Chuyên đề điều chế kim loại bài tập

2 1.1K 43
Chuyên đề điều chế kim loại bài tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dãy điện hoá kim loại, Bài tập Dãy điện hóa kim loại, Hóa học vô cơ lớp 12, Chuyên đề Hóa học vô cơ, Bài tập Hóa học vô cơ, Ôn tập Hóa học vô cơ Nội dung Text: Tài liệu hóa học vô cơ 12 Lớp A1: Chuyên đề điều chế kim loại bài tập (N1) TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI BÀI TẬP (N1) Dạng 1: BT nhiệt luyện Công thức: nCO (phản ứng) = nO (trong oxit bị mất) = nCO2 nH2 (phản ứng) = nO (trong oxit bị mất) = nH2O . Câu 1: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn Y

TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI BÀI TẬP (N1) Dạng 1: BT nhiệt luyện Công thức: - n CO (phản ứng) = n O (trong oxit bị mất) = n CO2 - n H2 (phản ứng) = n O (trong oxit bị mất) = n H2O . Câu 1: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 , Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là: A. 39g B. 51g C. 24g D. 42g. Câu 2: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe 2 O 3 ). Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là: A. 16,8 B. 21,5 C. 22,8 D. 23,2. Câu 3: Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hh X gồm FeO và Fe 2 O 3 đun nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm được 4,784 gam hh chất rắn Y. Khí đi ra khỏi ống được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì được 0,046 mol kết tủa. Tỉ lệ số mol của FeO và Fe 2 O 3 trong X là: A. 1:1 B. 1:2 C. 1:3 D. 2:3. Câu 4: Cho luồng khí CO vừa đủ đi qua ống sứ đựng m gam Fe 2 O 3 ở nhiệt độ cao, được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO 3 dư được 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là: A. 3,6g B. 8,2g C. 7,2g D. 6,8g. Câu 5: Cho dòng khí CO vừa đủ đi qua ống sứ đựng 0,12 mol hh X gồm FeO và Fe 2 O 3 nung nóng, thu được 14,352 gam hỗn hợp rắn Y và 0,138 mol CO 2 . Hòa tan hết Y vào dung dịch HNO 3 dư được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 0,224 B. 0,672 C. 2,285 D. 6,875. Câu 6: Khử hoàn toàn 4,06 gam oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng dư kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl thì thu được 1,176 lít khí H 2 (ở đktc). Công thức của oxit kim loại đã dùng là: A. CuO B. Al 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. ZnO. Câu 7: Thổi một luồng khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 và CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 3,21 B. 3,32 C. 3,22 D. 3,12. Câu 8: Một hỗn hợp X gồm: Fe, FeO và Fe 2 O 3 . Cho 4,72 gam hh này tác dụng với CO dư ở nhiệt độ cao. Khi phản ứng xong thu được 3,92 gam Fe. Nếu ngâm cùng một lượng hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO 4 dư, phản ứng xong thu được 4,96 gam chất rắn. Khối lượng Fe, FeO và Fe 2 O 3 trong X là: A. 1,2g; 1,19g và 2,01g B. 1,68g; 1,44g và 2,07g C. 1,8g; 1,42g và 1,5g D. 1,68g; 1,44g và 1,6g. Câu 9(CĐKA.07): Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức sắt oxit và phần trăm thể tích của khí CO 2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là: A. FeO; 75% B. Fe 2 O 3 ; 75% C. Fe 2 O 3 ; 65% D. Fe 3 O 4 ; 75%. Câu 10(CĐ.08): Dẫn từ từ V lít CO (ở đktc) đi qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe 2 O 3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH) 2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 1,120 B. 0,896 C. 0,448 D. 0,224. Câu 11(CĐ.09): Khử hoàn toàn một oxit sắt ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO 2 . Công thức của X và giá trị V lần lượt là: A. Fe 3 O 4 và 0,224 B. Fe 3 O 4 và 0,448 C. FeO và 0,224 D. Fe 2 O 3 và 0,448. Câu 12(ĐHKB.10): Khử hoàn toàn m gam oxit M x O y cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit M x O y là: A. Cr 2 O 3 B. FeO C. Fe 3 O 4 D. CrO. Câu 13(ĐHKB.10): Hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2 O 3 . Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH) 2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 76,755 B. 73,875 C. 147,750 D. 78,875. Câu 14(ĐHKB.11): Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO 2 và H 2 . Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là: A. 57,15% B. 18,42% C. 14,28% D. 28,57%. Câu 15(ĐHKA.07): Cho luồng khí H 2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2 O 3 , ZnO và MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO B. Cu, Fe, ZnO, MgO C. Cu, Fe, Zn, Mg D. Cu, FeO, ZnO, MgO. Câu 16(ĐHKA.08): Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H 2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe 3 O 4 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị V là: A. 0,112 lít B. 0,560 lít C. 0,224 lít D. 0,448 lít. Câu 17(SP.L2.12): Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam Fe x O y , dẫn toàn bộ khí sinh ra qua 1 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,1M thu được 0,05 mol kết tủa. Mặt khác hoàn tan m gam Fe x O y bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 16g B. 15,1g C. 8g D. 11,6g. Câu 18(SP.L2.12): Dùng CO khử hoàn toàn 2,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 thu được 2,24 gam chất rắn. Mặt khác để hòa tan 2,88 gam X cần vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl, kết thúc thí nghiệm thu được 224 ml khí (đktc). Nồng độ mol/lít của dung dịch HCl là: A. 1M B. 0,5M C. 1,6M D. 0,8M. Câu 19(KHTN.L1.12): Cho dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,4 gam Fe 2 O 3 đốt nóng, được chất rắn X còn lại trong ống. Dẫn khí ra khỏi ống vào bình đựng lượng dư nước vôi trong, thu được 3 gam kết tủa. Hòa tan hết X vào lượng dư dd HNO 3 1M, thấy bay ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Thể tích dung dịch HNO 3 đã phản ứng với X là: A. 260 ml B. 240 ml C. 160 ml D. 80 ml. Câu 20(NH.L4.12): Cho khí CO đi qua ống sứ đựng 37,12 gam Fe 3 O 4 nung nóng thu được hỗn hợp rắn X. Khí đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được 43,34 gam kết tủa. Hòa tan hết lượng hỗn hợp X trong dung dịch H 2 SO 4 đăc nóng, dư thấy bay ra V lít SO 2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 3,584 C. 3,36 D. 6,72. . TÀI LIỆU HÓA HỌC VÔ CƠ 12 -LỚP A1 CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI BÀI TẬP (N1) Dạng 1: BT nhiệt luyện Công thức: - n CO (phản ứng) = n O (trong. toàn 4,06 gam oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí sinh ra vào dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng dư kim loại sinh ra hòa. ra hòa tan hết vào dung dịch HCl thì thu được 1,176 lít khí H 2 (ở đktc). Công thức của oxit kim loại đã dùng là: A. CuO B. Al 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. ZnO. Câu 7: Thổi một luồng khí CO (dư)

Ngày đăng: 11/07/2014, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan