Tập luyện và bệnh loãng xương: Giữ được khả năng vận động pot

5 279 0
Tập luyện và bệnh loãng xương: Giữ được khả năng vận động pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập luyện và bệnh loãng xương: Giữ được khả năng vận động Loãng xương có thể làm mất đi sự vững chắc của bộ xương, khiến lưng bạn còng xuống và dễ gãy. Nhưng việc tập luyện cơ bắp có thể giúp làm giảm nguy cơ gãy. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện không chỉ giúp phòng ngừa mà còn điều trị được gãy xương. Và nó giúp bạn cải thiện thăng bằng, làm giảm nguy cơ ngã. Ðiều cốt yếu là phải biết nên tập cái gì và tập thế nào cho đúng. Rỗ xương Loãng xương có nghĩa là "xương bị rỗ". Với bệnh này, sự vững chắc của xương giảm đi vì xương của bạn bị mất dần chất khoáng và cấu trúc nâng đỡ bên trong. Cuối cùng, xương có thể yếu đến mức chúng rất dễ gãy. Xương cột sống có thể bị xẹp (gãy xẹp), giống như một chồng hộp các tông trong tầng hầm ẩm ướt. Hậu quả là bạn bị còng và có nguy cơ cao bị gãy xương. Gãy cổ xương đùi là một dạng hay gặp khác của gãy xương do loãng xương, thường do ngã. Bạn có thể phòng ngừa loãng xương bằng cách giữ cho bộ xương được vững chắc. Ngoài một số biện pháp như tập luyện, bạn cần ăn đủ calci và vitamin D và không hút thuốc lá. Và nếu bạn đã có mật độ xương thấp khiến bạn có nguy cơ bị loãng xương, thì những thuốc như estrogen, biphosphonat - ví dụ alendronat (Fosamax) và risedronat (Actonel) hoặc các chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERM) như raloxifen (Evista) có thể được đề nghị. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị loãng xương, bạn có thể dùng thuốc để điều trị bệnh. Việc tập luyện cũng quan trọng. Một phối hợp khỏe mạnh Tập luyện làm chậm tốc độ mất chất khoáng trong xương, giúp duy trì dáng vóc và cải thiện sức khỏe nói chung để làm giảm nguy cơ ngã. Một phối hợp nhiều hoạt động thường được đề nghị để giúp phòng hoặc điều trị loãng xương. Tất cả đều được thiết kế để mang lại lợi ích trong khi giảm thiểu nguy cơ gãy do loãng xương trong khi tập. Các bài tập thường bao gồm: Những hoạt động ở tư thế đứng. Bao gồm những hoạt động được thực hiện khi bạn đứng trên đôi chân với bộ xương nâng đỡ sức nặng cơ thể. Ði bộ, chạy bộ và leo cầu thang là những ví dụ. Chúng tác dụng trực tiếp lên xương ở chân, hông và cột sống thắt lưng để làm chậm tốc độ mất chất khoáng. Nếu bạn bị loãng xương, đi bộ ít nhất 1,5km mỗi ngày là bài tập tốt nhất vì nó giảm thiểu tác động xấu đến xương. Tập đối kháng. Còn gọi là tập sức mạnh, tập đối kháng sử dụng nhiều phương thức đối kháng khác nhau, như tạ rời, tạ máy, băng chun và các bài tập dưới nước, để làm khỏe cơ xương ở cánh tay và cột sống lưng. Nó cũng tác dụng trực tiếp lên xương để làm chậm tốc độ mất chất khoáng. Nếu bạn bị loãng xương, cần có sự giúp đỡ của bác sỹ để thiết kế một chương trình tập sức mạnh bao gồm những kỹ thuật đúng và phù hợp với mức độ mất xương của bạn. Các bài tập tăng cường lưng. Những bài tập này chủ yếu tác dụng lên cơ hơn là lên xương. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cường cơ lưng có thể giúp điều trị loãng xương nhờ duy trì hoặc cải thiện dáng vóc. Ðó là vì hình dáng gù do gãy xẹp trong loãng xương gây ra làm tăng sức ép dọc cột sống, dẫn tới gãy xẹp thêm. Những bài tập cong lưng nhẹ nhàng có thể củng cố cơ lưng trong khi giảm thiểu sự đè ép lên xương. Những bài tập này giúp tăng cường cơ lưng và cơ bụng nhằm duy trì hoặc cải thiện vóc dáng, là rất quan trọng trong tránh gãy xương do loãng xương. Nếu bạn khỏe mạnh và không bị loãng xương, những bài tập này nói chung rất an toàn. Nếu bạn bị loãng xương, bác sỹ có thể khuyên bạn những bài tập thích hợp, dựa trên tình trạng của bạn. Ðừng để bệnh loãng xương lấy mất sự vững chắc của bộ xương. Có một số bài tập để phòng hoặc điều trị bệnh xương hay gặp này. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập nào, hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu: - Bạn là nam giới trên 40 tuổi - Bạn là phụ nữ trên 50 tuổi - Bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch khởi phát sớm - Bạn có vấn đề về sức khỏe - Bạn không dám chắc về sức khỏe của mình Nếu bạn bị loãng xương, rất cần có sự giúp đỡ của bác sỹ để đề ra một chương trình tập luyện an toàn cho bạn. . Tập luyện và bệnh loãng xương: Giữ được khả năng vận động Loãng xương có thể làm mất đi sự vững chắc của bộ xương, khiến lưng bạn còng xuống và dễ gãy. Nhưng việc tập luyện cơ bắp. chỉ ra rằng tập luyện không chỉ giúp phòng ngừa mà còn điều trị được gãy xương. Và nó giúp bạn cải thiện thăng bằng, làm giảm nguy cơ ngã. Ðiều cốt yếu là phải biết nên tập cái gì và tập thế nào. hoạt động thường được đề nghị để giúp phòng hoặc điều trị loãng xương. Tất cả đều được thiết kế để mang lại lợi ích trong khi giảm thiểu nguy cơ gãy do loãng xương trong khi tập. Các bài tập

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan