hệ tiết niệu

15 849 0
hệ tiết niệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD Lời Mở Đầu Trong cơ thể người có rất nhiều hệ cơ quan khác nhau.Hệ tiết niệu cũng là 1 phần rất quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người.Và sau đây nhóm 6 sẽ trình bày cho các bạn hiểu rõ về câu tạo,chức năng của hệ tiết niệu.Trước tiên chúng ta nói sơ qua khái niệm và chức năng về hệ tiết niệu: Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài. Cơ Cấu Thận và hệ thống bài tiết Thận có hình dạng như đậu và được về kích thước của nắm tay của chúng tôi. Thận rất quan trọng và được ghép nối nội tạng. Chức năng chính của thận là để sản xuất nước tiểu, đó là lý do tại sao thận là một phần của hệ tiết niệu. Tuy nhiên, chúng ta có một số chức năng thứ cấp có liên quan với các chức năng homeostatic Trong sản xuất nước tiểu, thận bài tiết các chất thải như urê và amoni; thận cũng có trách nhiệm tái hấp thu glucose và các axit amin. Chúng bao gồm các quy định của một số điện giải, cân bằng acid-base, và quan trọng nhất của huyết áp. Cuối cùng, thận rất quan trọng trong việc sản xuất các hormon như vitamin D, renin và erythropoietin. Thận nằm ở hai bên của các cơ quan bên dưới lồng xương sườn. Chúng được kết nối với các phần khác của cơ thể trong một cách như vậy họ có thể thu thập nước tiểu, và vì vậy thận là cơ quan quan trọng. Mối quan hệ của thận với hệ thống tiết niệu là rất cần thiết cho các hoạt động đúng đắn của cơ thể. Thận giúp đỡ bằng nhiều cách để loại bỏ chất độc từ cơ thể, và để giải quyết những vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích và cần thiết.Trong quá trình thực hiện chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết , chúng tôi mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn để nội dung hoàn chỉnh hơn.Chân thành cảm ơn cô va các bạn. Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD HỆ TIẾT NIỆU I. Nguồn gốc và sự phát triển phôi sinh của hệ tiết n iệu - Chức năng: hệ tiết niệu có chức năng lọc và bài tiết nước tiểu. - Hệ tiết liệu bao gồm: thận, các niệu quản, bóng đái và niệu đạo. - Bắt nguồn từ trung phôi bì - Cơ quan tiết niệu trong quá trình phát triển phôi sinh đã trải qua 3 giai đoạn: Nguyên thận, trung thận hay thận sơ cấp và hậu thận hay thận thứ cấp. + Nguyên thận xuất hiện ở tuần thứ ba trong đời sống tử cung, ở vùng cổ phôi, gồm 8 tới 10 ống nhỏ sắp xếp có tính chất phân đốt. + Trung thận xuất hiện dịch xuống phía dưới vị trí của nguyên thận, bắt nguồn từ tuần lễ thứ tư. Đó là các ống dài, uốn lượn với số lượng rất lớn, sắp xếp có tính chất phân đốt. + Hậu thận xuất hiện từ tháng thứ 2 trong đời sống tử cung bên cạnh trung thận. Trong quá trình phát triển của hậu thận có sự tham gia của mô sinh thận. Hậu thận chỉ bắt đầu hoạt động từ tháng 5 của đời sống tử cung trở đi và thực sự hoạt động sau khi sinh. Bóng đái thì phát triển từ niệu nang của phôi. II. Cấu tạo và chức năng của hệ tiết liệu 1) Thận - Chức năng: có chức năng lọc các sản phẩm phân hủy của quá trình cùng trao đổi chất cùng những chất thừa từ máu đem tới để thải ra ngoài. - Vị trí: Thận có 1 đôi nằm sát thành sau khoang bụng, ở hai bên cột sống ngang mức 3 đốt sống: đốt sống ngực XII và đốt sống thắt lưng I, II; thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2-3 cm. - Hình dạng: Thận có màu đỏ nâu hình hạt đậu, bờ ngoài cong và liên quan với tì và ruột già ở bên trái, với gan ở bên phải, bờ trong có một chỗ lõm sâu ở chính giữa gọi là rốn thận. Rốn thận là nơi nối với cuống thận, cuống thận gồm các động tĩnh mạch thận, phần đầu liệu quản và các dây thần kinh. Đầu trên của mỗi thận có một tuyến trên thận. Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD Mặt trước thận liên quan với một số tạng trong khoang bụng. Mặt sau tì vào đôi sườn VI và VII cùng các cơ vùng lưng, ngoài cùng được bao bằng 1 bao thớ, trong phân chia thành 2 miền rõ rệt: Miền vỏ thận có màu nâu đỏ và miền tủy thận có màu sang hơn. - Cấu tạo trong : Giữa là xoang thận, chung quanh là tổ chức thận. Xoang thận : thông ra ngoài ở rốn thận gồm: - Bể thận : đoạn trên niệu quản - Đài thận : bể thận phình to ra thành 2-3 đài lớn, mỗi đài lớn cho vài nhánh nhỏ tạo thành đài bé ( 8- 18 đài bé). - Gai thận : là những chỗ lồi hình nón(= nhú thận), cao: 4-10mm, đầu gai có nhiều lỗ đổ của ống sinh niệu. Tổ chức thận ( nhu mô thận), chia 2 vùng : - Vùng vỏ: màu vàng đỏ sẫm. Có : + Tháp Ferrein ( = phần tia ) thuộc chất tuỷ : trông như lưỡi lê toả từ nền tháp thận, có từ 300-500 tháp Ferrein/ tháp Malpighi. + Mê đạo - Vùng tuỷ: + Tháp Malpighi: có 10-18 tháp. Đỉnh tháp quay về phía trong bể thận, đáy tháp tựa vào vỏ thận. Đỉnh tháp chính là gai thận. Tháp Malpighi nhiều hơn gai thận.Cứ 2-3 tháp (ở giữa) hoặc 6-7 tháp, ( 2 cực) chung nhau 1 gai thận. + Trụ Bertin : nằm giữa các tháp thận, thuộc chất vỏ Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD - Cấu tạo vi thể thận Mỗi quả thận có hơn 1 triệu nephron ( ống sinh niệu). Nephron là đơn vị cấu tạo và chức năng của thận. Mỗi nephron gồm: - Tiểu cầu thận - Ống lượn gần - Quai Henle - Ống lượn xa - Ống góp và ống thẳng Tiểu cầu thận + Quản cầu Malpighi ( chùm mao mạch) là một búi mao mạch hình cầu có đường kính khoảng 0,2mm. Quản cầu nằm gọn trong nang Bowman. Mỗi quản cầu có khoảng 50 mao mạch phân nhánh song song từ tiểu động mạch đến và tập trung vào tiểu động mạch đi. + Nang Bowman ( còn gọi là nang Sumlianxki) là một bao có 2 lá vòng cung bao chung quanh chùm mao mạch. Lá trong là lá tạng trực tiếp bao quanh chùm mao mạch tiểu cầu. Lá ngoài là lá thành, giữa 2 lá là khoang niệu. Tiểu cầu thận là nơi lọc máu để tạo thành nước tiểu ban đầu. Huyết tương lọc qua thành mao mạch và thành nang Bowman phải qua 3 lớp: - Lớp tế bào nội mô của mao mạch chỉ có 1 lớp tế bào dẹt - Lớp tế bào biểu mô của nang Bowman: là lớp tế bào có chân Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD - Màng đáy ở giữa 2 lớp trên. Hình :cấu tạo tiểu cầu Ống lượn gần Nằm ở vùng vỏ dài 12-24 mm, rộng 50-60μm. Thành ống gồm 5-7 tế bào hình tháp, mặt ngọn tế bào có vi nhung mao, nhờ thế tăng diện tích tiếp xúc với nước tiểu đầu lên hàng chục lần. Về phía mặt đáy, màng tế bào lõm sâu vào bào tương tạo thành vách ngăn, xen giữa các vách ngăn có nhiều ty lạp thể. Ống lượn gần tái hấp thu hầu hết các chất có trong dịch lọc với tỷ lệ rất cao. Quai Henle Quai Henle tiếp theo ống lượn gần, hình chữ U, nằm trong tháp Ferrein hoặc tháp Malpighi, nhánh xuống nhỏ hơn nhánh lên và cấu tạo bởi tế bào có vi nhung mao còn nhánh lên ít vi nhung mao hơn. Nhánh xuống : nước được tái hấp thụ còn NaCl và urê từ dịch kẽ vào lòng ống bị giữ lại Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD Nhánh lên: NaCl và urê được tái hấp thụ còn nước bị giữ lại. Sự tái hấp thu các chất ở 2 nhánh ngược nhau nhưng lại hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau. Ống lượn xa Nằm ở vùng vỏ thận. Cấu tạo giống nhánh lên quai Henle, cấu tạo bởi biểu mô vuông hay trụ đơn, thành ống có nhiều ty thể. Ống lượn xa đổ nước tiểu vào ống góp. Ống góp và ống thẳng Ống góp hợp với các ống góp khác trở thành ống thẳng, chạy đến đỉnh tháp Malpighi. Thành ống cấu tạo bởi biểu mô vuông đơn, đi sâu vào vùng tuỷ trở thành biểu mô trụ. Ở ống góp xảy ra sự tái hấp thu chính là nước (có sự tham gia hormon ADH), còn tái hấp thụ thêm Na + , K + , Ca ++ . Từ đây nước tiểu được hình thành và đi ra ngoài. Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD Hình : Tế bào thành ống góp -Tuần hoàn thận Động mạch thận khi đến rốn thận phân thành động mạch phân thuỳ, tiếp theo những nhánh đi bên rìa tháp Malpighi gọi là động mạch quanh tháp ( động mạch gian thuỳ) ,sau ôm lấy đáy tháp taọ thành động mạch cung. Từ đáy tháp phân thành những nhánh nhỏ đâm vào mê đạo tạo động mạch tia ( động mạch gian tiểu thuỳ). Sau đó toả ra 2 bên nhiều động mạch nhỏ hơn nữa, gọi là động mạch đến của chùm mao mạch. Chùm mao mạch sắp xếp có quy luật nhằm tăng diện tích tiếp xúc lên tối đa. Các chùm mao mạch hợp nhất lại nối với động mạch đi của chùm mao mạch ra khỏi tiểu cầu thận. Động mạch đi Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD phân nhánh dày đặc thành 1 lưới mao mạch thứ 2 (bao chung quanh ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa), lưới mao mạch tạo thành các tĩnh mạch nhỏ àtĩnh mạch đi àtĩnh mạch cung àtĩnh mạch gian thuỳ àtĩnh mạch phân thuỳ àtĩnh mạch thận về tim qua tĩnh mạch chủ dưới. 2. Niệu quản - Vị trí: Niệu quản là một ống xuất phát từ bể thận và nối vơi bóng đái về phía sau, dài khoảng 20-25 cm. - Cấu tạo: Thành niệu quản có 3 lớp. ngoài cùng là lớp màng liên kết, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc. Trong cùng được lót bằng một lớp màng nhầy tạo thành nhiều nếp gấp dọc lớn. Sự co giãn nhịp nhàng của các lớp cơ ở niệu quản có tác dụng chuyển nước tiểu từ thận vào bóng đái. 3. Bóng đái -Vị trí: Bóng đái nằm trong hố chậu bé, sau khớp hang, trước trực tràng, có dung tích chừng 500 cm 3 . - Hình dạng thay đổi tùy trạng thái của bóng đái ( xẹp hay đầy) và vào lứa tuổi.Bóng đái được cố định bởi niệu quản, niệu đạo và các dây chằng. - Cấu tạo: Thành của bóng đái có khả năng co dãn rất lớn, gốm có 3 lớp. Ngoài là tổ chức liên kết, giữa là lớp cơ trơn và trong cùng là màng nhầy. Lớp cơ thành bóng đái là cơ trơn gồm 3 lớp cơ dọc và cơ vòng đan chéo vào nhau. Tại chỗ thông với niệu đạo, cơ vòng tạo thành cơ thắt. Lớp màng nhầy lót thành trong bóng đái tại thành nhiều nếp gấp, đảm bảo cho bóng đái giãn ra khi chứa đấy nước tiểu. Vì các niệu quản liên hệ với bóng đái ở thành sau, ở đây lớp màng nhầy tạo thành một nếp có tác dụng như một van. Khi bóng đái đầy nước tiểu, do áp suất của nước tiểu lên thành trong của bóng đái, mà các van này bít lỗ thông làm cho nước tiểu không trở ngược được về niệu quản. 4. Niệu đạo Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD - Niệu quản là đoạn cuổi của đường dẫn nước tiểu. Ở nam niệu đạo còn là đường dẫn tinh, ở nữ niệu đạo biệt lập với đường sinh dục. + Niệu đạo của nam: là một ống dài 15-20cm đi từ lỗ thông với bóng đái, chui qua tuyến tiền liệt đến dương vật và đổ ra ngoài qua hố thuyền ở đầu dương vật. - Cấu tạo: Thành niệu đạo gồm 3 lớp; ngoài là lớp cơ, giữa là mạch máu, trong cùng lớp màng nhầy.Lớp cơ có cơ dọc ở trong và lớp cơ vòng ở ngoài. Ở đoạn tuyến tiền liệt cơ vòng tạo thành cơ thắt trong của niệu đạo,ở đoạn ứng với phần gốc thể xốp, niệu đạo được bao quanh bởi một lớp sợi cơ vân tạo thành cơ thất ngoài. Sự đóng mở của cơ vòng này tùy theo ý muốn. Hình : Sơ đồ niệu đạo trong cơ quan sinh dục nam +Niệu đạo của nữ: chỉ ngắn 3-4cm và thẳng truớc âm đạo đổ ra ngoài qua lỗ đái nằm sau âm hạch và trước cửa mình. III. Vệ sinh hệ tiết niệu Cầu thận không bình thường hoặc tổn thương do viêm, khả năng lọc nước tiểu giảm à toàn bộ thận suy thoái. Tế bào ống thận bị thiếu oxi, bị nhiễm độc ( thuỷ ngân, asenic, chất độc mật cá trắm và ở 1 số động vật khác…), hoặc phải làm việc quá sức à quá trình tái hấp thụ của ống thận bị hạn chế, nặng hơn tế bào ống thận chết, rụng ra làm cho nước tiểu bị hoà vào trong máu. Sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm nhiễm đường tiết niệu do bị vi khuẩn xâm nhập …làm hạn chế hoạt động bài tiết nước tiểu, gây đau đớn dữ dội. Vậy: - Cần giữ gìn vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như hệ tiết niệu. - Ăn uống hợp lý, không ăn quá chua, quá mặn, quá nhiều đường… - Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn ôi thiu, chưa chín kỹ Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD - Uống nhiều nước, đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu. IV.Mở rộng Viêm đường tiết niệu và một số bệnh thận - niệu - Vi khuẩn rất dễ tấn công bàng quang phụ nữ vì phần niệu đạo (ống nối với bàng quang đưa nước tiểu ra ngoài) ngắn hơn nam giới, lỗ tiểu cũng gần với hậu môn hơn. Khi mang thai, hệ tiết niệu của người phụ nữ càng có nguy cơ bị viêm nhiễm cao hơn. Thông thường, bệnh có thể được điều trị ngay trong thai kỳ mà vẫn đảm bảo an toàn cho người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, một số bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nên khi phát hiện, bệnh đã ở vào giai đoạn nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng như sinh non, thai lưu. - Viêm thận, bể thận cấp Một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu có thể biến chứng thành viêm thận, bể thận cấp. Nguyên nhân là tình trạng viêm nhiễm không biểu hiện thành triệu chứng nên không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn biến chứng, bệnh mới có những biểu hiện như sốt cao, đau thắt lưng, buồn nôn, tiểu buốt, rối loạn chức năng thận. Khi này, người bệnh sẽ bị phù toàn thân rất nhanh và có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Nguy cơ sinh non đối với thai phụ trong trường hợp này rất cao. - Viêm cầu thận Viêm nhiễm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể lây lan lên trên và biến chứng thành viêm cầu thận cấp, gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với tiền sản giật. Biểu hiện của bệnh bao gồm phù toàn thân, tiểu ít, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu có chỉ số ibumin cao. Suy thận cấp Nguyên nhân gây bệnh là do thận bị thiếu máu trong trường hợp thai phụ bị mất nước, nhau bong non, băng huyết. Bệnh có thể dẫn đến sẩy thai, thai lưu và sinh non. - Sỏi tiết niệu :được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong nước tiểu ở đường niệu. Tùy theo vị trí, bệnh được gọi tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Phòng bệnh: Thận trọng khi dùng chế phẩm có chứa vitamin D và can-xi. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá. Hạn chế ăn mặn, bơ, phô-mai, hải sản. Khi bị viêm đường tiết niệu thường có những biểu hiện như: - Đi tiểu nhiều lần. Giải phẫu người Hệ tiết niệu [...]... phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD MỤC LỤC Trang Lời mở đầu………………………………………………………………………………………… .1 I Nguồn gốc và sự phát triển phơi sinh của hệ tiết niệu …………………………………………2 II Cấu tạo và chức năng của hệ tiết niệu …………………………………………………………2 1 Thận………………………………………………………………………………………2 2 Niệu quản…………………………………………………………………………………8 3 Bóng đái………………………………………………………………………………….8 4 Niệu đạo…………………………………………………………………………………9... Việc thay đổi vị trí tình dục có thể làm giảm sự ma sát vào niệu đạo của bạn và giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xun có thể sử dụng thuốc kháng sinh để uống/ đặt ngay lập tức sau khi giao hợp Điều này giúp ngăn chặn khả năng xảy ra nhiễm trùng đường tiết niệu Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD TÀI LIỆU THAM KHẢO:... đạo…………………………………………………………………………………9 III Vệ sinh hệ tiết niệu ……………………………………………………………………………9 IV Mở rộng…………………………………………………………………………………………9 V Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………… 13 Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD Nhóm thực hiện: Bùi Thị Thương Nguyễn Thò Mai Lêê Thò Thu Nguyêät Hồ Thò Bích Ngọc Giải phẫu người Hệ tiết niệu ... nhiễm khuẩn đường tiết niệu Các chun gia y tế khun bạn nên thực hiện theo những lời khun dưới đây để giảm nguy cơ phát triển sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu 1 Uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng tránh sự nhiễm khuẩn đường tiết niệu hữu hiệu 2 Khơng nên nhịn tiểu khi cần phải đi tiểu! Bởi vì việc nhịn tiểu có thể giúp bất kỳ vi khuẩn có mặt khi ấy phát triển gây nhiễm trùng đường tiết niệu 3 Khi vệ sinh... giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu 9 Ln ln mang under wear bằng vải sợi bơng giúp thấm hút tốt tạo nên vùng kín thơng thống Bởi vì mơi trường vùng kín ẩm thấp sẽ tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập 10 Nếu bạn thường xun bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, một sự thay đổi tư thế của bạn trong khi quan hệ tình dục có thể giúp giảm hiện tượng này Việc... thể sốt nhẹ - Nước tiểu vẩn đục với mùi khó chịu - Lẫn máu trong nước tiểu Ngun nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam giới là: - Phì đại tuyến tiền liệt - Sỏi thận - Niệu đạo hẹp, khơng bình thường Để điều trị dứt điểm chứng bệnh này, bạn cần được phát hiện ra ngun nhân tại sao bạn mắc chứng viêm đường tiết niệu Ngồi ra cần dùng một số loại kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chun khoa như Paracetamol hay... chặn vi khuẩn từ hậu mơn từ vào âm đạo hoặc niệu đạo 4 Tắm vòi sen sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và hạn chế gây ra một sự nhiễm khuẩn 5 Ln lau rửa, vệ sinh vùng sinh dục của bạn trước và sau khi quan hệ tình dục để giúp ngăn chặn vi khuẩn chuyển giao đến vùng niệu đạo hoặc âm đạo 6 Thuốc xịt vệ sinh vùng kín và vòi tắm hương sen có thể kích thích niệu đạo và dẫn đến nhiễm khuẩn Tránh sử dụng... các loại vitamin và chất chống oxi hố sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép ngun chất (khơng pha lỗng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay 2 Nước cam cũng rất giàu vitamin C Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra Uống ngày hai lần sẽ rất... ngăn cản sỏi thận 5 Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối khơng chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD 6 Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau… Chế biến bằng cách xay... đến vùng niệu đạo hoặc âm đạo 6 Thuốc xịt vệ sinh vùng kín và vòi tắm hương sen có thể kích thích niệu đạo và dẫn đến nhiễm khuẩn Tránh sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp ngăn chặn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc một sự kích ứng nơi vùng kín 7 Uống nước trái cây nam việt quất là cách tự nhiên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, cũng như giúp q trình hồi phục sau khi bị nhiễm trùng nhanh hơn Chỉ . phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD HỆ TIẾT NIỆU I. Nguồn gốc và sự phát triển phôi sinh của hệ tiết n iệu - Chức năng: hệ tiết niệu có chức năng lọc và bài tiết nước. được về niệu quản. 4. Niệu đạo Giải phẫu người Hệ tiết niệu Trường ĐH Sư Phạm TP HCM Khoa Sinh BD - Niệu quản là đoạn cuổi của đường dẫn nước tiểu. Ở nam niệu đạo còn là đường dẫn tinh, ở nữ niệu. nhiều hệ cơ quan khác nhau .Hệ tiết niệu cũng là 1 phần rất quan trọng không thể thiếu trong cơ thể người.Và sau đây nhóm 6 sẽ trình bày cho các bạn hiểu rõ về câu tạo,chức năng của hệ tiết niệu. Trước

Ngày đăng: 11/07/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 10 biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan