Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

19 1.9K 9
Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã hội ở một địa phương. Nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã hội ở một địa phương là một trong những học phần mang tính bắt buộc đối với sinh viên khoa địa lí năm thứ ba. Vì đây là một việc làm rất cần thiết giúp cho sinh viên chúng ta có cơ hội tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết ngay tại địa phương mình, nhằm bổ sung những kiến thức địa lí kinh tế của địa phương trong quá trình giảng dạy bộ môn. Từ việc nghiên cứu thực tế cho thấy đây chính là công tác điều tra cơ bản tổng hợp một lãnh thổ về điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương đó, nhằm kiểm kê đánh giá từng thành phần của thể tổng hợp địa lí tự nhiên, từng ngành kinh tế, từng cơ cấu sản xuất, từng mặt hoạt động cụ thể của dân cư. Đồng thời tiến hành đánh giá tổng hợp hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội của lãnh thổ, đánh giá mối quan hệ giữa các thành phần, các ngành hoạt động kinh tế - xã hội, mối quan hệ lãnh thổ đang nghiên cứu với các lãnh thổ kế cận và với cả nước. Từ thực tiễn nghiên cứu Địa lí kinh tế - xã hội của xã Suối Đá đã giúp cho tôi rèn luyện thêm tính tự học, tự thu thập và xử lí thông tin một cách chính xác, nhanh, gọn nhưng đảm bảo chất lượng cao. Thông qua việc nghiên cứu thực tế và qua các tài liệu đã thu thập được từ các cơ quan, ban ngành trong xã, bản thân càng thêm yêu quý các thành quả lao động của cán bộ xã, những người đã và đang làm việc hết mình để đưa xã nhà ngày càng phát triển vượt bậc sánh vai được với các xã, thị trấn trong toàn huyện. Càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống và tự hào về địa phương mình. Cũng từ đó đã giúp cho tôi có cái nhìn đúng đắn, có hành vi tích cực nhằm đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng địa phương ngày càng thêm giàu đẹp. Việc nghiên cứu và báo cáo thực địa Địa lí kinh tế - xã hội của xã Suối Đá sẽ giúp chúng ta nắm bắt được vị trí, giới hạn, diện tích của xã, phân tích được các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế của địa phương, thể hiện cụ thể qua các ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ… Hơn nữa bản thân là một giáo viên đang sinh sống và làm việc tại địa phương cũng muốn tìm tòi, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nơi mình cư trú và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn. Hướng dẫn học sinh phân tích được mối quan hệ giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của xã, chỉ ra cho học sinh thấy được những việc cần làm trong hiện tại và tương lai sao cho có lợi nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giúp cho địa phương có điều kiện vươn lên ngang tầm với các xã trong toàn huyện. Trong quá trình nghiên cứu cho thấy, công tác điều tra về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của cấp địa phương (xã - huyện - tỉnh) nói riêng, giữ một vai trò quan trọng. Đây là lực lượng điều tra ở tỉ lệ chi tiết, là đơn vị để đưa nhanh các kết quả điều tra vào thực tế. Làm tốt công Trang 1 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. tác điều tra tài nguyên thiên nhiên - kinh tế - xã hội ở cấp địa phương còn góp phần đáng kể vào điều tra ở cấp nhà nước, công việc điều tra này sẽ đóng góp vào việc xây dựng địa phương trở thành những đơn vị kinh tế phát triển. Mặt khác, ở cấp xã - cấp thấp (gần gũi với dân hơn), vấn đề tài liệu và lưu trữ thông tin toàn diện về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội tương đối phong phú, đầy đủ và đồng bộ hơn các cấp trên. Đây là nguồn cung cấp những số liệu, những thông tin cơ bản và đáng tin cậy hơn về lãnh thổ. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập của giáo viên – sinh viên và cả học sinh được thuận lợi, dễ dàng hơn. 2. Giới hạn nghiên cứu. Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. 3. Phương pháp làm việc. - Phương pháp đọc tài liệu – nghiên cứu lí thuyết: Là phương pháp đọc, nghiên cứu và phân tích hướng dẫn trình tự của báo cáo, đọc tìm hiểu tài liệu có liên quan. - Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Thu thập tài liệu, các số liệu điều tra cơ bản, số liệu thống kê của từng cơ quan ban ngành ở địa phương. Thu thập tài liệu thông qua mạng Internet, tìm tòi chắc lọc những tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Phân tích, kiểm tra các thông tin đã thu thập được nhằm xây dựng nội dung nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. - Phương pháp điều tra thực tế: là phương pháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp so sánh với những vần đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường. - Phương pháp bản đồ: là phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ để xử lí số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích đánh giá để xác định sự phân bố, những biến động của đối tượng, hiện tượng nghiên cứu trong không gian. - Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí và khai thác thông tin từ các website: là phương pháp sử dụng các phần mềm để thu thập thông tin, lưu trữ và quản lí thông tin, phân tích và xử lí thông tin, hiển thị thông tin theo nội dung, mục đích nghiên cứu của báo cáo. Các phần mềm chính có thể sử dụng trong khi thực hiện báo cáo là Word, Mapinfo. Trang 2 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. PHẦN II: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 1. Đánh giá chung về các nguồn lực. a. Vị trí địa lí và các nguồn lực tự nhiên. * Vị trí địa lí: Suối Đá là một xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện Dương Minh Châu. Phía Bắc giáp xã Tân Hưng (huyện Tân Châu). Phía Nam giáp xã Phước Ninh. Phía Đông giáp Thị trấn Dương Minh Châu và Lòng Hồ Dầu Tiếng. Phía Tây giáp xã Phan. Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí gây ra đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Suối Đá có diện tích rộng 14.929 ha, diện tích đất nông nghiệp nhiều, dân cư tập trung đông, lực lượng lao động dồi dào, có Hồ Dầu Tiếng cung cấp nước và nguồn thủy sản lớn. Địa hình tương đối bằng phẳng, chất lượng đất tương đối tốt là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất theo hướng chuyên môn hóa cao với các loại cây công nghiệp có năng suất cao như mía, mì, thuốc lá, đậu phộng … Do địa bàn rộng, dân cư tập trung đông nhưng phân bố không đều nên công tác quản lí gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó hệ thống giao thông nông thôn còn nghèo, đường giao thông liên tổ, liên ấp chủ yếu là đường đất có nhiều đoạn bị xuống cấp nên việc vận chuyển hàng hóa, nông sản cũng gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn có trục lộ 781 chạy qua với tổng chiều dài là 2 km, đây là đường giao thông chính của huyện. Xã Suối Đá cách Thị trấn của huyện 1 km, nên việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ý thức chấp hành của người dân cũng nâng lên rõ rệt, các tệ nạn xã hội như tiêm chích ma túy, mại dâm hầu như không xảy ra. Ngoài trục lộ chính xã còn có hệ thống Trang 3 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. giao thông liên xã cũng khá hoàn chỉnh (từ Suối Đá – Tân Châu dài 9 km, từ Suối Đá – Phước Ninh dài 3 km). Môi trường không khí của địa phương còn khá trong lành, ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do lãnh thổ lân cận tạo ra. * Các nguồn lực tự nhiên: - Địa hình: Chủ yếu là địa hình đồi dốc thoải, nghiên theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, cao ở các ấp Phước Bình 1, 2, thấp nhất các ấp Tân Định 1, 2. Tuy nhiên với dạng địa hình này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc cư trú, đi lại và sản xuất của nhân dân. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho việc phát triển toàn diện nền nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Trong xã còn bộ phận nhỏ địa hình trũng, ngập nước theo mùa (ở phía Đông Bắc trong Hồ Dầu Tiếng). Ở đây dân cư không sinh sống thường xuyên. Cứ vào tháng 11 đến tháng 4 (mùa khô) Lòng Hồ Dầu Tiếng đóng cửa các kênh để dự trữ nước trong mùa khô. Như vậy trong thời gian này số dân cư trú ven Lòng Hồ phải sơ tán, đất trở thành đất ngập nước từ 0,5 mét đến 1 mét không thể sản xuất nông nghiệp, đánh bắt hay nuôi thủy sản. - Thủy văn: Trên địa bàn xã không có sông, suối hay kênh rạch chằng chịt như các địa bàn khác trong huyện, chỉ có Hồ Dầu Tiếng với diện tích mặt nước khoảng 16100 km 2 (đoạn chảy qua xã) với hệ thống trạm bơm dài 3 km để tưới cho khoảng 365 ha đất trồng thuộc ấp Tân Định I, ấp Tân Định II. Ngoài ra còn có tuyến kênh TB4 dài khoảng 7 km để tiêu nước cho hai cánh đồng: Rổng Đưng và Bàu Đưng thuộc Phước Bình I đổ xuống suối Xa Cách. Đây là điều kiện để phát triển nông nghiệp toàn xã. Hồ Dầu Tiếng Vài nét về Hồ Dầu Tiếng Với 27.000 ha mặt nước trong đó có 4.560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5 tỷ m 3 , với mực nước dao động từ 17 - 24 m; Hồ có tọa độ địa lý từ 11 0 36’25” đến 11 0 36’15” vĩ độ Bắc và 106 0 10’49” đến 106 0 29’07” kinh độ Đông trên địa bàn huyện Dương Minh Châu, cách thị xã Tây Ninh hơn 25 km về phía Đông Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc. Hồ có hình chữ V cao dần về phía Bắc. Hai bên nhánh của hồ về hướng Tây Bắc là núi Bà Đen (986m), phía Đông Bắc là dãy Núi Cậu cao 350 – 500m. Tây Ninh hiện đang qui hoạch tổng thể du lịch sinh thái hồ nước Dầu Tiếng và kêu gọi đầu tư khu du lịch Hồ Dầu Tiếng để biến nơi đây thành khu Trang 4 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, khách sạn, các môn thể thao trên hồ. - Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 14929 ha, trong đó diện tích đất trong hồ là 8877 ha, ngoài hồ là 6052 ha. Gần 5000 ha đất dùng để sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất trống và đất rừng phòng hộ thủy lợi Hồ Dầu Tiếng. Toàn bộ đất đai của xã là nhóm đất xám, hình thành trên trầm tích pleistocen muộn được chia làm hai loại đất chính: + Đất xám có tầng loang lỗ. + Đất xám có tầng kết von đá ong. Cả hai loại đất này đều có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ rửa trôi, xói mòn vào mùa mưa. Với đặc điểm này diện tích đất nông nghiệp của xã thích hợp trồng nhiều cây công nghiệp dài ngày và trồng rừng. Riêng diện tích đất bán ngập trong hồ, cây trồng chủ yếu là cây mì và các loại rau màu, chỉ sản xuất được 1 vụ/ năm do phù hợp với đặc điểm ngập nước theo mùa. Ở phía Nam xã trồng được cây lúa, đậu phộng cho năng suất cao nhờ vào hệ thống kênh rạch của xã Phước Ninh. - Khí hậu: Nằm trong bối cảnh chung của đồng bằng Sông Cửu Long, khí hậu của xã cũng mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm trên 27 o C, tối cao tuyệt đối đạt 39 o C, tối thấp tuyệt đối là 17 o C. Biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn từ 7 – 10 o C. Nhiệt độ cao nhất trong năm là 28 o C (tháng 4), thấp nhất là 25 o C (tháng 12,1). Nhìn chung chế độ nhiệt tương đối cao và ổn định quanh năm. Biên độ nhiệt chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp là 3 o C. Lượng bức xạ dồi dào, cán cân bức xạ luôn luôn dương. Mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. + Chế độ gió: gồm có hai loại gió hoạt động theo mùa với tốc độ đạt 1,7 m/s và thổi đều trong năm. Gió mùa mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4): Từ tháng 11 đến tháng 2, hướng gió chủ yếu là Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc do chịu ảnh hưởng của khối không khí cực đới phía Bắc. Từ tháng 2 đến tháng 4 khối không khí này suy yếu dần, thời gian này chịu sự tác động của khối không khí Tây Thái Bình Dương và biển nên tạo thời tiết nóng ẩm, hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam. Gió mùa mùa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10): Chịu ảnh hưởng của khối không khí nóng ẩm phía Tây Nam. Vào tháng năm hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Nam vì gió mùa Tây Nam mới thành lập nên còn yếu. Từ tháng 6 đến tháng 10 hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam. Xã không có dông bão xảy ra thường xuyên, chỉ chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ (từ tháng 8 đến tháng 10) thể hiện qua những cơn mưa kéo dài và lũ lớn trên thượng nguồn sông Sài Gòn, đặc biệt là thời gian này mực nước trong Hồ Dầu Tiếng lên rất nhanh. Đội phòng chống lụt bão của địa phương túc trực thường xuyên để kịp thời ứng cứu. Trang 5 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. + Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm cũng khá cao, khoảng 1900mm đến 2300mm nhưng phân bố không đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm từ 85% đến 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa rất ít, thấp nhất là tháng 1,2. Do ảnh hưởng của Hồ Dầu Tiếng với tổng diện tích trên 27000 ha nên ngoài chế độ mưa theo mùa, xã còn có chế độ mưa địa phương nhưng chỉ mang tính chất cục bộ, thời gian mưa ngắn, lượng nước ít, phân bố trên diện tích nhỏ độ khoảng vài trăm mét quanh chân hồ. + Chế độ ẩm: Nhìn chung độ ẩm tương đối cả năm của xã cũng khá cao, khoảng 78,4%. Độ ẩm không đều giữa các tháng, độ ẩm thấp nhất thường là các tháng từ tháng 12 đến tháng 4 (mùa khô) khoảng 70% - 72%, cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa) khoảng 80% - 88%. Từ những đặc điểm khí hậu trên cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp của xã có nhiều thuận lợi hơn so với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, không bị ngập úng kéo dài trên diện rộng do ảnh hưởng của độ cao địa hình, do hệ thống thủy lợi thoát nước của Hồ Dầu Tiếng. Tuy nhiên nhiệt độ cao, độ ẩm lớn dễ nảy sinh nấm mốc, sâu rầy gây hại cho cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt trong những năm gần đây do sự nhiễu loạn của thời tiết mưa, nắng thất thường, với những tác hại của sương muối, sương giá cũng gây thiệt hại rất lớn trong sản xuất của nhân dân. Theo số liệu thống kê được trong năm 2009 tổng diện tích thiệt hại lên đến hàng trăm ha cây ăn quả và hoa màu phân bố khắp cả xã như ở ấp Tân Định 1,2, ấp Phước Bình 1,2. Đặc biệt là cây mãng cầu ở vùng phía Bắc dưới chân núi Bà Đen. - Sinh vật: Thực vật của xã rất đơn giản chủ yếu là rừng Dầu, rừng phòng hộ Hồ Dầu Tiếng. Động vật chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm. Chăn nuôi trong các hộ gia đình để lấy sức kéo, phân bón, thịt và trứng. Nguồn thủy sản khá phong phú như cá lóc, trê, rô, cá bống … tập trung chủ yếu trong Hồ Dầu Tiếng. - Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu của xã là cát trong khu vực Hồ Dầu Tiếng, khai thác dùng để cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công nghiệp xây dựng. b. Các nguồn lực dân cư và xã hội. - Dân cư: Suối Đá là xã có số dân trung bình so với các xã khác trong toàn huyện. Bao gồm 3754 hộ với 14206 nhân khẩu, mật độ dân số không cao khoảng 2,35 người/km 2 . BẢNG SỐ LIỆU VỀ DÂN CƯ XÃ SUỐI ĐÁ TỪ NĂM 2006 – 2009. Năm 2006 2007 2008 2009 Dân số (người) 19146 20653 19761 14206 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) 1,62 1,49 1,46 1,89 Trang 6 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Tình hình gia tăng dân số của xã từ năm 2006 – 2009 còn nhiều biến động, từ năm 2006 – 2007 số dân tăng 7,9%, từ năm 2007 – 2009 số dân giảm mạnh 31,1%. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cũng có nhiều biến động, từ năm 2006 – 2008 giảm 0,16%, nhưng từ năm 2008 – 2009 tỉ lệ gi tăng tự nhiên tăng cao 0,43% * Kết cấu dân số theo độ tuổi: Dưới tuổi lao động (từ 14 tuổi trở xuống): 3546 người, chiếm: 24,96 %. Trong tuổi lao động (từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam, từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ): 7743 người, chiếm: 54,51%. Trên tuổi lao động (từ 61 tuổi trở lên đố với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ): 2917 người, chiếm: 20,53 %. Qua báo cáo tổng kết hoạt động của trạm y tế xã Suối Đá cuối năm 2009 như sau: Năm Tiêu chí (đơn vị) 2006 2007 2008 2009 Tổng số trẻ sinh sống (người) Tổng số người chết (người) Tỉ suất sinh thô ( 0 /00) Tỉ suất tử thô ( 0 /00) 1377 65 19,69 3,39 360 52 17,43 2,51 362 74 18,42 3,74 295 26 20,76 1,83 Được sự quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế xã Suối Đá, sự quan tâm rất sâu sắc của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành đoàn thể trong việc chăm lo cho các hộ gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, các hộ nghèo Trung ương, địa phương, các cụ già neo đơn đến việc xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, tặng quà vào các ngày lễ lớn cho các đối tượng chính sách nói trên. Đây là điều cần thiết và quan trọng đã đẩy nhanh tốc độ xã hội hóa, người dân an tâm hơn trong sự chăm lo của nhà nước góp phần to lớn trong việc nâng cao đời sống kéo dài tuổi thọ. Thực tế cho thấy tuổi thọ trung bình của xã là 65 tuổi. So với mặt bằng chung của cả tỉnh thì tuổi thọ này nằm ở mức trung bình. * Dân tộc: Toàn xã có 77 hộ đồng bào dân tộc Tà Mun chiếm tỉ lệ 0,54% với 295 nhân khẩu, sống tập trung tại khu vực tổ 11 ấp Tân Định II. Số còn lại là dân tộc Trang 7 Người % Người Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Kinh, được phân bố đều khắp trong toàn xã. Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Suối Đá một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Hiện nay phong tục tập quán của dân tộc Tà Mun gần giống với dân tộc Kinh. Tuy nhiên họ vẫn giữ được nét văn hóa riêng như tết cổ truyền Cholchnamthmay (ngày 11 tháng 3) và tết Đolta (ngày 30 tháng 8). Do địa bàn xã khá rộng, dân cư ít nên mật độ dân số trung bình thấp đạt 2,35 người/km 2 . Dân cư phân bố không không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài hồ (với diện tích 6052 ha) còn lại 8877 ha trong hồ hầu như không có người sinh sống thường xuyên. - Xã hội: + Về tổ chức xã hội: Trong xã có 7 khu dân cư và 98 tổ dân cư tự quản. Gần 90% dân số sống bằng nghề nông, số còn lại sống bằng nghề mua bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, lực lượng lao động khá đông, số người trong độ tuổi lao động là 7743 người, chiếm: 54,5% tổng số dân. (trong đó, nam 3942 người chiếm 50,9%, nữ 3801 người chiếm 49,1%) + Về công tác xã hội: Xã đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với các đối tượng chính sách: gia đình thương binh liệt sĩ, người có công. Đã vận động và được sự hổ trợ của cấp trên xây dựng được 4 căn nhà tình nghĩa trị giá 143.000.000 triệu đồng, sửa chửa 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 10.000.000 đồng, trợ cấp người nghèo 88 lượt. Ngoài việc chăm lo cho các gia đình, đối tượng chính sách. Đảng bộ còn quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân nghèo, vận động xây tặng được 91 căn nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 1.326.000.000 đồng, vận động tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp lễ tết được 2598 phần quà trị giá 337.830.000 đồng. Khảo sát đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đúng qui định cho 99 đối tượng. Thực hiện tốt công tác khảo sát điều tra hộ nghèo, tổng số hộ nghèo trên địa bàn 371 hộ chiếm tỉ lệ 9,9% so với tổng số hộ dân (nghèo chuẩn trung ương 123 hộ, nghèo địa phương 243 hộ). Thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc. Đã bàn giao cho đối tượng được hưởng gồm: nhà ở 9 căn, giếng nước 24 cái, 4 hộ được cấp kinh phí hỗ trợ mua đất thổ cư, 15 hộ được hỗ trợ vốn chăn nuôi với tổng nguồn vốn là 202.400.000 đồng. Xây dựng 8 dự án giải quyết việc làm với tổng số vốn 1.380.000.000 đồng đã giải quyết cho 270 lao động. Đề nghị giải quyết cho vay hộ nghèo, chương trình nước sạch, học sinh sinh viên với tổng dư nợ cho vay 11,573 tỉ đồng/1098 lượt vay. Trong năm 2009 vừa qua mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đạt 6.000.000 đồng/người/năm. Mạng lưới điện được phủ kín 7/7 ấp có 3714/3754 hộ sử dụng điện đạt 98,9% trong tổng số hộ. Trang 8 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Tổng số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 12 máy điện thoại/ 100 hộ dân. + Về giáo dục: Toàn xã có 6 điểm trường, trong đó có một trường mẫu giáo, ba trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, một trường trung học phổ thông. Các trường học đều được xây dựng khang trang đủ phòng học hai ca. Chất lượng dạy và học được nâng lên, tỉ lệ học sinh được xét tốt nghiệp từ 96 – 98%, huy động trẻ 6 tuổi ra lớp được 1021/1021 em tỉ lệ 100%. Duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, xóa mù chữ, công nhận phổ cập đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở duy trì 82,68% (898/1086) Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, từ nguồn kinh phí hổ trợ của xã và vận động các mạnh thường quân, trong năm qua xây tặng 3 phòng học cho điểm trường Suối Đá B, một nhà nghỉ giáo viên trường Suối Đá A, tặng quà sách vở cho, quần áo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 185.055.000 đồng, cấp phát 37 xuất học bổng cho học sinh nghèo với tổng số tiền 8.200.000 đồng. Phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn xã có hai điểm trường đạt chuẩn quốc gia. (Trường tiểu học Phước Hội và Trường trung học cơ sở Suối Đá). + Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, phong trào toàn dân tích cực tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được phát động rộng rãi và duy trì có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn, tố cáo tội phạm trong quần chúng, góp phần giữ vững an ninh. Toàn xã có 7/7 đội tuần tra được củng cố và hoạt động có hiệu quả. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý từng bước được củng cố và đi vào hoạt động có hiệu quả. Thành lập được câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và câu lạc bộ nông dân với pháp luật duy trì sinh hoạt định kì và tư vấn trợ giúp pháp lý cho người dân khi có nhu cầu. + Về tôn giáo: Ở Suối Đá các tín ngưỡng tôn giáo cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, tôn giáo có tín đồ đông nhất là: đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Thiên Chúa. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NƠI THỜ CÚNG CỦA 3 TÔN GIÁO. Đạo Cao Đài Đạo Thiên Chúa Trang 9 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Đạo Phật Đạo Phật Hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng qui định, tu hành thuần túy, tôn giáo phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác xã hội, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho hộ nghèo, đã xây dựng 10 căn nhà đại đoàn kết trị giá 94.000.000 đồng,. Ngoài ra hàng năm còn tặng quà cho hộ nghèo trị giá hàng trăm triệu đồng. 2. Thực trạng kinh tế. a. Đánh giá chung kinh tế địa phương. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm sâu sắc của ban chấp hành Đảng ủy, ủy ban nhân xã và sự chỉ đạo của huyện, tỉnh. Suối Đá đã có những bước phát triển đáng kể trong nền kinh tế, đời sống người dân đang từng bước được cải thiện. Nhờ áp dụng công tác khuyến nông thường xuyên và rộng rãi nên diện tích và sản lượng cây trồng tăng lên đáng kể, đặc biệt là lúa, mì, mía, mãng cầu. Do hạn chế về số lượng ngành nghề, sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có mô hình sản xuất tập trung nên tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ mặc dù đã được quan tâm và có những bước phát triển đáng kể. Song không đủ mạnh để nâng cao tỉ trọng trong nền kinh tế, hoạt động công nghiệp của xã chủ yếu là chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Trên địa bàn xã có một công ty trách nhiệm hữu hạn Tấn Thành chế biến hạt điều với công suất 20 tấn/ngày, một doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát (chế Trang 10 [...]... dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm xảy ra ở vài nơi trong xã cũng gây không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế của địa phương Kênh mương thủy lợi, đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập; mức đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp còn hạn chế, các ngành dịch vụ còn quá ít chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong Trang 18 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội... trước khi thải ra môi trường Tăng cường công tác kiểm tra và tuyên truyền cho các hộ sử dụng đất trên các tuyến đường lớn như tỉnh lộ 781 Suối Đá – Tân Châu, Suối Đá – Khe Dol, Suối Đá – Phước Ninh sử dụng đất phải đúng mục đích, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư Về công tác văn hóa - giáo dục: Cần quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng phổ cập ở các trường học, tổ trưởng các tổ trong... ra lớp ở thời điểm đầu năm đạt 100% và vận động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại lớp để duy trì tỉ lệ chuẩn phổ cập trên 95% /năm Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa công tác khen thưởng, động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó để nâng dần trình độ dân trí của nhân dân trong toàn xã Trang 17 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu Địa lí kinh tế của xã Suối Đá, đã giúp... công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng cải tạo làm giàu thêm tài nguyên đất Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với đặc điểm môi trường đất của xã, chống suy thoái đất nông nghiệp, bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước Trang 16 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội Thường xuyên phối kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường của một số cơ sở, hộ dân chăn... chậm, hiện nay toàn xã có 263 cơ sở kinh doanh, 6 điểm kinh doanh dịch vụ Internet, 2 điểm bưu điện văn hóa xã, mạng lưới điện thoại được phủ sóng trên địa bàn, có 5 trạm phát sóng đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, tổng số hộ sử dụng điện thoại cố định đạt 12 máy điện thoại/ 100 hộ dân Xã Suối Đá không có chợ, chỉ có những điểm buôn bán nhỏ lẻ phân bố rãi rác khắp xã Do vị trí địa lí và điều kiện giao... trí địa lí và điều kiện giao thông như đã nói ở trên (xã cách trung tâm Thị trấn 1 km, có đường 781 chạy qua), người dân mua bán chủ yếu ở khu vực chợ của huyện Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành trung tâm siêu thị của huyện với đầy đủ các mặt hàng và thể loại - Về du lịch: Suối Đá có hai điểm du lịch trực thuộc quản lí của huyện là rừng lịch sử Dương Minh Châu và Hồ Dầu Tiếng 3 Các vấn đề đặt... nghiệp: Trong thời gian qua ngành công nghiệp của xã chỉ tập trung vào chế biến sản phẩm nông nghiệp là chủ yếu Toàn xã có 9 cơ sở chế biến khoai mì tươi, một xí nghiệp chế biến hạt điều, một cơ sở chế biến bánh tráng Nhìn chung, các Trang 13 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội cơ sở chế biến vừa và nhỏ, chưa chế biến hết nguyên liệu nông sản của địa phương, chưa có những ngành then chốt tạo động lực... bỏ học giữa chừng c Về môi trường Hiện tại Suối Đá là một xã có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên vấn đề ô nhiễm môi trường chưa cao Tuy nhiên, với sự hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như các lò mì tư nhân, công ty chế biến hạt điều cũng có tác động xấu đến môi trường nước, không khí, đặc biệt là nguồn nước ngầm (nước mủ mì) gây ảnh hưởng nhất định đến các khu... triển chung của huyện, Suối Đá được xác định là một trong những địa bàn được đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch sinh thái trên Hồ Dầu Tiếng sẽ gây không ít khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường Do đó, việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giải pháp xử lý đồng bộ khi phát triển các cụm công nghiệp, các khu du lịch là rất cần thiết và đặc biệt quan tâm của các cấp xã, huyện Hướng giải... thành công khu trung tâm siêu thị của huyện Du lịch: Phát triển ngành du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, làm tốt công tác bảo vệ môi trường Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên địa bàn xã, nhanh chóng đưa dự án xây dựng khu du lịch sinh thái ở khu vực đảo Suối Nhím phục vụ nhu cầu “du lịch xanh” trên địa bàn đi vào hoạt động có hiệu quả b Về dân cư - xã hội Giảm tỉ lệ sinh xuống còn 0,05% . cứu. Tìm hiểu kinh tế, xã hội, môi trường ở địa phương xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. 3. Phương pháp làm việc. - Phương pháp đọc tài liệu – nghiên cứu lí thuyết: Là phương pháp. thực địa Địa lí kinh tế xã hội. Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã hội ở một địa phương. Nghiên cứu thực địa Địa lí kinh tế - xã. 3 Báo cáo thực địa Địa lí kinh tế xã hội. giao thông liên xã cũng khá hoàn chỉnh (từ Suối Đá – Tân Châu dài 9 km, từ Suối Đá – Phước Ninh dài 3 km). Môi trường không khí của địa phương còn khá

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan