Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 11 pps

3 876 5
Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 11 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TIẾT MÔN VẬT LÍ KHỐI 11 – Năm học 2010- 2011 PHẦN LÍ THUYẾT: Câu 1: Tương tác giữa các điện tích. Đặc điểm về hướng, độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm. Định luật cu – lông và ý nghĩa của các đại lượng? Câu 2: Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? Đặc điểm của electron, proton, nơtron, ion ? Chất dẫn điện, chất cách điện? Câu 3: Điện trường là gì? Cường độ điện trường là gì? Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường? Phương chiều và độ lớn của vec tơ cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm? Câu 4: Đặc điểm của công trong điện trường đều và trong trường tĩnh điện nói chung? Nêu khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường? Mối quan hệ giữa công của lực điện trường và độ giảm thế năng? Câu 5: Điện thế, hiệu điện thế : Định nghĩa, đơn vị, đặc điểm? Câu 6: Tụ điện: Cấu tạo, Điện dung của tụ là gì? Biểu thức và đơn vị của điện dung? Biểu thức xác định năng lượng điện trường trong lòng tụ điện? ý nghĩa các đại lượng. Câu 7: Thế nào là dòng điện không đổi? đơn vị cường độ dòng điện là gì? Điều kiện để có dòng điện là gì? Nguồn điện có chức năng gì? Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện? Thế nào là công của nguồn điện? Suất điện động của nguồn điện là gì? Biểu thức và đơn vị suất điện động ? Câu 8: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định bằng biểu thức nào? Ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức? Công suất tiêu thụ của đoạn mạch được xác định như thế nào? định luật Jun – Len xơ: Nội dung, biểu thức và giải thích ý nghĩa các đại lượng? Từ biểu thức nhiệt lượng tỏa ra hãy xác định công suất tỏa nhiệt của vật dẫn? Câu 9: Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của nguồn có quan hệ như thế nào? Định luật ôm đối với toàn mạch? Hiện tượng đoản mạch là gì? Đặc điểm của cường độ dòng điện và tác động của dòng điện đối với mạch sẽ ra sao? Hiệu suất của nguồn điệnlà gì? Biểu thức của hiệu suất? Câu 10: Định luật ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện? Suy ra quan hệ giữa cường độ dòng điện va hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch chứa nguồn điện? Ghép các nguồn điện thành bộ? Giá trị định mức của các dụng cụ điện là gì? Người ta thường ghi những giá trị nào trên các dụng cụ điện? PHẦN BÀI TẬP: Một số câu trắc ngiệm và bài tập tự luận: 1). Gọi F o là lực tác dụng giữa 2 điện tích điểm khi chúng nằm cách nhau một khỏang r trong chân không. Đem đặt hai điện tích đó vào trong một chất cách điện có hằng số điện môi là ε = 4 thì phải tăng hay giảm r đi bao nhiêu lần để lực tác dụng giữa chúng vẫn là F o ? A. Tăng 4 lần. B. Giảm 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm 2 lần. 2). Chọn câu sai: Trong công thức E = F/q ( q là độ lớn của một điện tích thử dương đặt tại một điểm trong điện trường, F là lực tác dụng lên q, E là cường độ điện trường tại điểm đó) thì: A. E tỉ lệ thuận với F. B. E tỉ lệ nghịch với q. C. E phụ thuộc cả F và q. D. E không phụ thuộc cả F và q. 3). Thế năng W của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới đây? A. W = qE. B. W = Ed. C. W = qV. D. W = qU. 4). Trong không khí luôn luôn có những ion tự do. Nếu thiết lập một điện trường trong không khí thì điện trường này sẽ làm cho các ion di chuyển như thế nào? A. Ion âm sẽ di chuyển từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp. B. Ion âm sẽ di chuyển từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. C. Ion dương sẽ di chuyển từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. D. các ion sẽ không dịch chuyển. 5). Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện? A. Điện tích của tụ điện. B. Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. C. Cường độ điện trường trong tụ điện. D. Điện dung của tụ điện. 6). Một điện tích q = 2C chạy từ một điểm M có điện thế V M = 10V đến điểm N có điện thế V N = 4V. N cách M một khoảng 5cm. Công của lực điện là bao nhiêu? A. 10J. B. 20J. C. 8J. D. 12J. 7). Suất điện động của nguồn được đo bằng đơn vị nào/ A. Ampe (A). B. Vôn (V). C. Oát (W). D. Ôm (Ω). 8). Trong mạch điện kín đơn giản với nguồn điện là pin điện hoá hay acqui thì dòng điện là: A. Dòng điện không đổi. B. Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ giảm dần. C. Dòng điện xoay chiều. C. Dòng điện có chiều không đổi nhưng có cường độ tăng giảm luân phiên. 9). Điều kiện để có dòng điện là gì? A. Phải có nguồn điện. B. Phải có vật dẫn. C. Phải có hiệu điện thế . D. Phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 10). Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguồn điện có tác dụng tạo ra các điện tích mới. B. Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nó. C. Nguồn điện có tác dụng tạo ra sự tích điện khác nhau ở hai cực của nó. D. Nguồn điện có tác dụng làm các điện tích âm dịch chuyển cùng chiều điện trường bên trong nó. 11). Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng: A. tác dụng lực của nguồn điện . B. Thực hiện công của nguồn điện . C. Dự trữ điện tích của nguồn điện. D. Tích điện cho hai cực của nó. 12) Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó và q là điện lượng chuyển qua đoạn mạch trong thời gian t. Khi đó, A là điện năng tiêu thụ và P là công suất điện của đoạn mạch này. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công A? A. A = UIt. B. A = Uq. C. A = q/U. D. A = P t. 13). Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở, I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Nhiệt lượng Q tỏa ra ở đoạn mạch này trong thời gian t có thể tính bằng công thức nào? A. Q = IR 2 t. B. Q = (U 2 t)/R. C. Q = U 2 Rt. D. Q = Ut/R 2 . 14). Suất điện động của một nguồn điện được đo bằng: A. Lượng điện tích dịch chuyển qua nguồn điện trong một đơn vị thời gian. B. Công mà các lực lạ thực hiện được trong một đơn vị thời gian. C. Công mà các lực lạ thực hiện được khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường. D. Điện lượng lớn nhất mà nguồn điện có thể cung cấp khi phát điện. 15). Trong một mạch điện kín, nguồn điện có suất điện động là ξ, có điện trở trong là r, mạch ngoài có điện trở là R, dòng điện chạy trong mạch có cường độ là Ivà hiệu điện thế mạch ngoài là U. Khi đó không thể tính công A ng của nguồn điện sản ra trong thời gian t theo công thức nào? A. A ng = ξIt. B. A ng = I 2 (R+r)t. C. A ng = UIT + I 2 rt. D. A ng = ξI 2 t. 16). Trong một mạch điện kín (đơn giản), khi tăng điện trở mạch ngoài thì cường độ dòng điện trong mạch: A. Giảm. B. Tăng tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. C. Tăng. D. Giảm tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. 17). Cho mạch điện như hình vẽ ( H.1): E = 4V, r = 1Ω. Suất điện động của bộ nguồn là: A. E b = 2V. B. E b = 4V. C. E b = 8V. D. E b = 16V. 18). Cho mạch điện như hình vẽ (H. 2). E = 8V, r = 4 Ω. Công suất của mạch ngoài đạt cực đại khi A. R x = 1Ω. B. R x = 2Ω. C. R x = 3Ω. D. R x = 4Ω Phần bài tập tự luận Bài 1: Một điện tích điểm Q = + 4.10 -8 C đặt tại một điểm O trong không khí. a) Tính cường độ điện trường tại điểm M, cách O một khoảng 2cm. b) Véc tơ cường độ điện trường tại điểm M hướng vào O hay ra xa O? Bài 2: Một tụ điện phẳng có điện dung 200pF được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Khoảng cách giữa hai bản là 0,2mm. a) Tính điện tích của tụ điện. b) Tính cường độ điện trường trong tụ điện. Bài 3: Cho một mạch điện có sơ đồ như hình 3, trong đó nguồn điện có suất điện động là ξ = 6Vvà có điện trở trong là r = 2Ω ; các điện trở ở mạch ngoài là R 1 = 6Ω ,R 2 = 12Ω và R 3 = 4Ω. a) Tính cường độ dòng điện I 1 chạy qua điện trở R 1 . b) Tính công suất tiêu thụ điện năng P 3 của điện trở R 3 . c) Tính công A của nguồn điện sản ra trong 5 phút. d) Tính hiệu suất của nguồn điện Bài 4: Cho một mạch điện có sơ đồ như hình 4, trong đó suất điện động và điện trở trong của các nguồn điện tương ứng là ξ 1 = 1,5v, r 1 = 1Ω ; ξ 2 = 3v, r 2 = 2Ω. Các điện trở ở mạch ngoài là R 1 = 6Ω ,R 2 = 12Ω và R 3 = 36Ω. a) Tính suất điện động ξ b và điện trở trong r b của bộ nguồn. b) Tính cường độ dòng điện I 3 chạy qua điện trở R 3 . c) Tính hiệu điện thế U MN giữa hai điểm M và N và hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn. ξ r ξ 1 r 1 M ξ 2 r 2 R 1 N R 3 R 1 R 2 R 2 R 3 ( hình 3) (hình 4) Một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập cần tham khảo: Các bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối chương I (Từ I.1 đến I.15) và chương II (Từ II.1 đến II.9) sách bài tập vật lí 11 (H.1) E, rE, r E, rE, r E, rE, r E, rE, r E, r R x (H. 2) r, ξ R 1 M R 2 R 3 N R 4 r 1 , ξ 1 r 2 , ξ 2 R 1 R 2 R 3 R 4 Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 6cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng 0,1N. Tìm độ lớn của các điện tích đó. Cho mạch điệncó sơ đồ như hình vẽ. Cho biết ξ = 48V, r = 0, R 1 = 2Ω , R 2 = 8Ω , R 3 = 6Ω , R 4 = 16Ω . a) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N Cho mạch điệncó sơ đồ như hình vẽ. Cho biết ξ 1 = 2,4V, r 1 = 0,1Ω, ξ 2 = 3V, r 2 = 0,2Ω ; R 1 = 3,5Ω , R 2 = R 3 = 4Ω, R 4 = 2Ω . . TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA KIỂM TRA HỌC KÌ 1 TIẾT MÔN VẬT LÍ KHỐI 11 – Năm học 2010- 2 011 PHẦN LÍ THUYẾT: Câu 1: Tương tác giữa các điện tích. Đặc điểm về. để có dòng điện là gì? A. Phải có nguồn điện. B. Phải có vật dẫn. C. Phải có hiệu điện thế . D. Phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện. 10). Phát biểu nào dưới đây không đúng? A nghiệm và tự luận cuối chương I (Từ I.1 đến I.15) và chương II (Từ II.1 đến II.9) sách bài tập vật lí 11 (H.1) E, rE, r E, rE, r E, rE, r E, rE, r E, r R x (H. 2) r, ξ R 1 M R 2 R 3 N R 4 r 1 ,

Ngày đăng: 10/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan