Dạy bé lòng biết ơn ppt

4 292 1
Dạy bé lòng biết ơn ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy bé lòng biết ơn Lòng biết ơn không chỉ giúp bé xây dựng kỹ năng giao tiếp tổt mà còn giúp bé biết cảm thông với người xung quanh. Làm mẫu cho bé 2-3 tuổi là giai đoạn bắt chước ngôn ngữ ở bé. Nếu cha mẹ thường xuyên nói "Cảm ơn", "Xin lỗi", bé sẽ dễ dàng tiếp thu được những cụm từ lịch sự này. Hàng ngày, bạn có thể hướng dẫn bé biết cách cảm ơn bố khi anh ấy giúp bé mặc quần áo, sửa đồ chơi Bé sẽ nhận thức được rằng, bố đã rất vất vả khi chăm sóc bé và bé cần cảm ơn bố về điều này. Bạn cũng có thể kể cho bé nghe những khó khăn bạn phải trải qua khi hoàn thành một việc nào đó cho bé. Điều này giống như sự chia sẻ, tâm tình chứ không có nghĩa là bạn kể lể hoặc ép buộc bé phải nói lời cảm ơn. Có được sự đồng cảm từ cha mẹ, lòng biết ơn sẽ đến với bé một cách tự nhiên nhất. Bày tỏ thái độ lịch sự Bạn nên khuyến khích những hoạt động nhỏ mỗi ngày cho bé như: Giữ cửa khi bạn xách đồ, cất áo khoác hộ bố hoặc mời nước uống ông bà Những hành vi này xây đắp tinh thần quý trọng người thân cho bé. Đóng kịch Bạn có thể thiết kế một vở kịch ngắn và cùng chơi với bé. Chú ý tới những vai diễn đòi hỏi lòng biết ơn ở bé như: Bác sĩ khám cho bệnh nhân hoặc nhân viên thanh toán tiền trong siêu thị Trong mỗi tình huống cụ thể, bạn không quên nói lời cảm ơn và khuyến khích để bé thực hành theo. Không nên cho bé thoả mãn mọi thứ Nếu bạn luôn đáp ứng mọi yêu cầu của bé, bé sẽ nảy sinh tâm lý coi thường. Những thứ bé phải khó khăn mới có được, bé sẽ càng trân trọng. Nếu bé muốn ăn bánh, bạn có thể đưa bé ra cửa hàng bên cạnh mua. Điều này sẽ tốt hơn việc bạn có sở thích dự trữ sẵn thức ăn trong tủ lạnh và để bé lấy bất kỳ khi nào (bạn chỉ nên tích trữ một lượng thực phẩm sẵn dành cho bé và dạy bé thói quen xin phép cha mẹ khi muốn ăn thứ gì đó, bé sẽ nhận thức được lòng biết ơn với bạn). Tặng quà những dịp đặc biệt Bạn nên tạo thói quen bày tỏ sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, Giáng sinh, Lễ, Tết Cùng bé chọn và mua quà, đồng thời, bạn có thể nhắc bé như: "Vì sao con muốn tặng quà cho mẹ?", sau đó, lắng nghe câu trả lời của bé. Bạn sẽ ngạc nhiên trước những đáp án thú vị của bé như "Vì mẹ cho con ăn sáng", "Vì mẹ xinh đẹp như tiên" Bạn tiếp tục lần lượt hỏi bé những câu khác như "Sao con muốn tặng quà cho bố?", "Quà cho ông bà?" hoặc những người thân khác. Bạn cũng có thể bày tỏ lý do vì sao cha mẹ muốn tặng quà cho bé để bé thấy rằng, những cố gắng của mình được bạn ghi nhớ. Kiên trì với bé Nhiều bé ngại nói lời "cảm ơn", "xin lỗi" nếu không được cha mẹ nhắc nhở thường xuyên. Nguyên nhân có thể do bé còn nhỏ nên chưa phân loại được hành vi và khôngbiết cách xử sự hợp lý. Một số ít bé lại sở hữu tâm lý ích kỷ. Những bé này coi mình là nhất và không thừa nhận thái độ biết ơn với người khác. Việc uốn nắn hành vi cho bé phụ thuộc phần lớn vào cách giáo dục của cha mẹ. Nếu bé nhất quyết không chịu cảm ơn khi được cha mẹ mua cho đồ chơi mới, bạn cũng không nên vội vã kết tội bé hư hỏng. Lòng biết ơn sẽ được xây đắp theo thời gian nếu bạn kiên trì dạy dỗ bé. . Dạy bé lòng biết ơn Lòng biết ơn không chỉ giúp bé xây dựng kỹ năng giao tiếp tổt mà còn giúp bé biết cảm thông với người xung quanh. Làm mẫu cho bé 2-3 tuổi là. Nếu bé nhất quyết không chịu cảm ơn khi được cha mẹ mua cho đồ chơi mới, bạn cũng không nên vội vã kết tội bé hư hỏng. Lòng biết ơn sẽ được xây đắp theo thời gian nếu bạn kiên trì dạy dỗ bé. . chỉ nên tích trữ một lượng thực phẩm sẵn dành cho bé và dạy bé thói quen xin phép cha mẹ khi muốn ăn thứ gì đó, bé sẽ nhận thức được lòng biết ơn với bạn). Tặng quà những dịp đặc biệt Bạn nên

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan