7 cách trở thành người dễ mến pot

3 723 0
7 cách trở thành người dễ mến pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7 cách trở thành người dễ mến Để được người khác yêu quý và gần gũi mình, bạn cần tỏ ra là người dễ mến trước tiên. Các “chiến thuật” sau sẽ giúp gia tăng cơ hội xảy ra điều đó. 1. Thường xuyên mỉm cười: Các nghiên cứu đã chứng minh khi nói chuyện, càng cười nhiều bạn càng trở nên thân thiện và dễ mến trong mắt mọi người. 2. Tinh ý và biết quan tâm: Hầu hết mọi người cảm thấy vui hơn nếu họ có thể tạo ấn tượng với bạn bằng sự hóm hỉnh và sâu sắc của mình, hơn là được bạn làm ngược lại. Nụ cười và tính hài hước giúp bạn trở nên thân thiện trong mắt người xung quanh. (Ảnh minh họa: Xenophilius) 3. Cư xử thân thiện, cởi mở và hòa đồng: Hãy hướng về mọi người, gật đầu chào hỏi vui vẻ. Đừng quay mặt đi, khoanh tay, trả lời cộc lốc hay chỉ chăm chú vào máy tính, điện thoại, tài liệu… trong khi người khác đang nói chuyện, vì như thế sẽ làm họ thấy mình không được bạn tôn trọng. 4. Cẩn thận với những nhận xét: Mọi người đánh giá bạn qua cách bạn đánh giá người khác. Nếu mô tả đồng nghiệp thông minh và đáng tin cậy, bạn dễ được "bồ kết" vì người ta nghĩ bạn có cùng những phẩm chất đó. Ngược lại, nếu kể về đồng nghiệp như những kẻ kiêu căng và đáng ghét, người nghe cũng sẽ nghĩ bạn y như vậy. Vì thế, nên cẩn thận với lời nói của mình! 5. Hài hước "trên từng cây số": Tính hài hước giúp bạn trở nên đáng yêu và gần gũi hơn. Tuy nhiên, đừng cho việc này đi quá đà mà hãy để nó diễn ra thật tự nhiên. Bạn sẽ khiến người khác khó chịu nếu tự làm mình trở nên lố bịch. 6. Biểu lộ tính năng động, yêu đời: Nhờ đặc tính “lan truyền cảm xúc” trong giao tiếp, người ta dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác; và họ thích ở cạnh những ai lạc quan, sôi nổi hơn. 7. Thể hiện sự yêu mến: Chúng ta thường có khuynh hướng thích ai đó nếu ta nghĩ rằng họ thích mình. Hãy tìm cách cho người khác biết là bạn quý mến họ nhé! Mách nhỏ: Đừng quên nỗ lực thân thiện với người khác vào lần gặp đầu tiên sẽ đáng giá gấp 5 lần bình thường. Các nghiên cứu cho thấy trong vòng 10 phút gặp gỡ một người mới quen, chúng ta sẽ đưa ra quyết định về mối quan hệ sau này với người ấy. Ngoài ra, blog hay mạng xã hội cũng là phương tiện hiệu quả để chứng tỏ bạn là người hài hước và dễ mến. Nói trước đám đông Written by Thiên Hoàng Thứ ba, 23 Tháng 11, 2010 08:52 Nói trước đám đông là kĩ năng rất quan trọng trong công việc, học tập và cả trong cuộc sống của bạn. Nó góp phần đưa những suy nghĩ, năng lực và phẩm chất của người nói đến với người nghe. Thế nhưng không phải ai cũng có tài ăn nói lưu loát và hấp dẫn để có thể tự tin đứng trước nhiều người phát biểu ý kiến của mình. Nếu bạn là một trong số những người thường bị căng thẳng, toát mồ hôi và lắp bắp khi nói trước đám đông, có thể những lời khuyên sau sẽ giúp bạn được phần nào trong việc hạn chế những biểu hiện đó. Nói chứ không phải đọc Bạn luôn muốn bài phát biểu của mình thật hay, thật bóng bẩy nên dành không ít thời gian để soạn thảo một văn bản chỉnh chu cho bài nói đó. Và khi lên trình bày, bạn cứ thể đọc không sót chữ nào trong văn bản và tự hỏi tại sao mọi người bên dưới bắt đầu ồn ào và chẳng mấy người còn nghe những gì bạn nói. Đó là vì không ai muốn nghe một bài tập đọc dài ngoằng, vừa tốn thời gian của họ, vừa cho thấy bạn không đủ tự tin để nói những gì có sẵn trong đầu. Do đó, hãy cứ soạn văn bản, nhưng phải liệt kê những ý chính cần nói. Sau đó, dùng chính ngôn ngữ của mình, với những câu cú đơn giản, có trọng tâm và ngữ điệu lên xuống để thu hút sự chú ý của mọi người. Ánh mắt Nếu bạn nói trước những người đã từng quen biết thì thật tuyệt vời, nhưng nếu đó là những người xa lạ thì sao? Vậy hãy hướng ánh nhìn của mình đến một vài người trong số họ - những người có vẻ tập trung nhất đến vấn đề bạn đang nói. Mỗi ánh nhìn chỉ cần vài giây có thể giúp bạn tin rằng mình đang được lắng nghe, chia sẻ. Còn nếu trường hợp bạn sợ bị “khớp” đến mức chẳng dám nhìn ai, thì không nên nhìn lên trần nhà hay cửa sổ vì đó là hành động khiến người nghe thấy rất buồn cười và càng không thèm nghe bạn nói hơn. Do đó, hãy nhìn lên đỉnh đầu người nào đó, vì họ sẽ nghĩ bạn đang nhìn ai đó sau lưng họ. Xem người nghe là bạn Không ai muốn bạn thất bại hay vấp váp trong bài phát biểu của mình, vì chúng ta đều hiểu nói trước công chúng là một kĩ năng rất khó. Khán giả muốn bạn phải thú vị, cởi mở, đưa ra thông tin bổ ích và thoải mái, giúp họ vui, giải trí. Vì vậy, bạn hãy xem người nghe là những người bạn. Nếu vấp váp chỗ nào đó, hãy xin lỗi và nở một nụ cười, sẽ không ai trách bạn cả. Cầm nắm một vật gì đó Bạn hay run và mất tập trung khi nói ? Hãy cầm theo tờ giấy, tấm danh thiếp, khi nói hãy cầm chặt nó hoặc nắm một góc bục diễn thuyết. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run và toát mồ hôi hơn nhiều. Xử lí vấn đề Trước khi trình bày, bạn đã chuẩn bị kĩ lưỡng. Nhưng trong quá trình nói, sẽ xuất hiện những vấn đề bạn không lường trước được, ví dụ như những câu hỏi khó. Nếu bạn lúng túng cố gắng trả lời cho bằng được, sẽ khiến người đặt câu hỏi vặn vẹo bạn thêm nữa. Thay vào đó, hãy lấy giấy ghi lại câu hỏi và xin phép được nghiên cứu thêm để trả lời sau. Ngữ điệu Giống như một cô hoa hậu, dù đẹp mấy nhưng nhìn mãi cũng thấy chán. Giọng nói một người dù có hay đến mức nào nhưng cứ đều đều, không lên không xuống, không có cao trào thì cũng chẳng ai chú ý. Do đó, nếu bắt đầu thấy những biểu hiện mệt mỏi, ồn ào của đám đông bên dưới, hãy tạm ngưng và chuyển đổi ngữ điệu sinh động hơn bằng các câu nói ngoài lề một chút như “ Các bạn đã ăn sáng chưa?”, “Tôi có một thông tin rất hấp dẫn đây” … và chỉnh lại micro cho âm lượng dễ nghe hơn. Trăm hay không bằng tay quen Bất cứ khi nào có thể phát biểu, hãy cứ xung phong lên. Ngay cả những người có kinh nghiệm cũng phải luyện tập rất nhiều trước khi họ có thể đứng diễn thuyết trước đám đông. Luyện tập diễn thuyết từ 10 đến 20 lần sẽ giúp bạn tự tin hơn. Hơn nữa, nếu bài nói của bạn có giới hạn về thời gian thì càng rèn luyện nhiều càng giúp bạn cô đọng lại những ý chính cần trình bày. Hình dung thành công Chẳng ai chết trên bục phát biểu cả, do đó, hãy cứ hình dung ra cảnh bạn có một buổi nói chuyện thật thành công và được mọi người khen ngợi. Điều đó sẽ khiến bạn thêm phấn khích khi bước lên trình bày, và biết đâu, những điều bạn tưởng tượng sẽ thành sự thật thì sao? . 7 cách trở thành người dễ mến Để được người khác yêu quý và gần gũi mình, bạn cần tỏ ra là người dễ mến trước tiên. Các “chiến thuật” sau sẽ giúp. chứng minh khi nói chuyện, càng cười nhiều bạn càng trở nên thân thiện và dễ mến trong mắt mọi người. 2. Tinh ý và biết quan tâm: Hầu hết mọi người cảm thấy vui hơn nếu họ có thể tạo ấn tượng. truyền cảm xúc” trong giao tiếp, người ta dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác; và họ thích ở cạnh những ai lạc quan, sôi nổi hơn. 7. Thể hiện sự yêu mến: Chúng ta thường có khuynh hướng

Ngày đăng: 11/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan