Kỹ thuật trồng nhãn doc

6 329 0
Kỹ thuật trồng nhãn doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trồng nhãn 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1.1 Giống trồng: Chọn các giống cho quả có phẩm chất ngon và năng suất cao. Cây giống là cây chiết hoặc cây ghép để giữ nguyên được những đặc tính tốt của cây mẹ và mau cho quả (sau 3 - 4 năm). Đối với vùng đồi núi nên trồng bằng cây ghép vì cây ghép có hệ rễ cọc cắm sâu vào đất giúp cho cây chống đổ ngã tốt và hút được nước ở mực thủy cấp sâu. Cây giống nên mua tại các địa chỉ đáng tin cậy như các Viện Nghiên cứu, Trung tâm giống của tỉnh, các vườn ươm cây giống của các tập đoàn, Hợp tác xã được chứng nhận chứng chỉ. Cây giống phải đúng giống yêu cầu, khoẻ, không mang mầm mống bệnh, hệ rễ phát triển mạnh, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3 cm phải đạt từ 0,6 cm trở lên, chiều cao mầm ghép từ 30 cm trở lên. 1.2 Mật độ và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng nhãn thích hợp đối với vùng đồi núi là 7 x 7 m ( 200 cây / ha ) hoặc 6 x 7 m ( 230 cây/ha ). Muốn sớm cho thu hoạch sản phẩm cao có thể trồng với khoảng cách 8 x 5 m ( hàng cách hàng 8 m, cây cách cây 5 m ). Sau 7 - 10 năm tỉa thưa cây trên hàng thành khoảng cách 8 x 10 m (cách 1 cây chặt bỏ 1 cây) 1.3 Làm đất, đào hố: Đất lập vườn trồng nhãn phải được dọn sạch thực bì, cày xới kỹ (nếu có thễ thực hiện được). Đối với địa hình đất dốc bố trí trồng theo đường đồng mức hay bậc thang. Để bảo vệ đất trong mùa mưa cần trồng các băng cây phân xanh hoặc đào rãnh cắt ngang sườn dốc để hạn chế dòng chảy, giữ nước. Hố trồng đào với kích thước 1 x 1 x 0,6m. Bón lót cho mỗi hố 30 - 50 kg phân chuồng hoai + 1kg phân lân + 0,5kg vôi bột + 0,5 kg Kali. Gạt lớp đất mặt xuống hố trộn đều với hỗn hợp phân lót, sau đó lấp đất cho đầy hố. Hố trồng nên được chuẩn bị xong trước thời điểm trồng ít nhất 2 tháng. 1.4 Thời vụ trồng: Trồng vào mùa mưa khi đất đã đủ ẩm (tháng 6). Đặt bầu cây giống vào giữa hố, mặt bầu ngang bằng mặt hố, xé bỏ túi bầu cây và dận chặt đất xung quanh bầu. Sau khi trồng xong cắm cọc buộc giữ để cây không bị gió lay gốc. Tủ rơm rạ, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Kỹ thuật phòng trừ côn trùng hại xoài 1. Nhện: Có nhiều loài nhưng gây hại mạnh là nhện đỏ . Đặc điểm : Thành trùng đầu có màu hồng đỏ, con cái dài 0,21 x 0,41mm. con đực nhỏ hơn và có phần bụng hơi nhọn về phía cuối lưng, con cái có phần cuối bụng tròn. Cơ thể có nhiều lông. Gây hại : Nhện tập trung nhiều trên những lá đã chuyển sang màu xanh tập trung thành từng đám , dùng miệng chích hút dịch lá làm lá bị vàng và khô rụng. Phòng trị : Sử dụng thiên địch trong tự nhiên, sử dụng thuốc gốc cúc tổng hợp, gốc vi sinh, Kumutus 800DF, Comit 73EC, Ortus 5SC theo khuyến cáo để bảo vệ thiên địch. 2. Rệp sáp : Gồm có - Rệp sáp : Rastrococcus sp. Gây hại phần trên cây - Rệp sáp : Dysmicoccus brevipes Ckll. Gây hại phần rễ cây. Thành trùng dài 3 - 3,5cm chung quanh cơ thể có những tua sáp trắng rất dài nhất là ở phần đầu và đuôi. Chu kỳ sinh trưởng của loài này khoảng 5 -6 tuần. Gây hại : Thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa cây và tấn công trên trái. Rệp sáp Dysmicoccus brevipes tấn công ở gốc và rễ cây rất khó phát hiện, mật độ cao sẽ làm cho cây bị vàng và chết. Phòng trị : Phun dầu khoáng hoặc nước rửa chén. Sử dụng thuốc gốc lân hữu cơ, gốc cúc tổng hợp, gốc vi sinh Nồng độ theo khuyến cáo. Nếu mật độ rệp cao trước khi phun thuốc ta dùng máy áp lực cao phun nước phá vỡ ổ rệp sau đó phun thuốc đạt hiệu quả cao. 3. Sâu đục ngọn. Đặc điểm : Thành trùng có thân màu nâu, dài 7 -8 mm. Trứng màu trắng lúc mới đẻ và trở nên nâu khi sắp nở. Vòng đời khoảng 30 ngày. Gây hại : Chúng đẻ trứng trên lá non, chồi non khi nở ấu trùng đục vào gân chính của lá chồi non, rồi chui dần xuống thân chồi non, chồi bị hại sẽ héo và khô. Phòng trị : Sử dụng thuốc gốc cúc tổng hợp, gốc vi sinh và một số gốc thuốc mới theo khuyến cao. 4. Vòi voi : Đặc điểm: Thành trùng có thân hình bầu dục kích thước thân 4 -5 mm , có màu xám nâu, vòi dài rất cong. Ấu trùng màu trắng, đầu màu nâu vàng không chân, dài 10 - 12mm. Gây hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng. Gây hại: Thành trùng đẻ trứng trên các chạng ba, đầu đọt ,trên các vết nứt của thân. Khi nở ấu trùng sẽ đục vào bên trong thân làm cho cành, thân khô và chết. Phòng trị: Quan sát thấy chồi có triệu chứng cần loại bỏ ngay. Sử dụng thuốc gốc cúc tổng hợp, gốc vi sinh và một số gốc thuốc mới theo khuyến cáo. . Kỹ thuật trồng nhãn 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1.1 Giống trồng: Chọn các giống cho quả có phẩm chất ngon và năng suất. vườn trồng nhãn phải được dọn sạch thực bì, cày xới kỹ (nếu có thễ thực hiện được). Đối với địa hình đất dốc bố trí trồng theo đường đồng mức hay bậc thang. Để bảo vệ đất trong mùa mưa cần trồng. và khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng nhãn thích hợp đối với vùng đồi núi là 7 x 7 m ( 200 cây / ha ) hoặc 6 x 7 m ( 230 cây/ha ). Muốn sớm cho thu hoạch sản phẩm cao có thể trồng với khoảng

Ngày đăng: 11/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan