Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống pdf

27 782 5
Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống 1. Vì sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm tro bếp? –> Để cung cấp đủ kali, trong tro bếp có K2CO3. 2. Vì sao các cụ ngày xưa thường dùng nước tro để ninh xương? –> Chắc là vì K2CO3 trong tro bếp tác dụng với muối canxi trong xương sinh ra hợp chất kết tủa CaCO3 làm cho xương…chóng nhừ. 3. Vì sao trước khi nhuộm áo bằng củ nâu, các cụ nhà ta thường ngâm nó xuống bùn ao? –> Chịu, không biết trong củ nâu chứa chất gì. 4. Vì sao cồn 100* có tính sát khuẩn kém cồn 96*? –> Chắc là cồn 96* chứa nước, nên có tính sát trùng cao hơn (không biết có liên quan đến liên kết hydro với nước không? 5. Vì sao cồn Iot để lâu, khi bôi lên vết thương sẽ gây xót? –> Vì cồn iot là một dung dịch iot tan trong cồn (cồn là dung môi), mà cả cồn và iot đều có tính khử trùng và kích thích rất mạnh (không phải là kích thích tâm, sinh lý đâu nên gây cảm giác xót, tuy nhiên nó không gây hại và cảm giác đau cũng không kéo dài. Không nên bôi cồn iot vào những vết thương hở. 6. Vì sao khi ăn cháy cơm ở đáy nồi (hic, trừ nồi cơm điện có lớp chống dính ra) thì có vị ngọt hơn so với cơm thường? –> Vì cơm trong cơm cháy có đường tạo thành, còn cơm không cháy thì chỉ có tinh bột thôi. PTPU: (C6H10O5)n + nH2O ———–> nC6H12O6 Mình ăn cơm cháy rồi, chỉ thấy khét thôi, chẳng ngọt gì cả. 7. Vì sao ăn mật ong lại có thể chữa được bệnh đau dạ dày? –> Trong mật ong chứa đường glucozơ (40%), bệnh đau dạ dày thì nhiều nguyên nhân lắm, không biết nguyên nhân nào mà trả lời đây, vì tớ chẳng biết nguyên nhân nào cả –> bỏ qua.[/red] 8. Vì sao NH4HCO3 và (NH4)2CO3 khi nhiệt phân đều cho nhiều khí NH3, CO2 và H2O nhưng người ta chỉ dùng NH4HCO3 làm bột nở? –> Vì (NH4)2CO3 khi phân hủy cho lượng CO2 bằng NH4HCO3, nhưng lượng NH3 (mùi khai) thì nhiều hơn nên rất khó ngửi (cứ như ăn bánh trong WC vậy, không chịu nổi) Khi phân hủy (NH4)2CO3: (NH4)2CO3 ——> 2 NH3 + CO2 + H2O => 1 mol (NH4)2CO3 cho 2 mol NH3 và 1 mol CO2. Khi phân hủy NH4HCO3: 2 NH4HCO3 ——> (NH4)2CO3 + CO2 + H2O sau đó: (NH4)2CO3 ——> 2 NH3 + CO2 + H2O => NH4HCO3 ——> NH3 + CO2 + H2O => 1 mol NH4HCO3 cho 1 mol NH3 và 1 mol CO2. Tác dụng của bột nở là khi phân hủy do tác dụng của nhiệt (từ lò nướng) thì các chất trong bột nở (NH4HCO3) bị phân hủy sinh ra các chất khí (NH3 và CO2), các khí này thoát ra từ trong lòng chiếc bánh, làm cho chúng nở to ra, tạo ra các lỗ xốp khiến bánh mềm, dễ ăn. Ngày xưa không có bột nở nên bánh làm ra đặc kín, cứng đờ, ném chó chó chết. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều thì tạo mùi khai (do NH3), khắc phục rất đơn giản: nếu bánh làm ra bị khai (do NH3 từ bột nở, không phải từ các nguồn…thiên nhiên khác) thì chỉ cần cho vào lò vi sóng (micro-wave), để chế độ làm tan băng là bật máy lâu lâu một chút là ổn, NH3 sẽ thoát ra hết. Đừng để lâu kẻo nó lại tạo thành than đấy. 9. Thế nào là axít bị ức chế ? Cho ví dụ? –> Tớ xin nhờ trợ giúp: Gọi điện thoại cho người thân. 10. Tại sao than đá chất thành đống có thể tự bốc cháy? Làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng này? –> Cái này đọc ở đâu rồi nhưng không thể nhớ ra. Tớ xin nhờ sự trợ giúp của khán giả trong trường quay Olympia. 11. Khi 1 thùng đựng xăng đầy ắp và có 1 thùng đựng xăng không đầy bị cháy thì trường hợp nào nguy hiểm hơn tại sao ? –> Thùng đựng không đầy xăng nguy hiểm hơn vì trong thùng này còn khoảng trống chứa không khí, áp suất tăng cao đột ngột (do các khí sinh ra khi xăng cháy) sẽ làm nổ bình xăng này mạnh hơn. 12. Tại sao que diêm đang cháy đem ra ngoài chỗ thoáng lại bị tắt còn thanh củi thì ngược lại ? –> Vì que diêm có ngọn lửa quá nhỏ, khi đem ra chổ thoáng, các chất oxi hóa trên đầu nó cháy hết, lại bị gió thổi nên tắt. Còn thanh củi có ngọn lửa lớn, đem ra chổ thoáng thì lượng khí oxi tăng nên cháy càng mạnh, gió không thể thổi tắt được. 13. Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc “Nóng thì nở ra, lạnh thì co lại” vậy tại sao nước ở thể rắn (nước đá) thì lại ngược lại? –> Do cấu tạo đặc biệt của nước đá (chỉ duy nhất nước mới có) nên trong khoảng nhiệt độ từ 0* tăng lên 4* thì thể tích nước đá co lại (chứ không nở ra như bình thường). Chính vì vậy, nước đá ở 4*C có khối lượng riêng lớn nhất. 14. Tại sao khi nấu canh cá người ta lại cho các chất chua vào? –> Các chất chua khử mùi tanh của cá. Bạn nào biết thì trả lời cụ thể hơn nhé! 15. Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và cực âm của một ắc quy? –> Đừng nói là bạn sẽ điện phân…củ khoai đấy nhé. 16. Chúng ta chắc hẳn ai cũng một lần bị kiến , ong đốt rất ngứa phải không ạ. Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại thìlấy vôi bôi vào chỗ bị đốt . Rất có hiệu quả đó. Dưới quan điểm của hoá học các bạn thử giải thích xem. –> Vôi phản ứng với các chất độc có trong nọc ong tạo ra hợp chất khác. 17. Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH đủ để thuỷ phân 1g chất béo ,tại sao không phải là NaOH mà cứ phải là KOH? –> Không biết. 18. Tại sao ở các bệnh viện người ta lại thich trồng thông hơn là các cây khác? –> Nhựa thông có tính diệt khuẩn. 19. Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn? –> Cu hòa tan một phần nhỏ vào nước tạo thành ion Cu2+ trong nước, không biết cây có hấp thụ không. 20. Lan đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ tinh để bốc hơi nước đi. Dần dần em thấy xuất hiện một loại tinh thể. Nó có thể hoà tan trong nước. Thử bằng giấy chỉ thị thì thấy nó có tính kiềm. Lan nghĩ rằng bằng các này em có thể tạo ra tinh thể của NaOH. BẠn thử nghĩ xem: ý kiến của Lan đúng hay sai? –> Không thể tạo ra, sai rồi Lan ơi! Đó là Na2SiO3: 2NaOH + SiO2 ——> Na2SiO3. 21. Tại sao khi luộc rau thì cho thêm một ít muối và mở vung thì rau xanh và giòn hơn ? –> Vì muối hút nước từ rau xanh (tính thẩm thấu của nước từ rau ra ngoài môi trường, từ nơi có nồng độ loãng ra đặc) nên rau giòn hơn. Còn rau có màu xanh thì không biết. Khi đậy vung thì sao rau lại đỏ nhỉ? 21. Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến dưa hành? –> Vì trong dưa hành có chất chua (axit) nó giúp cho dạ dày tiêu hóa thịt mỡ nhanh hơn. 22. Vì sao khi ăn phải bả, chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ? –> Vì nó muốn uống nước lần cuối trước khi lìa đời , tớ đùa đấy, là nó muốn dùng nước làm tan chất độc: bả chuột thực chất là Zn3P2 (kẽm phophua), nó thủy phân hoàn toàn trong nước theo PTPU sau: Zn3P2 + 6H2O ——> 3Zn(OH)2 + 2PH3 Hợp chất Zn(OH)2 và PH3 không độc (với lượng nhỏ). Nhưng vấn đề là “sao con chuột biết được PTPU trên nhỉ? Nó đâu có đi học?” Chắc đấy là do bản năng của động vật (khi nhiễm độc thì việc đầu tiên là uống nước). Nếu con chuột đó kịp uống nước thì nó có chết không? Theo mình chắc là có, vì Zn(OH)2 kết tủa keo làm chỉ có chỗ thoát? 23. Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn ? –> Vì trong cơn mưa, các hạt mưa kéo bụi xuống, mặt khác, sấm sét tạo ra một lượng nhỏ khí ozon (O3) có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. 24. Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước? –> Vì phèn chua bị thủy phân trong nước tạo kết tủa keo, nó lắng xuống đáy thùng cùng với các hạt bụi, giúp cho nước trong thùng trong hơn. Công thức hóa học của phèn là Al2(SO4)3.K2SO4.12H2O, trong nước phân ly: Al2(SO4)3.K2SO4.12H2O —> Al2(SO4)3 + K2SO4 + 12H2O. sau đó Al2(SO4)3 + 2H2O —–> 2Al(H2O)3+ + 3SO42- Al(H2O)3+ + H2O ——> Al(OH)2+ + H3O+ Al(OH)2+ + 2H2O ——> Al(OH)3 + H3O+ Al(OH)3 kết tủa keo, kéo theo chất bẩn lắng xuống đáy thùng. Cần lưu ý là các hạt keo có khối lượng rất nhỏ, nếu để tự do thì đến mấy ngày chúng cũng không lắng được xuống đáy bình, nhưng nhờ một tính chất đặc biệt mà chúng làm sạch nước được. Các hạt keo có tính chất chung là: khi hòa vào nước, chúng mang điện tích âm, vì cùng điện tích nên chúng đẩy nhau và không thể kết hợp lại để tạo thành các hạt lớn hơn nên không thể lắng xuống được. Nhưng phèn chua thì khác: trong phèn chua, nhiệm vụ chính là của Al2(SO4)3 (còn K2SO4 không có tác dụng), nó sinh ra Al(OH)3, các hạt keo này tích ĐIỆN DƯƠNG, khi gặp các hạt bụi mang điện tích âm, chúng trung hòa lẫn nhau và tạo thành hạt lớn hơn, có khả năng tự lắng xuống đáy. Một số loại muối ăn cũng có tính chất này, nhưng vì phải dùng với lượng lớn nên có vị lợ, rất khó ăn, thua xa phèn nhôm. 25. Tại sao máu màu đỏ, còn cỏ thì lại có màu xanh? –> Vì trong máu có hemoglobin (hồng cầu) có các sắc tố đỏ, còn cỏ thì có chất diệp lục (clorophin) mang sắc tố xanh. Tuy nhiên, mình ngĩ đây là câu hỏi liên quan đến vật lý nhiều hơn là hóa học, vì nếu giải thích sâu xa, thì là do cấu tạo của các chất này (hemoglobin và clorophin) hấp thụ toàn bộ các dải sóng khác trong ánh sáng nhìn thấy (0,38 – 0,76 micromet), trừ dải sáng xanh và đỏ. Vì thế, chúng phản xạ lại chùm sáng có bước sóng này tới mắt chúng ta, và chúng ta thấy chúng có màu như vậy. 26. Một người cầm một con dao chặt đứt đôi thanh củi rồi đưa con dao đó cắt vào tay mình lập tức máu chảy ròng ròng. Nhưng ô kìa tay vẫn không sao! Tại sao lại lạ vậy? –> Mình chẳng hiểu gì cả, đây có lẽ là câu hỏi về ảo thuật, dữ kiện bạn đưa ra quá thiếu, không thể giải thích nổi. Có [...]... thêm nước vào –> Đó là nước hả? 71 Khi nào oxi được giải phóng trong phản ứng cháy? –> Phản ứng “cháy” có nhiều loại, nếu định nghĩa “cháy” là phản ứng kết hợp với oxi thì không thể sinh ra oxi được, nếu là “cháy” trong chất khác thì có khả năng sinh ra oxi (trong phản ứng oxi hóa-khử nào đó chẳng hạn) 72 Có một bình đựng CaC2 Làm thế nào để biến nó thành CaCO3 mà không dùng thêm chất hoá học nào khác... có bán tại các nhà sách trên toàn quốc 31 Tại sao người ta lại thường đựng các dung dịch ,hoá chất vào các bình thuỷ tinh mỏng vậy Sao không đựng vào các lọ dầy có tốt hơn không? –> Nếu là nước nóng thì còn giải thích được chứ dung dịch hóa chất thì CHỊU 32 Đố mọi người biết thuỷ tinh hoà tan là gì và nó được ứng dụng ở đâu? –> Có phải nó là thủy tinh có nhiều lỗ nhỏ có thể hút ẩm không? 33 Muốn có được... vàng đậm quấy đều không có hiện tượng gì xảy ra đun nóng bình đựng dung dịch này (có cả Kim loại trên ) đến một nhiệt độ cao thì thấy có thoát một hỗn hợp khí trong đó có khí màu nâu hỏi dung dịch là dung dịch gì và kim loại là kim loại gi ? –> Có khí nâu thì dung dịch chắc là HNO3 rồi, còn kim loại màu vàng đậm sẽ là kim loại có tính chất không tác dụng với HNO3 ở nhiệt độ thường, nhưng lại phản ứng. .. 49 Tại sao khi làm thí nghiệm dòng điện qua dung dịnh CuSO4 với 2 cựclà Cu thì Cu ở cục dương lại tan ? –> Vì trong quá trình điện phân, Cu nhường đi 2e để biến thành ion Cu2+ đi vào trong dung dịch 50 Trong phản ứng của natri thiosunfat với Iot trong môi trường hoàn toàn trung tính có thêm phản ứng tạo HI sau đó HI td với Na2S2O3 để tạo ra H2S2O3 và H2S2O3 phân huỷ thành S và SO2 không? –> Nếu vẽ... đậm đặc của các axit đó? Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan tốt trong các dd nói trên ở những nồng độ khác nhau? –> Vì chì tạo thành muối không tan PbCl2 và PbSO4 bám lên bề mặt, ngăn cản chì tiếp xúc với axit nên phản ứng dừng lại (thực ra thì các muối này tan một lượng nhỏ trong nước lạnh, và tan gần như hoàn toàn trong nước nóng) 59 Tại sao Phospho bền ở Số oxh +5 và không có tính oxh trong... có quan hệ khá gần gũi với Kali,được phát hiện gần như đồng thời với kali bằng cùng một phương pháp điện phân và cùng do nhà Hoá Học Humphy Devi(H.Davy) phát hiện ra? –> Đó là natri Kali được tìm ra vào năm 1807 cùng với natri Năm 1807, tại London, trong cuộc họp của Hội Hoàng gia, nhà hóa học Anh G Davy đã thông báo tìm ra hai kim loại mới Ông dùng dòng điện để phân tích hydroxit kiềm nóng chảy (NaOH,... lưỡng tính tan được cả trong dd axit và dd bazo kiềm,nhưng khi nung đến 1000 độ C,Al2O3 trở nên trơ đối với cả dd axit và kiềm? –> Vì tinh thể của nó sắp xếp thành dạng alpha-aluminium, dạng này bền nhất trong 9 dạng thù hình của nhôm 45 Có mấy chất sau trong các ống nghiệm riêng biệt : NaCl, NaBr, NaI , NaSCN , NaF Hãy chỉ ra trong mỗi ống nghiệm có chất nào Các chất sử dụng để nhận biết tuỳ ý –> Dùng... đầy đủ và tên khác của DDT ? –> DDT là thuốc trừ sâu, nó có tên tiếng Anh là dichloro diphenyl trichloroethane, tên tiếng Việt là đi-clo đi-phenyl tri-clo etan Nó có CTPT là C14H9Cl5 Chất này được Paul Hermann Müller (người đã từng đoạt giải Nobel) phát minh ra, nó được sử dụng rộng dãi làm thuốc diệt côn trùng có hại vào năm 1939 Tuy nhiên, sau này, người ta đã cấm sử dụng nó vì nó có độc cho thực vật,... màu đỏ máu rất đặc trưng Sau đó dùng AgNO3, nhận ra hết: AgI màu vàng đậm, AgBr màu vàng nhạt, AgCl màu trắng, AgF (không biết có tạo ra không, nếu có thì chắc là không màu) 46 Hãy xác định thành phần C va H của 1 hydrocarbon, điều kiện là bạn nghĩ mình đang sống o thé kỷ 18( chưa có phương pháp vật lý hiện đại) –> Đốt lên, thu được CO2 và hơi H2O (nhớ ngưng tụ), cân lên, tính số mol, thế là xong 47... lại trong bình cứu hỏa là Na2CO3 Khi dùng, ta dốc ngược lên và lắc để chiếc kim trên đỉnh đâm thủng lọ thủy tinh, axit sunfuric chảy ra, gặp Na2CO3 và thế là: H2SO4 + Na2CO3 —> Na2SO4 + CO2 + H2O Khí CO2 phun qua vòi phun và tràn lên ngọn lửa Bình này không chữa được các đám cháy nhiên liệu lỏng (xăng, dầu,…) 39 Khi cho chất khí phổ biến A vào bình thủy tinh chứa khí B có cùng tỷ trọng với A thì thấy . Hoá học thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống 1. Vì sao khi bón phân chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn. NH3 và 1 mol CO2. Tác dụng của bột nở là khi phân hủy do tác dụng của nhiệt (từ lò nướng) thì các chất trong bột nở (NH4HCO3) bị phân hủy sinh ra các chất khí (NH3 và CO2), các khí này thoát. không ạ. Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại thìlấy vôi bôi vào chỗ bị đốt . Rất có hiệu quả đó. Dưới quan điểm của hoá học các bạn thử giải thích xem. –> Vôi phản ứng với các chất độc

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan