẹ truyền đạt cho con cái một kiểu gen, kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường còn kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. D. Bố mẹ truyền đạt cho con cái những tính trạng đã có sẵn và không thay đổi theo điều kiện sống. 23. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền sau, quần thể nào đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1 B. 0,48 AA + 0,44 Aa + 0,08 aa = 1 C. 0,49 AA + 0,44 Aa + 0,07 aa = 1 D. 0,48 AA + 0,41 Aa + 0,09 aa = 1 24. Ở tế bào có nhân chính thức, mARN sau khi được tổng hợp xong sẽ: A. rời khỏi nhân ra màng tế bào để tổng hợp prôtêin B. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình dịch mã C. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình sao mã D. rời khỏi nhân tới tế bào chất để tham gia vào quá trình phiên mã 25. "Chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường". Đây là A. chu trình nước. B. chu trình nitơ. C. chu trình sinh địa hóa. D. chu trình Cacbon. 26. Biết A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, các alen nằm trên NST thường. Một quần thể lúa ở trạng thái cân bằng có 20000 cây, trong đó có 450 cây thấp. Số lượng lúa ở từng kiểu gen khi đạt trạng thái cân bằng di truyền là: A. AA = 7200 ; Aa = 9600 ; aa = 3200 B. AA = 16200 ; Aa = 3600 ; aa = 200 C. AA = 5000 ; Aa = 10000 ; aa = 5000 D. AA = 14450 ; Aa = 5100 ; aa = 450 27. Một phân tử ADN có chiều dài 5100A 0 , trong phân tử này số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Số liên kết hiđrô có mặt trong cấu trúc ADN là A. 3000 B. 3900 C. 1500 D. 600 28. Phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí - hóa để cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc ít có hiệu quả ở đối tượng nào dưới đây? A. Vật nuôi B. Vi sinh vật PKH – Thi thử ĐH 2010 Fn - 2 C. Cây trồng D. Vật nuôi và vi sinh vật 29. Hợp tử của một loài nguyên phân bình thường bốn lần và đã sử dụng nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương với 1200 NST đơn. Một tế bào sinh dưỡng của loài trên chứa 81 NST. Cơ thể mang tế bào sinh dưỡng đó có thể là A. thể đa bội. B. thể không nhiễm. C. thể đa bội lẻ. D. thể tam nhiễm. 30. Số axit amin trong chuỗi hemôglôbin của tinh tinh sai khác so với người là A. 3 axit amin. B. 1 axit amin. C. 0 axit amin. D. 8 axit amin. 31. Bệnh nào sau đây ở người được chi phối bởi hiện tượng di truyền chéo? A. Hội chứng Claiphentơ. B. Máu khó đông. C. Hội chứng Đao. D. Dính ngón tay thứ 2 và thứ 3. 32. Cho giao phối hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám - cánh dài và thân đen - cánh ngắn, F 1 thu được 100% thân xám - cánh dài. Tiếp tục cho F 1 giao phối với nhau, F 2 có tỷ lệ 70,5% thân xám - cánh dài : 20,5% thân đen - cánh ngắn : 4,5% thân xám - cánh ngắn : 4,5% thân đen - cánh dài. Hai tính trạng đó đã di truyền A. liên kết hoàn toàn. B. liên kết không hoàn toàn. C. tương tác gen. D. phân li độc lập. 33. Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtit của gen và G = 900 Nu. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường đã phải cung cấp 9000 nuclêôtit loại A. Số lần tự nhân đôi của gen là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 34. Xét các hậu quả của đột biến NST: I. Làm cho các gen trên NST xa nhau hơn II. Làm cho các gen trên NST gần nhau hơn III. Làm thay đổi hình dạng, kích thước NST IV. Làm thay đổi nhóm gen liên kết của NST Hậu quả của đột biến mất đoạn NST là: A. I và IV B. III và IV C. II, III và IV D. I, II, III 35. Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích như thế nào? A. Cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin C. Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin D. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục được vật chất di truyền giữa các thế hệ 36. Người ta dựa vào sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của các loài để tìm hiểu A. hiện tượng thoái hóa các cơ quan. B. quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau. C. hiện tượng cơ quan tương đồng. D. lịch sử tiến hóa của một loài. 37. Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định. Một gia đình có bố bình thường, mẹ bình thường, con trai của họ có thể có những kiểu gen và kiểu hình nào sau đây? 1. X A Y và mù màu. 3. X A Y và không mù màu. 2. X a Y và mù màu. 4. X a Y và không mù màu. Câu trả lời đúng là: A. 2 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 4. D. 1 và 2. 38. Theo Đacuyn, các nhân tố nào sau đây và mối quan hệ của nó là cơ chế hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống? A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên B. Đột biến, giao phối, chọn lọc nhân tạo C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên D. Biến dị, di truyền, phân li tính trạng 39. Phép lai nào sau đây không phải là phép lai phân tích? A. AaBb x AaBb B. AABb x aabb C. AA x aa D. Aa x aa 40. Trong tế bào 2n bình thường, NST giới tính của con đực chỉ có một chiếc hình que (kí hiệu XO) được tìm thấy ở A. cá chép. B. bọ xít. C. bồ câu. D. vịt nhà. 41. Một hệ sinh thái bao gồm các thành phần cấu trúc: A. Nhiệt độ, ánh sáng, sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng. B. Thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. C. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, sinh vật. D. Ánh sáng, khí hậu, sinh vật tự dưỡng, sinh vật dị dưỡng. PKH – Thi thử ĐH 2010 Fn - 3 42. Ở loài ong mật, ong thợ thích nghi với việc tìm mật hoa, lấy phấn hoa đảm bảo cho sự tồn tại của tổ ong nhưng không sinh sản được, do đó không thể di truyền đặc điểm thích nghi này cho thế hệ sau, việc này do ong chúa đảm nhiệm. Nếu ong chúa không sinh sản được những ong thợ tốt thì cả đàn bị tiêu diệt. Điều đó chứng tỏ đối tượng của chọn lọc tự nhiên là: A. từ cấp trên cá thể B. cá thể C. quần thể D. từ cấp dưới cá thể 43. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là A. quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa. B. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định. D. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột. 44. Y học có thể làm hạn chế cho người mắc bệnh máu khó đông bằng cách nào? A. Tiêm kháng sinh liều cao cho người bệnh B. Tiêm insulin cho người bệnh C. Tiêm chất sinh sợi huyết cho người bệnh D. Phẫu thuật nối mạch cho người bệnh 45. Nguồn thức ăn làm ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của vượn. Điểm nào sau đây là không đúng? A. Góc quai hàm bé B. Bộ răng thô C. Xương hàm to D. Răng nanh phát triển 46. Thể tứ bội khác với thể song nhị bội ở điểm nào sau đây? A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ. B. Tế bào dinh dưỡng của thể tứ bội có gấp đôi vật chất di truyền của một loài còn tế bào của thể song nhị bội mang hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau. C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ. D. Thể tứ bội có sức sống cao, năng suất cao còn thể song nhị bội có sức sống và năng suất thấp hơn. 47. Người ta phân chia cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật thành: A. Tuổi sinh thái, tuổi quần thể, tuổi sinh hóa. B. Tuổi sinh lí, tuổi sinh hóa, tuổi địa lí. C. Tuổi sinh thái, tuổi quần thể, tuổi địa lí. D. Tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể. 48. Thành tựu không phải của lai tế bào là: A. cấy gen tổng hợp kháng sinh của xạ khuẩn vào những chủng vi khuẩn dễ nuôi sinh sản nhanh B. tạo được cây lai giữa khoai tây và cà chua C. tạo được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất xa nhau D. tạo được cây lai từ hai loài thuốc lá khác nhau 49. Ở quần thể giao phối, nếu một quần thể chưa cân bằng thì trải qua bao nhiêu thế hệ thì quần thể đó đạt trạng thái cân bằng? A. Một thế hệ B. Hai thế hệ C. Ba thế hệ D. Bốn thế hệ 50. Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hoa trắng và hoa đỏ, thế hệ F 2 thu được tỉ lệ A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ. C. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. ~~~ Hết ~~~ PKH – Thi thử ĐH 2010 Fn - 4 . khu sinh học trong sinh quyển bao gồm: A. khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. B. khu sinh học trên cạn, khu sinh học vùng khơi, khu sinh học nước đứng và khu sinh. thể sinh vật thành: A. Tuổi sinh thái, tuổi quần thể, tuổi sinh hóa. B. Tuổi sinh lí, tuổi sinh hóa, tuổi địa lí. C. Tuổi sinh thái, tuổi quần thể, tuổi địa lí. D. Tuổi sinh lí, tuổi sinh. nguyên sinh, quần xã tiên phong xuất hiện đó là kiểu quần xã có đặc điểm A. quần xã sinh vật sống tự dưỡng B. quần xã sinh vật sống kí sinh C. quần xã sinh vật hoại sinh D. quần xã sinh vật

Ngày đăng: 12/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan