Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi docx

5 289 0
Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi Lo âu là một phần bình thường trong sự phát triển cảm xúc và hành vi của bé. Bé của bạn sẽ lo lắng khi đi mẫu giáo, e ngại với bóng tối hoặc hốt hoảng khi điều khiển xe đạp Đây là giai đoạn mà trí tưởng tượng ở bé lên tới đỉnh cao và vì thế, mối lo âu của bé có phần kỳ dị như người ngoài hành tinh, kẻ cướp biển… Tất nhiên bé cũng có những mối lo rất đời thường như sợ bạn quên đón bé ở lớp, sợ bị con chó to nhà hàng xóm cắn hoặc sợ bị bạn bè “tẩy chay”… Đồng thời, bé cũng rất nhạy cảm khi nhìn thấy cha mẹ cãi cọ hoặc nói chuyện về ai đó trong nhà đang bị ốm. Một số bé sẵn lo lắng bẩm sinh hơn các bé khác. Nỗi lo bị chia cắt Dù nỗi lo bị chia cắt lên cao nhất ở bé 18 tháng tuổi nhưng nó vẫn còn ám ảnh ngay cả khi bé bước vào tuổi mẫu giáo. Nỗi sợ xa cách tái phát khi bé phải đối mặt với những sự kiện mới như mới đi mẫu giáo, thay đổi người trông bé hoặc lần đầu tiên phải ngủ ở nhà người khác. Những nỗi sợ ở bé Con ma trong tủ quần áo, cái hồ tròn trong công viên… và vô vàn ám ảnh khác ở bé lên 3. Chúng là sản phẩm kết hợp giữa trí tưởng tượng và khả năng phán đoán ở bé. Nỗi sợ càng được nhân lên khi bé trải qua sự cố như bị ngã hoặc bị chó tấn công. Tuy nhiên, bé cũng bắt đầu hoảng sợ với những thứ chỉ được nghe thấy như động đất, con gián khổng lồ, khủng long ăn thịt người… Nỗi sợ kiểu này được cấu thành bởi hai yếu tố: hoạt động của trí tưởng tượng và kinh nghiệm sống còn thiếu. Bé ở giai đoạn này cũng rất dễ bị ảnh hưởng, bé có thể sợ cái gì đó nếu cha mẹ hoặc bạn chơi của bé cũng sợ thứ ấy. Điều cha mẹ nên làm Khi thấy con lo lắng, hãy ôm bé vào lòng và trấn an bé nhưng đừng chỉ dừng lại ở đó. Có vài gợi ý dành cho cha mẹ như sau: Hiểu nỗi sợ của bé: Nhiều nỗi sợ ở bé mẫu giáo là bình thường dù đó là điều không có thực. Nói về nỗi sợ: Trao đổi về nỗi sợ giúp giảm lo lắng ảo cho bé. Bé của bạn có thể cười khúc khích khi bé liên tưởng cơn ác mộng tối hôm qua đến người khổng lồ một chân có cái mũi màu cam. Lắng nghe bé nói về chi tiết nỗi sợ sẽ giúp bạn xua đuổi những nỗi sợ đặc trưng của bé. Bạn có thể phát hiện ra rằng, bé sợ nước chẳng qua là sợ bị chết đuối và bạn hãy giải thích để bé hiểu, không nên ở bể bơi một mình. Đừng ép bé phải dũng cảm: Đừng nói “Con thật ngớ ngẩn” hoặc “Đã lớn rồi mà còn ngốc”. Bạn cũng đừng bao giờ bắt bé phải đi qua con đường có con chó to hoặc bắt bé ngủ trong phòng tối để thử thách can đảm trong bé. Ở tuổi này, bé chưa đủ sức để tự vượt qua nỗi sợ. Thử thách qua trò chơi: Tưởng tượng bé nhà bạn sợ con mèo nhà hàng xóm và không dám lại gần hàng rào chia cắt giữa hai nhà. Có thể làm bình tĩnh nỗi sợ trong bé bằng một trò chơi. Bạn hãy nói với bé cùng chơi trò đuổi bắt kiểu mới và bạn sẽ là “vùng an toàn”. Đề nghị bé bước vài bước tới hàng rào rồi chạy nhanh về “vùng an toàn”, nơi bạn có thể ôm bé vào lòng. Làm điều này vài lần, để bé tiến sát hàng rào nếu bé sẵn sàng. Dần dần, bạn đã dạy bé can đảm hơn nhưng lại không gây sức ép cho bé. Xua đuổi ‘ma quỷ bóng tối’: Thắp đèn lên thì mọi sự sợ hãi của bé sẽ lắng dịu. Bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể sợ con quỷ nấp trong tủ quần áo hoặc có gì đó kinh khủng đang đợi bé dưới gầm giường. Để xua tan mối hoài nghi trong bé, cần làm sáng tỏ mọi điều. Chẳng hạn, nếu bé sợ có con quỷ núp trong tủ, bạn có thể trấn an bé: “Mẹ tìm rồi nhưng không có con quỷ nào cả. Nhưng con có thể giữ ngọn đuốc này ở đây để xua đuổi bất kỳ con quỷ nào”. Thắp đèn ngủ, với bé sẽ giúp xua ma quỷ và còn không làm bé sợ khi chợt tỉnh giấc. Chuẩn bị cho những tình huống mới: Nếu bé nhà bạn luôn căng thẳng khi phải tham gia một nhóm mới hoặc đưa tới một địa điểm mới, tốt nhất bạn cần giải thích trước cho bé. Nhắc với bé rằng, bé sắp gặp những ai hay đi đến những nơi nào. Hãy để bé được chủ động. Nếu bé vẫn lo lắng, hãy thảo luận rõ ràng về nỗi sợ của bé. Có thể để bé mang theo đồ chơi yêu thích để cảm thấy an tâm hơn. Và khi bạn ở đó, hãy cho bé thời gian để thích nghi ngay cả khi bé phải mất đến nửa tiếng ngồi trong lòng mẹ. . Lo âu và sợ hãi ở bé 3-4 tuổi Lo âu là một phần bình thường trong sự phát triển cảm xúc và hành vi của bé. Bé của bạn sẽ lo lắng khi đi mẫu giáo, e ngại. tưởng tượng ở bé lên tới đỉnh cao và vì thế, mối lo âu của bé có phần kỳ dị như người ngoài hành tinh, kẻ cướp biển… Tất nhiên bé cũng có những mối lo rất đời thường như sợ bạn quên đón bé ở. hơn các bé khác. Nỗi lo bị chia cắt Dù nỗi lo bị chia cắt lên cao nhất ở bé 18 tháng tuổi nhưng nó vẫn còn ám ảnh ngay cả khi bé bước vào tuổi mẫu giáo. Nỗi sợ xa cách tái phát khi bé phải

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan