Sang kien kinh nghiem mon GDCD - 2010

8 489 2
Sang  kien kinh nghiem mon GDCD - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp thuyết trình là phương pháp giảng dạy truyền thống được ví bằng hình ảnh “ rót nước vào bình”. Giáo viên là người “ rót” nước vào “chiếc bình” là những người học sinh. Đây là phương pháp truyền đạt một chiều, học sinh thường thụ động trong quá trình học tập do đó, đã có nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có nên áp dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học hay không? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng xem xét một số vấn đề sau đây: * Những giả định về phương pháp thuyết trình * Những điều thường gặp khi sử dụng phương pháp thuyết trình * Mục đích của phương pháp thuyết trình * Một số kinh nghiệm để thực hiện phương pháp thuyết trình II. PHẦN NỘI DUNG 1. Những giả định về phương pháp thuyết trình Phương pháp thuyết trình có lẽ là phương pháp lâu đời nhất và cũng là phương pháp quen thuộc nhất đối với tất cả các môn học và tất cả giáo viên. Có thể những giả định sau đây khiến phương pháp thuyết trình trở thành phương pháp được áp dụng rộng rãi trong một thời gian dài: 1.1 Phương pháp thuyết trình là tối ưu để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn 1.2 Học sinh học được càng nhiều khi họ nghe được nhiều thông tin 1.3 Học sinh hoàn toàn có thể tiếp thu được tất cả những kiến thức giáo viên truyền đạt 1.4 Học sinh có thể tập trung nghe trong một thời gian dài 1.5 Mục đích là truyền đạt càng nhiều kiến thức càng tốt, nên dành tất cả thời gian để giáo viên trình bày thay vì để học sinh đặt câu hỏi, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của họ 1.6 Giáo viên truyền đạt rất rõ ràng và hầu như tất cả học sinh đều hiểu được do vậy không cần thiết để giáo viên kiểm tra những hiểu biết của học sinh ngay trên lớp 1.7 Giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ dạy của mình, không gặp khó khăn với những vấn đề nảy sinh trên lớp 1.8 Giáo viên là người hoàn toàn chủ động quyết định nội dung bài giảng, do vậy phương pháp thuyết trình giảm bớt những khó khăn, thời gian cho giáo viên trong việc chuẩn bị. Thậm chí, chuẩn bị một bài thuyết trình có thể sử dụng trong nhiều năm 1.9 Phương pháp thuyết trình sẽ đem lại hiệu quả, chất lượng đào tạo cao và tiết kiệm chi phí. 2. Những điều thường gặp khi thực hiện phương pháp thuyết trình Điều mà tất cả giáo viên đều dễ dàng nhận thấy khi thuyết trình trong thời gian dài học sinh thường mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài học. Mặc dù, giáo viên là người hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, giáo viên vẫn mệt mỏi. Vì chỉ có một phía trình bày là giáo viên, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng của bài giảng. Điều này sẽ không thể khuyến khích học sinh tích cực học tập, dễ ỷ lại vào giáo viên. Trong thực tế, học sinh không thể nhớ được hết những kiến thức giáo viên trình bày và thậm chí nhớ rất ít. Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được. Vì học sinh không có cơ hội chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên đôi khi giáo viên trình bày lại những gì mà học sinh đã biết Vì giáo viên không thu nhận ý kiến phản hồi của học sinh nên họ cũng không biết những nội dung nào học sinh đã hiểu và những nội dung nào cần điều chỉnh và bổ sung. Phương pháp thuyết trình có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn, lớp học đông, nhưng hiệu quả và chất lượng đào tạo không chỉ là khả năng ghi nhớ kiến thức mà còn cả khả năng vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống. Nếu chỉ áp dụng phương pháp thuyết trình trong một năm học thì rõ ràng là chất lượng sẽ không cao Đến đây, vấn đề đặt ra lại là: Nếu phương pháp thuyết trình dễ gây mệt mỏi cho cả giáo viên và học sinh, lại thêm chất lượng học tập không cao thì chúng ta có nên thôi áp dụng phương pháp thuyết trình hay không? Câu trả lời ở đây là không nên cực đoan như vậy. Phương pháp thuyết trình cũng có ưu điểm của nó. Vấn đề là ở chỗ chúng ta nên áp dụng phương pháp này như thế nào để mang lại hiệu quả chất lượng và gây sự hứng thú cho học sinh. 3. Mục đích của phương pháp thuyết trình Không thể loại bỏ phương pháp thuyết trình trong số các phương pháp giảng dạy bởi phương pháp thuyết trình là một phương pháp cơ bản, quan trọng sử dụng để truyền đạt kiến thức, cung cấp thông tin. Trong một thời gian ngắn, phương pháp thuyết trình có thể cung cấp một lượng thông tin, kiến thức lớn cho số lượng người nghe đông. Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng duy nhất phương pháp thuyết trình mà nên kết hợp sử dụng với các phương pháp giảng dạy khác tùy thuộc và mục tiêu, nội dung, và tùy vào từng lớp học. 4. Một số kinh nghiệm để thực hiện phương pháp thuyết trình thành công. Sau khi đã xem xét những giả định về phương pháp thuyết trình, những điều thường gặp khi thực hiện thuyết trình, trong phần này chúng ta nên cân nhắc một cách cụ thể làm thế nào để thực hiện thành công. * Chuẩn bị cho phương pháp thuyết trình Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm riêng , để có thể tận dụng tối đa những ưu điểm đó đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu của giáo viên. Trước hết giáo viên cần xem xét những điểm sau: * Giáo viên cần ghi nhớ rằng học sinh không phải là những chiếc bình, mà là những con người có tri thức, có tình cảm Học sinh thường hay tập trung ở những phút đầu, nếu giáo viên vẫn tiếp tục giảng thì học sinh có thể ngồi yên lặng nhưng không thể lắng nghe và tiếp nhận thông tin. * Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài giảng: Tùy theo nội dung bài giảng, đối tượng học sinh mà có thể đưa ra những mục tiêu khác nhau. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp giáo viêncó phương hướng chuẩn bị và học sinh xác định nội dung kiến thức bài học. * Xác định nội dung: - Sắp xếp cấu trúc nội dung bài giảng có giá trị, đáp ứng mong đợi của học sinh - Thu hút sự quan tâm của học sinh và duy trì được sự chú ý của học sinh - Giúp học sinh học tập, tiếp thu bằng nhiều cách khác nhau Việc xác định mục tiêu bài giảng rõ ràng sẽ giúp giáo viên lựa chọn những nội dung trọng tâm Thông thường giáo viên hay cho rằng tất cả các nội dung đều rất cần thiết thường tham “ rót” quá nhiều. Giáo viên cũng thường cho rằng mọi nội dung đều quan trọng nên dành một khoảng thời gian như nhau cho tất cả các nội dung. Thực tế nên tập trung vào nội dung trọng tâm. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh học trong sách giáo khoa những nội dung không cần thiết. Giáo viên cũng nên sắp xếp nội dung phù hợp với thời gian cho phép, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu thời gian. * Cấu trúc bài giảng: Sau khi xác định được mục tiêu và lựa chọn nội dung, cần đưa ra cấu trúc bài giảng, Một cấu trúc rõ ràng, logic sẽ góp phần vào sự thành công cho bài giảng * Chuẩn bị các phương tiện: Con người ghi nhớ thông tin qua nghe là 20%, qua đọc là 30% nhưng qua trực quan là 50%. Nếu một bài thuyết trình không sử dụng phương tiện hỗ trợ mà chỉ có “thầy nói - trò nghe” sẽ khiến cho học sinh gặp khó khăn cho việc tập trung và ghi nhớ Có rất nhiều phương tiện giảng dạy hỗ trợ cho bài giảng vấn đề là giáo viên lựa chọn phương tiện nào cho phù hợp. * Thực hiện thuyết trình: + Mở đầu bài giảng Khi bắt đầu bài giảng, giáo viên nên có hoạt động để thu hút sự chú ý của học sinh, có thể là một đoạn băng hình, một vài câu hỏi hài hước, để tạo không khí học tập tích cực. Một khởi đầu tốt đẹp, tạo một môi trường học tập tích cực cởi mở, tin cậy giữa giáo viên và học sinh, là bước quan trọng quyết định sự thành công của bài giảng. + Trình bày bài giảng: - Khi giảng bài đôi khi giáo viên còn phải thể hiện chính con người mình trước học sinh. Vì vậy, giáo viên cần chú ý đến sử dụng ngôn ngữ, cách trình bày * Ngôn ngữ và cách trình bày: - Ngôn ngữ, ngữ điệu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của phương pháp thuyết trình. Dù giáo viên đã chuẩn bị nội dung, cấu trúc bài giảng mạch lạc, logic nhưng nếu ngữ điệu không linh hoạt và mắt thì không rời phần bảng đã chuẩn bị thì sự chuẩn bị dù công phu cũng không thể tạo ra kết quả tốt cho hoạt động dạy học. Ngoài kiến thức giáo viên cũng cần có sự nhiệt tình, lòng đam mê đối với bài giảng, cần có sự nhất quán giữa nội dung trình bày với ngôn ngữ và thái độ, tình cảm của giáo viên. + Âm lượng vừa đủ,( tránh nói quá to, quá nhỏ) + Tốc độ nói vừa phải,( tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm) + Linh hoạt thay đổi ngữ điệu + Giáo viên nên cố gắng trình bày tránh phụ thuộc vào giáo án + Sử dụng ngôn ngữ sinh động và giàu hình ảnh không nên nói những câu văn dài, không rõ nghĩa. + Nhất thiết phải có sự trao đổi giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh trong giờ học. + Không nên tập trung vào một số học sinh khá mà cần xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp để có thể phân loại và đánh giá được năng lực của học sinh - Giáo viên cũng cần chú ý đến trang phục của mình, bởi trang phục của giáo viên đóng vai trò không nhỏ trong giảng dạy. Trang phục của giáo viên thể hiện thái độ nghiêm túc, sự tôn trọng của giáo viên đối với công việc và đối với học sinh. Trang phục của giáo viên cũng đem đến cho học sinh những ấn tượng về người thầy. Giao tiếp bằng mắt với học sinh là một kĩ năng sư phạm hết sức cần thiết của người thầy ( không nên nhìn vào một vị trí nhất định như trần nhà hoặc một học sinh nào đó nhưng cũng không có nghĩa là đi đi, lại lại trên bục giảng ) + Phần củng cố: - Để bài giảng có cấu trúc chặt chẽ, giúp học sinh ghi nhớ lâu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh kết nối hệ thống kiến thức trong bài.Có thể đưa ra những ví dụ minh họa cũng có thể đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ và tự tóm tắt . + Kết thúc bài giảng: - Giáo viên không bao giờ được quên tổng kết nội dung kiến thức của cả bài học vì thời điểm cuối bài giảng thường dễ thu hút sự chú ý của học sinh và giúp các em nhớ lâu nhất. Giáo viên nên trực qan hóa nội dung cơ bản trên máy chiếu. Cũng có thể tạo cơ hội cho học sinh đưa ra những ý kiến phản hồi, nhận xét về nội dung vừa học. Như vậy, để có thể thực hiện thành công phương pháp thuyết trình cần rất nhiều sự chuẩn bị và cố gắng của giáo viên. Ví dụ: Khi giảng dạy bài: Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN ( Tiết 1 )_ GDCD- 12 Giáo viên có thể giới thiệu bài giảmg bằng cách sử dụng một đoạn phim tư liệu: Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” ngày 02/09/1945, sau đó đạt câu hỏi gợi mở để vào bài. Trong đoạn video vừa rồi các em thấy Bác Hồ đã nhắc đến những quyền gì của công dân? 1. Các quyền cơ bản của công dân Giáo viên giới thiệu một số quyền cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp 1992 của nước ta. a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân - Giáo viên sử dụng tình huống trong sách giáo khoa (điểm a, mục 1 ) và đặt câu hỏi để học sinh trả lời: Câu hỏi 1: Tại sao việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Học sinh có thể trả lời theo những phương án sau: - Bắt người không căn cứ - Không có quyết định của tòa án - Không phải là bắt quả tang Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân? - Giáo viên giải thích một số nội dung trong khái niệm. - Sang phần nội dung, giáo viên có thể kết hợp phương pháp thảo luận * Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, và các phương tiện dạy học( giấy, bút dạ, ) và thảo luận. Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên nên đến vị trí từng nhóm để kiểm tra hoặc trả lời những thắc mắc của học sinh. Sau khi hết thời gian giáo viên yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác sẽ nhận xét. Giáo viên là người nhận xét sau cùng và đưa ra ý kiến phản hồi trên máy chiếu, có thể kết hợp một số hình ảnh minh họa. - Hình ảnh 1: Một nhóm thanh niên tổ chức đua xe trái phép - Hình ảnh 2: Một nhóm thanh niên nam, nữ sử dụng thuốc lắc trong vũ trường - Hình ảnh 3: Ngày 11/09/2008 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã phát lệnh truy nã đặc biệt đối với phạm văn Duyệt sinh ngày 24/12/1963 đã có hành vi chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình điều tra Duyệt bỏ trốn nên Công an ra quyết định truy nã toàn quốc Từ đó học sinh nắm nội dung của quyền này. Giáo viên có thể đặt câu hỏi tiếp: Pháp luật cho phép bắt người nhằm mục đích gì? Sau đó giáo viên chuyển ý để tìm hiểu ý nghĩa của quyền bất kgả xâm phạm thân thể công dân Phần củng cố giáo viên có thể đưa ra một vài tình huống bắt người đúng pháp luật hoặc trái pháp luật để học sinh phân tích và đi dến kết thúc nội dung thứ nhất của bài số 6. III. PHẦN KẾT - Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu trong dạy học tích cực. Tuy nhiên tùy hợp vào đặc trưng của từng bài học, yừng môn học, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Bên cạnh các phương pháp dạy học khác ở trường phổ thông, thuyết trình có thể là một trong những phương pháp tối ưu khi sử dụng trong những trường hợp lớp học đông và thời gian ngắn, dung lượng kiến thức lớn. Ngoài phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học để đạt mục tiêu bài học. Trong khuôn khổ tiểu luận này, bản thân tôi có mong muốn trao đổi một vài kinh nghiệm dạy học cùng đồng nghiệp để góp phần tạo ra hiệu quả cho giờ dạy môn Giáo dục công dân. Bài tiểu luận chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong sự góp ý của các đồng chí. . định nội dung: - Sắp xếp cấu trúc nội dung bài giảng có giá trị, đáp ứng mong đợi của học sinh - Thu hút sự quan tâm của học sinh và duy trì được sự chú ý của học sinh - Giúp học sinh học. những phương án sau: - Bắt người không căn cứ - Không có quyết định của tòa án - Không phải là bắt quả tang Vậy thế nào là quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân? - Giáo viên giải thích. viên giải thích một số nội dung trong khái niệm. - Sang phần nội dung, giáo viên có thể kết hợp phương pháp thảo luận * Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, và các phương

Ngày đăng: 12/07/2014, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan