Bài tập thể dục và chăm sóc sắc đẹp khi mang thai ppt

9 578 0
Bài tập thể dục và chăm sóc sắc đẹp khi mang thai ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập khi mang thai: Bài tập dành cho vùng bụng Trong thời gian mang thai, các cơ bụng chạy từ xương ngực đến xương mu sẽ phải mang gần như toàn bộ trọng lượng của bào thai. Nếu các cơ này yếu đi thì các cơ ở lưng sẽ phải gánh sức nặng nhiều hơn để bảo vệ cho cột sống. Như vậy sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng thường gặp. Nếu có chế độ tập luyện tốt, các cơ bụng của bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và săn chắc, vừa giúp bảo vệ lưng vừa giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi sinh. Động tác gập người Động tác này giúp làm khỏe các cơ bụng, nhưng không được thực hiện động tác gập người hay ngồi dậy với 2 chân duỗi thẳng trong thời gian mang thai. Lưu ý: động tác này chỉ thực hiện trong 3 – 4 tháng đầu. 1. Nằm ngửa, hai chân gập gối và hai bàn chân song song mặt sàn. Hai bàn tay để sau gáy và hít vào. 2. Thở ra sau khi thót bụng lại và từ từ nâng đầu, vai và phần lưng trên lên khỏi mặt sàn. Giữ yên như vậy trong 2 nhịp, sau đó từ từ hạ người xuống lại. Thực hiện động tác này 5 - 10 lượt. 3. Nếu động tác này khó thực hiện đối với bạn thì có thể chuyển sang thao tác dễ hơn: đặt hai tay lên đùi và hít vào. Khi thở ra, vươn hai tay về hướng vai gối, đồng thời nâng cao đầu và vai lên khỏi sàn, sau đó hạ người xuống trở lại. Lặp lại từ 5 - 10 lần. Nâng xương chậu ở tư thế qùy 1. Quỳ với hai tay chống sàn và mở rộng bằng hông đồng thời duỗi thẳng lưng. 2. Siết chặt các cơ bụng và mông, đồng thời thở ra và nhẹ nhàng đẩy xương chậu về phía trước và khom lưng lại. Giữ yên tư thế này trong vài giây, sau đó thả ra. Nâng xương chậu ở tư thế đứng Với bài tập này, bạn sẽ chuyển động một cách dễ dàng và cũng là một cách chuẩn bị tốt cho việc sinh nở của bạn. 1. Đứng thẳng, hai chân dang rộng vừa phải và hai gối thẳng hàng với mắt cá. Một tay đặt ra sau trên vùng lưng dưới, tay còn lại đặt trên bụng. 2. Siết chặt các cơ bụng và mông, đồng thời nhẹ nhàng chuyển động xương chậu ra trước rồi ra sau. Luyện tập tư thế đúng Những tư thế sai trong lúc mang thai như: mông đưa ra, nhưng lưng lại hõm vào có thể gây đau lưng và làm kéo căng cơ thể quá mức. Tư thế sai càng làm cho tình trạng tồi tệ hơn, nếu bạn mang giày cao gót, mang túi xách nặng ở một bên vai. Luyện tập tư thế đúng sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng này 1. Đứng thẳng với hai chân dang rộng bằng hông và thẳng hàng với nhau. Hai gối thẳng hàng với mắt cá chân và hơi thả lỏng. Thả lỏng vai và buông xuôi hai cánh tay ở hai bên hông. 2. Hãy tưởng tượng như có một sợi dây nối từ đỉnh đầu xuống cổ và xương sống như vậy cột sống của bạn sẽ thẳng đứng 3. Luôn nhớ và kiểm tra xem bạn đã giữ đúng tư thế chưa và luôn phải thót bụng vào mỗi khi đứng. Hãy lưu ý: Sau mỗi bài tập hoặc mỗi lần tập, những động tác nằm trên sàn thì nên nằm thư giãn trong vài phút. Sau đó ngồi dậy từ từ, dùng hai tay chống đỡ để chuyển sang tư thế ngồi hoặc quỳ trước khi đứng dậy. Nếu bạn nằm trên giường thì chuyển sang tư thế nằm nghiêng, giữ hai chân sát với nhau và xoay người sang mép giường. Bí quyết giữ gìn nhan sắc cho bà bầu Đăng ngày 03/12/2009 04:03:16 PM Ốm nghén, thai hành, ăn uống kém những ngày đầu, rồi kế đến mệt mỏi, xồ xề tăng cân khiến nhiều bà bầu thiếu tự tin. Tuy nhiên, theo cá bác sĩ, các bà mẹ tương lai không cần phải quá lo lắng về những điều này. Thay đổi sắc tố da là tình trạng hay xảy ra khi mang thai. Thường gặp nhất là nám da vùng mặt, thâm da các vùng kín như nách, bẹn, nếp gấp da, vùng sinh dục, đường giữa bụng, đầu nhũ hoa. Những thay đổi này sẽ cải thiện dần sau sinh. Nám da có thể tăng nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Có thể giảm bớt hiện tượng này bằng các phương tiện che chắn khi ra đường, dùng thêm mỹ phẩm để “hoá trang”, các loại kem chống nắng. Với tình trạng thâm da vùng kín, thật ra không có cách nào giảm bớt. Nên chăng chị em hãy tự nhủ mẹ thay đổi da nhiều chứng tỏ nội tiết tố dồi dào, có nghĩa con mình đang khoẻ. Khi thai khoảng năm tháng trở đi, còn gặp tình trạng ngứa da. Có khi nặng nề đến nhiễm trùng do bà mẹ gãi nhiều làm trầy xước. Dân gian thường cho là do bé ở giai đoạn “mọc tóc” nên làm da mẹ ngứa. Khoa học giải thích bằng tình trạng ứ đọng muối mật và chỉ có thuốc chống dị ứng hay thuốc lợi mật mới làm giảm tình trạng này. Mụn cũng góp phần tàn phá nhan sắc của bà bầu. Chỉ có thể điều trị nhằm tránh các biến chứng mụn mủ, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu chứ không thể hết được. Các loại thuốc vệ sinh da có thể dùng rộng rãi nhưng thuốc trị mụn nên cẩn thận, cần theo chỉ dẫn bác sĩ vì có một số thuốc cấm dùng cho bà bầu. Các loại mỹ phẩm làm đẹp hay dưỡng da cũng có thể dùng như trước. Tuy nhiên, tốt nhất là dùng những loại từng dùng, đừng cố thử loại mới, đặc biệt các loại có nhãn mác quá lạ hay không nhãn mác, thuốc “gia truyền”. Gội đầu, làm tóc, làm móng, spa cũng không có gì để cấm cản bà bầu, thậm chí còn nên khuyến khích vì tạo thư giãn tốt, miễn là lưu ý vệ sinh dụng cụ và có tư thế thích hợp. Thay đổi ở nhũ hoa cũng là một lo lắng của các bà bầu. Thường những tháng đầu có sự gia tăng kích thước nhũ hoa, có thể làm người phụ nữ trông đáng yêu hơn. Càng về sau, ngoài tăng kích thước toàn bộ bầu vú, còn gia tăng kích thước đầu vú, tăng sắc tố quầng và đầu vú, tăng các hạt quầng, tăng mạch máu đến vùng vú, khiến nhiều bầu vú không chỉ to ra, mà trông không đẹp mắt lắm. Chưa kể, những tháng cuối thai kỳ, có khi đã có hiện tượng tiết sữa non khi sờ chạm vào vú. Tất cả những thay đổi này chỉ nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con bú sau sinh. Một số bà mẹ có bầu ngực nhỏ hay lo lắng không biết có đủ sữa cho con. Xin hãy yên tâm, việc tiết sữa không phụ thuộc kích thước bầu ngực. Một số bà mẹ khác có thay đổi quá nhiều ở bầu ngực thì lại lo rằng không biết “nó” có trở về dáng vẻ xinh đẹp lúc trước không. Lo này là “lo bò trắng răng” bởi tất cả thay đổi chỉ là do tình trạng nội tiết lúc mang thai. Sau sinh và khi hết cho con bú, ngực lại xinh đẹp như xưa khi nội tiết trở lại bình thường. Khi thai to, bà bầu lúc này có thêm một “khối lượng” đeo phía trước. Để đảm bảo tư thế cân bằng tốt, buộc các cơ lưng phải tăng cường làm việc, cột sống lúc này phải hơi ưỡn ra đoạn thắt lưng, tư thế chân đi cũng hơi dạng ra để tạo cân bằng tốt. Do vậy, một đôi giày cao tạo dáng đẹp lúc còn con gái chỉ sẽ làm bà bầu dễ mất cân bằng hơn. Thay vào đó nên sử dụng các loại giày dép đế thấp và có độ bám dính tốt nhằm tránh trơn trượt. Dáng đi khép nép yểu điệu ngày nào cũng sẽ không còn thích hợp nữa mà có thể đã lệt bệt một hàng rưỡi, hai hàng. Đau lưng cũng là phàn nàn thường xuyên mà quý ông chồng sẽ được nghe và “phải” tìm cách giải quyết cùng với vợ mình. Nằm nghỉ ngơi là cách giảm đau tốt nhất cho bà bầu, có thể dùng thêm các loại giảm đau dạng kem bôi tại chỗ hay mát xa cơ vùng lưng. Bà bầu cũng có quyền điệu Ý kiến truyền thống thường không thích các bà mẹ quá ăn diện trong thời kỳ mang thai, với giải thích “sẽ mất duyên cho em bé”, nhất là khi mang thai bé gái. Có người còn cho rằng: “các bà bầu đẹp quá sẽ có kết cục thai kỳ không tốt” hoặc khuyên dùng lại quần áo cũ của những bà mẹ có thai và sinh con khoẻ mạnh để lấy khước, lấy lộc Thật ra, chuyện làm đẹp của bà mẹ không có gì sai khoa học. Tuy nhiên, trong lúc mang thai, thường có tình trạng tăng tiết mồ hôi, sự chuyển hoá trong cơ thể gia tăng, người mẹ luôn có cảm giác nóng nực. Vì vậy, làm đẹp, đầu tiên phải đảm bảo được nhu cầu thoải mái. Các loại áo bầu rộng rãi với chất liệu cotton (vải bông) thường sẽ thấm mồ hôi tốt nên được ưa chuộng hơn. Các loại trang phục với thiết kế rườm rà, nhiều loại phụ trang không nên dùng vì có thể gây nóng nực và vướng víu, nhất là khi thai lớn. Mặc áo bầu sớm hay muộn cũng là tuỳ theo ý thích mỗi người. Vẫn có thể sử dụng ngay áo bầu khi bụng chưa to để thoải mái trong sinh hoạt. Các loại trang phục sát người như quần jeans, áo pull cũng mặc được trong những tháng đầu, tuy nhiên do vùng bụng dưới bắt đầu to nên sẽ có khó khăn khi dùng quần bó sát người. Mặc đồ quá chật khi thai đã lớn sẽ làm giới hạn sự phát triển và vận động của thai nhi trong ổ bụng, có thể làm bé nhẹ ký hay có vị trí bất thường, dẫn đến sinh khó. Đó là chưa kể, khi thai vào khoảng 4-5 tháng, tử cung to và chèn vào bàng quang, gây ra tình trạng mắc đi tiểu nhiều lần, các loại trang phục quá chật hay quá vướng víu khi đó sẽ gây khó khăn. Các loại đồ lót cũng nên chọn theo tiêu chí rộng rãi, thoáng mát và thấm mồ hôi. Màu sắc chỉ mang yếu tố tâm lý, các bà bầu vẫn có thể dùng mọi màu sắc theo ý thích cá nhân. Những gam màu sáng, tươi vui sẽ đem lại cảm giác vui vẻ và sảng khoái hơn. Ðọc thêm: http://hocvieniq.com/GuideBookDetail.aspx?id=2006##ixzz12mYLsmSC Lợi ích của nước dừa với thai phụ Dừa luôn được xem là nguồn dinh dưỡng quý giá tốt cho sức khoẻ. Nước dừa non là một trong những loại nước giàu dinh dưỡng và là một trong những nguồn bổ sung chất điện giải tuyệt vời nhất. Nó rất giàu clorua, kali và magiê và chứa 1 lượng đường, muối và protein hợp lý. Kali giúp điều chỉnh huyết áp và nhanh chóng giải cơn khát do cơ thể bị mất muối. Nó cũng rất hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị tiêu chảy. Không chất béo, cholesterol và hơn thế, nó còn giúp cải thiện các cholesterol tốt trong cơ thể. Giá trị dinh dưỡng của nước dừa? Uống nước dừa rất có lợi cho cơ thể, bởi trong nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, clorua, Vitamin A, E. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng. Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết. Một lợi ích về sức khỏe của nước dừa nữa là giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, bởi trong nước dừa chứa thành phần acid lauric, có khả năng kháng khuẩn, vi trùng, virus, nấm. Do vậy, nước dừa có thể giúp đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, đau họng cũng như một loạt các triệu chứng đau ốm khác. Acid lauric trong nước dừa còn hỗ trợ “đắc lực” cho tim và huyết mạch luôn hoạt động khỏe mạnh. Sự hiện diện của acid lauric cùng với một số chất béo no bão hòa và các thành phần acid có lợi khác cũng giúp chống lại bệnh tim hay xơ vữa động mạch. Nước dừa còn được xem như là một liệu pháp tự nhiên tại nhà, giúp chăm sóc da và tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc. Đây cũng là thực phẩm “hoàn hảo” thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả, thêm nước dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn duy trì mức cân nặng hợp lý. Các chất béo no, bão hòa có trong nước dừa sẽ giúp cơ thể nhanh chóng chuyển đổi thành năng lượng thay vì lưu trữ như là chất béo. Hiện có nhiều chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước dừa, có thể giúp ngăn chặn các bệnh ung thư, lão hóa da, nếp nhăn, thị lực kém, và các vấn đề về xương. Thêm nước dừa vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho bộ máy tiêu hóa, ngoài việc giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn thì nó còn có khả năng kháng khuẩn gây đầy bụng, khó tiêu trong dạ dày. Tại sao nên uống nước dừa khi mang thai? Vào mùa hè nóng bức, khi bạn muốn thoả cơn khát thì không gì tốt bằng nước dừa. Nó hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước có đường và năng lượng cao như các loại đồ uống có ga hay nước hoa quả. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày. Táo bón, đầy bụng, ợ hơi là những vấn đề thường gặp khi mang thai và nước dừa hoàn toàn có thể khắc phục được vấn đề này. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch. Với tất cả những lợi ích tuyệt vời kể trên, nước dừa luôn được khuyến nghị cho các bà mẹ đang mang thai. Những lưu ý khi uống nước dừa? Theo sách nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như: - Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị “trúng” với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao. - Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ cần thiết. - Những người có thể tạng thuộc âm như: Da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp thì không nên dùng nước dừa. Lý do là vì, theo y học cổ truyền, dừa (cũng như nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như: dưa hấu, bí đao…) có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của trạng tỳ. Do đó, khi uống nước dừa trong các trường hợp trên sẽ đưa thấp khí vào trong cơ thể quá nhiều, gây ra các rối loạn chức năng hoạt động bình thường của cơ thể. Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Món nước dừa trộn với nước ép rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt. Tuy nhiên, những người có tạng âm như đã nêu, cần lưu ý để tránh những điều bất lợi khi sử dụng. Các cách chế biến nước dừa Uống trực tiếp: Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể bổ dừa ra và lấy nước uống trực tiếp, không cần pha chế thêm đường nữa. Thạch dừa: Thạch dừa không chứa đường là thạch hoàn toàn tự nhiên, do chính tay bạn làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ. Thạch dừa rau câu: Được chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Ngoài nước dừa, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ nước dừa thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa Làm sao ngăn ngừa rạn da khi mang thai? Hầu hết phụ nữ trong thời gian mang thai thường hay mắc phải chứng rạn da. Chúng biểu hiện thành những vệt trên da ban đầu có màu hồng hoặc đỏ tía, sau đó sẽ chuyển thành màu trắng đục. Hầu hết phụ nữ trong thời gian mang thai thường hay mắc phải chứng rạn da. Chúng biểu hiện thành những vệt trên da ban đầu có màu hồng hoặc đỏ tía, sau đó sẽ chuyển thành màu trắng đục. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ khi mang thai do chỉ chú trọng đến sức khỏe của thai nhi nên thường không quan tâm đến vấn đề sắc đẹp làn da trước và sau khi sinh và đến khi da bị tổn thương, nứt nẻ thì đã quá muộn, có trường hợp làn da còn bị biến dạng hoàn toàn sau khi sinh Nguyên nhân hình thành nên những vết rạn này là do trong thời gian mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột trong một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi. Mô liên kết dưới da (được tạo bởi các sợi collagen và elastin, giúp da đàn hồi) bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây cuối cùng đề lại các vết rạn chằng chịt trên da. Các vùng da hay bị rạn nứt đó là bụng, ngực, hông, mông, đùi. Nhưng điều đáng tiếc là một khi da đã bị rạn thì các vết rạn chính là vết sẹo dưới da, việc hồi phục lại làn da là rất khó khăn và tốn kém. Có thể dùng phương pháp chiếu tia lazer hoặc phẩu thuật cắt bỏ vùng da bị rạn và chảy xệ. Nhưng các bà mẹ nên biết rằng rạn da hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách giúp tăng cường tính đàn hồi cho da. Các bà mẹ nên tìm hiểu và sử dụng các loại kem bôi dưỡng da ngăn ngừa vết rạn đặc chế dành cho thai phụ và tuyệt đối an toàn với thai nhi. Trao đổi kinh nghiệm với người mẫu Thúy Hạnh, hiện chị đã có 2 bé rất kháu khỉnh, dễ thương. Thúy Hạnh cho hay trong suốt thời gian trước và sau khi sinh, nhờ tìm hiểu và tin dùng sản phẩm ngăn ngừa rạn da Happy Event của công ty Rohto-Mentholatum, sau khi sinh chị vẫn giữ được làn da mịn màng không vết ran. Chị thật sự hạnh phúc và khuyên các bà mẹ mang thai hãy dành chút thời gian chăm sóc làn da của mình. Thông tin sản phẩm:Happy Event với thành phần chính hơn 30% tinh dầu ô liu kết hợp các thành phần từ thiên nhiên giúp da mẹ luôn ẩm mượt và có thể thoải mái căng giãn trong thời gian mang thai mà vẫn rất an toàn cho bé. Giá bán: 79.000 đồng tại siêu thị, nhà thuốc và cửa hàng mỹ phẩm trên toàn quốc Cách sử dụng: Thoa nhẹ nhàng trên bụng và xoa bóp thật kĩ ở các vùng bụng, ngực, hông, mông và đùi. Thoa 2 lần sáng, tối mỗi ngày từ lúc mới mang thai cho đến ít nhất 1 tháng sau khi sinh. Tin hấp dẫn: Hiện Happy Event đang có chương trình khuyến mãi: Mua 1 chai Happy Event, tặng ngay 1 hộp Pad chăm sóc da thanh khiết Aponee cho da mẹ thêm hoàn hảo. Chi tiết liên hệ: 08.38229322 Giữ cho da đẹp khi mang thai 07:40|15/07/2008 Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ vì họ sắp được làm mẹ - một thiên chức cao cả mà chỉ phụ nữ mới có được. Trong quá trình mang thai, các hormone bị xáo trộn, sự tăng tiết bã nhờn diễn ra mạnh hơn nên các hắc sắc tố melanin xuất hiện dày hơn, cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu. Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời của người phụ nữ vì họ sắp được làm mẹ - một thiên chức cao cả mà chỉ phụ nữ mới có được. Trong quá trình mang thai, các hormone bị xáo trộn, sự tăng tiết bã nhờn diễn ra mạnh hơn nên các hắc sắc tố melanin xuất hiện dày hơn, cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, khiến da xấu đi, nổi mụn và bị nám. Làm sao để niềm hạnh phúc được trọn vẹn với phụ nữ khi mang thai? Sau đây là một số lời khuyên và những giải pháp giúp cải thiện làn da. 1. Khắc phục các biểu hiện xấu của da: Da mụn: Quá trình thai nghén có thể kích hoạt việc gây mụn hay làm cho các mụn đang có sẵn trên da trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là do các hormone androgen trong cơ thể hoạt động mạnh hơn so với bình thường, kích thích các tuyến dầu và làm bít lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn. Trong suốt quá trình mang thai, mụn có thể phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, từ vừa phải đến mức nghiêm trọng. Vì vậy, hãy rửa mặt hai lần một ngày với loại sữa rửa mặt nhẹ. Nếu dùng kem dưỡng ẩm, hãy sử dụng loại không chứa dầu và không hương thơm. Nên tránh dùng các loại sữa rửa mặt có tác động tẩy rửa quá mức vì sẽ làm da thêm xấu. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc trị mụn an toàn đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu tình trạng mụn trở nên trầm trọng, bác sĩ da liễu có thể chỉ dẫn loại thuốc thoa hay kem có chứa kháng sinh nhẹ, chỉ có tác dụng cục bộ. Cần tránh sử dụng loại thuốc trị mụn Accutance - một loại dẫn xuất của vitamin A và thuộc họ retinoid vì loại thuốc này dễ làm cho thai nhi bị dị dạng. Tránh sử dụng các sản phẩm liên quan đến retinoid hay retinol hoặc BHA/Salicylic Acid, vì chúng có thể lột da cục bộ (nên thường được sử dụng để chữa trị mụn) nhưng BHA là một dẫn xuất của aspirin, mà phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng aspirin. Nám da: Trong quá trình thai nghén, làn da dễ bị chi phối bởi các sắc tố. Việc phơi nắng phải được hạn chế đến mức thấp nhất để tránh xuất hiện những đốm nhỏ hay những mảng nâu quanh mắt, trên gò má và phía trên môi trên. Nhiều phụ nữ châu Á hay những phụ nữ có làn da sáng trong quá trình mang thai dễ mắc phải chứng nám da xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Để tránh hoặc giảm tình trạng nám da, hãy nhớ thoa kem chống nắng có mức SPF cao khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu cần phải ra ngoài nắng trong thời gian dài, hãy đội nón rộng vành, đeo kính mát, khẩu trang và mặc quần áo kín. Hạn chế tối đa việc ra ngoài trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ vì đây là thời điểm tia tử ngoại hoạt động mạnh. Nếu cuối cùng da vẫn bị nám thì phải chờ đến hết thời gian cho con bú rồi sẽ cải thiện làn da bằng những sản phẩm làm sáng da hay tẩy da. Da bị ngứa: Nhiều phụ nữ mang thai bị chứng khô, ngứa và mẫn cảm đối với các vùng da trên mặt, trong lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mỗi ngày hãy sử dụng hai lần sản phẩm sữa rửa mặt không chứa xà phòng và không mùi. Dùng gạc vải ướp lạnh (có thể sử dụng một chiếc khăn nhúng trong nước lạnh) để giảm bớt sự ngứa rát da. Chú ý tránh xa các sản phẩm có chứa các chất tạo hương thơm, dễ gây kích ứng da hoặc các loại mỹ phẩm dạng lỏng có hydrocortisone. Nếu da bị ngứa trầm trọng thì phải gặp bác sĩ để xin tư vấn phương thuốc trị ngứa an toàn cho thai phụ. Ngoài ra, để đảm bảo cho một làn da đẹp khi mang thai, cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, nước, canxi và sắt bên trong cơ thể nhằm cân bằng sinh lý và nuôi dưỡng thai nhi. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có một làn da đẹp. Việc xông hơi cũng giúp da đào thải các chất bã nhờn dư thừa, hạn chế tình trạng nổi mụn, làm cho da thông thoáng và kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn. Massage làm tan cảm giác mệt mỏi, xóa mờ các nếp nhăn cũ và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn mới, giúp cho tinh thần thư thái, nhẹ nhàng hơn. 2. Thư giãn Bên cạnh việc chủ động khắc phục các biểu hiện xấu của da, việc thư giãn cũng giúp mang lại cho phụ nữ vẻ trẻ khỏe cho làn da. Thư giãn giúp những người phụ nữ mang thai giải tỏa được áp lực trong công việc cũng như sự nặng nề, mệt mỏi về thể chất. - Thư giãn thể chất: Mọi hành động là kết quả của ý tưởng phát xuất từ tâm trí một cách có ý thức hay vô ý thức. Đằng sau sự căng cơ hay thư giãn đều có sự rung động của ý tưởng. Cũng giống như khi ta gửi tín hiệu để co cơ thì một tín hiệu cũng được chuyển đi để thư giãn các cơ bắp mệt mỏi. Riêng các bộ phận bên trong như tim, phổi, gan, não… không được nhận tín hiệu thư giãn nên các nhà yoga hướng dẫn thư giãn thể chất bắt đầu từ ngón chân cái, xuyên qua cơ bắp đến tai, mắt rồi từ từ đi vào bên trong thông qua công cụ chính là tiềm thức. - Thư giãn tinh thần: Tình trạng căng thẳng thường xuyên do các lo âu, buồn phiền sẽ lấy đi nhiều năng lực hơn là căng thẳng thể chất. Lúc đó nên thở chậm, có nhịp điệu trong vài phút rồi tập trung vào hơi thở. Việc này giúp lấy lại sự yên ổn và thư thái cho cơ thể và làn da. . Bài tập khi mang thai: Bài tập dành cho vùng bụng Trong thời gian mang thai, các cơ bụng chạy từ xương ngực đến xương mu sẽ phải mang gần như toàn bộ trọng lượng của bào thai. Nếu. Event, tặng ngay 1 hộp Pad chăm sóc da thanh khi t Aponee cho da mẹ thêm hoàn hảo. Chi tiết liên hệ: 08.38229322 Giữ cho da đẹp khi mang thai 07:40|15/07/2008 Mang thai là giai đoạn hạnh phúc. thai nhi nên thường không quan tâm đến vấn đề sắc đẹp làn da trước và sau khi sinh và đến khi da bị tổn thương, nứt nẻ thì đã quá muộn, có trường hợp làn da còn bị biến dạng hoàn toàn sau khi

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài tập dành cho vùng bụng

    • Bí quyết giữ gìn nhan sắc cho bà bầu

      • Đăng ngày 03/12/2009 04:03:16 PM

      • Lợi ích của nước dừa với thai phụ

        •  Làm sao ngăn ngừa rạn da khi mang thai?

        • Giữ cho da đẹp khi mang thai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan