Cách làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 và những lưu ý pptx

8 305 0
Cách làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 và những lưu ý pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cách làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 và những lưu ý Trình tự làm hồ sơ ĐKDT: - Trả lời được các câu hỏi: Bạn dự định thi khối nào? Ngành nào? Trường nào? - Tra cứu thông tin trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 để biết trường có tổ chức thi hay không, biết mã ngành, mã trường dự thi; mã tỉnh, mã huyện. - Tra cứu danh mục mã trường THPT và tương đương năm 2010, danh mục đơn vị ĐKDT năm 2010 của các sở GD-ĐT để biết mã ban tuyển sinh, mã tỉnh, mã quận/huyện, mã trường THPT, mã đơn vị ĐKDT. - Đọc hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT ĐH, CĐ năm 2010 (ở mặt sau của phiếu số 2). Và tiến hành làm hồ sơ ĐKDT ĐH và CĐ, cụ thể như sau: 1. Số phiếu (thí sinh không ghi mục này). 2. Trường đăng ký dự thi. Tên trường: Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành. Lưu ý: Nếu các bạn có nguyện vọng học ở trường không tổ chức thi (hoặc hệ CĐ của các trường ĐH) thì sau khi ghi xong Mục 2 (tên trường có tổ chức thi) thì không ghi mã ngành, mà phải ghi đủ thông tin ở Mục 3. Ví dụ: Các bạn dự thi khối A và có nguyện vọng 1 học ngành 101 của Trường ĐHDL Văn Lang. Bạn có thể chọn một trường có tổ chức thi để dự thi - ví dụ: Trường ĐH KHTN, khi đó: - Mục 2: ghi tên trường có tổ chức thi (Trường ĐH KHTN - ĐHQG TP.HCM), chính là trường mà thí sinh sẽ dự thi để có kết quả; ghi ký hiệu trường, khối thi, không ghi mã ngành. - Mục 3: ghi tên trường không tổ chức thi mà thí sinh có nguyện vọng theo học. (Khối thi ghi ở mục 2 và 3 phải giống nhau). 3. Thí sinh có NV1 học tại trường ĐH, CĐ không thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, sau khi ghi mục 2 phải ghi thêm mục 3 (xem hướng dẫn chi tiết ở mặt sau phiếu số 2) Tên trường có nguyện vọng học: Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành 4. Họ, chữ đệm và tên của thí sinh (viết đúng như giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu): HỌ VÀ TÊN THÍ SINH. Giới: (Nữ ghi 1, Nam ghi 0) 5. Ngày, tháng và 2 số cuối của năm sinh (Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì ghi số 0 vào ô đầu) ngày tháng năm 6. Nơi sinh (Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/TP). 7. Dân tộc (Ghi bằng chữ): Kinh hoặc … (nếu là người dân tộc). 8. Thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng đó: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07. Sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô. Nếu không thuộc diện ưu tiên nào thì để trống. 9. Hộ khẩu thường trú: Số nhà, đường, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố. 10. Nơi học THPT hoặc tương đương (ghi tên trường và địa chỉ của trường: xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố và nhớ ghi mã tỉnh, mã trường) 11. Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực đó (trong ba năm THPT hoặc tương đương, học ở khu vực nào lâu hơn thì hưởng ưu tiên của khu vực đó) (KV1, KV2-NT, KV2, KV3) 12. Năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: Ghi đủ 4 chữ số của năm tốt nghiệp. 13. Nơi nộp hồ sơ ĐKDT. Mã đơn vị ĐKDT. 14. Thí sinh dự thi tại Vinh thì ghi V, tại Cần Thơ ghi C, tại Quy Nhơn ghi Q vào ô. (Nếu không thì để trống). 15. Giấy chứng minh số: (Ghi mỗi số vào 1 ô) 16. Gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm cho ai, theo địa chỉ nào? Điện thoại liên hệ (nếu có) … - Tiếp theo, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x6 và có xác nhận của trường (nếu đang là HS, SV) hoặc của công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Cách ghi tương tự đối với phiếu số 1 và phiếu số 2. Như vậy, hồ sơ ĐKDT đầy đủ gồm: • Một túi đựng hồ sơ có dán ảnh và đóng dấu giáp lai, mặt trước ghi các thông tin cần thiết mà thí sinh phải điền đầy đủ, phiếu số 1 và phiếu số 2 (đã điền đủ thông tin). • 2 ảnh chân dung cỡ 4x6 kiểu chứng minh thư mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã tỉnh/huyện và mã đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh), 2 ảnh này để trong một phong bì nhỏ. • Ba phong bì có dán tem và ghi rõ tên, địa chỉ người nhận (địa chỉ này nên giống với mục 16). • Bản sao các giấy chứng nhận hợp pháp nếu là đối tượng ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh ). • Đối với thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của các trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH, hồ sơ có thêm 1 bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 (không được đồ hay ghi thêm gì vào bản photocopy này). Bản photocopy này sẽ được các sở GD-ĐT chuyển cho các trường không tổ chức thi cùng với ảnh và địa chỉ đã dán tem sẵn của thí sinh để các trường này có đầy đủ thông tin của thí sinh như những trường tổ chức thi. Tránh sai sót khi làm hồ sơ dự thi. Các bạn cần chú ý các điểm sau đây: - Thường gặp nhất là các nhầm lẫn giữa trường tổ chức thi với trường không tổ chức thi và các đối tượng ưu tiên. Các bạn nên đọc kỹ danh mục các trường xét tuyển (không tổ chức thi) để không bị nhầm lẫn giữa trường tổ chức thi và trường không tổ chức thi. Giữa các trường cùng tổ chức thi. Các bạn cũng lưu ý về cụm thi để điền vào HS cho đúng, tránh tình trạng trường chỉ tổ chức thi tại một cụm mà TS lại ghi HS tại cụm khác. - Nhầm lẫn đối tượng ưu tiên.Trong mục đối tượng ưu tiên cần tìm hiểu rõ những ưu tiên của bản thân và gia đình. Bởi lẽ, khi trúng tuyển nhà trường sẽ kiểm tra lại, có bạn do không tìm hiểu kỹ nên ghi nhầm và đã để lại hậu quả đáng tiếc là từ đậu thành rớt. Cũng trong mục đối tượng ưu tiên, cần phân biệt rõ giữa đối tượng ưu tiên 1 và đối tượng ưu tiên 2, trong đó đối tượng ưu tiên 1 là dành cho bản thân thí sinh, còn ưu tiên 2 dành cho cha mẹ của thí sinh. Có bạn không phân biệt được giữa việc đi bộ đội và làm dân phòng, bố đi bộ đội về bị bệnh lại tưởng thương binh, bản thân mình đi bộ đội được hưởng ưu tiên 1 lại ghi vào ưu tiên 2… Nhiều khi đối tượng ưu tiên là có thật nhưng khi nhập học không có đủ giấy tờ chứng minh đầy đủ. Rất tiếc, theo quy chế của Bộ, tất cả những bạn này đều bị xóa tên khỏi danh sách khi trúng tuyển! - Các bạn cũng lưu ý thêm về mốc thời gian và địa điểm nộp hồ sơ và lệ phí ĐKDT. Thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT được quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc: Từ ngày 10.3 đến 10.4: bắt đầu nộp HS ĐKDT tại các trường THPT và Sở GD-ĐT. Từ ngày 11 đến 17.4 nộp hồ sơ tại các trường tổ chức thi. Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp HS ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định (các địa điểm này không thu ĐKDT của học sinh đang học lớp 12). Lệ phí ĐKDT năm nay sẽ là 80.000 đồng đối với một bộ hồ sơ. Các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn nghiên cứu kỹ từng mục một để điền thông tin cho chính xác. Nếu còn thấy băn khoăn ở điểm nào, nên hỏi thêm người có hiểu biết. Một trường hợp ít gặp, nhưng bạn cũng cần nhớ ghi rõ số điện thoại còn đang sử dụng vào hồ sơ để khi cần trường có thể liên lạc ngay khi cần thiết. Chúc các bạn thành công với kỳ tuyển sinh năm nay. . Cách làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2011 và những lưu ý Trình tự làm hồ sơ ĐKDT: - Trả lời được các câu hỏi: Bạn dự định thi khối nào? Ngành nào? Trường. 2). Và tiến hành làm hồ sơ ĐKDT ĐH và CĐ, cụ thể như sau: 1. Số phiếu (thí sinh không ghi mục này). 2. Trường đăng ký dự thi. Tên trường: Ký hiệu trường Khối thi Mã ngành. Lưu ý: Nếu. nào? Điện thoại liên hệ (nếu có) … - Tiếp theo, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x6 và có xác nhận của trường (nếu đang là HS, SV) hoặc của công

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan