Để trẻ hứng thú với việc học bài ở nhà ppsx

6 356 0
Để trẻ hứng thú với việc học bài ở nhà ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để trẻ hứng thú với việc học bài ở nhà Bài tập về nhà giúp con biết áp dụng các phương pháp phù hợp khi làm bài và có thể nghĩ ra các hướng giải quyết hay hơn. Chỉ có một số trẻ em là thực sự thích làm bài tập và chúng đã học được rất nhiều từ những bài tập ấy. Làm bài tập về nhà không chỉ giúp con nắm vững kiến thức trên lớp mà còn giúp con dần hình thành khả năng tự học một mình hiệu quả, biết cách sắp xếp thời gian, lượng bài, nộp bài đúng hẹn. Các con sẽ biết nên ưu tiên làm việc gì trước và biết cân đối giữa chơi và học. Là các bậc làm cha làm mẹ, bạn có thể giúp con luyện tập và hình thành những kĩ năng đó thông việc cùng con học bài về nhà. Đó là dịp tốt nhất để bạn có thể quan sát con học như thế nào. Mặc dù trẻ có những hành động, phản ứng ở trường không giống như ở nhà, nhưng bạn vẫn có thể biết được con học như thế nào khi quan sát con giải quyết các bài về nhà: Nên chú ý xem: - Con có thể tập trung trong bao lâu khi làm bài? - Con có dễ bị mất tập trung không? - Con thích thú hay lảng tránh những bài khó. - Có có lên kế hoạch lượng bài và thời gian hay luôn bỏ bê cho đến phút chót mới làm? - Con có thực sự hiểu những khái niệm, công thức nền tảng cho bài về nhà? - Con dành bao lâu thời gian để làm bài về nhà? - Nếu con đang gặp một bài khó, và chưa tìm ra ngay câu trả lời thì con sẽ cố gắng để không bị nản chí như thế nào? Đặt ra những mong muốn Bạn cần phải đưa ra những mong muốn rõ ràng khi con làm bài về nhà. Nếu bạn thấy những bài tập đó rất hữu ích, thì bạn nên nói rõ điều đó với con. Tốt hơn hết là bạn nên giúp con chuẩn bị các dồ dùng học tập cần thiết, tạo một không gian học tập, rồi sau đó cho con một lượng thời gian hợp lý để con làm bài tập. Điều quan trọng nhất là bạn luôn bên cạnh con để sẵn sáng giúp con khi con cần. Khi đưa ra mong muốn, tốt nhất là nên nói cho con về những nỗ lực mà bạn mong muốn khi con làm bài, chứ không nên nói nhiều về kết quả con phải đạt được. Một đứa trẻ sau khi đã có gắng hết sức và đạt điểm C, nhưng nó có thể vẫn có thể được nhận những lời khen ngợi. Chúng ta không thể trách con khi con không nắm được hết các kiến thức mà ngoài tầm năng lực của con. Tương tự, khi một đứa trẻ có thể làm xong bài trong chớp nhoáng một cách vô cùng dễ dàng thì chúng ta cũng không cần khen quá mức. Hãy để cho con làm những bài mang tính thử thách một chút so với khả năng của con. Có rất nhiều giáo viên đã có những bài tập ngoài chương trình rất bổ ích với những phần thưởng để khuyến khích học sinh khá, giỏi. Nếu con có khả năng làm được những bài tập đó thì cũng đáng để con tự hào Phương pháp kèm con học Rất nhiều phụ huynh có phương pháp kèm con học rất độc đoán, chủ yếu vì chính bản thân họ khi nhỏ cũng bị kèm cặp như vậy. Các ông bộ bà mẹ thường quát lên: “Con phải làm bài tập đấy, bây giờ đi làm ngay đi!” Nếu mà con vẫn chưa làm, tất nhiên họ sẽ nổi cáu và nghĩ ra các hình phạt đối với con như “cấm xem tivi 1 tháng”. Và thế là việc làm bài tập về nhà trở thành một trận đánh vật đối với bọn trẻ, và chúng làm bài tập chỉ là chống đối. Tuy nhiên, bạn có thể khiến cho tình hình không tồi như vậy. Có một cách tích cực hơn là hãy học cùng con và hướng dẫn con khi cần thiết. Giống như một huấn luyện viên, bạn luôn muốn các vận động viên của mình thể hiện năng lực tốt nhất, nhưng vào cuối thì đó cũng là một đòi hỏi khá nặng nề. Thay vì đặt ra những quy định cho con về việc làm bài tập, bạn có thể tâm sự, giải thích với con rằng: Việc con học tốt ở trường là rất quan trọng, và bài tập về nhà cũng là một phần việc quan trọng cho việc học ở trường. Đó là sự thât, và bạn luôn mong con nỗ lực hết sức vào những bài tập đó. Bạn cũng sẽ giúp con theo cách tốt nhất ( kể cả việc đôi khi bạn nhắc con làm bài khi con mải chơi và quên mất), nhưng con vẫn là người suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Một trong những điều rất khó tránh là con có thể sẽ thất bại nhiều lần và với cương vị là người kèm cặp, bạn cần chấp nhận điều đó. Điều này nghe có vẻ trái với trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ. Nhưng các con cần học tập từ cả những thất bại lẫn thành công, và quan trọng là con đã vượt qua những thất bại đó như thế nào. Khi con mắc lỗi, thay vì mắng con, bạn nên giúp con nhận ra cái sai và nên làm gì để lần sau tốt hơn. Hãy cố gắng giúp con tập trung vào những mục tiêu tích cực. Những điều bạn đang dạy con là cần làm việc chăm chỉ và sống lạc quan là mục tiêu, là bài học lâu dài chứ không phải là một bài kiểm tra xem con có đạt mong muốn của bạn hay không. Một vài lời khuyên: - Sau khi con từ trường về, nên cho con chơi và thư giãn một lúc trước khi cùng con làm bài tập về nhà. - Bạn có thể khiến con học tốt hơn bằng cách tạo ra một không gian học tập với bàn học sạch sẽ, ánh sáng chuẩn và tránh xa những thứ tiêu khiển, như tivi. - Nếu con có bài tập lớn, bạn có thể chỉ bảo con chia nhỏ từng phần giải quyết vào mỗi tối, và như vậy, con sẽ không cảm thấy bị quá tải, chán nản và bỏ mặc đống bài đó đến phút chót. . Để trẻ hứng thú với việc học bài ở nhà Bài tập về nhà giúp con biết áp dụng các phương pháp phù hợp khi làm bài và có thể nghĩ ra các hướng giải quyết hay hơn. Chỉ có một số trẻ. cho con về việc làm bài tập, bạn có thể tâm sự, giải thích với con rằng: Việc con học tốt ở trường là rất quan trọng, và bài tập về nhà cũng là một phần việc quan trọng cho việc học ở trường năng đó thông việc cùng con học bài về nhà. Đó là dịp tốt nhất để bạn có thể quan sát con học như thế nào. Mặc dù trẻ có những hành động, phản ứng ở trường không giống như ở nhà, nhưng bạn

Ngày đăng: 11/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan