Phía sau lời quảng cáo hào nhoáng potx

5 104 0
Phía sau lời quảng cáo hào nhoáng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phía sau lời quảng cáo hào nhoáng Không ít nhà sản xuất nước giải khát quảng cáo sản phẩm của mình một cách hào nhoáng, gây hiểu nhầm thành một loại thần dược. Trong hàng trăm loại nước giải khát (NGK) đang lưu hành trên thị trường hiện nay, không ít loại được các nhà sản xuất quảng cáo với những lời lẽ hào nhoáng. Nếu hiểu đúng theo những lời ấy, NGK không còn mang nghĩa giải khát thuần tuý, mà như là một loại thần dược có thể trị nhiều thứ bệnh. Nhưng sự thực không phải vậy. Từ Red Bull Cola đến nước tăng lực Red Bull Cola - một loại NGK - dù không có ở thị trường VN, nhưng sự kiện giới chức tại Đài Loan và Hồng Kông mới đây ra lệnh cấm bán sản phẩm này vì nghi có chứa cocaine thêm một lần nữa làm dấy lên các lo ngại đối với NGK. Trên thực tế, năm 2001, tờ The Times của Anh đã thông tin về một vụ việc gây chấn động tại Thuỵ Điển: Ba người đã chết sau khi uống loại nước tăng lực (NTL) Red Bull (Báo Lao Động đã từng đăng tải). Loại Red Bull bán tại Châu Âu và VN có cùng chủ sáng chế, nhưng khác nhau về hình thức bao bì. Lon Red Bull ở Châu Âu cao thon, có màu xanh chủ đạo; trong khi lon Red Bull ở VN có màu vàng chủ đạo và lon lùn thấp. Sau khi có tin ba người chết vì uống Red Bull, một số quốc gia đã kiểm soát thị trường NTL một cách chặt chẽ. Một số quốc gia ở Châu Âu, hay Malaysia đưa NTL vào diện quản lý thực phẩm chức năng và dược, đồng thời buộc nhà sản xuất phải có những khuyến cáo rõ ràng về loại thức uống này đối với sức khoẻ. Bản thân cái tên NTL được các nhà sản xuất Việt hoá tại VN đã mang tính sai lệch. Theo các chuyên gia về hoá thực phẩm, NTL có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất. Loại thức uống này hay được dùng cho những người sau khi chơi thể thao mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều trong trạng thái mệt mỏi và xuống sức, có thể không tốt cho sức khoẻ. Hai thành phần chính đáng lưu ý của NTL là đường (khoảng 15%) và caffeine, nếu uống quá nhiều sẽ gây cảm giác no ảo và biếng ăn, thậm chí liều lượng caffeine nhiều có thể gây ngộ độc (các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá 200mg caffeine/ngày). Tuy nhiên ở VN, từ ngày NTL thâm nhập vào thị trường, việc quảng cáo bị thả nổi. Nhà sản xuất mặc sức đưa ra những lời hào nhoáng, biếng NTL thành loại thuốc bổ, thuốc khoẻ càng uống nhiều càng tốt, với mẫu quảng cáo đứa trẻ uống NTL xong khoẻ như "bò húc" hay tê giác. Cách quảng cáo này không chỉ gây ngộ nhận, mà còn sai sự thật. Nước giải khát thành thần dược Cách quảng cáo hào nhoáng cho nhiều loại NGK trên thị trường hiện nay cho thấy, nhà sản xuất chỉ cốt chạy theo việc kinh doanh kiếm lợi hàng mà thiếu trách nhiệm đối với người tiêu dùng (NTD). Nhiều trẻ em bị "đầu độc" bởi các mẫu quảng cáo đó, cứ uống NTL thay nước. Mới đây, vào trung tuần tháng 5.2009, cơ quan chức năng tại Tiền Giang còn phát hiện NTL và xirô ống của cơ sở Hồng Thuý (Mỹ Tho, Tiền Giang) sử dụng chất ngọt tổng hợp cyclamat ngoài danh mục cho phép và chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc cao hơn quy định. Những tác dụng của các thức uống bị phù phép thành thần dược cũng không ai kiểm chứng. Đơn cử, loại trà thảo mộc Dr.Thanh có câu slogan quảng cáo có tác dụng "thanh lọc cơ thể" (theo nghĩa từ vựng của từ này, là có tác dụng loại bỏ các chất không tốt trong cơ thể) nhưng căn cứ vào đâu, đã có những thử nghiệm về mặt y học hay chưa thì không được đề cập tới. Tại TPHCM, ở khu vực quận 5, quận 6 hiện vẫn còn nhiều điểm bán NGK ven đường, với các loại "nước sâm, nước mát" được quảng cáo là thanh nhiệt, làm mát cơ thể, trị được các loại mụn, cơ thể mệt mỏi, khó ngu Thế nhưng, thực sự thì các loại NGK đó không thể trị được bá bệnh đến như vậy. Các mẫu sau khi được mang đi kiểm nghiệm cho kết quả các chỉ tiêu về vi sinh vật hiếu khí; nấm mốc nấm men; hàm lượng coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần, rất đáng lo ngại cho sức khoẻ. . Phía sau lời quảng cáo hào nhoáng Không ít nhà sản xuất nước giải khát quảng cáo sản phẩm của mình một cách hào nhoáng, gây hiểu nhầm thành một loại thần. quảng cáo đứa trẻ uống NTL xong khoẻ như "bò húc" hay tê giác. Cách quảng cáo này không chỉ gây ngộ nhận, mà còn sai sự thật. Nước giải khát thành thần dược Cách quảng cáo hào. gia khuyến cáo không nên dùng quá 200mg caffeine/ngày). Tuy nhiên ở VN, từ ngày NTL thâm nhập vào thị trường, việc quảng cáo bị thả nổi. Nhà sản xuất mặc sức đưa ra những lời hào nhoáng, biếng

Ngày đăng: 11/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan