Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh

63 865 5
Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua thời gian đến thực tập tìm hiểu tình tình thực tế tại Công ty cổ phần may Hải Anh, trên cơ sở những kiến thức đã học tập được ở trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huyền và các anh chị trong Công ty cổ phần may Hải Anh em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 01 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH 03 1.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 03 1.2 NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 03 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 04 1.3.1 Đặc điểm bộ máy tổ chức, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty 05 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân 05 1.4 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 07 1.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 08 1.5.1 Ngành nghề kinh doanh 08 1.5.2 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 08 1.5.3 Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay 09 1.5.4 Chất lượng đội ngũ lao động của Công ty 09 1.5.5 Đặc điểm, chính sách pháp luật về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty 10 1.5.6 Đặc điểm, Chính sách, pháp luật về xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH 14 2.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 14 SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập 2.1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty 14 2.1.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 16 2.1.3 Vốn kinh doanh 19 2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 22 2.2.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp 24 2.2.2 Các chỉ tiêu hiêu quả kinh doanh bộ phận 28 2.3PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP MÀ CÔNG TY ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 37 2.3.1 Quyết định lựa chọn xây dựng Công ty 37 2.3.2Đối với chiến lược kinh doanh 37 2.3.3Đối với giải pháp về nguồn nhân lực và phát triển trình độ cho đội ngũ lao động 38 2.3.4 Đối với giải pháp về công tác quản trị và tổ chức sản xuất 38 2.3.4Giải pháp tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa Công ty và xã hội 39 2.3.6 Các giải pháp khác 39 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 40 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH 44 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 44 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY 45 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường 46 3.2.2 Khai thác một cách tối đa các nhân tố nội lực của Công ty 48 SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập 3.2.3 Nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 51 3.2.4 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 53 3.2.5 Một số giải pháp khác 54 3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 55 KẾT LUẬN 56 SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BQ: Bình quân - CBCNV: Cán bộ công nhân viên - CSH : Chủ sở hữu - Doanh thu BH&CCDV : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - HĐKD : Hoạt động kinh doanh - NLĐ : Người lao động - P : Phòng - SP : Sản phẩm - Chi phí QLDN : Chi phí Quản lý doanh nghiệp - TSCĐ : Tài sản cố định - TN PTTH : Tốt nghiệp phổ thông trung học - TN THCS : Tốt nghiệp trung học cơ sở - TNDN : Thu nhập doanh nghiệp - TSLĐ : Tài sản lưu động - VLĐ : Vốn lưu động - VCĐ : Vốn cố định SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ de doạ cho các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy biến động luôn có sự cạnh tranh gay gắt mà Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng thì đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tự nỗ lực đi lên, chủ động tìm kiếm các nguồn lực, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất cũng như thị trường cho các yếu tố đầu ra. Mục tiêu mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu là lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp và nâng cao đời sống cho người lao động. Để đạt được điều đó thì mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thước đo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Qua thời gian đến thực tập tìm hiểu tình tình thực tế tại Công ty cổ phần may Hải Anh, trên cơ sở những kiến thức đã học tập được ở trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huyền và các anh chị trong Công ty cổ phần may Hải Anh em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần may Hải Anh” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 1 Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 : Khái quát chung về Công ty cổ phần may Hải Anh Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Hải Anh Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần may Hải Anh Thông qua chuyên đề này em hi vọng những phân tích và đánh giá của mình có thể giúp được một phần nhỏ trong công việc của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do khả năng, trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề của em không tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các anh chị để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Hải Dương, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Nguyễn Mạnh Hà SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 2 Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH 1.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần May Hải Anh được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0403000810 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp. Công ty có tên giao dịch quốc tế: HAIANHTEX JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt : HATEX JSC Trụ sở chính của công ty đặt tại: Thôn Bá Đông, xã Bình Minh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương Công ty cổ phần may Hải Anh là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ công ty và Luật công ty. Công ty có vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 4.000.000.000 đồng từ nguồn đóng góp của các cổ đông. Có năm cổ đông sáng lập công ty. Năm nay là năm thứ năm đi vào hoạt động, mặc dù thời gian đầu mới thành lập Công ty đã gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều khách hàng, nhưng nhờ có sự cố gắng của tất cả cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt qua không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình. Sự phát triển của công ty được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng trăm người lao động ở địa phương và tạo thu nhập ổn định cho người lao động đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 1.2 NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật pháp. Tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý tài SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 3 Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị đảm bảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và theo kịp sự đổi mới của đất nước. 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 1.3.1 Đặc điểm bộ máy tổ chức, cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Công ty Cổ phần May Hải Anh là doanh nghiệp trực thuộc Sở Công thương Hải Dương, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh rộng lớn. Nhưng mô hình tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ được thực hiện theo kiểu trực tuyến chức năng đơn giản, ít cấp quản lý. Đây là hình thức tổ chức theo mô hình tập trung để giám đốc có thể nắm bắt tình hình thực tế hoạt động kinh doanh một cách chính xác, kịp thời. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, các khối phòng ban và các tổ sản xuất 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân 1.3.2.1. Giám đốc - Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty: Trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của công ty. Có nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ chức chung, lãnh đạo và chỉ đạo các phòng ban như: Phòng kế toán - tài chính, phòng kế hoạch, phòng tổ chức hành chính, đồng thời phụ trách trực tiếp các tổ, phân xưởng sản xuất mà không qua phòng ban nào. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn. SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 4 Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập - Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật, đồng thời trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, chịu trách nhiệm khâu kiểm tra chất lượng, phụ trách phòng KCS - Phó giám đốc hành chính kiêm chủ tịch công đoàn: Là người giúp việc cho giám đốc về mặt hành chính, đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị, tài sản cố định của công ty. Phụ trách phòng Xuất – Nhập khẩu 1.3.2.2 Các khối phòng ban Các phòng, ban chức năng trong công ty hoạt động một cách tương đối độc lập với nhau, cùng nhau thực hiện chức năng là bộ phận tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý công ty. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính như sau:  Phòng kế hoạch thị trường: - Xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất của công ty. - Cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của công ty trong các kho do phòng quản lý. - Tiến hành công tác Marketing về việc tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.  Phòng kế toán-tài chính: - Lập và chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và cấp trên theo biểu mẫu do Nhà nước quy định. - Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư. - Tham mưu cho Giám đốc trong việc kí kết hợp đồng mua bán vật tư, thành phẩm với khách hàng. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, kịp thời.  Phòng Xuất-nhập khẩu: - Giới thiệu sản phẩm với các bạn hàng trong và ngoài nước, đồng thời tìm kiếm các bạn hàng xuất nhập khẩu. - Công tác Xuất khẩu: giao dịch, đàm phán, kí kết các hợp đồng xuất khẩu. Thường xuyên liên hệ với các phòng ban chức năng khác, chuẩn bị các chứng từ để làm thủ tục hải quan, kiểm tra liên hệ hàng-tàu. SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 5 Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề thực tập - Công tác Nhập khẩu: mua nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng từ các nước. Theo dõi tiến độ hàng về, hoàn tất các thủ tục nhập khẩu, mời các chuyên gia giám định chất lượng hàng nhập khẩu…  Phòng Tổ chức hành chính: - Tổng hợp, phân tích, báo cáo, thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý để phục vụ công tác chung. - Tổ chức quản lý và sắp xếp nhân sự phù hợp với việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị thành viên. - Lập và thực hiện kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân sự. - Thực hiện các chính sách đối nội đối với người lao động, quản lý và theo dõi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.  Phòng kỹ thuật: - Có nhiệm vụ tiếp nhận mẫu hàng của nước ngoài, xây dựng quy cách kỹ thuật, thiết bị dây truyền sản xuất sao cho phù hợp với máy móc, thiết bị của công ty hiện có. Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân đồng thời giác mẫu hướng dẫn để công nhân làm đảm bảo năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn lao động.  Phòng KCS: - Có nhiệm vụ kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra, phát hiện sản phẩm hỏng mắc lỗi trước khi nhập kho hay xuất cho khách hàng. Có quyền từ chối khi chất lượng hàng không đảm bảo 1.3.2.3 Các tổ sản xuất - Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện việc sản xuất theo từng công đoạn từ nguyên liệu, sản phẩm, nhập kho theo đúng quy trình công nghệ mà công ty đã đề ra. Có 14 tổ sản xuất và 3 tổ phục vụ may: đó là tổ cắt, tổ cơ điện và tổ đóng gói. Trong các tổ không có quản đốc mà chỉ có tổ trưởng, tổ phó và các công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. SV: Nguyễn Mạnh Hà Lớp K39-QTKDTH 6 [...]... gặp phải khi tham gia xuất khẩu hàng hoá sản phẩm sang thị trường nước ngoài Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HẢI ANH 2.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Bất kỳ một công ty nào khi hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh. .. nhiệm Sản lượng và giá trị của công ty không ngừng tăng qua các năm Đặc điểm sản phẩm của công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Đặc biệt sản phẩm của công ty là xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 1.5.3 Phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty hiện nay Công ty chủ yếu xuất khẩu sản phẩm... cho sản xuất SV: Nguyễn Mạnh Hà 21 Lớp K39-QTKDTH Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp Qua việc phân tích các số liệu trên ta thấy Công ty vẫn đang làm ăn có hiệu quả, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày được mở rộng thêm 2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù có vai trò quan trọng trong khoa học kinh. .. có lãi, doanh thu luôn cao hơn tổng chi phí Công ty đã quản lý và sử dụng có hiệu quả đồng vốn mà công ty đã bỏ ra 2.2.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí (HCPKD) Chỉ tiêu này phản ánh sự tương quan giữa doanh thu và chi phí Hiệu quả kinh doanh theo chi phí (%) = tổng doanh thu/ tổng chi phí Ta có bảng phân tích các chỉ tiêu như sau Bảng 2.7 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo... BH&CCDV Kim ngạch xuất khẩu USD Nguồn: Phòng kế hoạch – Trích từ báo cáo tổng kết các năm 1.5 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.5.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty cổ phần may Hải Anh là đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc gia công, xuất nhập khẩu hàng may mặc, trang thiết bị bảo hộ lao động Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thêm các... Doanh lợi vốn tự có (%) Doanh lợi doanh thu BH (%) Qua bảng 2.6 ta thấy doanh lợi doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh, doanh lợi vốn tự có và doanh lợi doanh thu bán hàng đều tăng qua các năm điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng tốt nguồn vốn kinh doanh Cụ thể là : Năm 2006 khi sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì tạo ra 0,1102 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2007 cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu được... đồng doanh thu Như vậy muốn tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty cần phải tăng doanh thu mà để tăng doanh thu, công ty cần phải trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại song song với đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao Tinh giảm bộ máy quản lý khi đã có máy móc thiết bị hiện đại, công nhân có tay nghề cao sẽ tăng số lượng sản phẩm từ đó tiết kiệm được chi phí bỏ ra Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao. .. việc sản xuất kinh doanh gây khó khăn không nhỏ cho việc xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ của ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như của Công ty cổ phần may Hải Anh nói riêng Như vậy trở ngại lớn nhất hiện nay của Công ty cổ phần may Hải Anh trong việc tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động theo yêu cầu của nhà nhập khẩu bởi vì nguyên nhân chính là do công ty chưa có đầu mối quản... đồng doanh thu thu về thì tạo ra được 0,0623 đồng lợi nhuận Trong 2 năm tiếp theo với một đồng doanh thu thì Công ty sẽ có được 0,0665 và 0,0662 đồng lợi nhuận Nhận xét : Các chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh, vốn tự có và doanh lợi doanh thu đều mang dấu (+) và ở mức tương đối cao phản ánh lợi nhuận sau thuế qua các năm của Công ty là ổn định so với phần doanh thu đạt được, có thể nói là công ty làm... sử dụng vốn dài hạn và tài sản cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là một loại vốn đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ của mỗi doanh nghiệp Đặc điểm của vốn cố định (tài sản cố định) là nó được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp và giữ được gần như

Ngày đăng: 10/07/2014, 21:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1.2 Tình hình lao động của công ty qua các năm

  • Chỉ tiêu

  • Năm 2006

  • Chỉ tiêu

  • Năm 2006

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan