tác gia Xuân Diệu

13 1.1K 4
tác gia Xuân Diệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Hằng (k18.0492) Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến một tài năng đa dạng, một tấm gương lao động đam mê, bền bỉ, cần cù, một trái tim cuồng nhiệt luôn hướng về sự sống, khát khao được giao cảm với đời- cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất.Con người tài hoa ấy đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị.Đặc biệt, trong sáng tác của ông, các thể loại hoà quyện với nhau, khó tách bạch; trong văn xuôi giàu chất thơ,trong thơ giàu chất sinh động của hiện thực đời sống, trong phê bình nghiên cứu tinh tế tài hoa mà không kém phần sắc sảo. Với sức sáng tạo dồi dào đó, Xuân Diệu đã có đóng góp to lớn, quan trọng về nhiều mặt, tác động đáng kể vào sự vận động, phát triển của nền văn hoá và văn học hiện đại Việt Nam. 2.Xuân Diệu khi mới xuất hiện trên thi đàn đã nhanh chóng gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Được xem là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “là nguồn sống dạt dào chưa từng có” Xuân Diệu trước cách mạng đã dâng “cụm đầu mùa mà tặng cho dân gian”( Thế Lữ); sau khi cách mạng thành công, con người tha thiết yêu đời ấy lại tìm cho mình nguồn sinh lực mới, đó là sự hoà nhập gắn bó với nhân dân, và rất tự nhiên con người ấy trở thành “người nghệ sĩ của nhân dân”, “đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại”. Và cũng bởi mới quá, đồ sộ quá nên đã có nhiều ý kiến khen chê khác nhau xung quanh vấn đề Xuân Diệu. 3.Là một tác gia lớn trong chương trình phổ thông, Xuân Diệu được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm đánh giá rất nhiều, tuy vậy để có một ý kiến thực sự thống nhất về phong cách Xuân Diệu thì chưa có. Qua sự học hỏi về chuyên đề “ Nghiên cứu tác gia tác phẩm” và lòng yêu mến Xuân Diệu cùng những lí do đã đưa trên, người viết đã chọn tác gia Xuân Diệu và phong cách của ông để làm bài tiểu luận của mình, hi vọng sẽ góp một phần ý kiến nhỏ bé về cái nhìn, đánh giá về thơ văn Xuân Diệu. 1 Nguyễn Hằng (k18.0492) PHẦN NỘI DUNG I.PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT. Văn chương nghệ thuật là sự sáng tạo của sáng tạo, mỗi nhà văn có tài phải tạo ra được nét riêng của mình trên từng trang viết.Nét riêng đó là phong cách. 1.Đã có nhiều định nghĩa về phong cách, theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong công trình “150 thuật ngữ văn học” thì “phong cách là khái niệm chỉ những nét chung tương đối bền vững của hệ thống hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hướng văn học, một nền văn học độc đáo của dân tộc nào đó.” Theo cách hiểu này ta có phong cách nghệ thuật Nam Cao qua tiểu thuyết “Sống mòn”, phong cách Chế Lan Viên trong “ ánh sáng và phù xa”… Các giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử cho phong cách nghệ thuât là “một phạm trù thẩm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuậtnói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn trong sáng tác riêng lẻ, trong trào lưu hay nền văn học.” ( Từ điển thật ngữ văn học). Như vậy dù có nhiều ý kiến nói về phong cách nghệ thuật song cá ý kiến nhìn chung đều thống nhất với nhau xem phong cách là nguyên tắc xuyên suốt việc tạo dựng hình tượng nghệ thuật của tác giả, đem lại cho tác phẩm tính chỉnh thể có thể cảm nhận được giọng điệu và sắc thái riêng. Tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mĩ của một hình tượng văn học, có thể bao gồm một phạm vi rộng: một trường phái, một trào lưu, một thời kì văn học, một thể loại, một tác phẩm cụ thể như phong cách thời đại Lí- Trần, phong cách nghệ thuật Nam Cao…và tất nhiên giữa chúng có mối quan hệ qua lại. 2. Có phong cách trào lưu, phong cách thời đại… nhưng tập trung nhất vẫn là phong cách nghệ thuật của nhà văn. Phong cách nghệ thuật của nhà văn cần được hiểu “là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức, phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ays thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung- hình thức của từng tác phẩm cụ thể.Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua nhưng phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo” (Sách giáo khoa Ngữ văn 12- bộ chuẩn). Cũng có thể hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn “ biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có trong cuộc sống, con người, thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức phương tiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 12- nâng cao). 2 Nguyễn Hằng (k18.0492) Phong cách nghệ thuật là sự thống nhất đa dạng nhưng không giản đơn, nó có cội nguồn từ cá tính sáng tạo của tác giả, có nguồn gốc từ cá tính con người nhà văn, nằm trong toàn bộ thế giới tinh thần của người sáng tác.Phong các nghệ thuật cũng chịu ảnh hưởng từ phong cách văn học của dân tộc, thời đại, trào lưu,hay kiểu sáng tác nào đó.Phong cách nghệ thuật là sự thống nhất trong đa dạng chứ không phải rập khuôn, lặp lai đơn điệu, ở đó có nhiều nét bổ sung trong từng thời kì sáng tác, và là đòi hỏi bắt buộc của hoạt động sáng tạo, tất nhiên ở những thời đại khác nhau mang nét phong cách khác nhau. 3. Phong cách nghệ thuật nhà văn thường được thể hiện qua các phương diện: a. Biểu hiện ở cái nhìn, cách cảm thụ riêng, độc đáo, có tính phát hiện riêng của nhà văn về con người, cuộc sống chi phối toàn bộ hành trính sángtạo của nhà văn. b. Nét riêng trong sự lựa chọn, sử lí đề tài, xác định chủ đề, đối tượng miêu tả… c. Hệ thống hình tượng, hình ảnh và các mô típ hiện thực đặc trưng bằng những hình ảnh đầy ám ảnh qua cái nhìn, ách cảm thụ của nhà văn. d. Hệ thống phương thức biểu hiện những bút pháp, thủ pháp được sử dụng quen thuộc, có hình ảnh in đậm dấu ấn sáng tạo của nhà văn. e. Ngoài ra phong cách nghệ thuật của nhà văn còn được biểu hiên ở giọng điệu. Tất nhiên không phải bất lì nhà văn nào cũng có tất cả những yếu tố trên, mỗi nhà văn có những thế mạnh riêng để tạo nên phong cách của mình. II.PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT XUÂN DIỆU. Xuân Diệu- nhà văn của sự sáng tạo-hấp dẫn người đọc bởi phong cách sáng tạo độc đáo được biểu hiện qua các phương diên: 1. Một tâm hồn đặc biết nhạy cảm trước sự vận động của thời gian. Rõ ràng không phải đến Xuân Diệu thơ Việt Nam mới nói đến thời gian.Nhưng chỉ với Xuân Diệu thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. “Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng, mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật.Có thể nói, Xuân Diệu như nhìn đời bằng con-mắt-thời-gian; “chất Xuân Diệu”, phong cách thơ ông là ở đó.” Ở Xuân Diệu thời gian đã tạo một sức ép lớn “ Tôi không chờ nắng hạn mới hoài xuân” . Ngay khi đang thanh niên thi sĩ đã vẽ ra cái già, cái chết để báo động: “Hết ngày, hết tháng, hết!em ơi. Kinh hãi không gian quặn tiếng còi” (Hết ngày hết tháng) Trong thơ Xuân Diệu tác giả đem đến tuổi trẻ tiếp thêm sinh khí cho sự vật, thời gian cũng đem lại sự phôi pha, héo úa.Nhà thơ đã cảm nhận thời gian trôi đi ngay trong từng khoảng khắc của hiện tại: “ Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã già” 3 Nguyễn Hằng (k18.0492) (Vội vàng) Nhạy cảm với bước đi của thời gian, kèm theo đó là sự lo âu: “ Thời gian rót từng giọt buồn tê héo Sự sống đi như hương bỏ hoa chiều” (Thanh niên) Những câu thơ tả bước đi của thời gian thường là những câu thơ cực kì tinh vi của Xuân Diệu: “ Hoa thu không nắng cũng phai màu Trên mặt người kia in nét đau” (Hoa nở để mà tàn) “ Gió lạnh rồi đây sắp nhớ thương Sương the bảng lảng bạc cây tùng”. Và ý thức sự trôi chảy của thời gian nên Xuân Diệu luôn vội vàng, cuống quýt: “ Mau lên chứ, vôi vàng lên với chứ” (Vội vàng) 2.Xuân Diệu - một trái tim luôn hướng tới tuôi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt,sôi nổi. Bởi “ khát khao giao cảm với đời”, nên cái “ tôi” Xuân Diệu luôn thiết tha yêu sống, cuộc sống hiểu theo nghĩa trần thế nhất. Ông kêu gọi “ sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn” lòng ham sống bộc lộ đến mức: “ Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hai tay chín móng bám vào đời” ( Hư vô) Còn trong địa hạt của tình yêu, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã mang đến cho thơ tình yêu một quan niệm đầy đủ nhát và cách thể hiện phong phú, chân thực và tinh hoa nhất. Thơ tình Xuân Diệu luôn dào dạt : “ Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ Phải nói yêu trăm bận đến ngàn lần” ( Phải nói) “ Đã hôn rồi hôn lại Hôn đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” (Biển) Chắc hẳn những người yêu nhau nhiều thế hệ sẽ khó mà quên được câu thơ diễn tả những rung động đầu đời này: “ Hôm nay trời nhẹ lên cao, Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn” (Chiều) Và sẽ luôn ngạc nhiên trước một nỗi khát thật táo bạo mà thành thực: 4 Nguyễn Hằng (k18.0492) “ Những lúc môi ta kề miệng thắm Trời ơi, ta muốn uống hồn em ! ” (Vô biên) Và lòng yêu cuộc sống, ham sống, Xuân Diệu sống trẻ, sông yêu cho đến phút cuối cùng: “ Trong hơi thở chót dâng trời đất Vẫn cứ si tinh đến ngất ngư” (Giã từ) Không chỉ trong thơ, trong văn Xuân Diệu mỗi khi cảm hứng về mùa xuân và tình yêu lòng ham sống của ông lại thể hiện qua những trang văn đậm chất thơ như những tác phẩm Phấn thông vàng,Thu. 3.Một nỗ lực cách tân thơ Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc câu thơ Tây phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói cùng nhiều sáng tạo những cách nói mới, phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan. Xuân Diệu luôn sáng tạo ra cách nói mới “hơn một loài hoa…”, “ đôi nhánh khô gầy…”.Thơ ông cũng là sự tổng hợp các giác quan: “ Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh…” ( Đây mùa thu tới) III.XUÂN DIỆU – NHÀ THƠ CỦA SỰ NỖ LỰC CÁCH TÂN THƠ VIỆT, VÀ “ THỨC NHỌN GIÁC QUAN”. 1.Xuân Diệu, nhà thơ của sự cách tân. Làm nên chiến thắng của phong tráo thơ mới trong mấy năm đấu tranh với thơ cũ, công đầu tiên chưa phải là Xuân Diệu. Làm nên “sự vươn vai kì diệu” của thơ mới cũng không phải chỉ mình Xuân Diệu, song đóng góp của ông với phong trào thơ mói nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là điều không ai có thể phủ nhận. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Xuân Diệu là sự nỗ lực cách thân thơ Việt sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc câu thơ Tây phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói cùng nhiều sáng tạo những cách nói mới. Gs Trần Đình Sử đã nhận xét rằng “ thơ mới căn bản đã cải tạo lại thơ trữ tình tiếng Việt từ câu thơ điệu ngâm sang câu thơ điệu nói, đã chuyển tâm thế sáng tạo từ ý, hình sang lời, giọng điệu. Đó là đóng góp quan trọng để đưa thơ ca Việt Nam hoà nhập vào thế giới thơ ca Hiện Đại.Làm nên bước ngoặt lớn lao đó có vai trò hết sức nổi bật của thi sĩ Xuân Diệu. 1.1Có thể nói sự nỗ lực đầu tiện của Xuân Diệu cũng như của các nhà thơ mói là dân chủ hoá câu thơ, đưa thơ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, đưa vào thơ nhiều khẩu ngữ, nhiều từ nôm na.Trong thơ của “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” lớp từ Hán Việt trang trọng hầu như vắng bóng ( chỉ có một số ít trường hợp trong các 5 Nguyễn Hằng (k18.0492) bài: Thơ duyên, Đây mùa thu tới, Gửỉ hương cho gió). Xuân Diệu tỏ ra là người luôn luôn có ý thức vận dụng ngôn ngữ thơ.Ngôn ngữ ấy nằm trong tổng thể nghệ thuật mà cũng là một đặc điểm trong phong cách.Ông quan niệm rằng mỗi nhà thơ “ phải là nhà kỹ thuật lớn của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu được cá thể hoá mạnh mẽ, mang rõ nét dấu ấn riêng, lối viết của ông khoẻ khoắn và luôn cựa quậy trong từng câu chữ và gây ấn tượng mạnh: “kẻ uống tình yêu dập cả môi”, “hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”, “cũng có khi ào ạt/ như nghiến nát bờ em” 1.2. Ảnh hưởng của hai luồng văn hoá Đông Tây đã tạo nên một ngòi bút Xuân Diệu với lối dùng từ độc đáo, đặc biệt là các động từ: Để diễn tả các động tác trữ tình của cái tôi cá nhân, diễn tả những trạng thái vận động của thế giới vạn vật, Xuân Diệu đã sử dụng nhiều loại động từ. Trong thơ ông, khi niềm háo hức tận hưởng những hạnh phúc đắm say của cuộc sống trần tục Xuân Diệu đã không ngại ngần bộc lộ những ham muốn vô biên của mình qua cá động từ mạnh thường gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày: “ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn” (Vội vàng) “ Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn Sóng mắt, lời môi - nhiều thật nhiều !” (Vô biên) “ Ta bấu răng vào da thịt ở đời Ngoàm sự sống để làm êm đói khát” (Thanh niên) “ Lòng rộng quá chẳng chịu khung nào hết Chân tự do đạp phăng cả hàng rào” (Mênh mông) Khi bộc lộ cảm giác, thể hiện các trạng thái hoạt động trong thế giới thiên nhiên, Xuân Diệu lại sử dụng các động từ láy đầy ấn tượng: “ Lòng anh rạo rực không duyên cớ Khi nắng chiều tơ dỡn với cánh” (Có những bài thơ) “Chim hôm run rẩy trong tim nhỏ Thỏ sợ dơ tai hứng tiếng ồn” (Núi xa) “ Sắc hạ rung rinh bốn phía hè Hồn ai hiu hắt lá xanh tre” (Nhớ mông lung) Những động từ trên đã góp phần tái hiện một cách cụ thể và nghệ thuật những trạng thái rung động thầm kín, khẽ khàng của lòng người và của vạn vật thiên nhiên. Ngoài ra trong thơ Xuân Diệu còn có nhiều từ láy mang ý nghĩa tạo hình nhằm gợi lên trạng thái cụ thể của đối tượng. Ấy là không gian đường mùa thu nho nhỏ thơ mộng 6 Nguyễn Hằng (k18.0492) trong thơ duyên với những làn gió nhè nhẹ, cành hoang lả lả.Ấy là cơn gió nhỏ chạy trên làn cỏ rối được cụ thể hoá. là mưa nhè nhẹ gió hiu hiu giữa buổi chiều nắng nhạt… Điều đặc biệt là hầu hết các từ láy trong thơ Xuân Diệu đều trở thành trọng tâm ý nghĩa của dòng, của câu thơ và có tác dụng tạo nên nốt nhạc của lời thơ.: Trong thơ Xuân Diệu ta còn bắt gặp khá nhiều biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt trong đó thường có hiện tượng bỏ từ để tạo nên các khoảng trống đầy sức gợi của lời thơ: “ Những luồng run rẩy rung rinh lá…” (Đây mùa thu tới) Nếu diễn đạt một cách đầy đủ, câu thơ được hiểu: những luồng gió thu lạnh làm lá cây run rẩy rung rinh.Việc dấu bớt đi từ “gió” và đảo các động từ vị ngữ lên trước chữ “lá” đã tô đậm ấn tượng về sự run rẩy rung rin ấy. tương tự như vậy với việc bỏ từ “trăng” hoặc “ánh” giúp cho vàng được chuyển loại từ như trong câu thơ sau: “Bâng khuâng chân tiếc dậm lên vàng Tôi sợ đường trăng dậy tiếng vang…” (Trăng). Qua sự phân tích trên chúng ta dễ dàng nhận thấy Xuân Diệu đã kết hợp hài hoà hai khuynh hướng dân chủ hoá và thẩm mĩ hoá lời thơ, ông đã đưa thơ về gần với điệu nói để có thể diễn đạt một cách đầy đủ, sát thực những nội dung tinh cảm phong phú, phức tạp, ông cũng biết gọt rũa để lời thơ không nôm na mà vẫn bóng bẩy, giàu hình tường nhờ các biện pháp tu từ. Học tinh thần cởi mở về niêm luật của thơ Tây phương chưa đủ.thi sĩ còn muốn vươn tới một lối diễn đạt chính xác ,kiểu thông tin mang tính “vi lương” hơn một loài hoa…;dôi nhánh khô gầy … ;ít nhiều thiếu nữ mà lúc đầu nhiều người phản đối .Nhưng rồi,cùng với thời gian người ta dần dần thấy cách nói đó trở nên quên thuộc .Đúng như Hoài Thanh và Hoàn Chân đã nhận định : “ngày một ngày hai cơ hồ ta không đẻ ý đến nhưng lối dùng từ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu ta quên cả nhưng ý tứ người đả mượn trong thơ Pháp .Cái dáng dấp yêu kiều ,cái cốt cách phong nhã của điệu thơ ,một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta.” 1.3 Xuân Diệu là thi sĩ tiên phong trong việc mạnh dạn mở rộng diện tích bài thơ, câu thơ, táo bạo trong việc thể hiện cấu trúc mới ,cú pháp mới ,nhịp điệu mới ,tư ngữ mới .Chẳng hạn,ở cách diễn đạt táo bạo ,mới mẻ: Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu ; Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì. Hư vô bóng khói trên đàu hạnh ; Cành biếc run run chân ý nhi. ( Thu) Xuân Diệu còn là người mạnh dạn khước từ luật đối ngẫu của thơ truyền thông đẻ áp dụng phương thức vắt dòng (bnjambement) theo kiểu thơ Pháp: Một tối bầu trời đắm sắc mây, 7 Nguyễn Hằng (k18.0492) Cây tìm nghiêng xuống nhánh hoa gầy , Hoa nghiêng xuốn cỏ,trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu ,một tối đầy (Với bàn tay ấy) Theo một số nhà nghiên cứư , vắt dòng (bắc cầu) không chỉ là phương tiện nối liền một yếu tố của một câu thơ với mộtcâu kế tiếp câu trước , trên mặt ý nghĩa chưa dược trọn vẹn , còn treo lơ lửng, mà với Xuân Diệu , còn là cách thức dể “ chuyển tải cái đầy của vế thơ trước qua vế thơ sau theo tinh hần tự do lồn lộng trong thơ Pháp “ Nếu như nhà thơ cổ điển trung thành với nhưng nguyên tác kiểu mẩu có sẵn, không cưỡng bức lại sự hạn hẹp của chất liệu, của luật lệ thì niềm vui sáng tạo ở kiêu nhà thơ lãng mạn ,trái lại ,cất lên từ kết quả đập phá mọi khuân sáo,lối mòn .Nếu như nhà thơ cổ điển hồn nhiêu trong sự bảo thủ của mình ,việc lắp giáp nhưng tấm pa-nen, nhưng khuôn hình đúc sẵn không hề làm mất đi ở họ niềm vui sáng tạo thì nhà thơ lãng mạn, đặc biệt là Xuân Diệu lại cảm thấy sâu sắc sự không hoàn thiện trong bất kì hình thúc nào,sự bất lực của cất liệu ,ngôn từ, do đó luân nhiệt tình tìm kiếm ,thử nghiệm phươngthức, phương tiện trư tình mới.: “Hết ngày , hết tháng ,hết !em ôi! Kinh hãi không gian quặn tiếng còi “ (Hết ngày hết tháng) Trong mục đích giãi bày nội dung trữ tình cá thể , nhịp điệu của lời thơ, hinh dáng câu thơ của Xuân Diệu cũng có sự khác biệt,chúng ta gặp nhiều khi ba bốn, thậm chí năm ,sáu dong thơ mới thành một đơn vị ngữ pháp câu.Có lúc các dòng thơ vắt sang nhau qua những từ nối : “ Vì vội đến kiếm tìm nhau,tôi sẽ Chỉ thấy người thương, nhưng chẳng thấy tình thương Và theo màu theo nắng nhạt như hương Theo gió mất ,tình người ta tản mác “ (Dối trá) Thơ Xuân Diệu học cách diễn đạt của Pháp, thơ Pháp mà đến bây giờ người đọc vẫn thấy hấp dẫn, mới lạ: “ Tôi sung sướng.Nhưng vội vàng một nửa”. ( Vội vàng) Học tập cấu trúc của câu thơ Pháp, thơ Xuân Diệu trở nên bớt cách điệu hoá và gần với lời ăn tiếng nói của đời sống thường ngày hơn. Mặt khác, học tập trường phái lãng mạn và thơ tượng trưng Pháp coi thơ “trước hết là âm nhạc”, nhất là học tập ba nhà thơ Pháp: Baudelaire, Vảlaine, Rimbeau, và tình yêu tiếng mẹ đẻ thơ Xuân Diệu rất chú ý đến âm nhạc của ngôn ngữ thơ, ông luôn nỗ lực khai thác và phô diễn sự huyền diệu, tinh tế của tiếng Việt làm giàu nhạc tính cho thơ: 8 Nguyễn Hằng (k18.0492) “ Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…” ( Nhị hồ) 2. Thơ Xuân Diệu luôn tràn đầy cảm xúc, cảm giác và thức nhọn giác quan. 2.1Xuân Diệu đã tuyên ngôn về thơ, về lối sống để nhậ thức, khám phá và “thức nhọn giác quan” Sống toàn tâm, toàn trí,sống toàn hồn Sống toàn thân và thức nhọn giác quan (Thanh niên) 2.2 Trong thơ mới Xuân Diệu, mọi tư tưởng, tình cảm, cảm nghĩ của các nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình của nhà thơ được cảm nhận và biểu hiện bằng cảm xúc, cảm giác, bằng sự thức nhọn tất cả các giác quan giác quan kể cả trongtình yêu: “ Làm sao cắt nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.” ( Vì sao) Nói “nó chiếm chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.” Cũng có nghĩa là nhà thơ cảm nhận được tình yêu, chiếm lĩnh được nó nhờ có cảm giác như có “nắng nhạt”, “mây nhè nhẹ”,”gió hiu hiu” mà các giác quan thức nhọn bắt được. Âm điệu câu thơ “bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu” như cũng muốn chuồi theo làn cảm giác có “mây nhè nhẹ, gió hiu hiu” mơn man nlướt nhẹ trong tầm mắt, trên da thịt. Dưới ngòi bút thơ trữ tình cảm xúc , tràn đầy cảm giác,luôn thức nhọn giác quan, những tình cảm như nỗi buồn, niềm cô đơn được biểu hiện như là những cảm xúc người ta cảm giác được qua giác quan: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá Hai người như chẳng biết bơ vơ. (Trăng) Nỗi cô đơn, bơ vơ dường như cảm giác được băng mắt (thị giác), nhìn thấy ánh “Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”. Nỗi buồn dường như cũng cảm giác được, thậm chí đo, đếm được bằng mắt: Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn (Lời kỹ nữ) Ngòi bút thơ mới trữ tình cảm xúc, tràn đày cảm giác, luôn thức nhọn giác quan cũng nhận thức và biểu hiện được những cảm giác rất tinh tế trong cõi vô thức của con người: Hôm nay trời nhẹ lên cao Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (Chiều) Trong cõi tâm linh của lòng người” 9 Nguyễn Hằng (k18.0492) Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (Chiều) Niềm tha thiết yêu đời, khao khát giao cảm với đời cũng được biểu hiện bằng một ước mong hành động gây ấn tượng mạnh, về cảm xúc, cảm giác: “cắn” Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi (Vội vàng) Hiển nhiên ở đây có mối tương giao, tương hợp giữa các giác quan; ngon là cảm giác nhận được từ lưỡi (vị giác), những cặp môi gần lại được cảm nhận bằng mắt (thị giác) mà Xuân Diệu học tập được từ thuyết tương giao, tương hợp, của nhà thơ tượng trưng Pháp Baudelaire. Tất nhiên không phải chỉ mình Xuân Diệu mới có sự tương giao hoà hợp các giác quan, trước đó và cùng thời với Xuân Diệu đã có nhiều tác phẩm cũng có đặc điểm này. Tuy nhiên nét riêng của Xuân Diệu ở đây chỉ có ý nghĩa là nét đó nổi bật lên, đậm đã, sâu sắc đến mức trở thành một trong những nét đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Diệu.Nét riêng này được thể hiện ở hai phương diên: chất thơ và ngôn ngữ thơ. 2.3 Về chất thơ, nét riêng của được thể hiện ở chỗ bởi luôn luôn thức nhọn giác quan nên Xuân Diệu đã sáng tạo được trong thơ của mình một thế giới nghệ thuật riêng tràn đầy cảm xúc, cảm giác: Những luồn run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh (Đây mùa thu tới) Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân (Thơ duyên) Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh Lung linh ánh sáng, bỗng rùng mình (Nguyệt cầm) Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước, lạnh trời ơi (Nguyệt cầm) Xao xác tiếng gà.Trăng ngà lạnh buốt Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi. (Lời kỹ nữ) Thế giới cảm xúc, cảm giác này không chỉ là thế giới khách quan mà cả thế giới nội tâm, tâm linh của lòng người: Ấy những cánh chuyển trong lòng nhè nhẹ Nghe xôn xao, rờn rợn đến hay hay (Xuân không mùa) Anh một mình nghe tất cả buổi chiều 10 [...]... cần cù chăm chỉ, Xuân Diệu đã để lại khối lượng trước tác đồ sộ, đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học, đặc biệt là cho thơ.Những tác phẩm của ông được biết đến như chính con người ông vậy: yêu đời và yêu sống, tất nhiên vẫn có những lúc “rạo rực băn khoăn”.Và cho đến nay lớp bụi thời gian ngày càng làm sáng lên giá trị văn thơ của Xuân Diệu đúng như nó được thê 2 Phong cách Xuân Diệu được nói đến... ngôn ngữ, cấu trúc…làm nên một phong cách Xuân Diệu rất Việt Nam.Tìm hiểu thơ Xuân Diệu chung ta có thể khẳng định ông chính là “người đại biểu của thời đại”, của nhân dân.Chắc chắn thơ văn của ông vẫn được lớp lớp các bạn đọc yêu mến 12 Nguyễn Hằng (k18.0492) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lê Quang Hưng, Thế gưới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước 1945, NXBĐại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,2002 2 Phan Trọng Luận... của Xuân Diệu đã biểu hiện cái vẻ ngời ngời tuyệt đỉnh của đêm ngọc được thâu nhận từ các giác quan cực nhạy: xúc giác (tê), thị giác (ngời) Ngoài ra Xuân Diệu còn dùng lối đảo ngữ, đảo từ,đặt những tính từ lên trước để đánh mạnh cảm giác, lay dộng giác quan.Ví dụ: Long lanh tiếng sỏi vang vang hận (Nguyệt cầm) Một luồng không khí xô qua mặt Thắm cả đường đi, rực cả đời (Ngẩn ngơ) Có thể nói Xuân Diệu. .. tự chọn nâng cao Ngữ văn 11,NXB Giáo Dục, Hà Nội,2006 3 Trần Đăng Suyền, Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,NXB Giáo Dục, Hà Nội,2002 4.Lưu Khánh Thơ(Tuyển chọn và giới thiệu), Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm,NXB Giáo Dục, Hà Nội 1999 13 ... quạnh (Tương tư chiều) Chim hôm run rẩy trong tim nhỏ (Núi xa) Có lẽ trong thơ Việt Nam trước đó và cả những nhà thơ cùng thời với Xuân Diệu chưa có ai đã cảm giác được nỗi tương tư cứ dâng lên chơi vơi trong tâm hồn mình như vậy 2.3 Ở ngôn ngữ thơ nét riêng này của thơ Xuân Diệu được thể hiện ở chỗ nhà thơ dùng rất nhiều các từ biểu hiện cảm xúc, cảm giác như: run, rờn rợn, nức lấy “run” là ví dụ chúng... nhận thức, khám phá, sáng tạo, biểu hiện nghệ thuật, thơ Xuân Diệu đã dùng rất nhiều lần và rất đạt các động từ chỉ hành động và trạng thái tâm linh của cái tôi trữ tình, của các nhân vật trữ tình, để biểu hiện cảm xúc, cảm giác mãnh liệt, dữ đăn như các từ, động từ diễn tả cảm giác mạnh đã nói ở trên.Và để biểu hiện cảm giác, độ tinh nhạy, sự tương giao của giác quan, ông đã sáng tạo ra những từ ngữ mới... sự vận động của thời gian.Một trái tim luôn hướng tới tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế bằng niềm yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt, sôi nổi.Và nỗ lực cách tân thơ Việt bằng sự bền bỉ học hỏi và vận dụng cấu trúc câu thơ Tây phương hoàn thiện thơ trữ tình điệu nói cùng nhiều sáng tạo những cách nói mới, phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan 3.Học tập thơ Phương tây, Xuân Diệu không rập khuôn . phong cách Xuân Diệu thì chưa có. Qua sự học hỏi về chuyên đề “ Nghiên cứu tác gia tác phẩm” và lòng yêu mến Xuân Diệu cùng những lí do đã đưa trên, người viết đã chọn tác gia Xuân Diệu và phong. là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật.Có thể nói, Xuân Diệu như nhìn đời bằng con-mắt-thời-gian; “chất Xuân Diệu , phong cách thơ ông là ở đó.” Ở Xuân Diệu thời gian đã tạo một sức ép. trước sự vận động của thời gian. Rõ ràng không phải đến Xuân Diệu thơ Việt Nam mới nói đến thời gian.Nhưng chỉ với Xuân Diệu thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh. “Thời gian trong thơ ông không

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan