KHÔNG GIAN THĂNG LONG TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI ppt

36 514 1
KHÔNG GIAN THĂNG LONG TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÔNG GIAN THĂNG LONG TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI Nguyễn Trãi (1380-1442) sinh ra ở dinh ông ngoại Trần Nguyên Đán tại kinh thành Thăng Long và suốt thời thanh niên cũng khi ở trong thành, khi ra ngoại thành ở với cha ở làng Ngọc Ổi (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội); rồi đỗ Thái học sinh, có 7 năm làm quan với nhà Hồ (1400-1407); rồi qua mười năm ẩn náu ở thành Đông Quan dưới thời Minh thuộc (1407-1416); trải qua mười năm chiến trận (1417-1427), phần đời còn lại của Nguyễn Trãi (1427-1442) chủ yếu làm qun trong triều và gắn bó với kinh thành Thăng Long – ngoại trừ một số thời gian có về Côn Sơn nghỉ dưỡng, ẩn dật. Đương nhiên Nguyễn Trãi đã có phần đời quan trọng gắn bó với Thăng Long, buồn vui, nếm trải mọi thăng trầm cùng Thăng Long yêu dấu. Theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dường như bài thơ Thủ vĩ ngâm được Nguyễn Trãi sáng tác trong khoảng mười năm bị quân Minh theo dõi, khống chế, giam lỏng ở kinh thành Thăng Long: Góc thành Nam lều một gian, No nước uống thiếu cơm ăn. Con đòi khóc dường ai quyến, Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn. Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá, Nhà quen xú xứa ngại nuôi vằn. Triều quan chẳng phải ẩn chẳng phải, Góc thành Nam lều một gian(1). Với Nguyễn Trãi, những khó khăn khi bị giam giữ ở Thăng Long không làm ông nản chí mà càng kích thích ý chí đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Người xưa làm thơ là để nói chí. Cái chí nhà Nho được thể hiện qua văn thơ có lúc ngang tàng mạnh mẽ, cũng có khi lắng đọng thâm trầm. Nguyễn Trãi cũng luôn mong muốn thể hiện chí giúp đời. Hoài bão lập thân thời trẻ của Nguyễn Trãi được thể hiện bằng một hình tượng kỳ vĩ, đẹp tuyệt vời – hình tượng chim bằng bể Bắc (“bắc minh bằng”). Cửu vạn đoàn phong ký tích tằng, Đương niên thác tỉ bắc minh bằng. (Mạn hứng) (Cỡi gió lên chín vạn dặm, nhớ xưa đã từng có chí ấy, Bấy giờ toan ví mình như chim bằng biển Bắc) Hình tượng chim bằng biển Bắc với đường bay chín vạn dặm có tác dụng thể hiện rõ cái chí lớn, cao xa, mạnh mẽ của kẻ trượng phu nói chung, Nguyễn Trãi nói riêng. Nguyễn Trãi đúng là đã rất khát khao được tung hoành trong trời bể, khát khao làm chim phượng ca hát gọi mặt trời lên sưởi ấm dương gian “Lãm huy nghi học minh dương phượng”. Lý tưởng của Nguyễn Trãi đã rõ. Một con người cả cuộc đời khát khao nhập thế, một tấm lòng son “hừng hực”, đầy nhiệt tâm với đất nước (Nhất phiến đơn tâm chân hống hoả), Nguyễn Trãi đã sống suốt cuộc đời mình như đi hết đường bay của chim phượng hoàng: “Say hết tấc lòng hồng hộc”. Thể hiện rất rõ trong Ức Trai thi tập là hình ảnh một nhà nho Nguyễn Trãi mang lý tưởng cao đẹp, hăm hở dấn thân luôn thực hiện hài hoà, đúng đắn trong các mối quan hệ. Một mặt, do hoàn cảnh bất như ý, khi ở kinh thành Thăng Long, nhiều khi Nguyễn Trãi lại muốn lui về ở ẩn, muốn tìm về miền quê Côn Sơn thánh tĩnh; ngược lại, khi đang ở Côn Sơn, có khi ông lại đau đáu nhớ tới trách nhiệm với đất nước và ước mong về một ngày được dấn thân nhập cuộc, được thi thố tài năng phục vụ vương triều, dựng xây đất nước. Điều này tạo nên những nghịch lý và sự luân chuyển hai chiều giữa hai dòng tâm sự: từ Thăng Long nhớ về cố hương và từ nơi cố hương vọng nhớ về kinh đô Thăng Long. Tuổi trẻ Nguyễn Trãi được lịch sử đặt trước ngã ba đường. Ông phải lựa chọn một lối sống. An cư hay dấn thân cứu nước? Quả có niềm day dứt trong ông và từ đó hiện hình thành những câu thơ da diết. Trượng sách hà tòng quy Hán Thất? Bão cầm không tự tháo Nam âm. (Mạn thành 1) (Chống roi ngựa do đâu theo về nhà Hán? Ôm đàn chỉ gảy khúc Nam âm thôi). Về đâu? câu hỏi nghe da diết biết dường nào! Về đâu giữa ngã ba đường thời đại? Câu trên là tiếng lòng xốn xang của Nguyễn Trãi mà đường tơ chỉ mới đau buồn, một mối băn khoăn về lý tưởng. Câu sau là lời khẳng định dứt khoát, mạnh: “Ôm đàn chỉ gảy khúc Nam âm thôi”. “Khúc Nam”, một cách nói đủ gợi cho người đọc hiểu lòng Nguyễn Trãi đã nghiêng về phía non sông đất nước. Cho nên, sự lựa chọn đúng đắn, tự thân đã là một giá trị. Sự lựa chọn của Nguyễn Trãi phản ánh nhận thức đúng đắn về quy luật vận động của lịch sử: nhà Trần đã suy, nhà Hồ không tìm được chỗ dựa vững chắc là lòng dân. Với nhận thức đó, Nguyễn Trãi tìm về với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là cuộc khởi nghĩa của nhân dân, được “trời trao mệnh lớn”. Thực ra, để có được sự lựa chọn này, ông đã phải trải qua nhiều tháng ngày suy tư, trăn trở: “Lấy xưa nghiệm nay, xét suy mọi cơ hưng phế” (Bình Ngô đại cáo). Có lý tưởng rồi, Nguyễn Trãi hồ hởi dấn thân. Gạt bỏ quan niệm đầy khắt khe“trung thần bất sự nhị quân” của Nho giáo, Nguyễn Trãi chủ động đến với Lê Lợi, không ngần ngại ngơi ca ông. Trong Ức Trai thi tập, Nguyễn Trãi nhiều lần ca ngợi Lê Lợi, người anh hùng “quyền mưu” và “nhân nghĩa” đã làm nên nghiệp lớn. Hình ảnh Lê Lợi ở đây đồng nghĩa với vương triều, với sự vững bền của kinh thành Thăng Long đã được bốn phương qui phục: Quyền mưu bản thị dụng trừ gian, Nhân nghĩa duy trì quốc thế an. Đài các hữu nhân nho tịch noãn, Biên thuỳ vô sự liễu doanh nhân. Viễn phương ngọc bạch đồ vương hội, Trung Quốc uy nghi đổ Hán quan Sóc tấm dĩ thanh kinh lãng tức, Nam châu vạn cổ cựu giang san. (Hạ Quy Lam Sơn) (Quyền mưu vốn là để trừ gian ác, Nhân nghĩa thì giữ gìn cho thế nước được yên. Chốn đài các có người giỏi, chiếu nhà nho ấm, Nơi biên thuỳ không có việc, doanh liễu được nhàn. Phương xa dâng ngọc lụa, vẽ cảnh hội nhà vua, Uy nghi của Trung Quốc được thấy lại quan nhà Hán. Yêu khí phương Bắc đã dẹp quang, sóng kình đã lặng, Đất Nam châu vẫn giữ giang sơn muôn đời) Nguyễn Trãi ca ngợi người anh hùng “quyền mưu” và “nhân nghĩa” Lê Lợi đã làm nên lịch sử bằng những vần thơ hào hùng, sảng khoái. Đó là lẽ hiển nhiên. Song, ở Nguyễn Trãi còn có những suy ngẫm mới mẻ về người anh hùng mà văn học trước đó chưa hề có. Theo quan niệm “Bất tương thành bại luâïn anh hùng”, Nguyễn Trãi không chỉ đề cao người anh hùng vệ quốc, anh hùng giải phóng. Trong nhiều bài thơ, thi thoảng ông nhắc đến Hồ Quý Ly trong tư cách một “anh hùng để hận…”, “ anh hùng ôm hận…”, “anh hùng một thuở…” qua những dòng thơ nhuốm màu bi tráng. Quả là có sự ngậm ngùi, cảm khái và trân trọng trong những câu thơ về Hồ Quý Ly. Vẻ đẹp hình tượng con người Nguyễn Trãi nằm ở chỗ luôn trăn trở với các bổn phận của nhà Nho. Trước hết là bổn phận của kẻ bề tôi và kẻ làm con. Trong thơ, Nguyễn Trãi nói nhiều đến đạo “quân thân”. Trong ý thức, tình cảm của Nguyễn Trãi luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa “quân” và “thân”. Hai chữ “quân thân” canh cánh bên lòng. Trong bài Mạn hứng, Nguyễn Trãi bộc bạch tấm lòng của mình đối với vua rất xúc động: Hà tằng nhất phạn nhẫn vong quân (Chưa từng một bữa ăn nào mà không nhớ đến vua). Đó là sự thật. Bởi lẽ, đối với Nguyễn Trãi, đạo “quân thân” luôn thường trực trong ông. Xét cho cùng, đạo “quân thân”, niềm “trung hiếu” mà Nguyễn Trãi thường nhắc đến trong thơ chính là tấm lòng yêu nước, thương dân của ông. Chẳng phải Nguyễn Trãi đã phải gạt nước mắt tiễn cha nơi ải Nam Quan, trở về tìm cách rửa hận cho nước đấy sao! Con người Nho giáo là con người chức năng: sống theo bổn phận, giữ đúng đạo nghĩa. Mỗi người đều có bổn phận và làm đúng bổn phận của mình. Bổn phận đó được xã hội quy định. Nho giáo đặt con người trong các mối quan hệ luân thường để xem xét, đánh giá. Nho giáo không thừa nhận con người cá nhân như một hữu thể tồn tại độc lập mà chỉ có con người trong những quan hệ luân thường xác định: vua - tôi, cha - con, anh - em, chồng - vợ, bạn bè. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu viết: “Con người theo cách hình dung của Nho giáo, kể cả trong xã hội lý tưởng của họ, sống theo trật tự đẳng cấp. Cái định giá con người là tước vị Giá trị của con người là ở đạo đức, là hoàn thành tốt hay xấu chức năng của mình”(2). Vì thế, không có gì khó hiểu khi đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà nho. Tư tưởng Nho giáo đã quy định cho mỗi nhà nho ý thức sâu sắc về hai chữ trung - hiếu (đạo làm tôi và đạo làm con). Không đặt trọng chữ trung hay chữ hiếu, Nguyễn Trãi luôn làm tròn các bổn phận, chức năng và thực hiện trọn vẹn đạo hiếu “quân thân”: “Quân thân nhất niệm cửu anh hoài”. Hai chữ “quân thân” luôn vương vít trong lòng Nguyễn Trãi, trước sau là một sự khẳng định nhất quán, thuỷ chung. Là người giàu tình cảm “cuồn cuộn nước triều đông” nhưng Nguyễn Trãi ít khi bộc bạch, nhất là tình cảm đối với người thân. Phải chăng tuổi ấu thơ với những mất mát lớn về tình cảm gia đình đã giúp Nguyễn Trãi nén lại những cảm xúc riêng tư? Trong [...]... xả chi tắc tàng” Nguyễn Trãi ý thức rất rõ về điều này và ông thực sự bị đặt vào tình thế đó trong những năm cuối đời Vậy nên trong những năm làm quan ở kinh thành, Nguyễn Trãi chỉ thấy được thỏa mãn trong tình bạn bè, thường xuyên đàm đạo, tặng thơ cho nhau Trong số nhiều bạn thơ đáng chú ý có bạn đồng khoa Cúc Pha Nguyễn Mộng Tuân Đặc biệt Nguyễn Mộng Tuân có hai bài thơ tặng Nguyễn Trãi với những... Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Triết lý nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cuối cùng chẳng qua là lòng yêu nước thương dân”(3) Nguyễn Trãi không phải là người đầu tiên nói về “dân” Trước Nguyễn Trãi, nhiều nhà thơ đời Trần như Trần Minh Tông, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh… đã nói đến dân Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát triển tình cảm cao đẹp này Nguyễn Trãi luôn dành cho những thương sinh, vạn tính… một sự... Tấn không chỉ là một nhà nho nổi tiếng thế kỷ XV mà còn là người bạn lớn của Nguyễn Trãi, một trong những người bạn gắn bó với Thăng Long một thuở Phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi thêm một lần nữa được khẳng định: giữa chốn thị thành vẫn tạo được cho mình một cõi thiên nhiên trong trẻo riêng để di dưỡng tính tình Nguyễn Đức Mậu xác định: Trong những phút giây hứng động của người nghệ sĩ Nguyễn Trãi, ... một giấc chiêm bao? Câu trả lời không khó Nguyễn Trãi từng nói: Trong dòng phẳng có phong ba” Từ năm 1430 trở đi, mối quan hệ vua - tôi của Nguyễn Trãi đã bắt đầu rạn nứt Nguyễn Trãi bị gièm pha, không còn được tin dùng Ông rất khổ tâm về điều này Và từ đây, một dòng sông sầu muộn bắt đầu chảy vào cánh đồng thơ Nguyễn Trãi Phù tục thăng trầm ngũ thập niên, Cố sơn tuyền bạch phụ tình duyên Hư danh... mắt (lệ) là một thứ ngôn ngữ của tình cảm con người Trong thơ, Nguyễn Trãi không nói nhiều đến nước mắt Bởi vậy, khi ông nói “nước mắt thấm áo” (lệ triêm khâm) là ông thú nhận một sự thực: ông không giấu được nỗi lòng mình Giọt nước mắt đó trở thành một tín hiệu nghệ thuật đầy biểu cảm Không tự giới hạn trong quan hệ vua - tôi, cha - con, Nguyễn Trãi còn đặt mình vào các mối quan hệ xã hội rộng lớn khác... (Nổi chìm trong phù tục đã năm chục năm, Đành phụ tình duyên với khe và đá của núi cũ Danh hư mà hoạ thực rất đáng buồn cười, Lắm kẻ nghét một mình trung, rất đáng thương hại) Rốt cục, sau năm mươi năm chìm nổi, Nguyễn Trãi đúc kết đời mình trong bốn chữ “hư danh, thực hoạ” Dĩ nhiên, đó là một triết lý đầy chua chát mà sau này rất nhiều lần xuất hiện trong thơ ông Trong bài Mạn hứng, Nguyễn Trãi thể... cho ta, nào là mình vốn là người cày trong thanh nhàn, người câu trong hiu quạnh giống như Đào Tiềm về vườn hái cúc, Lâm Bô “nuôi hạc trồng mai”, Dương Thực vui với “hạc rừng, vượn núi”… Năm 1439, Nguyễn Trãi chính thức về Côn Sơn sống đời ẩn dật Đắm say trong thiên nhiên thì có đấy nhưng lòng ông không sao dứt được «lưới trần », không quên được chốn thị thành Nguyễn Trãi tuy thân đã ở cố hương mà lòng... họ Nguyễn) Vân Trình dịch thơ: Gác tía thanh cao phong cách tiên, Giúp đời dựng nước đã ai trên? Một thời văn bút lừng danh tiếng, Hai đạo quân dân lại nắm quyền Tóc bạc vẫn lo tròn đạo nghĩa, Lòng thanh ý muốn cháu con truyền Làng Nho hướng tới như Sơn, Đẩu, Mong giúp nhà vua chọn kẻ hiền Đáp lại tình cảm Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Trãi cũng có hai bài thơ họa lại Sống giữa kinh thành Thăng Long, Nguyễn. .. mến cha mẹ ai cũng lòng ấy Trong cảnh khách nhìn mây tình dễ thiết tha, Xong việc quan giở sách ý khôn cầm được Đối với núi nhà, ai lại không mang lòng tang tử, Lòng trung hiếu khi nào lại có cổ kim khác nhau Cầm bài thơ này tặng ngươi ta còn tự cảm, Thơ làm xong ta cũng nước mắt áo đầm đìa) Yêu mến cha mẹ là thứ tình cảm tự nhiên, vĩnh hằng của con người Trong thơ Nguyễn Trãi, tình quê hương thường... nghỉ ngơi, Rốt cuộc phải xây dựng thái bình bằng văn trị) Con người hăm hở nhập cuộc ấy cớ sao lại trĩu nặng những ưu buồn? Đọc thơ Nguyễn Trãi, dù thơ Nôm hay thơ chữ Hán, nhất là những bài thơ làm sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi, dễ nhận ra Nguyễn Trãi có nhiều tâm sự đau buồn và một nỗi cô đơn vô bờ bến Đã có lúc ông ngao ngán, lo sợ “Cõi trần nhiều hiểm hóc - Đường lợi . KHÔNG GIAN THĂNG LONG TRONG THƠ NGUYỄN TRÃI Nguyễn Trãi (1380-1442) sinh ra ở dinh ông ngoại Trần Nguyên Đán tại kinh thành Thăng Long và suốt thời thanh niên cũng khi ở trong thành,. còn lại của Nguyễn Trãi (1427-1442) chủ yếu làm qun trong triều và gắn bó với kinh thành Thăng Long – ngoại trừ một số thời gian có về Côn Sơn nghỉ dưỡng, ẩn dật. Đương nhiên Nguyễn Trãi đã có. bó với Thăng Long, buồn vui, nếm trải mọi thăng trầm cùng Thăng Long yêu dấu. Theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dường như bài thơ Thủ vĩ ngâm được Nguyễn Trãi sáng

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan