10 tư duy kinh tế lớn của năm Canh Dần (1) pps

10 297 0
10 tư duy kinh tế lớn của năm Canh Dần (1) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 tư duy kinh tế lớn của năm Canh Dần (1) Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới là hai người lính cứu hỏa toàn cầu, 2 tổ chức chỉ hết bị coi thường chừng nào thực sự cần đến họ, như bây giờ chẳng hạn. 1. Dominique Strauss-Kahn và Robert Zoellick: Giám đốc điều hành IMF và chủ tịch WB Vì ý chí sắt thép trong khủng hoảng Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới là hai người lính cứu hỏa toàn cầu, chỉ hết bị coi thường chừng nào thực sự cần đến họ, như bây giờ chẳng hạn. Lãnh đạo của hai tổ chức này cũng đã giải thích rất rõ ràng làm thế nào để tai họa không ập đến một lần nữa. Dominique Strauss-Kahn sớm giải quyết được vụ phá sản ở Hy Lạp, Hungary, Pakistan và Ukraine mà không chịu nhiều chống đối, đối nghịch hoàn toàn với những gì theo sau các chương trình của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên 90. Strauss-Kahn năm nay cũng ghi dấu ấn của mình trong lĩnh vực địa chính trị khi thuyết phục được Đức ra tay trong khủng hoảng tại Hy Lạp và sau đó sớm hành động để ngăn chặn chiến tranh tiền tệ quốc tế. Với vai trò người đứng đầu World Bank, Robert Zoellick đã bắt tay giải quyết hậu quả khủng khiếp của nhiều thiên tai bất ngờ, từ trận lụt ở Paskistan, động đất ở Haiti tới cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Trong khi đó, ông vẫn dẫn dắt WB đi đầu trong nghiên cứu về các xu hướng toàn cầu như biến đổi khí hậu hay dân chủ hóa công nghệ Internet. Cả hai tổ chức này đều đặc biệt ủng hộ các nền kinh tế mới nổi. Strauss- Kahn giám sát quá trình tái phân phối quyền lực trong ban quản trị IMF từ các nước phát triển sang các nước mới nổi. Tháng 4 này, Zoellick thẳng thừng tuyên bố kỷ nguyên của “Thế giới thứ ba” đã chấm dứt. Các nước như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi không còn là các nước đang phát triển nữa, họ là các “cực tăng trưởng” độc lập. Nếu không có công lèo lái của Strauss-Kahn và Zoellick, có lẽ năm nay chúng ta sẽ không biết đến từ “tăng trưởng”. 2. Chu Tiểu Xuyên: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Vì đã nắm vận mệnh kinh tế thế giới trong tay. Chu Thống đốc từng nhiều lần làm thế giới choáng váng, ông là biểu tượng rõ rệt nhất cho sự quyết liệt của người Trung Quốc. Năm ngoái, ông khuấy động thị trường khi đề xuất một đồng tiền dự trữ quốc tế mới thay cho đôla Mỹ. Năm nay, ông liên tục ép Washington công nhận rằng cái thời đại họ có thể thống trị trật tự kinh tế toàn cầu đã qua. Lời ông càng thêm gang thép khi tháng 8 vừa qua Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để chiếm ngôi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một cột mốc từ lâu vẫn được chờ đợi mà ngay khi vượt qua, nó ngay lập tức khiến các nhà quan sát suy ngẫm sẽ mất bao lâu để Trung Quốc lật đổ nốt cả Mỹ. Bác bỏ yêu cầu đòi Trung Quốc tang giá đồng nội tệ, Chu Thống đốc gần đây gọi việc tăng giá đồng nhân dân tệ là thần dược tưởng tượng của phương Tây, “một viên thuốc chỉ sáng mai là hết sạch bệnh”. Kiểu chữa bệnh này khác hẳn với Đông Y của người Trung Quốc cần đến cả chục thảo dược và trị bệnh không phải qua đêm mà có thể mất tới 1-2 tháng. Có 2,65 nghìn tỷ đôla dự trữ ngoại hối trong tay thì nói gì chẳng đúng. 3. Ben Bernanke: Chủ tịch FED Vì đang làm chủ nền kinh tế Hoa Kỳ, với bất kỳ giá nào. Người đứng đầu danh sách năm ngoái có lẽ đã không nghĩ rằng năm nay lại khó khăn hơn năm ngoái. Nhưng ngay cả sau khi đã thông qua đạo luật cải cách tài chính lịch sử trao cho FED quyền lực chưa từng có, chưa nói đến việc ông đã lèo lái nền kinh tế Mỹ qua cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ thời Đại Suy thoái trong suốt hai năm qua, Ben Bernanke vẫn hứng chịu chỉ trích từ phía các nghị sỹ cũng như các nhà bình luận. Tâm lý dân túy nổi lên, người ta giận dữ vì những động thái khó khăn về mặt chính trị như vụ giải cứu AIG năm 2009 và một chuỗi những số liệu việc làm tồi tệ khiến Chủ tịch FED phải lâm vào thế thủ. Nhưng ông chưa bỏ cuộc. Năm nay, ông đã tăng quy mô bảng cân đối kế toán của Fed lên 2,3 nghìn tỷ đôla (từ 850 tỷ trước khủng hoảng), bơm hàng chục tỷ đôla cho Bộ Tài chính để giảm thâm hụt, theo đổi chính sách nới lỏng định lượng gây tranh cãi. Ngay buổi sáng sau khi Đảng Cộng hòa thắng lợi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, dấu hiệu cho thấy Quốc hội sẽ lâm vào thế bế tắc trong hàng năm tới, Bernanke thông báo FED sẽ bơm thêm 600 tỷ đôla vào hệ thống tài chính trước năm 2011, tăng tài sản của FED lên gần 3000 tỷ đôla, hạ lãi suất cho vay thế chấp mua nhà và tỷ lệ thất nghiệp. Dù gần đây Bernanke thú nhận rằng “một mình NHTW không thể nào giải quyết được các khó khăn kinh tế thế giới,” nhưng sự quyết liệt của ông cho thấy rõ, quyền lực đang nằm trong tay ai. 4. Angela Merkel: Thủ tướng Đức Vì đã dẫn dắt nước Đức qua suy thoái với giải pháp của riêng người Đức. Trong cơn bão tố khủng hoảng tài chính, khi phần lớn các lãnh tụ chính trị đều tìm đến với lý luận của Keynes, Angela Merkel lại thích một tư tưởng khác hơn: “Bà nội trợ Schwaben là hình mẫu cho kinh tế thế giới.” Merkel chỉ trích thậm tệ dân Mỹ nghiện tín dụng. Vì thế khi Hy Lạp gợi ý nước này có thể cần trợ giúp thanh toán các khoản chi tiêu, Merkel chẳng muốn thò tay vào túi mình chút nào. Sự quyết liệt của Merkel phần nào giảm đi vì những gì đang diễn ra. Cuối cùng, bà thừa nhận giải cứu các quốc gia ngập trong nợ nần ở Châu Âu là cần thiết, nhưng phải đảm bảo rằng hàng nghìn tỷ đôla này ít nhất cũng phần nào phải tuân theo các quy tắc của người Đức. Ở quê nhà Merkel cũng không kém phần mạnh tay. Sau khi công nhận các biện pháp kích thích kinh tế trong hai năm 2008 và 2009 là cần thiết, bà nhấn mạnh năm nay dành cho việc cân đối ngân sách quốc gia. Từ thành quả đạt được, có thể thấy tính căn cơ của bà Merkel dường như lại hữu dụng hơn các gói kích thích truyền thống. Quý II/2010, Đức tăng trưởng kỷ lục và tỷ lệ thất nghiệp nay ở mức thấp nhất kể từ năm 1992. Keynes có lẽ sẽ học được một số điều từ bà nội trợ Đức này. 5. Nouriel Roubini: Chuyên gia kinh tế Vì đã nhìn thấy căn nguyên của cuộc khủng hoảng tiếp theo ngay từ cuộc khủng hoảng này Làm “chim lợn” của nền kinh tế toàn cầu chẳng phải một công việc vui vẻ gì, nhưng cũng cần phải có ai đó đóng vai này. Nouriel Roubini nhận thức được rằng mình hoàn toàn phù hợp với vai trò này. Ông đã được đặt cho cái biệt danh “Dr.Doom” từ trước cuộc khủng hoảng 2008, thế nên sự bi quan của ông là khỏi phải bàn. Và trong khi mọi người vẫn đang cố nghĩ xem nên vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này thế nào thì Roubini đã nghĩ tới cuộc khủng hoảng tiếp theo mà trong cuốn Kinh tế học khủng hoảng của mình, ông cho rằng sẽ chẳng xa bây giờ là mấy. Roubini cho rằng Mỹ nhiều khả năng sẽ lại rơi vào suy thoái, và không như người khác chỉ nói mồm, ông đưa ra cả con số cho dự đoán của mình. Ông cho rằng xác suất Mỹ rơi vào “suy thoái kép” là 40%. Vì sao? Ông nghĩ nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ mới được tạm thời che đậy và mức nợ thiếu bền vững lại một lần nữa bùng phát trên toàn thế giới, lần này là ở ngân sách chính phủ. Việc các quốc gia phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian, có lẽ một trận lũ như thế tràn qua Châu Âu sẽ châm ngòi cho việc xóa sổ đồng euro. Nếu có một thông điệp, Roubini cho rằng khủng hoảng không phải là các sự kiện hiếm xảy ra không lường trước được, nó hoàn toàn có thể dự đoán, vì đây là cao trào của một xu hướng lâu dài hoàn toàn có thể nhận biết được nếu ai đó chịu dành thời gian khảo cứu dữ liệu. Có lẽ chúng ta không thích lời khuyên của Dr.Doom, nhưng không thể nói rằng ông đã không báo trước. . 10 tư duy kinh tế lớn của năm Canh Dần (1) Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới là hai người lính cứu hỏa toàn cầu, 2 tổ. tài chính, khi phần lớn các lãnh tụ chính trị đều tìm đến với lý luận của Keynes, Angela Merkel lại thích một tư tư ng khác hơn: “Bà nội trợ Schwaben là hình mẫu cho kinh tế thế giới.” Merkel. 5. Nouriel Roubini: Chuyên gia kinh tế Vì đã nhìn thấy căn nguyên của cuộc khủng hoảng tiếp theo ngay từ cuộc khủng hoảng này Làm “chim lợn” của nền kinh tế toàn cầu chẳng phải một công việc

Ngày đăng: 11/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan