Bò sát ( phần 5 ) Mùa sinh sản ở Bò sát (Reptilia) ppsx

6 826 1
Bò sát ( phần 5 ) Mùa sinh sản ở Bò sát (Reptilia) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bò sát ( phần 5 ) Mùa sinh sản ở Bò sát (Reptilia) - Mùa sinh dục tuỳ thuộc khí hậu. Ở vùng ôn đới vào mùa ấm sau khi ngủ đông một thời gian ngắn, ở vùng nhiệt đới vào trước mùa mưa. Mùa sinh sản thay đổi tuỳ theo loài và địa phương. Rắn ráo (Ptyas korros) ở Quảng Ðông (Trung Quốc) đẻ trứng vào tháng 5 - tháng 6, ở Việt Nam đẻ vào tháng 6 - tháng 8, ở Java (Indonesia) đẻ vào tháng 8. Ba ba ở Trung Quốc đẻ từ tháng 6 - tháng 8, ở Việt Nam từ tháng 6 - tháng 7. - Vào mùa sinh sản, rắn đực chủ động bò tìm rắn cái. Rắn cái có một số tuyến ở đuôi và đặc biệt là cái tuyến ở da tiết ra mùi đặc biệt. Rắn đực nhờ cơ quan thị giác để phát hiện đối tượng, sau đó nhờ cơ quan khứu giác và cơ quan Jacobson giúp nhận biết mùi của rắn cái đã để lại trên đường đi. Mùi của rắn cái quyến rủ rắn đực được tiết ra ở thân rắn cái và chỉ xuất hiện vào mùa sinh sản khi rắn cái động dục. Rắn cái động dục suốt thời gian mang trứng nên một số loài rắn chịu giao phối nhiều lần trong mùa sinh sản. Ở nhóm thằn lằn, vai trò thị giác có vai trò quan trong hơn để nhận biết đối tượng khác phái. Thằn lằn đực Bắc Mỹ có màu sẫm, dọc hai bên thân có sọc dài màu xanh. Trước khi giao phối, thằn lằn đực rướn cao thân, bụng dẹp lại theo chiều dọc làm lộ rõ hai sọc màu xanh để báo cho thằn lằn cái biết. Trong mùa sinh sản một số loài bò sát đực có tiếng kêu gọi cái rất đặc trưng (cá sấu, tắc kè, rùa ). Tiếng tắc kè gọi giao hoan có thể lan xa đến 100m. Vào mùa sinh sản, một số bò sát đực rất hiếu chiến, đánh nhau rất quyết liệt để giành lấy con cái (thằn lằn, kỳ đà, tắc kè hoa, rắn ). Ở rắn đuôi kêu (Crotalus rufer) rắn đực sẽ quấn lấy nhau, mổ nhau. Cuối cùng rắn đực nào thắng sẽ ghép đôi với rắn cái. Điểm sai khác ở hai giới Bò sát (Reptilia) Tất cả bò sát đều phân tính, ngoại trừ loài rắn lục hải đảo (Bathrops insularis) rất hiếm gặp sống ở một hòn đảo nhỏ ở nam Brasil vừa có cơ quan sinh dục đực và cái trên một cá thể. Sự sai khác giữa con đực và con cái ở bò sát rõ hơn ở lưỡng cư, thể hiện ở con có cỡ lớn. - Thông thường con cái vì phải mang trứng nên lớn hơn con đực (vài loài rùa, rắn ). Hệ sinh dục của Bò sát (Thằn lằn bóng - Mabuya longicaudata) (theo Đào Văn Tiến) I. Con đực; II. Con cái 1. Tinh hoàn; 2. Tuyến trên thận; 3. Dây chằng; 4. Tinh quản; 5. Thận hông; 6. Tử cung; 7. Buồng trứng; 8. Vòi ống trứng; 9. Ống trứng; 10. Ống dẫn quản; 11. Huyệt Rắn sải cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) rất thường gặp ở nước ta, lúc còn nhỏ cá thể đực lớn hơn cá thể cái, nhưng khi đã trưởng thành thì cá thể cái lớn vượt lên, to hơn cá thể đực một cách rõ rệt. Tuy nhiên một số loài bò sát (thằn lằn, nhông, rắn hổ mang, kỳ đà ) cá thể đực thường khỏe và lớn hơn cá thể cái vì tập tính đánh nhau để giành cá thể cái, nên do chọn lọc con đực phải to khỏe. Rùa nước ngọt đực nhỏ hơn rùa cái, trái lại rùa cạn rùa biển thì rùa đực lớn hơn (vích). Rùa đực thường có yếm lõm, sâu hơn yếm của rùa cái (yếm phẵng) có gốc đuôi to hơn và dài hơn rùa cái. - Thằn lằn đực có đầu lớn đuôi dài, gờ gai lưng của con đực thường cao hơn ở con cái (nhông). Ở rắn, số vảy bụng của con đực ít hơn con cái, vảy dưới đuôi của con cái ít hơn con đực. Gốc đuôi của rắn đực bao giờ cũng thót lại, rồi phình to lên, đuôi dài hơn. Gốc đuôi con cái từ hậu môn trở xuống thon đều, đuôi ngắn. Ở một số loài trăn, trăn đực có cựa lớn. Cá sấu đực khó phân biệt với cá sấu cái, trừ cá sấu mõm dài ở Ấn Ðộ và Miến Ðiện có thể phân biệt được cá sấu đực, vì đầu mõm ở cá sấu đực có những phần phụ. - Ngoài ra vào mùa sinh sản một số thằn lằn và rùa con đực có màu sắc sặc sỡ hơn (cắïc kè, tắc kè hoa). Cá thể đực của các loài nhông, tắc kè, thằn lằn có những lổ đùi hoạt động tiết dịch vào mùa sinh sản. Những lổ đùi của cá thể cái thường không rõ. Ở rắn không sự khác biệt và màu sắc ở rắn đực và rắn cái. Hệ bài tiết và sinh dục Bò sát (Reptilia) 1. Bài tiết - Ở Bò sát có hậu thận, cấu tạo gồm đôi hình khối dài bám vào vách lưng ở vùng chậu. Ống dẫn của thận hình thành mới từ gốc ống Vonphơ, là niệu quản đổ ra huyệt. Có bóng đái chứa nước tiểu (rắn và cá sấu không có). Ở đa số thằn lằn và rùa bàng quang rất lớn. Nhưng ở rắn, cá sấu bàng quang không phát triển. Hệ niệu sinh dục của bò sát và chim 1. Ống dẫn tinh; 2. Tinh hoàn; 3. Huyệt; 4. Bóng đái; 5. Thận; 6. Ống ra; 7. Trứng; 8. Buồng trứng; 9. Ống niệu; 10. Lòng trắng; 11. Vỏ trứng - Nước tiểu của các loài bò sát sống trên cạn (thằn lằn, rắn) là một chất sền sệt có màu trắng đục không hoà tan trong nước, thành phần chủ yếu là axit uric. Nước tiểu sở dĩ đặc là do khả năng hấp thu lại nước của nước tiểu trong xoang huyệt. Nước tiểu của các loài bò sát sống ở nước hoặc nửa nước nửa cạn (rùa nước, cấ sấu ) thì loãng và thành phần chủ yếu là urê. 2. Hệ sinh dục Hệ sinh dục của Bò sát (Thằn lằn bóng - Mabuya longicaudata) (theo Đào Văn Tiến) I. Con đực; II. Con cái 1. Tinh hoàn; 2. Tuyến trên thận; 3. Dây chằng; 4. Tinh quản; 5. Thận hông; 6. Tử cung; 7. Buồng trứng; 8. Vòi ống trứng; 9. Ống trứng; 10. Ống dẫn quản; 11. Huyệt - Hệ sinh dục bò sát nằm ở hai bên cột sống: Tuyến sinh dục đực là đôi tinh hoàn lớn màu trắng hình dạng thay đổi, tinh quản là ống Volff, có cơ quan giao cấu (có thể có một hoặc hai). cơ quan giao cấu có 2 loại: Ngọc hành kép có ở thằn lằn và rắn, khi giao phối chỉ có 1 ngọc hành cắm vào huyệt sinh dục của con cái. Ngọc hành đơn có ở rùa, cá sấu. Ở cá sấu ngọc hành còn hình thành quy đầu như ở thú. - Tuyến sinh dục cái là hai buồng trứng có kích thước khác nhau. Buồng trứng của thằn lằn và rắn rỗng như ở cá, còn của rùa và cá sấu thì đặc như chim, thú. Hai buồng trứng của rùa và cá sấu thì rộng và xếp ngang hàng, còn của thằn lằn và rắn thì hẹp và xếp so le. Ống dẫn trứng gồm hai ống rỗng, là ống Munle, một đầu thông với phần trước khoang bụng có loa kèn, đầu sau là huyệt. Ống dẫn trứng của rùa và cá sấu phân thành nhiều phần: Phàn phễu đó trứng, phần tiếp theo tiết lòng trắng trứng, phần cuối là nơi tiết vỏ đá vôi thông với âm đạo. Hai ống dẫn của một số loài bò sát có độ dài không giống nhau. - Trứng bò sát có kích thước lớn hơn lưỡng cư, có nhiều noãn hoàn phát triển trực tiếp, có vỏ dai do thấm thêm canxi. . Bò sát ( phần 5 ) Mùa sinh sản ở Bò sát (Reptilia) - Mùa sinh dục tuỳ thuộc khí hậu. Ở vùng ôn đới vào mùa ấm sau khi ngủ đông một thời gian ngắn, ở vùng nhiệt đới vào trước mùa mưa. Mùa sinh. vào mùa sinh sản. Những lổ đùi của cá thể cái thường không rõ. Ở rắn không sự khác biệt và màu sắc ở rắn đực và rắn cái. Hệ bài tiết và sinh dục Bò sát (Reptilia) 1. Bài tiết - Ở Bò sát. loài bò sát sống ở nước hoặc nửa nước nửa cạn (rùa nước, cấ sấu ) thì loãng và thành phần chủ yếu là urê. 2. Hệ sinh dục Hệ sinh dục của Bò sát (Thằn lằn bóng - Mabuya longicaudata) (theo

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan