Bài tập hoá học - Oxi - lưu huỳnh docx

2 2.1K 61
Bài tập hoá học - Oxi - lưu huỳnh docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP OXI – LƯU HUỲNH 1. Trong một bình kín có chứa khí oxi. Bật tia lửa điện để ozon hoá oxi thu được hỗn hợp khí A. Tỉ khối của A so với hiđro là 18. a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A. b. Tính hiệu suất quá trình ozon hoá. c. Cần phải thêm bao nhiêu lit ozon vào 1 lit hỗn hợp A để thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với oxi là 1,2. Biết các khí đo ở cùng điều kiện. 2. Nung nóng hỗn hợp gồm 0,54 gam bột Al; 0,24 gam bột Mg và lượng dư bột lưu huỳnh đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 0,1 M. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO 3 ) 2 cần dùng để hấp thụ hết khí dẫn vào. 3. Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam bột sắt và 1,6 gam bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%). a. Tính % theo thể tích các khí trong hỗn hợp A. b. Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M để trung hoà HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. 4. Nung nóng 26 gam hỗn hợp A gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí, thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 7,84 lit hỗn hợp khí C (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí C rồi dẫn toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 37,5 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml), thu được dung dịch D. a. Xác định % khối lượng các chất trong A, B, C. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch D.Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 5. Nung 22,4 gam kim loại M hoá trị II với S (dư), thu được chất rắn A. Hoà tan A trong dung dịch HCl (dư), thu được khí B và 6,4 gam bã rắn. Đốt cháy bã rắn đó trong oxi (vừa đủ), thu được khí C. Khí C phản ứng vừa đủ với khí B. Xác định kim loại M. 6. Hoà tan một oxit kim loại hoá trị 2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 10% thu được một dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Xác định oxit kim loại đó. 7. Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm hai muối sunfat kim loại A và B có hoá trị I và II tương ứng vào nước được dung dịch Y. Thêm một lượng BaCl 2 vừa đủ vào Y để kết tủa hết ion sunfat, thu được 6,99 gam kết tủa. a. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đem cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan? b. Xác định tên và % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp X. Biết hai kim loại A và B ở cùng một chu kỳ. 8. Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam hợp chất A, thu được 1,08 gam H 2 O và 1,344 lit SO 2 (đktc). a. Hãy xác định công thức phân tử hợp chất A b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO 2 nói trên vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (D = 1,147 g/ml). Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng. 9. Trộn 20 gam oleum chứa 40 % SO 3 về khối lượng với 100 gam dung dịch H 2 SO 4 27,2%. Để trung hoà dung dịch thu được cần dùng bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M. 10. Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2) tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (lấy dư 25 % so với lượng cần dùng) thì thu được 0,015 mol một trong các sản phẩm là H 2 S, S hoặc SO 2 . a. Xác định sản phẩm tạo thành. b. Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 đã dùng (D = 1,84 g/ml). 11. Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS 2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích oxi và 80% thể tích nitơ) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C có thành phần thể tích N 2 = 84,77%; SO 2 = 10,6% còn lại là oxi. Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch H 2 SO 4 vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH) 2 dư. Lọc lấy kết tủa, làm khô, nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 12,885 gam chất rắn. a. Tính % khối lượng các chất trong A. b. Tính m. c. Giả sử dung tích của bình là 1,232 lít ở nhiệt độ và áp suất ban đầu là 27,3 0 C và 1 atm, sau khi nung chất A ở t 0 cao, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình là p. Tính áp suất gây ra trong bình bởi mỗi khí có trong hỗn hợp C. 12. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 70% (đặc, nóng), thu được 1,12 lít khí SO 2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư, được kết tủa C; nung C đến khối lượng không đổi, được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với lượng dư H 2 (nung nóng) thu được 2,72g hỗn hợp chất rắn F. a. Tính số gam Mg, Cu có trong hỗn hợp A. b. Cho thêm 6,8g nước vào dung dịch B được dung dịch B'. Tính nồng độ % các chất trong B' (xem như lượng nước bay hơi không đáng kể). 13. Cho 1,68 gam hợp kim Ag-Cu tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng. Khí thu được tác dụng với nước clo dư, phản ứng xẩy ra theo phương trình: SO 2 + Cl 2 + 2 H 2 O → 2 HCl + H 2 SO 4 Dung dịch thu được sau khi phản ứng với clo cho tác dụng hết với dung dịch BaCl 2 0,15M thu được 2,796 gam kết tủa. a. Tính thể tích dung dịch BaCl 2 cần dùng. b. Tính thành phần %m của hợp kim. 14. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau: a. Fe → FeS → SO 2 → Na 2 SO 3 → SO 2 → S → H 2 S → Na 2 S → FeS → H 2 S → H 2 SO 4 → H 2 → H 2 S → SO 2 → H 2 SO 4 → SO 2 → FeSO 4 → FeCl 2 → FeCl 3 → FeCl 2 → Fe(NO 3 ) 2 . b. FeS 2 → SO 2 → SO 3 → H 2 SO 4 .nSO 3 → H 2 SO 4 → NaHSO 4 → Na 2 SO 4 → NaCl → HCl → AgCl. 15. 1. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí sau đựng trong các bình mất nhãn:Cl 2 , HCl, H 2 S, SO 2 , CO 2 , O 2 , O 3 , H 2 , N 2 . 2. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn: a) NaCl, Na 2 S, Na 2 SO 4 , Pb(NO 3 ) 2 , BaCl 2 . b) Na 2 SO 3 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , NaNO 3 3. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch sau đựng trong các bình mất nhãn: Na 2 SO 4 , FeCl 2 , Ba(NO 3 ) 2 , KCl, BaS. 4. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các anion có trong dung dịch hỗn hợp: a) NaCl, NaI, Na 2 SO 4 . b) NaCl, NaI, Na 2 SO 4 . c) Na 2 SO 3 , Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 . 16. 1. Từ Fe, S và dung dịch HCl, viết các phương trình phản ứng điều chế H 2 S theo 2 cách. 2.Từ H 2 S, O 2 và SO 2 , viết các phương trình phản ứng điều chế S theo 2 cách. 3. Từ quặng pirit, NaCl và nước, viết các phương trình phản ứng điều chế: SO 2 , Fe(OH) 3 , Na 2 SO 3 , Fe, Fe(OH) 2 . 4. Từ những chất sau: Cu, C, S, Na 2 SO 3 , FeS 2 , O 2 , H 2 SO 4 , viết tất cả các phương trình phản ứng có thể dùng để điều chế SO 2 . Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có. 5. Có những chất sau: Cu, CuO, Mg, CuCO 3 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Fe(OH) 3 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng thì sinh ra: - Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. - Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. - Dung dịch màu xanh - Dung dịch màu nâu nhạt. - Dung dịch không màu. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 17. Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc. Nếu thêm 0,18 mol Na 2 SO 4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba 2+ . Nếu thêm 0,21mol Na 2 SO 4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na 2 SO 4 . Xác định tên hai kim loại đó. 18. Hỗn hợp A gồm Fe, Al có tỉ lệ khối lượng m Fe : m Al = 7:3. Lấy m gam hh A cho phản ứng với dd H 2 SO 4 đặc, nóng. Sau một thời gian thì làm lạnh dd, đến khi phản ứng kết thúc, thấy lượng axit tham gia phản ứng là 68,6gam H 2 SO 4 và thu được 0,75m gam chất rắn (không chứa lưu huỳnh đơn chất), dd B và 5,6lít (đktc) hh khí gồm SO 2 và H 2 S. Tính m? . BÀI TẬP OXI – LƯU HUỲNH 1. Trong một bình kín có chứa khí oxi. Bật tia lửa điện để ozon hoá oxi thu được hỗn hợp khí A. Tỉ khối của A so với. loãng thì sinh ra: - Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. - Khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy. - Dung dịch màu xanh - Dung dịch màu nâu nhạt. - Dung dịch không màu. Viết. AgCl. 15. 1. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí sau đựng trong các bình mất nhãn:Cl 2 , HCl, H 2 S, SO 2 , CO 2 , O 2 , O 3 , H 2 , N 2 . 2. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các

Ngày đăng: 11/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan