Thư mục học đại cương- Chuyên môn 1 doc

10 3.5K 47
Thư mục học đại cương- Chuyên môn 1 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên môn 1 THƯ MỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương I: PHÂN LOẠI THƯ MỤC 1. Thư mục Quốc gia (TMQG) * Những nguyên tắc thu thập TL cho TMQG và khái niêm về TMQG - Nguyên tắc lãnh thổ: + TMQG khi biên soạn phải tập hợp tất cả những tài liệu đươc xuất bản trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. + Khái niệm: TMQG là TM phản ánh những tài liệu được xuất bản trên phạm vi lãnh thổ một Quốc gia - Nguyên tắc ngôn ngữ: + TMQG khi biên soạn phải tập hợp tất cả những tài liệu được xuất bản bằng ngôn ngữ quốc gia đó. + Khái niệm: TMQG là thư mục phản ánh những tài liệu được xuất bản bằng ngôn ngữ của một quốc gia. + Lưu ý: Hiện nay một số nước xây dựng TMQG theo nguyên tắc này như: Philippin, Cộng hòa liên ban Đức. - Nguyên tắc nội dung: + TMQG khi biên soạn, phải tập hợp tất cả những tài liệu có nội dung về quốc gia đó. + Khái niệm: TMQG là TM phản ánh tất cả những tài liệu có nội dung về quốc gia đó. + Lưu ý: Tùy theo quan điểm đk của mỗi nước việc tập hợp tài liệu cho TMQG có khác nhau và khái niệm về TMQG do đó cũng khác nhau. * Ý nghĩa TMQG. - TMQG là tấm gương phản ánh tình hình xuất bản của mỗi QG và trên cơ sở đó phản ánh trình độ về văn hóa khoa học, kinh tế, chính trị,… của một QG. - TMQG là nguồn thông tin thư mục đầy đủ nhất phục vụ cho việc tìm tài liệu với bất kì mục đích nào củaTV và bạn đọc. - TV có thể sử dụng TMQG để: Bổ sung tài liệu hiện tại, hồi cố, chấn chỉnh hệ thống mục lục (phân loại, MT) làm cơ sở để biên soạn các loại TM chuyên ngành,TM chuyên đề, TM nhân vật, TM địa chí… - Bạn đọc có thể sử dụng TMQG để: Thỏa mãn nhu cầu thông tin về tài liệu đã được xuất bản, tra tìm tài liệu theo môn loại tri thức, nghiên cứu tìm hiểu về tình hình xuất bản tài liệu của một quốc gia hoặc một địa phương nào đó của QG. - TMQG là phương tiện để trao đổi văn hóa khoa học, tài liệu thông tin giữa các QG trên TG. * Nhiệm vụ của TMQG: TMQG có hai loại: TMQG thường kì và TMQG hồi cố, mỗi loại có nhiệm vụ khác nhau: Thư mục học đại cương 12 Chuyên môn 1 - Đối với TMQG thường kì: TM này có nhiệm vụ thống kê đầy đủ tất cả các tài liệu được xuất bản trong phạm vi lãnh thổ của một QG vàTT một cách kịp thời đều đặn về những tài liệu đó cho người sử dụng . - TM hồi cố: TMQG này có nhiệm vụ thống kê những tài liệu được xuất bản trong quá khứ theo từng giai đoạn nhất định, xậy dựng nguồn TTTM hồi cố phục vụ cho việc nghiên cứu quá khứ, nghiên cứu lịch sử của từng vấn đề nhất định. * Tính chất của TMQG. - Tính dân tộc: TMQG phản ánh tất cả những tài liệu xuất bản trên phạm vi của một QG thông qua các tài liệu được xuất bản của QG được phản ảnh trong TM. Người ta có thể biết được trình độ xuất bản, trình độ văn hóa khoa học của một QG, điều này cho thấy TMQG mang tính dân tộc sâu sắc và hơn bất kì loại TM nào, cũng vì vậy mà TMQG còn gọi là TM dân tộc. - Tính đầy đủ: Đây là tính chất bắt buộc của TMQG bởi TMQG phải thống kê đầy đủ tất cả tài liệu được xây dựng của QG và TM phải được xuất bản thường xyên. Tính chất này được đảm bảo bởi cơ sở phát lí là luật lưu chiểu văn hóa phẩm của quốc gia. - Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của TMQG được thể hiện ở các mặt sau: • Nội dung tài liệu: TL trong TM gồn nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau • Loại hình tài liệu: TL trong TMQG được xuất bản đa dạng nhiều loại hình như sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản nhạc… • Ngôn ngữ tài liệu: TL trong TMQG được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung… * Tổ chức cơ quan biên soạn TMQG. - Thông thường cơ quan biên soạn TMQG là cơ quan nhận lưu chiểu xuất bản phẩm và là cơ quan biên soạn TMQG. - Tuy nhiên ở Mĩ TVQG Mĩ mới là TV được nhận lưu chiểu xuất bản phẩm. * Cơ sở để biên soạn TMQG. - Ở những nước có chế độ nộp lưu chiểu cơ sở để biên soạn TMQG là những văn hóa phẩm được nộp lưu chiểu theo luật định của nhà nước. - Ở các nước không có chế độ lưu chiểu văn hóa phẩm thì TMQG được biên soạn dựa trên cơ chế bản quyền tác giả hoặc các hợp đồng giữa TVQG và nhà xuất bản. => Chính vì vậy chế độ nộp lưu chiểu văn hóa phẩm có ý nghĩa rất lớn nó đảm bảo cho việc biên soạn TMQG được đầy đủ liên tục. 2. Thư mục phục vụ tra cưú cụ thể: 2.1. Thư mục thông báo khoa học (TMTBKH) * Khái niệm: TMTBKH là loại TM tập hợp đầy đủ những tài liệu quan trọng về một vấn đề, một ngành hoặc nhiều ngành tri thức. * Tính chất: Tính đầy đủ trong việc phản ánh tài liệu * Đặc điểm: - Số lượng tài liệu trong thư mục được phản ánh nhiều. Thư mục học đại cương 13 Chuyên môn 1 - TM thường được sử dụng phương pháp phân tích hình thức tài liệu, ít phân tích nội dung tài liệu. Tuy nhiên cũng có những thư mục ngoài phần MTTMTL còn có phần tóm tắt nội dung và được xuất bản định kì nên có tên gọi là tạp chí tóm tắt. VD: Tạp chí tóm tắt TTKHKT của tung tâm TT KH và công nghệ QG. * Tác dụng: - Đối với cán bộ nghiên cứu: . Nắm được tài liệu về ngành,vấn đề mình quan tâm. . Tránh được nghiên cứu trùng lặp. . Rút ngắn được thời gian thực hiện công trình nghiên cứu. - Đối với CBTV: Là công cụ tra cứu TTTL và là cơ sở để biên soạn TM giới thiệu. * Đối tượng sử dụng: Là cán bộ nghiên cứu những người có trình độ nhất định thuộc cá lĩnh vực khoa học khác nhau và CBTV. 2.2. Thư mục giới thiệu (TMGT) * Khái niệm: TMGT là loại thư mục phản ánh những tài liệu đã được lựa chọn kĩ càng theo một hoặc một số lĩnh vực tri thức nhất định. * Tính chất: - Tính chọn lọc: TM phải gồm những tài liệu mới nhất tốt nhất tốt nhất và phù hợp nhất với bạn đọc. - Tính tuyên truyền hướng dẫn bạn đọc đọc tài liệu: TM phải định hướng đúng đắn cho người đọc bằng việc mô tả nội dung tài liệu khách quan trung thực. * Đặc diểm: So với TM thông báo khoa học TM giới thiệu có những đặc điểm sau: - Số lượng tài liệu trong thư mục giới thiệu rất ít. - Nguyên tắc chọn lọc TL cho TMGT chặt chẽ về nội dung lẫn hình thức. - Phân tích tài liệu trong TMGT bắt buộc phải sử dụng phương pháp phân tích hình thức TL và phương pháp phân tích nội dung tài liệu. * Tác dụng: - Giúp cho bạn đọc tìm được những TL phù hợp với nhu cầu. - Là công cụ của CBTV trong việc hướng dẫn định hướng đọc TL cho bạn đọc. - Là công cụ tuyên truyền TL sắc bén của TV. * Đối tượng sử dụng thư mục. - Bạn đọc có trình độ phổ thông là chủ yếu. - Ngoài ra CB ch/môn cũng có thể tham khảo phục vụ cho công tác của mình. CHƯƠNG II: PHỤC VỤ THƯ MỤC 1. Phụ vụ thông tin thư mục(TTTM) 1.1. Nội dung: Phục vụ TTTM là thường xuyên hình thành TTTM và đưa TTTM đến người dùng tin khi họ có yêu cầu và cả khi họ không yêu cầu. Thư mục học đại cương 14 Chuyên môn 1 1.2. Tác dụng: Phục vụ TTTM trong TV được tiến hành sẽ có tác dụng sau: + Giúp bạn đọc nắm bắt được những TL mới được xuất bản ở các lĩnh vực tri thức khác nhau. + Giúp bạn đọc nắm bắt được những TL được xuất bản theo chuyên đề, ngành + Góp phần phổ biến thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật sản xuất…. + Giúp người đọc tìm tài liệu trong việc nghiên cứu giảng dạy và học tập sản xuất giải trí phù hợp với nhu cầu. + Giúp cán bộ lãnh đạo các cấp có đầy đủ kịp thời các thông tin góp phần quan trọng trong việc ra quyết định kịp thời và có chất lượng. + Giúp cán bộ nghiên cứu các ngành có TT đầy đủ kịp thời về vấn đề mình quan tâm nghiên cứu từ đó tiết kiệm được thời gian tìm và sưu tầm tài liệu góp phần thúc đẩy tiến độ hoàn thành công trình nghiên cứu. + Giúp TV tăng được số vòng quay của TL. + Làm tăng thêm uy tín của TV. 1.3. Yêu cầu: Muốn phục vụ TT TM được tốt TV phải thực hiện những yêu cầu sau: + Tiến hành phân loại bạn đọc và tiến hành điều tra nhu cầu tin của bạn đọc để nắm rõ nhu cầu của bạn đọc, nhằm phục vụ TT TM phù hợp với nhu cầu của họ. + TV phải thương xuyên tổ chức phục vụ TTTM cho bạn đọc để bạn đọc nắm bắt kịp thời tài liệu mới. + TV phải phối hợp các TV và các CQTT khác trong phục vụ TTTM như biên soạn một số loại TM triễn lãm phổ biếng rộng rãi sản phẩm TTTM của TV và cơ quan TT cho người sử dụng và giúp bạn đọc tiếp cận được nguồn TTTM rộng lớn hơn. + TV cần phải thường xuyên TT các sản phẩm TTTM và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm TTTM cho người sủ dụng. 1.4. Các dạng phục vụ thông tin thư mục. a. Phục vụ thông tin thư mục riêng biệt: * Khái niệm: Phục vụ TTTM có phân biệt là dạng phục vụ TTTM có tính nhu cầu của người sử dụng. * Đối tượng phục vụ: + Đối tượng cá nhân: những cá nhân được phục vụ thông tin thư mục có phân biệt là những cán bộ lãnh đạo cán bộ nghiên cứu của các cơ quan Đảng và nhà nước, các cơ quan ban, ngành của trung ương và địa phương. + Đối tượng là nhóm bạn đọc: Nhóm bạn đọc được phục vụ TTTM có phân biệt là những nhóm người dùng tin có đặc điểm chung nhất định về chuyên môn nghề nghiệp trình độ nhu cầu thông tin cơ quan công tác. * Biện pháp tiến hành: - Xác định đối tượng bạn đọc. Thư mục học đại cương 15 Chuyên môn 1 • Đối với bạn đọc là cá nhân cần nắm rõ: Họ tên trình độ nghề nghiệp chức vụ địa chỉ gia đình, cơ quan đề tài nghiên cứu, mức độ nhu cầu TTTM (đầy đủ hay chọn lọc). • Đối với nhóm bạn đọc: Cần nắm rõ cơ quan công tác đặc điểm của nhóm, chuyên môn chủ yếu của nhóm danh mục đề tài mà nhóm bạn được quan tâm, mức độ nhu cầu TTTM người đại diện cho nhóm bạn đọc (họ tên trình độ, chức vụ địa chỉ liên lạc…). - Sưu tầm tài liệu: • Qua nguồn tài liệu mới nhập. • Qua TM các loại của TV biên soạn và cơ quan khác biên soạn. -Thông tin cho bạn đọc: + Đối với cá nhân: • Thông tin miệng: Ưu điểm là bạn đọc có thể trao đổi và dễ nhận biết sự phù hợp của tài liệu với nhu cầu. Nên sử dụng hình thức này khi TT ít tài liệu. • Thông tin bằng văn bản: cung cấp cho họ các danh mục TL bản TM với đầy đủ các yếu tố mô tả và danh mục này được xếp theo một dấu hiệu nhất định. Trong trường hợp cá nhân có nhu cầu mỗi tài liệu sau MT phải có sự MT ngắn gọn nội dung: Tóm tắt, dẫn giải, định từ khóa… • Thông tin hộp phích cá nhân: Hộp phích này ghi tên cá nhân có nhu cầu ở bên ngoài trong hộp phích là các tấm phích MTTL đã được chọn lọc theo yêu cầu của bạn đọc hình thức này cũng thích hợp với yêu cầu có nhiều tài liệu. Hạn chế của hình thức này là bạn đọc phải đến TV mới sử dụng được.  Lưu ý: Cần phải thu thập và phân tích phản hồi của người sử dụng TTTM để hoàn thiện công tác TTTM có phân biệt. + Đối với nhóm bạn đọc: • Biên soạn thư mục chuyên phù hợp với đề tài của từng nhóm bạn đọc. • Xây dựng hộp phích chuyên đề khi chưa có điều kiện biên soạn TM chuyên đề. • Tổ chức các ngày chuyên môn bằng cách triển lãm tài liệu theo chuyên đề tạo điều kiện cho bạn đọc tiếp xúc trực tiếp với tài liệu gốc, có thể kết hợp triển lãm tài liệu với hoạt động TT tuyên truyền về các thành tựu khoa học về chuyên đề như: Thuyết trình, chiếu phim điểm một số tài liệu…những hình thức này thường mang lại hiệu quả trong việc tuyên truyền phổ biến những thành tựu khoa học kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất và đời sống. • Sử dụng cộng tác viên TT trong nhóm bạn đọc: CBTM có thể sử dụng cộng tác viên tronh nhóm này để phục vụ TTTM cho những người trong nhóm của nhóm mình và làm cơ sở để nắm bắt thông tin phản hồi từ nhóm bạn đọc.  Lưu ý: Nên sử dụng cộng tác viên TT trong nhóm bạn đọc. b. Phổ biến TT có chọn lọc: Thư mục học đại cương 16 Chuyên môn 1 * Khái niệm: Phổ biến TT có chọn lọc là một phương thức chủ động cung cấp cho người dùng tin những TT mới phù hợp với yêu cầu thường xuyên đã được xây dựng và đăng kí trước của họ. * Đặc điểm: Phổ biến TT có chọn lọc là một hình thức phục vụ TT có những đặc điểm sau: + Chỉ phục vụ cho những nhu cầu người dùng tin được xác lập trước. + Có sự liên hệ chặt chẽ giữa người dùng tin và TV để yêu cầu và được cung cấp thông tin phù hợp.  Nhanh chóng đánh giá được hiệu quả của hoạt động TT TM của TV. * Yêu cầu: Để đãm bảo cho hệ thống phổ biến TT có chọn lọc của TV được tốt TV- CQTT phải đãm bảo các yêu cầu sau: + Cung cấp TTTM cho bạn đọc đầy đủ tối đa thường xuyên và kịp thời. + Mỗi tài liệu khi cung cấp phải có sự phân tích ngắn gọn nội dung bằng các phương pháp như: Tóm tắt, chú giải, định từ khóa… + Cán bộ TM phải là người có trình độ nhất định về kĩnh vực chuyên môn và có khả năng phân tích tài liệu. + Đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa TV và bạn đọc nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của bạn đọc ở các thời điểm khác nhau. Từ đó phục vụ TT TM cho bạn đọc ngày càng một tốt hơn. + Đảm bảo cung cấp nguồn tài liệu bậc 1 đầy đủ cho bạn đoc khi có yêu cầu. c. Phục vụ thông tin TM rộng rãi: * Khái niện: Phục vụ thông tin TM rộng rãi là dạng phục vụ không tính tới nhu cầu của cá nhân hay nhóm người sử dụngTTTM cụ thể. * Nội dung: TTTM rộng rãi là TTTM về những tài liệu mới nhập vào TV thuộc nhiều môn loại tri thức hoặc theo chuyên đề, chuyên ngành. * Biện pháp phục vụ: +Biên soạn và xuất bản, gửi danh mục tài liệu mới nhập vào TV cho các tổ chức cơ quan cá nhân trên điạ bàn TV phục vụ. + Xây dựng hộp phích TM tài liệu mới để sử dụng tại TV. + Tổ chức trưng bày triển lãm TL mới nhập vào TV theo định kì hoặc đột xuất khi cần thiết. Lưu ý: . Việc định kì trưng bài triển lãm dài hay ngắn phụ thuộc vào số lượng TL nhiều hay ít (nhiều 1 tuần /lần, ít 1,2 tháng / lần). . Địa điểm để trưng bày triển lãm thường là tại phòng đọc của TV. . Thời gian cho cuộc triển lãm có thể 2 – 3 ngày. . Để triển lãm trưng bài đạt kết quả cao cần phải được thông báo đến bạn đọc, cơ quan tổ chức trên địa bàn TV phục vụ bằng các hình thức như: Phát thanh, truyền hình địa phương, biểu ngữ áp phích gửi thông báo… Thư mục học đại cương 17 Chuyên môn 1 . Sử dụng TT đại chúng để phục vụ TTTM rộng rãi như báo, tạp chí phát thanh truyền hình địa phương. 2. Tuyên truyền kiến thức thông tin thư mục * Tác dụng: + Việc tuyên truyền kiến thức TM sẽ tạo tiền đề cho mọi người hình thành nhu cầu TTTM. + Giúp người đọc sử dụng tối đa dòng tư liệu nâng cao kiến thức góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội. * Nội dung: (giáo trình trang 213) + Giúp đỡ người dùng tin nắm rõ hệ thống TV, trung tâm TT, các Sp -Dv TTTV. + Hướng dẫn phương pháp tìm TTTM và TT sự kiện + Hướng dẫn xây dựng mục lục cá nhân - MTTM và sắp xếp tài liệu. * Yêu cầu: + Đối với CBTV: Có kiến thức TM vững vàng và khả năng tuyên truyền kiến thức TM + Nghiên cứu đầy đủ người dùng tin: Vê trình độ nghiệp vụ nhu cầu TT kiến thức TM. + Xây dựng bộ máy tra cứu TM hoàn chỉnh làm công cụ tuyên truyền kiến thức TM. + Tổ chức hợp tác phối hợp trong cùng TV,giữa các TV trong cùng hệ thống để tuyên truyền kiến thức TM. + Sử dụng các hình thức tuyên truyền và phương tiện tuyên truyền khác nhau để đạt hiệu quả cao. * Các hình thức tuyên truyền: + Hình thức TT rộng rãi: Áp phích , biểu ngữ, triển lãm, hội nghị bạn đọc. + Các hình thức tuyên truyền TM theo nhóm: Huấn luyện kiến thức TM, điểm tài liệu tra cứu và TLTM tham quan TV thảo luận… + Các hình thưc tuyên truyền kiến thức TM cho cá nhân: Tư vấn khi cá nhân có yêu cầu phụ đạo kiến thức thư mục trong quá trình thực hiện yêu cầu về tài liệu của bạn đọc, hoặc khi chuyển giao kết quả cho bạn đọc giúp bạn đọc có kiến thức cơ bản về lĩnh vực TTTM và hình thành thói quen sử dụng độc lập các nguồn TTTM. CHƯƠNG III: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THƯ MỤC TRONG THƯ VIỆN 1. Tổ chức hoạt động TM trong các TV khoa học tổng hợp(KHTH) * Đặc điểm: - Đa số các TVKHTH đều có bộ phận phụ trách hoạt động TM độc lập với tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của TV như: Phòng TM, phòng TTTM, phòng tra cứu TM. Thư mục học đại cương 18 Chuyên môn 1 - Tổ chức hoạt động TM ở các TVKHTH thường theo hai hướng: + Hướng tập chung: Trong TV có một bộ phận riêng chuyên trách về hoạt động TM . Ưu điểm: Tập chung được cán bộ kinh phí hoạt động từ đó có kinh nghiệm biên soạn các bản TM lớn, đánh giá được các hoạt động TM. . Nhược điểm: là khi có câu hỏi TM của ngừơi dùng tin các phòng ban khác lại chuyển câu hỏi về bộ phận TM, vừa mất thời gian vừa gây khó dễ cho người sử dụng. + Hướng phân tán: Hoạt động TM được thực hiện trong các phòng ban của TV không có bộ phận chuyên trách hoạt động TM. . Ưu điểm: Của hướng phân tán là trả lời nhanh các câu hỏi TM của người dùng tin. . Nhược điểm: Của hướng phân tán là TV không tập chung được nhân lực không biên soạn được các bản TM lớn, khó đánh giá được kết quả hoạt động TM.  Hướng khắc phục những hạn chế của hai hướng trên là: phối hợp cả hai hướng tập chung và phân tán vào công tác TM, tức là trong TV vừa có bộ phận TM riêng vừa phải có hoạt động TM trong các phòng ban và cần phải có sự phân công cụ thể cho bộ phận TM và phòng ban khác trong hoạt động TM. * Cách tổ chức hoạt động TM trong các TVKHTH. - Lập kế hoạch hoạt động TM: Mỗi TV phải căng cứ vào nhiệm vụ của mình để lập kế hoạt động TM theo tháng,quý, năm mang tính khả thi. - Tham gia vào việc xây dựng bộ máy tra cứu TM: CBTM phối hợp với phòng xử lí TL và phòng phục vụ bạn đọc để tổ chức bộ máy tra cứu TM phù hợp với TV và tiện dụng. CBTM trực tiếp xây dựng một số bộ phận cụ thể của bộ máy tra cứu TM như: Xây dựng hộp phích tra cứu TM, xây dựng mục lục trích báo tạp chí. CBTM giúp các phòng khác như: phòng mượn, phòng đọc, phòng thiếu nhi, phòng địa chí, tổ chức bộ máy tra cứu thư mục của mỗi phòng - Tổ chức TTTM + Phòng TTTM, TTTM chuyên đề cho các đối tượng bạn đọc nhất định của TV. + Phối hợp với phòng phục vụ bạn đọc, TTTM rộng rãi (triển lãm tuyên truyền giới thiệu sách …) - Thực hiện tra cứu thư nục: Toàn bộ các câu hỏi TM được chuyển đến phòng TM thì phòng TM phải có trách nhiệm tra cứu trả lời. - Biên soạn và xuất bản TL thư mục: Phòng TM ở các TVKHTH dựa trên chức năng và nhiệm vụ cụ thể, mỗi TV để biên soạn các loại TLTM phù hợp với nhu cầu bạn đọc của TV. - Tổ chức công tác tuyên truyền kiến thức TM. - Phối hợp và hợp tác hoạt động TM giữa TVKHTH và các cơ quan khác - Hướng dẫn nghiệp vụ TM - Tổng kết kinh nghiệm hoạt động TM nghiên cứu khoa học về TM Thư mục học đại cương 19 Chuyên môn 1 - Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBTM. + Dự các lớp học nghiệp vụ + Huấn luyện phương pháp công tác TM + Tổ chức thực hành, thực tập hoạt động TM. 2. Tổ chức hoạt động TM trong các TVKH đa ngành, chuyên ngành * Đặc điiểm: - Trong TV khoa học đa ngành, chuyên ngành lớn có các bộ phận chuyên trách công tác TM, cá TV nhỏ hoạt động TM chủ yếu là xây dựng bộ máy tra cứu TM. - Trong các TVKH đa ngành chuyên ngành thường hợp nhất bộ phận TM với bộ phận TT của các cơ quan, CBTT- BTM cùng thực hiện dịch vụ TT (TTTM, TT sự kiện) và tra cứu trả lời mọi yêu cầu của bạn đọc, sự phối hợp này nâng cao chất lượng phục vụ TT cho các mục đích khác nhau của bạn đọc và cũng nâng cao chất lượng của hoạt động TM. - Trong các TV này phần lớn hoạt động TM điều được áp dụng phương tiện hiện đại (máy vi tính) nên việc phục vụ cho người dùng tin được nhanh hơn và chính xác hơn so với trước đây khi chưa áp dụng máy vi tính. * Tổ chức hoạt động TM chuyên ngành đa ngành: - Xây dựng bộ máy tra cứu TM: Các TV này xây dựng và quản lí bộ máy tra cứu TM với hai hình thức: là bộ máy tra cứu truyền thống và bộ máy tra cứu điện tử. - Biên soạn và xuất bản các loại TM: + TM thông báo TL mới nhập cho đông đảo bạn đọc + TM thông báo hồi cố theo chuyên đề cho CB lãnh đạo, CB chuyên môn. + TM thông báo KH chuyên ngành, chuyên đề theo yêu cầu riêng + TM giới thiệu cho chuyên ngành kĩ thuật. + TM liên hợp về 1 hoặc 1 số ngành khoa học - Thực hiện tra cứu trả lời theo yêu cầu bạn đọc về: TTTM, TT sự kiện, TT chuyên đề, chuyên ngành và KHTN, KHXH, KHKT. - Hợp tác trong hoạt động TM giữa các TV chuyên ngành +Biên soạn TM chuyên ngành. + Hình thành mạng TT TM chuyên ngành. - Tuyên truyền kiền thức TM: + Đối tượng chủ yếu là HSSV các trường ĐH, CĐ, THCN. + Nội dung tuyên truyền: Đặc điểm tác dụng các loại TM các công cụ tra cứu-Dv TM. - Nâng cao trình độ cho CBTM: + Trình độ trong lĩnh vực TVTM. Thư mục học đại cương 20 Chuyên môn 1 + Trình độ trong lĩnh vực phục vụ chuyên ngành (kiến thức chuyên ngành). - Nghiên cứu khoa học về hoạt động TM. + Nghiên cứu và biên soạn tài liệu lí luận về hoạt động TM chuyên ngành, đa ngành. + Tổ chức hội thảo KH về hoạt động TM trong các TVKH đa ngành, chuyên ngành. + Tham quan khảo sát hoạt động TM ở những TVKH đa ngành-chuyên ngành trong và ngoài nước. + Nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu về KHKT hiện đại vào hoạt động TM đa ngành chuyên ngành. 3. Tổ chức hoạt động TM trong các TV phổ thông * Thư viện phổ thông bao gồm: Hệ thống TV huyện, thị xã, phường, TV các trường phổ thông, TV các nhà máy xí nghiệp … * Đặc điểm: Hầu hết các TV phổ thông không có bộ phận hoạt động TM chuyên trách CBTV ở các bộ phận tổ chức và thưc hiện hoạt động TM có liên quan đến bộ phận mình. - Bộ phận xử lí kĩ thuật -> biên soạn TM. - Bộ phận phục vụ TT TM phục vụ tra cứu TM. * Nội dung: - Xây dựng và quản lí bộ máy tra cứu thư mục - Xây dựng tủ TL tra cứu gồm: Các tài liệu chỉ đạo các loại từ điển sổ tay hướng dẫn tra cứu các ngành nghề TM do các TV khác gửi hoặc biên soạn - Xây dựng ML môn loại ML chữ cái phục vụ cho việc tra cứu tìm TL - Xây dựng hộp phích tài liệu mới, hộp phích TL theo chuyên đề để hỗ trợ cho hoạt động biên soạn và xây dựng tài liệu TM. - Biên soạn bổ sung một số loại TM. + Biên soạn TM thông báo khoa học sách mới cở vừa TM giới thiệu sách có giá trị để định hướng đọc cho bạn đọc. + Sử dụng các TM do TV các cấp trên gửi xuống để TTTL phổ biến kiến thức cho đông đảo bạn đọc. - Tra cứu trả lời bạn đọc. Sử dụng TM và hệ thống ML để trả lời những câu hỏi về TL và dữ kiện không phức tạp lắm. - Tuyên truyền kiến thức TM cho bạn đọc. Chỉ dẫn cho bạn đọc cách tìm tài liệu qua TM, ML và phổ biến các TM cho đông đảo bạn đọc phổ thông. Thư mục học đại cương 21 . Chuyên môn 1 THƯ MỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG Chương I: PHÂN LOẠI THƯ MỤC 1. Thư mục Quốc gia (TMQG) * Những nguyên tắc thu thập TL cho TMQG và. thư mục được phản ánh nhiều. Thư mục học đại cương 13 Chuyên môn 1 - TM thư ng được sử dụng phương pháp phân tích hình thức tài liệu, ít phân tích nội dung tài liệu. Tuy nhiên cũng có những thư. mục( TTTM) 1. 1. Nội dung: Phục vụ TTTM là thư ng xuyên hình thành TTTM và đưa TTTM đến người dùng tin khi họ có yêu cầu và cả khi họ không yêu cầu. Thư mục học đại cương 14 Chuyên môn 1 1. 2. Tác

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan