So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan

57 2.3K 19
So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của hầu khắp các quốc gia. Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ. Thời gian qua, có thể đánh giá Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho các dự án đầu tư phát triển trong nước. Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới và các quốc gia lân cận trong khu vực ASEAN, có thể thấy lượng vốn FDI Việt Nam thu hút được vẫn còn khiêm tốn so với bạn bè thế giới và khu vực. Xét riêng trong khu vực ASEAN, ba nước thu hút được FDI nhiều nhất trong những năm qua phải kể đến là Singapore, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Thái Lan là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về các điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người với Việt Nam, nhưng lại có những thành tựu đáng kể trong chính sách thu hút FDI. Vậy, Thái Lan đã đạt được những thành tựu gì trong quá trình thu hút FDI? Bí quyết thành công của Thái Lan là gì? Môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam có nét gì tương đồng và khác biệt? Việt Nam có thể học hỏi gì từ những bài học của Thái Lan? Do vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan” để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trong thu hút FDI của hai nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Đối với vấn đề nghiên cứu về môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến. Đối với môi trường đầu tư FDI của Thái Lan, tác giả Peter Brimble đã có một nghiên cứu chi tiết về nước này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment: Performance and Attraction – The case of Thailand” (082002). Nghiên cứu này đã tập trung cụ thể vào đầu tư trực tiếp FDI ở Thái Lan. Nghiên cứu tiến hành nhằm trả lời hai 2 câu hỏi: “Ảnh hưởng của việc chuyển giao công nghệ trong việc thu hút FDI?” và “Làm sao để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chính sách để thu hút FDI như thế nào?”. Nghiên cứu tiến hành xem xét tác động tổng thể của FDI, nghiên cứu môi trường vĩ mô của Thái Lan. Từ đó, tác giả tổng hợp và rút ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, đưa ra khuyến nghị về chiến lược thu hút FDI cho các quốc gia khác. Mashida Ishida trong nghiên cứu “Attracting FDI: Experience of East Asian Countries” (2012) đã tìm hiểu về tình hình thu hút FDI của các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm của từng nước. Đầu tiên, tác giả tiến hành tìm hiểu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của FDI, sự khác nhau trong chính sách thu hút FDI trước và sau những năm 80 ở trong khu vực ASEAN. Trước những năm 80, chính phủ các nước này chưa có nhiều chính sách thu hút FDI, thậm chí sự lo ngại trước sự ảnh hưởng của hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất gây sức ép khiến chính phủ các nước này tiến hành bảo hộ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, sau những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nước nhận đầu tư, các quốc gia này đã có những thay đổi về tầm nhìn, định hướng và tiến hành bãi bỏ các hạn chế và xây dựng các chính sách thu hút FDI phù hợp cho quốc gia mình. Nghiên cứu đã chỉ ra bài học của các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, những tác động tích cực, tiêu cực mà FDI mang lại cho các quốc gia này. Về vấn đề chính trị của Thái Lan, tác giả Jean Dautrey đã đề cập sâu đến vấn đề này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment and Thailand’s Colorcoded Politics: The Thai Paradox Will it Endure?” Tác giả tập trung phân tích tình hình chính trị

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG i DANH MỤC HÌNH ii MỞ ĐẦU 1 KHÁI QUÁT CHUNG 5 CHƯƠNG 1: 1.1. Khái quát chung về đầu tư quốc tế 5 1.1.1. Khái niệm và phân loại 5 1.1.2. Môi trường đầu tư quốc tế 7 1.2. Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan 8 1.2.1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam 8 1.2.2. Tình hình thu hút FDI của Thái Lan 11 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 CHƯƠNG 2: 2.1. Khái quát chung về mô hình PEST 14 2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình PEST 14 2.2.1. Political: các yếu tố thể chế- luật pháp 17 2.2.2. Economic: các yếu tố Kinh tế 17 2.2.3. Social: các yếu tố văn hóa xã hội 18 2.2.4. Technological: yếu tố công nghệ 19 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 CHƯƠNG 3: 3.1. So sánh môi trường đầu tư Thái Lan – Việt Nam theo mô hình PEST 21 3.1.1. Political/Chính trị: 21 3.1.1.1. Chính sách thuế, pháp luật của Việt Nam và Thái Lan 21 3.1.1.2. Cơ cấu, tổ chức Nhà nước và chính sách ngoại giao và tình hình chính trị 24 3.1.1.3. Phương hướng thu hút FDI 27 3.1.1.4. Thủ tục hành chính 28 3.1.1.5. Mức độ bảo vệ nhà đầu tư 28 3.1.2. Economic/Kinh tế 30 3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 30 3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế 33 3.1.2.3. Chu kỳ kinh doanh 34 3.1.2.4. Chính sách tỷ giá và chế độ tỷ giá 34 3.1.2.5. Lạm phát 36 3.1.2.6. Các yếu tố về thị trường 37 3.1.3. Social/Xã hội 38 3.1.3.1. Thu nhập bình quân đầu người 38 3.1.3.2. Tốc độ tăng dân số 39 3.1.3.3. Các chỉ số về điều kiện sống 39 3.1.4. Technological/Công nghệ 40 3.1.4.1. Chính sách đầu tư cho R&D: 40 3.1.4.2. Mức độ sử dụng Internet và điện thoại. 43 3.1.4.3. Sự đổi mới và tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ 44 3.2. Gợi ý chính sách cho Việt Nam 47 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý hành chính 47 3.2.2. Các chính sách ổn định nền kinh tế 48 3.2.3. Các chính sách liên quan đến xã hội 48 3.2.4. Các chính sách liên quan đến công nghệ 49 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 i DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: So sánh chính sách thuế Việt Nam và Thái Lan 21 Bảng 3.2: So sánh cơ cấu tổ chức, chính sách ngoại giao của Việt Nam – Thái Lan 24 Bảng 3.3: Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam 29 và Thái Lan 29 Bảng 3.4: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam – Thái Lan 30 Bảng 3.5: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam – Thái Lan 30 Bảng 3.6: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam – Thái Lan 33 Bảng 3.7: Chính sách tỷ giá Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2003-2012 36 Bảng 3.8: Hiệu quả của các thị trường của Việt Nam và Thái Lan 37 Bảng 3.9: Các tiêu chí về y tế, giáo dục của Việt Nam và Thái Lan 39 Bảng 3.10: Chính sách R&D của Thái Lan và Việt Nam 41 Bảng 3.11: Số bằng phát minh sáng chế của Việt Nam, Thái Lan và các khu vực trên thế giới 42 Bảng 3.12: Tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ và tính tiên phong của Việt Nam – Thái Lan 44 Bảng 3.13: Mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh Việt Nam – Thái Lan (2013- 2014) 46 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Môi trường đầu tư quốc tế 8 Hình 1.1: Tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan (1997-2012) 13 Hình 3.1: Xếp hạng Chỉ số hòa bình Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007-2013 26 Hình 3.2: Chỉ số tham nhũng Việt Nam – Thái Lan (2007-2013) 27 Hình 3.3: Tốc độ phát triển GDP Việt Nam – Thái Lan (2007-2013) 33 Hình 3.4: Chu kỳ kinh doanh của các quốc gia trên thế giới năm 2012 34 Hình 3.5: Tỷ giá của các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khủng hoảng Châu Á 1997 35 Hình 3.6: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam – Thái Lan (2007-2012) 37 Hình 3.7: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam – Thái Lan (2007-2012) 38 Hình 3.8: So sánh các tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam – Thái Lan 45 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của hầu khắp các quốc gia. Chính sách thu hút FDI là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của mỗi nước, mỗi vùng lãnh thổ. Thời gian qua, có thể đánh giá Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc thu hút nguồn vốn FDI cho các dự án đầu tư phát triển trong nước. Tuy nhiên, so với các quốc gia trên thế giới và các quốc gia lân cận trong khu vực ASEAN, có thể thấy lượng vốn FDI Việt Nam thu hút được vẫn còn khiêm tốn so với bạn bè thế giới và khu vực. Xét riêng trong khu vực ASEAN, ba nước thu hút được FDI nhiều nhất trong những năm qua phải kể đến là Singapore, Thái Lan và Indonesia. Trong đó, Thái Lan là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về các điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người với Việt Nam, nhưng lại có những thành tựu đáng kể trong chính sách thu hút FDI. Vậy, Thái Lan đã đạt được những thành tựu gì trong quá trình thu hút FDI? Bí quyết thành công của Thái Lan là gì? Môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam có nét gì tương đồng và khác biệt? Việt Nam có thể học hỏi gì từ những bài học của Thái Lan? Do vậy, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài: “So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan” để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trong thu hút FDI của hai nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Đối với vấn đề nghiên cứu về môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, đã có nhiều công trình trong và ngoài nước đề cập đến. Đối với môi trường đầu tư FDI của Thái Lan, tác giả Peter Brimble đã có một nghiên cứu chi tiết về nước này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment: Performance and Attraction – The case of Thailand” (08/2002). Nghiên cứu này đã tập trung cụ thể vào đầu tư trực tiếp FDI ở Thái Lan. Nghiên cứu tiến hành nhằm trả lời hai 2 câu hỏi: “Ảnh hưởng của việc chuyển giao công nghệ trong việc thu hút FDI?” và “Làm sao để thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chính sách để thu hút FDI như thế nào?”. Nghiên cứu tiến hành xem xét tác động tổng thể của FDI, nghiên cứu môi trường vĩ mô của Thái Lan. Từ đó, tác giả tổng hợp và rút ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, đưa ra khuyến nghị về chiến lược thu hút FDI cho các quốc gia khác. Mashida Ishida trong nghiên cứu “Attracting FDI: Experience of East Asian Countries” (2012) đã tìm hiểu về tình hình thu hút FDI của các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm của từng nước. Đầu tiên, tác giả tiến hành tìm hiểu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của FDI, sự khác nhau trong chính sách thu hút FDI trước và sau những năm 80 ở trong khu vực ASEAN. Trước những năm 80, chính phủ các nước này chưa có nhiều chính sách thu hút FDI, thậm chí sự lo ngại trước sự ảnh hưởng của hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất gây sức ép khiến chính phủ các nước này tiến hành bảo hộ cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, sau những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nước nhận đầu tư, các quốc gia này đã có những thay đổi về tầm nhìn, định hướng và tiến hành bãi bỏ các hạn chế và xây dựng các chính sách thu hút FDI phù hợp cho quốc gia mình. Nghiên cứu đã chỉ ra bài học của các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, những tác động tích cực, tiêu cực mà FDI mang lại cho các quốc gia này. Về vấn đề chính trị của Thái Lan, tác giả Jean Dautrey đã đề cập sâu đến vấn đề này trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment and Thailand’s Color-coded Politics: The Thai Paradox - Will it Endure?” Tác giả tập trung phân tích tình hình chính trị ở Thái Lan, xem xét tác động từ những bất ổn chính trị của Thái Lan đối với kinh tế của nước này, trong đó có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của Thái Lan trong bối cảnh cạnh tranh nguồn vốn gay gắt với các quốc gia khác như thế nào. Tác giả Abdullah Kaid Al-Swidi của School of Quantitative Science, College of Arts and Sciences, University Utara Malaysia trong nghiên cứu “Some Reflections on Foreign Direct Investment Flows and the Viet Nam’s Economy” đã xem xét các xu hướng, mô hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011 trong bối 3 cảnh ASEAN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân tích các thông số và đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đưa các chính sách thu hút FDI tương lai. Tại Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu này đã có một số nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Huy Hoàng “Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: KTTG & QHKTQT; Mã số: 60 31 07 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên. Tác giả tiến hành nghiên cứu môi trường đầu tư của Thái Lan từ năm 2000-2012 và khái quát ra những điểm mạnh, yếu của môi trường đầu tư ở Thái Lan. Môi trường đầu tư ở Thái Lan được phân tích theo các yếu tố về chính trị, hành chính, kinh tế, pháp lý, cơ sở hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở mức dựa trên việc phân tích các yếu tố về mặt chính trị, luật pháp, kinh tế để đưa ra các gợi ý chính sách cho Việt Nam, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích và so sánh chứ chưa khái quát theo một mô hình phân tích cụ thể và rõ ràng. Nhìn chung đã có nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN trong đó có Thái Lan và Việt Nam. Điều đó chứng tỏ tình hình thu hút FDI cũng như chính sách thu hút ở các nước Đông Nam Á hiện nay đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, xét về mặt phương pháp, các nghiên cứu này chưa đưa ra một mô hình cụ thể và chưa có sự so sánh chi tiết môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình phân tích PEST để phân tích một cách có hệ thống về môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, từ đó tổng kết sự giống và khác nhau về môi trường đầu tư của hai nước quốc gia cùng thuộc ASEAN và có nhiều nét tương đồng này. 3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi: “Môi trường đầu tư của Việt Nam và Thái Lan có gì giống và khác nhau”. Sau khi xem xét và phân tích môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam, nghiên cứu sẽ xem xét cơ hội của Việt Nam trong việc phát huy các lợi thế mà mình có để thu 4 hút đầu tư vào trong nước và trả lời cho câu hỏi “Việt Nam có thể thu hút được FDI của các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Thái Lan vào Việt Nam không?” 4. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm các nội dung chính: Chương 1: Khái quát chung: chương này đề cập đến các khái niệm chung nhất về đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp quốc tế và các hình thức của nó, môi trường đầu tư quốc tế và đề cập đến thực trạng thu hút FDI của Thái Lan và Việt Nam. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: chương này đề cập đến phương pháp được đề tài sử dụng để phân tích môi trường đầu tư của Thái Lan và Việt Nam là mô hình PEST. Chương 3: Kết quả nghiên cứu: dựa trên mô hình PEST, chương này xây dựng hệ thống các chỉ sổ để phân tích cụ thể các yếu tố trong mô hình, đưa ra các nhận định và so sánh về môi trường đầu tư của hai nước Thái Lan - Việt Nam. 5 KHÁI QUÁT CHUNG CHƯƠNG 1: 1.1. Khái quát chung về đầu tư quốc tế 1.1.1. Khái niệm và phân loại “Đầu tư là việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai… vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận” (Phùng Xuân Nhạ, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lý luận và thực tiễn, tr18). Trong đó, người bỏ tài sản được gọi là nhà đầu tư/chủ đầu tư. Chủ đầu tư có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Về bản chất, đầu tư quốc tế là hình thức xuất nhập khẩu vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ đặc trưng của đầu tư nói chung song có một số điểm khác biệt: chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài, các yếu tố đầu tư được di chuyển qua biên giới, vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ. Có hai hình thức chính được biết đến nhiều nhất là đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Theo tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". Theo mục đích nghiên cứu thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có hai hình thức chính là đầu tư theo chiều dọc (VI – Vertical Investerments) và đầu tư theo chiều ngang (HI – 6 Horizental Investerments). Hình thức đầu tư theo chiều ngang phù hợp với các chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kỹ thuật quản lý… trong sản xuất một sản phẩm nào đó. Mục đích của hình thức này là mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài. Trong khi đó, đầu tư theo chiều dọc là hình thức đầu tư nhằm mục đích khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai… khi đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư chú ý khai thác lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một sản phẩm trong phân công lao động quốc tế. Do vậy, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các khâu lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Theo chiến lược đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có hai hình thức chính: - GI (Green Investerments - đầu tư mới): là việc một công ty đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Như tên gọi đã thể hiện, hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình. Đây chính là những gì mà hãng Ford đã làm, ví dụ như thành lập một nhà máy rất lớn ở bên ngoài Valencia, Tây Ban Nha. - Mua lại và sáp nhập (M&A): Mua lại (acquisitions) là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Sáp nhập (merge) là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến hơn giữa các công ty có cùng quy mô bởi vì họ có khả năng hợp nhất các hoạt động của mình trên cơ sở cân bằng tương đối. Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lợi ích kinh tế của quy mô, giảm chi phí bằng cách loại bỏ những hoạt động thừa, các chủng loại sản phẩm, dịch vụ bán hàng rộng hơn và sức mạnh thị trường lớn hơn. Sự sáp nhập qua biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức do những sự khác biệt về văn hóa, chính sách [...]... thành bởi môi trường đầu tư nước ngoài (nước nhận đầu tư) , môi trường kinh doanh (nước đầu tư) , môi trường quốc tế Môi trường quốc tế (dung môi) Môi trường kinh doanh nước ngoài (yếu tố kéo) Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư (yếu tố đẩy) Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài Dòng lợi nhuận chuyển về 7 Nguồn: Phùng Xuân Nhạ, Giáo trình Đầu tư quốc tế Hình 1.1: Môi trường đầu tư quốc tế Với các nhà đầu tư hay... lựa chọn một môi trường đầu tư rất quan trọng, vì lẽ đó mà họ phải nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng rất nhiều môi trường, để qua đó có thể lựa chọn được cho mình môi trường đầu tư nào là tốt nhất Môi trường đầu tư tốt là môi trường có khả năng mang lại lợi nhuận cao và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư (có thể thông qua phương pháp cho điểm để lựa chọn môi trường đầu tư) Để môi trường đầu tư có khả năng... lượng nguồn nhân lực và chi phí lương Việc nghiên cứu môi trường đầu tư phải phản ánh được các khía cạnh khác nhau của môi trường gồm: chính trị - xã hội, môi trường văn hóa, môi trường pháp lý và hành chính, môi trường kinh tế, môi trường lao động, môi trường quốc tế 1.2 Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam và Thái Lan Theo báo cáo của Cơ quan Liên hợp quốc về đầu tư và thương mại (UNCTAD,... của Việt Nam và Thái Lan (1997-2012) Có thể thấy, mức độ thu hút FDI của Thái Lan luôn cao hơn so với Việt Nam trong những năm qua Tuy có những năm bị sụt giảm nhưng Thái Lan nhanh chóng lấy lại phong độ và trở thành một điểm sáng đầu tư ở ASEAN theo nhận định của các chuyên gia kinh tế 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phân tích và so sánh sự giống và khác nhau trong môi trường đầu tư của Thái Lan. .. nhà đầu tư nước ngoài Bảng 3.1: So sánh chính sách thuế Việt Nam và Thái Lan Việt Nam Thái Lan - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: - Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu 20% áp dụng trong 10 năm từ khi dự án đãi đầu tư là Cục Đầu tư Thái Lan (BOI) bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và các doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt phân loại dự án đầu tư theo... của Thái Lan rất quan tâm đến việc bảo vệ nhà đầu tư trong suốt quá trình nhà đầu tư tham gia đầu tư 29 tại Thái Lan Trong khi đó, ở Việt Nam, những chỉ số này ở mức rất thấp: Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (1/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 7/10) Bảng 3.4: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam – Thái Lan Việt Nam Thái Lan. .. (1-10)/sức mạnh bảo vệ nhà đầu tư Nguồn: Doing Business 2014(WB) So với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, OECD và Việt Nam, Thái Lan là nước có chỉ số bảo vệ nhà đầu tư cao nhất Trong đó, chỉ số về mức độ nắm bắt thông tin của nhà đầu tư, Thái Lan có điểm số tuyệt đố là 10 cho thấy mức độ rõ ràng, minh bạch về thông tin cung cấp cho nhà đầu tư ở Thái Lan là rất cao Các chỉ số khác Thái Lan luôn đạt mức... nét tư ng đồng Bảng 3.5: Điều kiện tự nhiên của Việt Nam – Thái Lan Việt Nam Thái Lan Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Với diện tích 514.000 km² (tư ng đương INDOCHINA, là vị trí trung tâm của khu diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái vực Châu Á Lãnh thổ Việt Nam gồm 2 bộ Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, 30 Việt Nam Thái Lan phận: Đất liền hình chữ S với diện tích rộng thứ ba tại Đông Nam. .. 21 Việt Nam Thái Lan Việt Nam sau khi kết thúc thời gian hoạt dụng công nghệ cao, vốn lớn, bảo vệ môi động trường, song phải là các dự án chưa từng - Thuế suất thu nhập = 10% áp dụng trong được đầu tư ở Thái Lan) , A3 (các dự án 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt giống A2, nhưng đã từng đầu tư tại Thái động cho những dự án đặc biệt khuyến Lan và cần thiết phải kêu gọi thêm vốn khích đầu tư, ... những dự án đầu tư vào các khu vực kinh tế yếu Do vậy, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các khu vực kinh tế trọng điểm, được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế của Việt Nam Ở Thái Lan thì việc ban hành các luật liên quan đến đầu tư nước ngoài diễn ra sớm hơn ở Việt Nam do sự ưu tiên và nhận thức . các chuyên gia kinh tế. 0 2 4 6 8 10 12 19971998199 920 0 020 0 120 022 00 320 0 420 0 520 0 620 0 720 0 820 0 920 1 020 1 120 12 Thái Lan Việt Nam 14 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: Để phân tích và so sánh sự. Nam và Thái Lan (199 7 -2 0 12) 13 Hình 3.1: Xếp hạng Chỉ số hòa bình Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 20 0 7 -2 013 26 Hình 3 .2: Chỉ số tham nhũng Việt Nam – Thái Lan (20 0 7 -2 013) 27 Hình 3.3: Tốc độ. CHƯƠNG 2: 2. 1. Khái quát chung về mô hình PEST 14 2. 2. Phân tích các yếu tố trong mô hình PEST 14 2. 2.1. Political: các yếu tố thể ch - luật pháp 17 2. 2 .2. Economic: các yếu tố Kinh tế 17 2. 2.3.

Ngày đăng: 11/07/2014, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan