Động vật không xương sống ( phần 6 ) Sinh sản và phát triển của động vật da gai pdf

6 1.5K 2
Động vật không xương sống ( phần 6 ) Sinh sản và phát triển của động vật da gai pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật không xương sống ( phần 6 ) Sinh sản và phát triển của động vật da gai Thụ tinh trong nước biển, trứng phân cắt hoàn toàn, phóng xạ và xác định. Lấy cầu gai làm ví dụ: Ở giai đoạn 8 phôi bào, các phôi bào ở cực sinh học và cực dinh dưỡng đều giống nhau về kích thước, nhưng ở giai đoạn 16 phôi bào các phôi bào đã phân hoá và là mầm của các phần khác nhau của cơ thể sau này (8 phôi bào ở cực sinh học là mầm của lá phôi ngoài, còn 4 phôi bào lớn ở cực dinh dưỡng là mầm lá phôi trong và 4 phôi bào nhỏ ở cực dinh dưỡng sẽ cho nhu mô của ấu trùng). Trứng của một số động vật da gai khác phân cắt hoàn toàn và đều. Phôi vị được hình thành bằng cách lõm vào, trong quá trình hình thành phôi vị, nhu mô của ấu trùng từ 4 phôi bào nhỏ ở cực dinh dưỡng phân chia và tách thành các phôi bào vào phôi nang. Các tế bào này là mầm bộ xương của cơ thể sau này. Lá phôi giữa được hình thành theo kiểu lõm ruột, nghĩa là đáy của xoang ruột nguyên thuỷ phân hoá thành một túi và túi này sớm tách thành 2 phần ở 2 bên để hình thành nên lá phôi giữa từ thể xoang chính thức. Song song với quá trình hình thành thể xoang ở bên trong, miệng phôi bịt lại rồi lá phôi ngoài lại lõm vào đúng vị trí đó, thông với xoang ruột nguyên thuỷ để hình thành hậu môn. Ở vị trí đối diện lá phôi ngoài lõm vào thông với phần đáy của xoang ruột nguyên thuỷ để hình thành lỗ miệng. Như vậy miệng của động vật da gai trưởng thành là miệng thứ sinh (deuterostomia) không trùng với miệng phôi. Quá trình phôi vị hoá ở động vật da gai cho thấy ống tiêu hoá sớm chia thành 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau. Có miệng và hậu môn nằm ở mặt bụng. Miệng là phần đáy của một hốc lõm và có vành tiêm mao bao quanh. Hai bên ông tiêu hoá có đôi túi thể xoang chính thức. Ấu trùng của tất cả động vật da gai ở giai đoạn này có đối xứng hai bên, gọi là ấu trùng dipleurula (ấu trùng đối xứng hai bên). Hai túi thể xoang sau đó sẽ chia thành 3 đôi túi thể xoang là đôi túi trước, đôi túi giữa và đôi túi sau. Quá trình biến đổi tiếp theo của 3 đôi túi thay đổi theo từng nhóm về chi tiết: Đôi túi sau sẽ biến đổi thành phần chính của thể xoang. Túi giữa phải và đôi khi cả túi trước phải bị tiêu biến. Túi trước trái hình thành phức hợp cơ quan trụ, túi trái giữa hình thành phần còn lại của hệ thống dẫn nước. Từ ấu trùng dipleurula là dạng chung của tất cả động vật da gai, sẽ hình thành các dạng ấu trùng đặc trưng cho mỗi nhóm, sai khác nhau chủ yếu là mức độ phát triển và hình thành của vành tiêm mao và các nhánh trên cơ thể. Ấu trùng của Cầu gai là Echinopluteus, của Đuôi rắn là Ophiopluteus, của Sao biển là Bipinaria và của Hải sâm là Auricularia. Đáng chú ý là cầu gai và đuôi rắn trưởng thành chỉ được hình thành từ một phần của ấu trùng, phần còn lại không tham gia biến đổi (giống như sự phát triển của giun vòi). Đặc điểm cá hệ cơ quan của Da gai Hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả: Cùng với hệ ống dẫn nước, hệ tuần hoàn và hệ xoang máu giả là đặc điểm rất đặc trưng của động vật da gai. Điển hình có vòng tuần hoàn quanh miệng, có 5 ống tuần hoàn phóng xạ. Ngoài ra có vòng tuần hoàn đối miệng và cấc ống tuần hoàn đi vào tuyến sinh dục. Vòng quanh miệng và vòng đối miệng nối với nhau bằng phức hệ cơ quan trụ. Lưu ý rằng ở động vật da gai không có mạch máu mà chỉ khe xoang, do vậy hoạt động tuần hoàn thực sự không có. Hệ xoang máu giả là một bộ phận của thể xoang, bao gồm vòng máu giả quanh miệng, các ống máu giả đi vào các vùng phóng xạ. Chức phận của hệ máu giả là nuôi dưỡng hệ thần kinh. Dùng thức ăn có đánh dấu bằng 14C, có thể theo dõi đường đi của thức ăn từ ống tiêu hoá đến hệ máu giả và cuối cùng đến hệ sinh dục. Phức hệ cơ quan trụ là cơ quan đặc trưng ở động vật da gai, phát triển mạnh nhất ở các lớp Sao biển, Cầu gai, Đuôi rắn, nhưng không có ở Hải sâm, Huệ biển. Cấu tạo gồm có các bô phận là các ống dẫn nước hình trụ chạy dọc có cấu tạo xốp, có khả năng tạo ra các tế bào amip, tham gia bài tiết và các tấm sàng có khả năng lọc nước. Hệ thần kinh có 3 bộ phận khác nhau, cấu tạo đối xứng toả tròn: 1) Bộ phận chủ yếu là mạng thần kinh miệng hay là hệ thần kinh ngoài (ectoneural system) nằm ở mặt miệng. Gồm có vòng thần kinh trung tâm bao quanh hầu, thực quản và các dây thần kinh phóng xạ nằm ở lớp biểu mô. Từ các dây phóng xạ có 2 dây thần kinh đi tới nội quan, chức năng chủ yếu là thụ cảm. 2) Mạng thần kinh dưới da (hyponeural system) nằm phía dưới mạng thần kinh miệng, kém phát triển, điều khiển vận động của nội quan. 3) Mạng thần kinh đối miệng hay mạng thần kinh trong (entoneural system) có mối liên với biểu mô thể xoang. Cơ quan cảm giác nhìn chung kém phát triển. Cơ quan thị giác và thăng bằng chuyên hoá ở dạng đơn giản. Bên cạnh đó có các tế bào cảm giác như xúc giác, khứu giác và vị giác nằm rải rác ở chân ống, tua miệng Nhìn chung hệ thần kinh của động vật da gai còn giữ nhiều nét cổ, thể hiện mạng thần kinh miệng và mạng thần kinh dưới da còn nằm trong biểu mô hay nằm ngay dưới biểu mô. Xu hướng tập trung tế bào thần kinh thành hạch không rõ. Chỉ có động vật da gai mới có mô liên kết biến đổi hay được gọi là mô gom (catch tisue). Đặc tính của mô này là khi bị kích thước thì chúng thoắt cứng hay thoắt mềm. Khả năng biến đổi nhanh chóng này giúp cho động vật da gai có thể bắt mồi, di chuyển và tự cắt phần cơ thể để thoát thân khi bị kẻ thù tấn công. Động vật da gai có hệ hô hấp phát triển yếu hay thiếu, chức phận trao đổi khí được tiến hành qua da, nhất là qua thành chân ống hay qua "mang" (là các túi trên các tay thực chất là biến đổi của các phần xoang cơ thể), phổi hình búi như ở lớp Hải sâm. Cơ quan tiêu hoá không có đối xứng toả tròn, ống tiêu hoá dài, uốn khúc, được dính vào thành cơ thể nhờ các màng treo ruột. Do lối ăn khác nhau nên cấu tạo ống tiêu hoá khác nhau. Ví dụ như ở các lớp Hải sâm, Cầu gai, Huệ biển có hầu, còn ở các lớp Đuôi rắn và Sao biển không có hầu. Ở Đuôi rắn không có cả ruột sau và hậu môn. Động vật da gai không có cơ quan bài tiết. Sự bài tiết chủ yếu do các tế bào amip trong xoang cơ thể đảm nhận. Hệ sinh dục cấu tạo khá đơn giản, các tuyến sinh dục thường xếp đối xứng toả tròn hay hình ống dài như ở lớp Hải sâm. Động vật da gai có khả năng tái sinh cao, một nửa cơ thể của lớp Hải sâm hay Đuôi rắn hay thậm chí một cánh tay của lớp Sao biển cũng có thể tái sinh cho một cá thể. Khả năng này này ở các lớp Cầu gai và Huệ biển thì ít hơn. . Động vật không xương sống ( phần 6 ) Sinh sản và phát triển của động vật da gai Thụ tinh trong nước biển, trứng phân cắt hoàn toàn, phóng xạ và xác định. Lấy cầu gai làm ví dụ:. miệng của động vật da gai trưởng thành là miệng thứ sinh (deuterostomia) không trùng với miệng phôi. Quá trình phôi vị hoá ở động vật da gai cho thấy ống tiêu hoá sớm chia thành 3 phần là. cầu gai và đuôi rắn trưởng thành chỉ được hình thành từ một phần của ấu trùng, phần còn lại không tham gia biến đổi (giống như sự phát triển của giun vòi). Đặc điểm cá hệ cơ quan của Da gai

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan