ĐÁP ÁN ( GỢI Ý 1 )_KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2010

3 347 0
ĐÁP ÁN ( GỢI Ý 1 )_KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đáp án Tham khảo Môn thi : Ngữ văn Kỳ thi: Tốt nghiệp PTTH năm 2010 Câu 1: (2đ) a/ Yêu cầu về kiến thức: - Alexandrovich Solokhop (1905 – 1984) là nhà văn vĩ đại của Liên Xô, sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vioxenxcaia tỉnh Rotxtop thuộc vùng sông Đông. Từ khi còn nhỏ tuổi, ông đã tích cực tham gia nhiều hoạt động của chính quyền Xô viết cách mạng. - Năm 1922, ông chuyển lên Matxcova, vừa làm vừa học. Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, ông trở thành phóng viên mặt trận có mặt trên nhiều chiến trường ác liệt. Sau chiến tranh, Solokhop nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, lãnh đạo chính quyền Xô viết ở địa phương. - Sự nghiệp: Solokhop là nhà văn Nga lỗi lạc với nhiều sáng tác phong phú về thể loại và chủ đề. + Truyện ngắn xuất sắc: chuyện Sông Đông, Số phận con người + Tiểu thuyết nổi tiếng: Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì Tổ quốc… + Năm 1965 ông nhận giải thưởng Nobel về văn học. Câu 2(3đ) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận văn học theo kiểu để phân tích, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi về chính tả dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Nhà văn Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Ca, người Nam Hà. Ông vào Nam từ năm 1945, gia nhập quân đội và viết văn dưới bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Tập kết ra Bắc năm 1954, năm 1962 ông trở lại miền Nam lần thứ hai, viết văn dưới bút danh Nguyễn Thi. Ông thuộc lớp nhà văn cầm súng, ông hi sinh trong vị trí, tư thế chiến đấu giữa mùa xuân tiến công và nổi dậy năm 1968 trong trận đánh vào Sài Gòn. Là nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi có nhiều đóng góp cho nền văn học cách mạng. Một trong những đóng góp đáng kể của ông về nghệ thuật là sự thể hiện thành công ở truyện “Những đứa con trong gia đình”. Truyện viết năm 1966, lúc Bến Tre đã đồng khởi, nhân dân miền Nam đã cầm vũ khí đánh lại Mỹ - Nhật giải phóng quê hương. Trong tác phẩm, Chiến và Việt lớn lên trong cảnh tang tóc của gia đình và trong cuộc đồng khởi vĩ đại của quê hương. Tác giả Nguyễn Thi đã sử dụng nghệ thuật đồng hiện trong tác phẩm này, đây là một thủ pháp khá quen thuộc về kết cấu tác phẩm, một yếu tố thuộc về hình thức. như ta đã biết, kết cấu là việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố nội dung trong văn bản tác phẩm để nói đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Thủ pháp đồng hiện góp vai trò quan trọng trong công việc này. Nó là một trong những thủ pháp tạo ra được lối kết cấu độc đáo. Từ đó, cốt truyện, nhân vật, chủ đề được thể hiện, gây hiệu quả nghệ thuật sâu sắc. Dựa vào suy nghĩ của mình, tác giả thể hiện các sự kiện trong một thời điểm, các nhân vật trong cả hai mảng thời gian hiện tại và quá khư đan xen nhau có hiệu quả. Sau một cuộc giao tranh quyết liệt giữa đơn vị của Việt và một chiến đoàn Mĩ, Việt lạc đơn vị giữa rừng đầy xác giặc, chân tay tê dại nhức nối, khắp người rỉ máu, miêng tê cứng không la lên được, sau đó ngất đi. Nhưng Việt vẫh cố bò đi và sẵn sàng chiến đấu bằng khẩu súng của mình. Mười ngón tay không lên đạn được. Việt dùng răng giật cơ bấm, đưa một viên đạn lên nòng. Chi tiết này cho thấy ý chí giết giặc của Việt rất mạnh mẽ. Trong tâm trạng thì luôn nhớ tới chị ( cùng đi bắt ếch và giành phần nhiều), tới chú Năm ( thường bênh mình và ghi sổ gia đình- đó là cuốn nhật kí, một cuốn sử nhà đặc biệt, ghi chép những tội ác của kẻ thù, nỗi đau và thành tích của từng người trong gia đình). • Về nội dung Trên cơ sở những hiểu biếu về Nguyễn Thi và tác phẩm Những đứa con trong gia đình, bài viết phải nêu được những ý sau: - Việt là cậu thanh niên vừa mới lớn nên sự vô tư và nết trẻ con vẫn còn in dấu rất đậm. + Vô tư: phó mặc việc nhà cho chị lo toan ( lăn kềnh ra ván cười khì, bắt đom đóm, ngủ quên ) + Trẻ con: hay tranh phần hơn với chị, không cho đồng đội biết mình có chị vì sợ mất, không sợ chết nhưng lại sợ bóng đêm và sợ ma…  Những biểu hiện trên ở Việt khiến cho nhân vật này hiện ra chân thật, sinh động và chiếm được cảm tình sâu sắc của người đọc. - Việt là người chiến sĩ hội tụ những phẩm chất lí tưởng của người anh hùng: + Tội ác dã man của kẻ thù đối với cha, mẹ đã tạo ra ở Việt lòng căm thù sâu sắc tựa ngọn lửa bỏng rát khi âm ỉ, khi bùng cháy ( lúc Việt cùng chị khiêng bàn thờ má đi gởi) đã thôi thúc Việt tòng quân dù chưa đủ tuổi, dù hoàn cảnh của Việt ( người duy nhất nối dõi tông đường) được miễn nhập ngũ. + Việt là một tấm gương tiêu biểu về lòng quả cảm của người lính đã nguyện xả thân để bầu trời Tổ quốc mãi tươi xanh màu bình yên và tự do ( bị thương nặng nhưng Việt luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu giết giặc)  Việt là khúc sông vươn xa nhất trong truyền thống của gia đình cách mạng. • Về nghệ thuật: Trong quá trình phân tích, thí sinh cần biết kết hợp khai thác những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như: điểm nhìn trần thuật, cách lựa chọn các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ… để chỉ ra hiệu quả thẩm mỹ trong việc chuyển tải nội dung trên. Câu 3b: (5đ) Bài thơ được viết bằng thể ngũ ngôn, vốn vô cùng thân thiết với những ai yêu thơ Xuân Quỳnh. Vẫn cái nhịp thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm ấy của Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu…mà tiết tấu luôn luôn biến hóa theo sự phong phú của cảm xúc. Ngay từ khổ thơ đầu, hình tượng sóng đã xuất hiện để rồi từ đó chiếm lĩnh toàn bộ bài thơ. Và cũng từ đấy âm điệu thơ xôn xao, ngân rung theo nhịp sóng. Nhà thơ đã dùng một loạt tính từ và thủ pháp đối với song hành để gieo vào lòng độc giả ấn tượng khó quên về tính chất của sóng: “ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” Đây là một nhận xét xác đáng, hiểu theo cả hai nghĩa tả thực và tượng trưng. Ai đã từng đến với biển hẳn không thể không suy ngẫm về trạng thái ngược kì lạ của nó: Biển trong giông bão, nhứng con sóng ngầm gào sủi tung bọt trắng nổi bật trên nền trời và mặt nước xám xịt… Còn biển lúc đẹp trời, sóng nhấp nhô xanh, dịu dàng êm ả dệt ren mềm vào chân cát. Hai đối cực ấy khiến cho ai đứng trước biển cũng phải ngỡ ngàng và băn khoăn liên tưởng tới tâm trạng con người, tới chính mình. Xuân Quỳnh chắc đã từng có những phút giây như vậy. Khí chất của Sóng mà chị miêu tả gợi độc giả liên tưởng đến tâm hồn người phụ nữ, đến những con sóng lòng dào dạt ở người phụ nữ đang đắm say yêu. Cũng ngay ở khổ thơ này, có một câu thơ thường được hiểu theo hai nghĩa: “Sông” hoặc “Sóng” không hiểu nổi mình Nhưng dù là “sông” hay “sóng” thì đều chỉ chung cái ước vọng khao khát kiếm tìm, vươn tới sự lớn lao, khoáng đạt, tự khamsphas và khẳng định mình: “sóng tìm ra tận bể”. Nhưng nhà thơ miêu tả sóng có phải chỉ để nói về sóng, về biển cả thôi không? “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nối khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ ” Ồ! Hóa ra không! Sóng ở đây được dùng như một hình ảnh ẩn dụ hay một so sánh liên tưởng để diễn tả sự “dữ dội và dịu êm” của lòng người, của khát vọng tình yêu tuổi tre. Biển vẫn ngàn năm cồn cáo, xáo động, dạt dào, không ngưng nghỉ, không đổi thay, vẫn trẻ trung và bất diệt thế. Ngực biển vẫn luôn rung nhịp đập phập phồng thủy triều. Điềunày khiến nhà thơ không khỏi suy tư đến khát vọng tình yêu, tuổi trẻ của con người. Đới người là hữu hạn, nhưng tình yêu của con người thì mãi mãi trường tồn, bất diệt, trẻ trung, là mạch nguồn duy trì sự sống hết thế hệ này sang thế hệ khác, muôn đời như muôn nghìn lớp sóng kế tiếp nhau. Khát vọng tình yêu vượt qua thời gian, vượt qua không gian, là nhịp sóng dào dạt, bồi hồi của vô hồi, vô hạn ngực trẻ. Lời tho như một lời tâm sự giản dị mà thâm trầm, và nỗi niềm tác giả được bộc lộ. Đứng trước biển, nghĩ về mình, chị sẽ thể hiện điều chính yếu là khát vọng tình yêu của con người, chị phải mở lòng mình giữa biển trời bao la. . Đáp án Tham khảo Môn thi : Ngữ văn Kỳ thi: Tốt nghiệp PTTH năm 2 010 Câu 1: (2 ) a/ Yêu cầu về kiến thức: - Alexandrovich Solokhop (1 905 – 19 8 4) là nhà văn vĩ đại của Liên. thức Nhà văn Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Ca, người Nam Hà. Ông vào Nam từ năm 19 45, gia nhập quân đội và viết văn dưới bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Tập kết ra Bắc năm 19 54, năm 19 62 ông trở lại. Nguyễn Thi. Ông thuộc lớp nhà văn cầm súng, ông hi sinh trong vị trí, tư thế chiến đấu giữa mùa xuân tiến công và nổi dậy năm 19 68 trong trận đánh vào Sài Gòn. Là nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi có

Ngày đăng: 11/07/2014, 00:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan