Động vật quý hiếm :Heo vòi Nam Mỹ potx

5 726 0
Động vật quý hiếm :Heo vòi Nam Mỹ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Động vật quý hiếm Heo vòi Nam Mỹ Heo vòi Nam Mỹ (danh pháp khoa học: Tapirus terrestris), hoặc còn gọi là Heo vòi Brasil (bắt nguồn từ tiếng Tupi: tapi'ira) hoặc Heo vòi đồng bằng là một trong bốn loài trong họ Heo vòi (cùng với Heo vòi núi, Heo vòi Malaysia và Heo vòi Baird). Đây là loài động vật hoang dã trên mặt đất lớn nhất ở Nam Mỹ. Hình dáng Heo vòi Nam Mỹ có bộ lông màu nâu sẫm và có một bờm ngắn, dựng lên chạy từ đầu tới sau cổ. Loài có chiều dài cơ thể khoảng 1,8 đến 2,5 m với một cái đuôi ngắn khoảng từ 5 đến 10 cm. Một con heo vòi có thể đạt tới khối lượng 270 kg, với chiều cao từ 77 tới 108 cm tính từ vai. Phân bố Heo vòi Nam Mỹ sinh sống ở các khu vực gần nước tại rừng Amazon và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, phía đông dãy Andes. Khu vực sinh sống của chúng trải rộng từ Venezuela, Colombia và Guyana ở phía bắc đến Brasil, Argentina và Paraguay ở phía nam, tới Bolivia, Peru và Ecuador ở phía tây. Tập tính Loài này bơi lặn giỏi nhưng cũng di chuyển nhanh trên mặt đất, thậm chí cả ở những vùng núi gồ ghề. Heo vòi Nam Mỹ có tuổi thọ khoảng từ 25 tới 30 năm. Trong tự nhiên, kẻ thù lớn nhất của chúng là các loài cá sấu (như cá sấu đen hay cá sấu Orinoco) và các loài thú thuộc họ Mèo (như báo đốm Mỹ và báo sư tử), thường tấn công heo vòi vào buổi đêm, khi chúng đã rời nước và ngủ ở bên bờ sông. Theo nghiên cứu thì chúng thường chạy xuống nước khi bị đe doạ. Thức ăn Heo vòi Nam Mỹ là loài thú ăn cỏ. Sử dụng cái mõm khá linh hoạt, chúng ăn lá, chồi cây, cành non, ngoài ra chúng còn ăn cả các loại quả, cỏ và thực vật thuỷ sinh. Sự sinh sản Chúng động dục hàng tháng. Con cái thường mang thai 1 con và sinh con sau thời gian mang thai khoảng 390 đến 400 ngày. Tình trạng loài Một con heo vòi Nam Mỹ con tại vườn thú Dortmund Do bị săn bắn để lấy thịt và da, cũng như sự phá huỷ môi trường sống, số lượng của heo vòi Nam Mỹ giảm xuống. Chúng được xếp vào loài động vật có nguy cơ bị đe doạ cao, ở mức dễ thương tổn. Tuy nhiên nguy cơ tuyệt chủng của chúng thấp hơn 3 loài heo vòi còn lại. Báo lửa Báo lửa hay beo vàng châu Á (danh pháp khoa học: Catopuma temminckii, hay Profelis temminckii hoặc Felis temminckii), còn được gọi là beo vàng Temminck, là động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình (dài 90 cm, cộng với đuôi dài 50 cm) cân nặng 12 đến 16 kg, chủ yếu sống hoang dã. Trong điều kiện giam cầm báo lửa sống tới 20 năm, nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thì có lẽ ngắn hơn nhiều. Lông của chúng chủ yếu có màu đỏ đậm như lông cáo hay nâu vàng, nhưng cũng có thể có màu đen hay xám. Thông thường, lớp lông của chúng trơn một màu, nhưng phía dưới có thể có đốm, và thỉnh thoảng có những điểm đốm mờ trên toàn bộ phần lông. Tuy nhiên, tại Trung Quốc còn có các sắc thái màu khác có đốm giống như báo hoa mai, làm nó giống với mèo Bengal (mèo báo). Lớp lông đốm này là tính trạng lặn (trong di truyền học có nghĩa là khi cho giao phối báo lửa đốm với báo lửa trơn thì con cái của chúng có lông trơn). Phân bổ & nơi sinh sống Báo lửa sinh sống trong khu vực Đông Nam Á, phổ biến từ Tây Tạng và Nepal tới miền nam Trung Quốc và Sumatra. Chúng ưa thích sống trong rừng tiếp giáp với những khu vực núi đá, và chúng còn được tìm thấy trong những cánh rừng lá xanh quanh năm cận nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới. Đôi khi người ta cũng tìm thấy chúng sống trong những khu vực có địa hình bằng phẳng, rộng rãi. Cao độ phân bổ của chúng là từ những vùng đất thấp tới 3.000 mét ở Himalaya. Tập tính Người ta không biết nhiều về chúng ngoài việc chúng là động vật ăn thịt hay lẩn tránh con người, và phần lớn những điều người ta biết là khi chúng bị giam cầm. Các quan sát trước đây cho rằng chúng là động vật ăn đêm, nhưng các nghiên cứu gần đây [1] trên 2 con báo lửa cho thấy các kiểu hoạt động săn mồi khác nhau. Người ta cũng cho rằng chúng sống đơn lẻ. Về mặt âm học, chúng có thể rít lên, phun phì phì, kêu meo meo, kêu gừ gừ hay gầm gừ. Các biện pháp liên lạc giữa chúng với nhau trong điều kiện giam cầm còn có việc đánh dấu lãnh thổ bằng mùi, phun nước tiểu, cào vào thân và gốc cây bằng vuốt cũng như cọ đầu vào các vật thể khác nhau. Tập tính săn mồi Báo lửa thích săn mồi dưới đất, nhưng khi cần thiết chúng vẫn trèo cây. Khi đi săn chúng sử dụng các phương thức tấn công của một con mèo điển hình. Chúng săn chủ yếu là chim, thằn lằn, động vật gặm nhấm, các loài động vật có vú nhỏ, và thỉnh thoảng cả những con hươu hay nai non, và rất thích nghi với các loại thức ăn kể trên. Báo lửa được coi là đi săn thành đôi khi săn đuổi những con mồi lớn. Trong điều kiện bị giam cầm, chúng nhổ lông của các con chim lớn trước khi ăn thịt. Người ta cũng quan sát thấy chúng dọn dẹp thức ăn, một hành vi không có ở họ Mèo nói chung. Thỉnh thoảng chúng cũng săn mồi ở gần khu vực người sinh sống hay các loại gia cầm. Sinh sản Mọi điều về sinh sản của báo lửa là theo các quan sát trong điều kiện giam cầm. Chúng trưởng thành khi có độ tuổi từ 1,5 đến 2 năm tuổi. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 80 ngày; mỗi lần đẻ thông thường chỉ có một con. Con non được sinh ra trong các lỗ hổng trên cây, kẽ nứt đá và có thể trong các lỗ hổng và các nơi có chỗ ẩn nấp dưới đất. Da của con non là dày hơn và sẫm hơn, nhưng màu lông thì chúng duy trì cho đến tận cuối đời. Dựa trên những gì quan sát được trong điều kiện giam cầm, người ta cho rằng con bố đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái. Huyền thoại Ở một số khu vực của Thái Lan báo lửa được gọi là seua fai ("hổ lửa"). Theo truyền thuyết của khu vực này thì việc đốt lông của báo lửa sẽ làm cho hổ phải tránh xa hay ăn thịt báo lửa cũng có hiệu ứng tương tự. Tộc người Karen còn tin rằng chỉ cần mang theo người một sợi lông báo lửa cũng đủ để dọa hổ. Rất nhiều người bản địa tin rằng báo lửa rất hung tợn, nhưng trong điều kiện giam cầm thì người ta thấy chúng rất lặng lẽ và dễ điều khiển. Các phân loài & bảo tồn Quần thể chính xác của báo lửa là không rõ, nhưng chúng được liệt kê trong "CITES: Phụ lục I" và là "Nguy cấp" theo Sách đỏ IUCN và Việt Nam. Con người săn bắt chúng để lấy lông và ngày càng tăng lên để lấy xương phục vụ cho y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất đối với chúng là sự tàn phá môi trường sống. Hiện một số con báo lửa được nuôi trong các vườn thú (trong đó có Thảo cầm viên), nhưng chúng sinh đẻ rất kém. Năm 2005, Việt Nam được chọn là nơi giữ sổ cái (studbook keeper), sẽ nắm lý lịch, theo dõi và quản lý số lượng báo lửa, điều phối các hoạt động trao đổi của các loài báo lửa đang được nuôi nhốt ở các vườn thú thuộc khu vực Đông Nam Á. Cà đác Cà đác còn gọi là voọc mũi hếch Bắc Bộ (danh pháp khoa học: Rhinopithecus avunculus) là một loài vượn có đuôi dài và lỗ mũi hếch ngược. Phân bố Bản địa cà đác là khu rừng tre nứa các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang và Quảng Ninh. Đây là những thửa rừng bán nhiệt đới dưới cao độ 1500m với nhiệt độ mát mẻ. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Hai khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang là hai khu vực chính còn lại có cà đác sinh sống. Riêng khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang được thành lập là với mục đích bảo vệ sinh thái cho loài cà đác. Năm 2002 phát hiện thêm một đàn cà đác ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già, tỉnh Hà Giang. Tháng Tư năm 2008 khoa học gia thuộc Fauna and Flora International (FFI, Động vật và thực vật Quốc tế) cũng phát hiện thêm nhóm cà đác nữa ở miền Tây Bắc, nâng tổng số lên khoảng 250 cá thể trên toàn thế giới. [2] Vì bị đe dọa nghiêm ngặt cà đác được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Tập tính Thức ăn cà đác khá đa dạng gồm lá và trái cây tùy theo từng mùa. Cà đác sinh sống hoàn toàn trên cây, sống thành đàn khoảng 30 cá thể nhưng cũng có khi lên đến 100 con. Con đực cân nặng khoảng 13-14 kg còn con cái khoảng 8 kg. Lông cà đác sắc đen phần trên lưng nhưng phía ngực và bụng màu vàng nhạt. Mặt vượn màu trắng xanh chuyển sang xanh đen ở mõm. Môi cà đác ở tuổi trưởng thành sắc hồng tươi, xòe rộng giống như hề. Lịch sử Cà đác được phát hiện vào cuối thập niên 1860 khi giáo sĩ Armand David gửi cá thể đầu tiên sang Âu châu nhưng mãi đến năm 1912 các khoa học gia mới đồng ý xếp cà đác vào chung với ba loài vượn Rhinopithecus roxellana, R. bieti và R. brelichi, chủ yếu phân phối ở Hoa Nam thuộc các tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Các nhà sinh vật học cũng cho rằng cà đác có họ gần với vượn chà vá. . Động vật quý hiếm Heo vòi Nam Mỹ Heo vòi Nam Mỹ (danh pháp khoa học: Tapirus terrestris), hoặc còn gọi là Heo vòi Brasil (bắt nguồn từ tiếng Tupi: tapi'ira) hoặc Heo vòi đồng. bốn loài trong họ Heo vòi (cùng với Heo vòi núi, Heo vòi Malaysia và Heo vòi Baird). Đây là loài động vật hoang dã trên mặt đất lớn nhất ở Nam Mỹ. Hình dáng Heo vòi Nam Mỹ có bộ lông màu nâu. heo vòi có thể đạt tới khối lượng 270 kg, với chiều cao từ 77 tới 108 cm tính từ vai. Phân bố Heo vòi Nam Mỹ sinh sống ở các khu vực gần nước tại rừng Amazon và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ,

Ngày đăng: 11/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan