tieu luan thi truong chung khoan pptx

54 633 3
tieu luan thi truong chung khoan pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN Stt Họ Và Tên MSSV Điểm Ghi Chú 1. Nguyễn Tiến Nam 09087071 2. Phùng Thị Thu Hằng 09097051 3. Nguyễn Thị Cảnh 09097041 4. Nguyễn Thị Ngọc Thúy 09088171 5. Nguyễn Thị Bình 09082351 6. Lê Công Thành 09090021 7. Đặng Thị Thanh Thúy 09084651 8. Ca Nguyễn Kiều Trinh 09084461 9. Trần Vũ Kiều Phương 09205021 10. Hoài 11. Tuấn MỤC LỤC A-PHẦN MỞ ĐẦU B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Khái quát chung về lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán và lý do chọn ngành cao su 1. Khái quát về Lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán 6 1.1 Khái niệm lý thuyết phân tích 7 1.2 Mục đích của phân tích 8 1.3 Phân tích tài chính các công ty của các nhà đầu tư 2. Lý do chọn ngành cao su và các cổ phiếu 9 Chương 2. Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp. 10 2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đông Phú (DPR) 2.1.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DPR 10 2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DPR 2.1.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DPR 19 2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) 2.2.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DRC 25 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DRC 26 2.2.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DRC 30 2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Miền Nam (CSM) 2.3.1 Tổng quan và quá trình phát triển của CSM 25 2.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của CSM 26 2.3.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của CSM 30 Chương 3. So sánh giữa 3 cổ phiếu vào kết luận chọn cổ phiếu đầu tư C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHỤ LỤC………………………………………………… …………….36 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trước sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Để hiểu rõ các về lĩnh vực này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Lựa chọn một số cổ phiếu và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp” làm đề tài tiểu luận trong môn học Thị trường chứng khoán. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tổng quan về thị trường chứng khoán, cũng như lý thuyết phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cách thức và kiến thức cần thiết khi thực hành đầu tư chứng khoán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực kinh tế về thị trường chứng khoán Phạm vi nghiên cứu: Giáo trình, sách tham khảo, thư viện, thư viện điện tử, báo điện tử, tạp chí có liên quan … 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện với các phương pháp nghiên cứu như thống kê, liệt kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… Các thông tin được thu thập từ giáo trình, báo chí, tạp chí chuyên ngành, Internet, thông tin từ các nghiên cứu liên quan và các vấn về thương mại quốc tế. 5. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đồng thời gúp chúng em tiếp thu tốt những kiến thức của môn học Thị trường chứng khoán đó là nhờ một phần không nhỏ những sự giúp đỡ chân thành của nhiều người. Do vậy, nhóm chúng em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Nhà Trường đã cung cấp cơ sở vật chất và các điều kiện học tập khác, cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng lý luận cho bài tiểu luận của chúng em, đặc biệt là giảng viên bộ môn Từ Thị Hoàng Lan, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cụ thể những tri thức của môn học này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chân thành góp ý của thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010 Thay mặt nhóm Nhóm trưởng : Phùng Thị Thu Hằng B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Khái quát chung về thị trường chứng khoán, lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán và lý do chọn ngành cao su 1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán, lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán thế giới: Các chỉ số của thị trường chứng khoán thế giới có mức tăng điểm mạnh trong năm 2009, dẫn đầu bởi các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc nhờ vào việc lãi suất được duy trì ở mức thấp cũng như các biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ đã bước đầu mang lại những tác dụng tích cực. Triển vọng của thị trường chứng khoán thế giới trong năm 2010 vẫn tích cực, tuy nhiên khó có thể diễn biến một chiều mà phụ thuộc nhiều vào mức độ bền vững của sự phục hồi kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam: TTCK Việt nam sau đợt điều chỉnh mạnh cuối năm đã xuống đến mức giá khá thấp nếu so sánh với các nước Châu Á trong khu vực. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính Phủ dự kiến trong năm 2010 lại là một mức khá cao. Đây chính là lý do thị trường Việt nam trở nên hấp dẫn đối với NĐTNN. Mặc dù mức giá đã khá rẻ, nhưng sự phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội tại của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các biến động trong điều hành chính sách tiền tệ. Nếu Chính phủ Việt nam thực sự tạo được niềm tin rằng kế hoạch tăng trưởng 6,5% có thể đạt được và nền tảng cho tăng trưởng cao hơn ở năm 2011 được xây dựng vững chắc thì TTCK mới có khả năng hồi phục bền vững trong năm 2010. Nếu không, TTCK sẽ ở thể cầm chừng và đi ngang. Phân tích các báo cáo tài chính công ty là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của công ty để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty. 1.2 Mục đích của phân tích Nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty để có cơ sở ra những quyết định hợp lý.Phân tích báo cáo tài chính công ty có thể do bản thân công ty hoặc các tổ chức bên ngoài công ty bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng , công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư,… thực hiện. Tùy theo lợi ích khác nhau,các bên có liên quan thường chú trọng đến những khía cạnh phân tích khác nhau.Nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong khi các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì việc phân tích tình hình tài chính của công ty sẽ giúp cho các nhà đầu tư xét đoán cân nhắc loại chứng khoán nào nên mua, nên bán và mua lúc nào thì có lợi nhất để đảm bảo độ an toàn của vốn đầu tư,sự an toàn của thu nhập đầu tư, hiệu quả tối ưu của khoản đầu tư. 1.3 Phân tích tài chính các công ty của các nhà đầu tư phân tích tài chính các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán dựa vào các báo cáo tài chính của công ty như: bản cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập,kế hoạch lưu chuyển tiền tệ. Từ đó thiết lập các hệ số tài chính để thấy được những mặt mạnh và yếu trong hoạt động tài chính của công ty qua đó cũng thấy được những xu hướng và tiềm năng phát triển của công ty. Khi phân tích tình hình tài chính thì phân tích hai phần:  Phần tài sản Tài sản đại diện cho tất cả các khoản thuộc sở hữu công ty bao gồm tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản vô hình:  Tài sản lưu động là các khoản có thể được chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn thường dưới một năm gồm: Tiền mặt: tiền mặt, chi phiếu và các khoản ký thác khác tại ngân hàng Chứng khoán khả mại là số chứng khoán được công ty sở hữu(như trái phiếu kho bạc ngắn hạn, cổ phiếu và trái phiếu) có khả năng chuyển thành tiền. Hàng trong kho là giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm của công ty  Tài sản cố định là các khoản mà công ty sử dụng trong hoạt động hàng ngày của nó để tạo ra sản phẩm bao gồm: Tài sản hữu hình như đất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị và công cụ lao động.Các tài sản này (trừ đất) sẽ giảm giá trị mỗi năm trong quá trình sử dụng, cho phép công ty trích khấu hao trên tài sản. Tài sản vô hình là tài sản không có giá trị vật chất nhưng thêm vào giá trị quan trọng cho công ty như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, độc quyền kinh tiêu, bản quyền, uy tín công ty.  Phần nợ và vốn cổ đông  Phần nợ Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm bao gồm: các khoản phải trả, giấy nợ phải trả, cổ tức phải trả:cổ tức bằng tiền mặt đã tuyên bố trả nhưng chưa thanh toán cho cổ đông, thuế phải trả:số tiền thuế còn nợ chính phủ lãi phải trả: số tiền lãi công ty còn nợ trên nhưng khoản vay dài hạn Nợ dài hạn: là những khoản nợ mà công ty đã vay và phải thanh toán trong kỳ hạn từ 1 năm trở lên, bao gồm trái phiếu về nợ dài hạn ngân hàng  Phần vốn cổ đông Đại diện cho giá trị tài sản thực của công ty.Nó chỉ ra quyền lợi sở hữu của cổ đông bao gồm:cổ phiếu ưu đãi,cổ phiếu thường, thặng dư vốn và thu nhập giữ lại. Các chỉ số hoạt động Vốn hoạt động thuần=tài sản lưu động –nợ ngắn hạn  Các chỉ số về phương cách tạo vốn Còn gọi là cấu trúc vốn của công ty, bao gồm: Chỉ số trái phiếu chỉ ra số phần trăm trong vốn dài hạn có thể huy động bằng trái phiếu. Chỉ số cổ phiếu ưu đãi chỉ ra tỷ lệ vốn dài hạn có được từ cổ phiếu ưu đãi. Chỉ số cổ phiếu thường chỉ ra phần trăm của vốn dài hạn huy động được từ cổ phiếu thường  Các chỉ số bảo chứng Các chỉ số bảo chứng tính toán khả năng đáp ứng việc thanh toán của công ty đối với lãi cho các trái chủ và thanh toán cổ tức cho cổ đông ưu đãi.  Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của công ty Chỉ tiêu DPS là chỉ tiêu được các cổ đông cũng như các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm nhất, vì nó chính là khoản lợi tức trên cổ phần họ nắm giữ.  Các chỉ số doanh lợi  Tỷ suất doanh lợi doanh thu Chỉ tiêu này phản ảnh trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.  Tỷ suất doanh lợi tổng vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế,chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu quả. 2. Lý do chọn ngành cao su và các cổ phiếu Cao su là mặt hàng thiết yếu, được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Cao su là lĩnh vực đầu tư an toàn, không bỏ nhiều vốn, lợi nhuận ổn định. Cao su được xác định là một trong những ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh của công nghiệp việt Nam. Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, giá cao su tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2009, khoảng 90-100 triệu/tấn. Đây là mức kỉ lục của ngành cao su trong nước. Lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, vượt 13% mục tiêu của năm. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, và đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên. Một điểm hạn chế của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam là chất lượng thấp và chủng loại không phong phú, chủ yếu là cao su khối SVRL3, chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của nước ta vẫn là Trung Quốc với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su khối SVR3L chiếm 90%, được chủ yếu sử dụng để chế tạo săm lốp ô tô. Sự phụ thuộc vào thị trường này tạo rủi ro khi thị trường tiêu thụ giảm chính vì vậy các thị trường khác như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Nga, Ấn Độ, đang ngày được đầu tư mở rộng hơn. Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 4-4,5% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do điều kiện khí hậu không thuận lợi (mưa quá nhiều). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình. Theo nhận định của TVSC, với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trong các tháng cuối năm trên thị trường thế giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là từ 3-5%.chính vì triển vọng tiềm năng của nganh cao su rất lớn trong thời gian dài tới, nên chúng tôi quyết định chọn ngành cao su để đầu tư chứng khoán.Và qua tìm hiểu triển vọng và các đặc điểm khác nhau của các cổ phiếu ngành này, chúng tôi quyết định chọn 3 cổ phiếu là: DPR, DRC, CSM để phân tích và đầu tư. Chương 2. Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp 2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đông Phú (DPR) 2.1.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DPR  Lịch sử hình thành và phát triển - 6/1927: Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú ( viết tắt là DORUCO) tiền thân là đồn điền Thuận Lợi của công ty Michelin-Pháp - 5/1981: Tái thành lập đồn điền Thuận Lợi - 1993: Công ty được Thành lập là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao su VN - 1996: Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Nâng vồn điều lệ từ 48,009.6 triệu đồng lên 103,344.7 triệu đồng. - 11/2007 Niêm yết trên HOSE  Ngành nghề kinh doanh Trồng trọt, chế biến nông sản. lâm sản; chăn nuôi gia súc gia cầm. Công nghiệp hóa chất và phân bón cao su.  Sản phẩm, dịch vụ và thị trường Sản phẩm chủ lực: Sản phẩm của công ty là mủ cao su thiên nhiên, phần lớn là SVR ( thông thường khoảng hơn 70%). Ngoài ra công ty cũng chế biến mũ ly tâm (khoảng 26%) và một phần nhỏ mủ skim block (2-3%) Thị trường tiêu thụ : sản phẩm của DPR được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu  Vị thế công ty trong ngành Doruco là một công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, khai thác và chế biến cao su. So với các công ty khác trong ngành thì DORUCO là một công ty tương đối lớn và là thành viên của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su VN – đơn vị chính cung ứng hầu hết sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước. Tỷ lệ % thị phần của DORUCO so với các công ty cùng ngành là 5.57%.  Mục tiêu của doanh nghiệp Để mở rộng diện tích cao su, công ty đã triển khai các dự án trồng cao su sang một số địa phương khác và Campuchia, Lào như: · Dự án cao su tại tỉnh Đắc Nông: với tổng diện tích 4000 ha trong đó 2000 - 3000 ha dùng trồng cao su, còn lại để khoanh nuôi rừng. Đến nay công ty đã triển khai trồng được 175- 180ha cao su và đã thực hiện giao đất được 350ha. Hiện nay công ty đang hoàn tất thủ tục thành lập Công ty Cao su Đồng Phú – Đắc Nông, trong đó DPR sẽ nắm cổ phần chi phối trên 50%. - Dự án trồng 10000ha cao su tại Campuchia (tổng diện tích quy hoạch sẽ lên đến 13000ha) với suất đầu tư khoảng 80tr/ha. · Dự án hợp tác với Malaysia thành lập công ty Latexform để sản xuất 300 nệm và 400 gối các loại với vốn dự kiến trên 150tỷ (10 triệu USD), đầu tư từ 1-2 năm, thời gian thu hồi vốn khoảng 2 năm. Nhà máy có 12 máy công suất 11000tấn/năm, sẽ tiêu thụ khoảng 4.000tấn/năm mủ latex. Sản phẩm sẽ được xuất khẩu 100%, trong đó Malaysia sẽ bao tiêu 5 năm và được dán nhãn của tổng cục cao su Malaysia. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vào một số công ty cổ phần và các dự án kết hợp với tập đoàn cao su Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực cao su như: · Dự án đường BOT đoạn từ Đồng Xoài đi Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước) và đuờng BOT đoạn từ Tân Lập đến ngã ba Cổng Xanh (tỉnh Bình Dương) với tổng vốn đầu tư 43,82 tỷ đồng, đã đi vào giai đoạn thu phí hoàn vốn. · Tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty như: Công ty cổ phần Gỗ Thuận An, khu công nghiệp Hố Nai, Công ty cổ phần cao su Sa Thầy…với tổng vốn góp hơn 20 tỷ đồng.  Thuận lợi , khó khăn của doanh nghiệp • Thuận lợi - Công ty tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi về việc thực hiện cổ phần hoá, đây là một lợi thế của công ty trong việc tích luỹ vốn ban đầu để hoạch định các kế hoạch đầu tư. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng ổn định và ngày càng tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển trong tương lai. - Bình Phước là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh) so với cả nước và là điều kiện hết sức [...]... • Trung tâm giao dịch và giới thi u sản phẩm; • Chi nhánh Miền Bắc; • Chi nhánh Miền Nam Trụ sở chính • Địa chỉ: 01 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng • Điện thoại: (84) 0511.3952192 • Fax: (84) 0511.3836195  Lĩnh vực Kinh doanh • Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thi t bị cho ngành công nghiệp cao su • Chế tạo lắp đặt thi t bị ngành công nghiệp cao... đới gió mùa nên những ảnh hưởng từ thi n tai là khó tránh khỏi ‐ Diện tích đất thích hợp để trồng cây cao su không những không thể mở rộng mà còn phải đối diện với nguy cơ bị thu hẹp chuyển sang sử dụng cho những mục đích khác Thêm vào đó, các vườn cao su lại đang trong thời kỳ năng suất giảm do hết tuổi khai thác, một số vườn cây phải thanh lý trồng lại, nên sản lượng chung của toàn ngành đang có chiều... cho sản xuất kinh doanh khó khăn Bão lũ đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thi t hại nặng nề, công ty phái mất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả sau bão nên ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành sản xuất kinh doanh DRC còn phải đổi mặt với các thách thức chung của toàn ngành như: Cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập khi Việ t Nam tham gia vào WTO, triển vọng chưa... dàng huy động vốn vay cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, tỷ lệ nợ thấp cũng có phần hạn chế hiệu quả đòn bẩy tài chính kích tỷ suất ROE tăng Luân chuyển tiền mặt của công ty cải thi n trong 09 tháng đầu năm 2010 Nhờ vào hoạt động bán hàng thuận lợi trên cả thị trường xuất khẩu & nội địa, nên số dư tiền mặt vào ngày 30/09/2010 tăng gấp 3 lần so với cùng ngày năm 2009 Từ đó, công... Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Công ty có cấu trúc vốn an toàn, năng lực tài chính mạnh Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản luôn giảm dần qua các năm và hiện tại ngày 30/09/2010 là 22% Khả năng thanh toán cải thi n dần và đang ở mức trên 1  Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và các khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.6.1 Tỷ số lãi gộp 16 Tỉ Suất... mua ngoài 9T/2010 tăng 77% so với cùng kỳ và chiếm 12% trong tổng doanh thu Ước tính trong năm 2010, công ty thu mua khoảng 2.500 tấn mủ cao su Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu của DPR cải thi n qua các năm, giảm từ 65% năm 2008 xuống 64% năm 2009, và chỉ còn 59% trong 9 tháng đầu năm 2010 Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chi phí nhân công chiếm 41%, chi phí nguyên vật liệu chiếm 18%, chi phí... thế giới, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều giảm so với năm 2008, xuống còn 18% và 29% tương ứng Trong 09 tháng đầu năm 2010, hai chỉ số này cải thi n rõ rệt, tăng gần trở lại mức trước khi bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới: ROA & ROE lần lượt đạt 25% và 35%, trong khi năm 2008 là 21% và 37% tương ứng, và tăng lần lượt 11% và 13% so với... và tương đường tiền, khoản phải thu khách hàng và tài sản ngắn hạn khác), thì tốc độ tăng doanh thu cao hơn rất nhiều so với mức tăng của tài sản đã kéo hệ số vòng quay tài sản tăng 43% 2.1.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DPR DPR hiện đạt năng suất cao nhất trong tập đoàn Cao su Việt Nam Năm 2009 năng suất đạt 2,25 tấn/ha đứng vị trí số 1 trong Tập đoàn Cao su Việt Nam và ước tính năng suất... cao hơn cùng kỳ năm 2009 là 9% Công ty có cấu trúc vốn an toàn, năng lực tài chính mạnh Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản luôn giảm dần qua các năm và hiện tại ngày 30/09/2010 là 22% Khả năng thanh toán cải thi n dần và đang ở mức trên 1 DPR đã đầu tư mở rộng diện tích trồng cao su khoảng 8.000 ha tại Đắk Nông và biên giới Campuchia, hiện tỷ lệ thực hiện hoàn tất là 50% Thời điểm dự kiến thu hoạch của dự... là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm yết: 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu) Ngày niêm yết có hiệu lực: 28/11/2006 Ngày chính thức giao dịch: 29/12/2006 + Giới thi u về công ty: 20 Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCKCOMPANY Tên viết tắt: DRC Vốn điều lệ: 153.846.240.000 đồng, trong đó phần vốn góp của . hóa chất và phân bón cao su.  Sản phẩm, dịch vụ và thi trường Sản phẩm chủ lực: Sản phẩm của công ty là mủ cao su thi n nhiên, phần lớn là SVR ( thông thường khoảng hơn. phát triển của DPR 10 2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DPR 2.1.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DPR 19 2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao. phát triển của DRC 25 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DRC 26 2.2.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DRC 30 2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan