bíp kíp đạt điểm cao trong kỳ thi đại học

11 636 1
bíp kíp đạt điểm cao trong kỳ thi đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Chương 3: DẠNG BÀI SO SÁNH THƠ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Cấu trúc của phần này: - Làm quen với kiểu bài so sánh văn học - Kĩ năng chính khi làm dạng bài so sánh (cụ thể là phần so sánh thơ): kĩ năng làm bài, các lưu ý, những sai sót thường mắc phải - Một số đề bài so sánh thơ và đáp án (gồm 2 phần: đề bài có đáp án và đề bài mở không có đáp án) Nội dung cụ thể: I. Làm quen với kiểu bài so sánh văn học 1. Về lý thuyết, so sánh là phương pháp nhận thức đặt đối tượng này bên cạnh một hay nhiều đối tượng khác để đối chiếu, xem xét và bằng lý lẽ thuyết phục giúp cho người đọc hiểu vấn đề một cách toàn diện, rõ nét. So sánh là một trong bốn thao tác nghị luận quan trọng (phân tích, bình luận, bác bỏ) được học kĩ ở lớp 11. Thao tác nghị luận so sánh thực chất là đối chiếu các đối tượng, chỉ ra những tiêu chí giống và khác nhau trên những bình diện nào đó theo yêu cầu của bài nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Kiểu bài nghị so sánh văn học trước kia chủ yếu dùng cho họ sinh giỏi. Từ năm 2008, kiểu nghị luận này chính thức được dùng như một thao tác lập luận quan trọng và kiểu bài nghị luận của đề thi đại học môn Ngữ văn. 2. Dạng bài so sánh là một dạng bài khó khó đối với học sinh hiện nay, bởi đối với dạng đề này yêu cầu các em học sinh sẽ phải vận dụng hầu như toàn bộ các kĩ năng nghị luận như phân tích, chứng minh, bình luận, giải thích,… và hơn nữa là các em phải có kiến thức thật chắc thì mới có thể làm tốt dạng đề này. Có rất nhiều sách của các giáo sư đầu ngành văn học viết về cách làm các dạng bài rất hay như thầy Đỗ Ngọc Thống mà các em có thể tham khảo, vì thế cho nên những kĩ năng tôi trình bày ở đây chỉ là sự thu thập và những kinh nghiệm trong quá trình học tập môn văn. Tôi mong là nó sẽ giúp ích nhiều cho các em. 3. Trong những năm gần đây, các đề thi đại học đều có dạng bài so sánh này và nó chiếm 50% số điểm của đề thi. Vì vậy nó là một thử thách khó với các em. Thầy cô ở nhà trường phổ thông cũng hết sức chú trọng ôn luyện cho các em dạng đề này. Tuy nhiên kĩ năng làm dạng đề so sánh nhiều lúc khiến cho các em rơi vào trường hợp khó xử, bối rối. Đặc biệt là khi so sánh thơ. Bởi đặc thù của thơ là cái tôi xúc cảm, là thế giới nội cảm phức tạp, phong phú và đầy hương sắc nên khó có thể so sánh, mổ xẻ, cắt TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP nghĩa, giải mã. Nên nhiều khi các em rơi vào tình trạng yêu bài này, không thích bài kia, đề cao tác phẩm này, hạ thấp tác phẩm kia. 4. Có rất nhiều đề so sánh như: so sánh chi tiết nghệ thuật (đề thi đại học khối D năm 2012), so sánh nhân vật, so sánh đoạn thơ,…. So sánh thơ cũng có rất nhiều dạng phụ thuộc vào phạm vi đối tượng so sánh: 2 bài thơ, 2 đoạn thơ, 2 hình ảnh thơ,…. Đối với dạng đề này, các thầy ra đề không chỉ kiểm tra được kiến thức của các em mà còn biết được kĩ năng phân tích, lập luận, đối chiếu khi nhìn nhận, thụ cảm 2 tác phẩm văn học của 2 tác giả khác nhau hay nhiều tác phẩm của 1 tác giả (thường ra trong đề thi học sinh giỏi, hầu như chưa có trong đề thi đại học). Các tác phẩm này có thể thuộc cùng một thời đại, một trào lưu, một khuynh hướng, một đề tài hoặc không cùng mộ phạm vi nào hết. Qua đó thấy được chiều sâu kiến thức và sự sáng tạo của các em. 5. Mục tiêu của dạng bài này là yêu cầu các em phải khám phá ra được điểm giống và điểm khác nhau của 2 hay nhiều tác phẩm. Từ đó thấy được sự kế thừa, cách tân và cái riêng độc đáo trong phong cách của mỗi nhà thơ chứ không phải tìm ra tác phẩm nào hay hơn, thành công hơn. 6. Ở chương này, tôi sẽ cung cấp cho các em kĩ năng chung nhất đối với kiểu bài so sánh thơ. Đồng thời chỉ ra những lưu ý, sai sót trong quá trình làm bài mà các em thường mắc phải. Từ đó thông qua các đề bài so sánh để các em thấy rõ hơn các thao tác, cùng với một số đề không có đáp án sẽ gợi mở cho các em nhiều hướng đi mới. 7. Phạm vi kiến thức: Các tác phẩm thơ nằm trong chương trình gồm: - Lớp 11, các em được tiếp cận với Thơ mới, thơ cách mạng. Trong đó, theo chương trình chuẩn, về Thơ mới, các em được học 1 bài về tác gia Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới và 6 bài thơ thực học : Vội vàng, Đây mùa thu tới, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương Tư, Tống biệt hành. Thơ cách mạng có: Chiều tối, Từ ấy. Ngoài ra còn một số bài thơ đọc thêm khác nữa như: Thơ duyên, Chiều xuân, Lai tân, Nhớ đồng, - Lớp 12, các em được tiếp cận với các thi phẩm như: Tây tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo), Sóng (Xuân Quỳnh). TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Đây đều là những tác phẩm quan trọng trong thi đại học, các em phải học thuộc bài thơ và nắm chắc nội dung cũng như nghệ thuật của từng bài thì mới có thể làm tốt dạng bài so sánh này. II. Kĩ năng chính khi làm bài 1. Cách làm bài so sánh thơ 1.1. Yêu cầu chung đối với dạng đề so sánh - Đảm bảo bố cục 3 phần như các kiểu bài nghị luận khác: mở bài, thân bài, kết bài. - Chỉ ra được điểm giống và khác nhau, nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. - Nâng cao mở rộng vấn đề: thấy được phong cách riêng độc đáo của mỗi nhà văn. 1.2. Hình thành hệ thống ý - Tư duy so sánh là một trong những năng lực hết sức cần thiết đối với học sinh hiện nay. Để hình thành hệ thống ý so sánh, các em nên đặt ra và tự trả lời một số câu hỏi:  Đối tượng so sánh được sáng tác bởi tác giả nào?  Tại sao lại so sánh 2 tác phẩm đó với nhau? Khi ra đề so sánh, chắc chắn giữa hai tác phẩm đó phải có một cơ sở chung nào đó. Có thể là cùng một đề tài, một trào lưu, viết về cùng một hình tượng,….Không ít thì nhiều giữa hai tác phẩm phải giao nhau ở một điểm chung nào đó. Khi trả lời được câu hỏi này tức là các em đã hình thành được một luận điểm lớn đó là điểm giống nhau.  Hai tác giả ấy có cùng thuộc một trào lưu, một khuynh hướng không? Có cùng một thời đại không? (hoàn cảnh sáng tác) Đây chính là câu hỏi gợi mở cho các em những ý tưởng về sự khác nhau giữa hai tác phẩm đó.Vì trào lưu, khuynh hướng, bối cảnh thời đại chi phối rất nhiều đến sáng tác của tác giả.  Hai tác phẩm ấy viết về đề tài, chủ đề gì?  Thể thơ của chúng là gì? Có những hình ảnh nào độc đáo?  So sánh chúng với nhau nhằm mục đích gì? - Trả lời được những câu hỏi này các em sẽ có một hình dung chung nhất về những ý sẽ phải triển khai trong phần thân bài. 1.3. Dàn ý chung cho bài so sánh thơ Cũng giống như kiểu bài so sánh văn học nói chung, ở đây kiểu bài so sánh được giới hạn trong phạm vi thơ ca. Có nhiều đề so sánh thơ như tôi đã đề cập ở mục 3 trong phần I, nhưng nhìn chung ở đề so sánh thơ nào thì dàn ý cũng gồm những điểm sau đây: A. Mở bài: TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP - Dẫn dắt vấn đề cần so sánh: cần nêu được đối tượng so sánh (bài thơ, đoạn thơ, hình ảnh thơ…). - Khẳng định đặc sắc riêng của mỗi bài ( Lưu ý: có 2 cách mở bài gián tiếp và trực tiếp, dù các em làm theo cách nào thì nhất định vẫn phải nêu được phạm vi so sánh. Mở bài đối với dạng đề này khá khó, nên các em có thể từ đặc sắc của 2 tác phẩm, đề tài, hình ảnh nếu nó có điểm chung từ đó tạo đà cho việc dẫn dắt người đọc vào bài nghị luận của mình: Ví dụ: “Thơ duyên” của Xuân Diệu và “Tương tư” của Nguyễn Bính cùng viết về đề tài tình yêu => các em có thể bắt đầu từ đề tài tình yêu muôn thuở trong thơ ca sau đó dẫn đến hai bài thơ. Như vậy có thể viết như sau: B. Thân bài: 1. Giới thiệu chung: Lưu ý: Đây là phần mà các em hay bỏ qua hoặc không chú ý tới, các em thường đi ngay vào phân tích sự giống và khác nhau của hai tác phẩm. Trước khi đi vào so sánh, các em nên giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm để người đọc có một hình dung chung nhất về đối tượng các em sẽ so sánh.( Phần này sẽ được 0,5 điểm) Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (“Tương tư” – Nguyễn Bính, Ngữ văn lớp 11 nâng cao) “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” ( “Việt Bắc” – Tố hữu, Ngữ văn lớp 12 nâng cao) - Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc của ông, thể hiện nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. 2. Giống nhau TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Đây chính là phần cảm nhận chung nhất của các em khi thụ cảm tác phẩm, hay nói cách khác đây là sự gặp gỡ, giao thoa giữa hai tác phẩm của hai nhà văn khác nhau. Phần này thường chiếm số lượng không nhiều trong bài viết của các em, thường là 1 đoạn văn hoặc nhiều hơn là 2 đoạn nhưng không kém phần quan trọng. Sự giống nhau thường là sự gặp gỡ trong đề tài, thi liệu, hình tượng, thể thơ, biện pháp tu từ,… Ví dụ 1: So sánh hai đoạn thơ trong như đề bài trong ví dụ trên, hai đoạn thơ trong “Tương tư” và “Việt Bắc”, điểm chung có thể là:  Về nội dung: Cả hai đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng.  Về nghệ thuật: sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. Ví dụ 2: Trong đề thi đại học khối C năm 2010 có câu: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông tăng đó Có trở trăng về kịp tối nay” ( “Đây thôn Vĩ Dạ” – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11) “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” ( “Tràng giang” – Huy Cận, Ngữ văn 11)  Về nội dung: cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời – nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống.  Về nghệ thuật: sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm. 3. Khác nhau Đặt ra các tiêu chí để so sánh: Lưu ý: Mỗi một tác phẩm văn học đều được cấu thành từ nội dung và nghệ thuật. Vì vậy cách tốt nhất khi đưa ra tiêu chí so sánh là từ 2 phương diện nội dung và nghệ thuật. Như ở phần giống nhau, tôi cũng đã đưa ra những điểm giống nhau trên 2 bình diện nội dung và nghệ thuật (ví dụ 1, 2 phần 2). Nhìn nhận sự khác nhau trên 2 góc độ này ta sẽ dễ dàng tư duy để tìm ra sự khác biệt hơn. - Nội dung: + Đề tài: tình yêu, thiên nhiên,…. TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP + Hiện thực khách quan được phản ánh Ví dụ:  Tương tư: nỗi nhớ gắn liền với không gian của làng quê Bắc Bộ  Việt Bắc: nỗi nhớ gắn với không gian của mảnh đất kháng chiến Việt Bắc + Tư tưởng, tình cảm, thái độ Ví dụ: Cùng thể hiện cung bậc của nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện của riêng mình.  Tình yêu trong Tương tư: tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi nhớ ấy được xem như một quy luật tự nhiênkhông thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu.  Trong Việt Bắc : đó là nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung. - Nghệ thuật: + Hình thức biểu hiện: ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, thể thơ… 4. Nguyên nhân Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại, phong cách nhà văn, đặc trưng thi pháp của từng thời kì văn học, cách nhìn của mỗi người về thế giới,…… ( bước này thực hiện nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, giải thích ) 5. Khái quát, đánh giá từ đó rút ra bài học ( đây chính là phần nâng cao mở rộng vấn đề ) - Thấy được bút pháp sáng tạo đặc sắc, tiếng nói riêng độc đáo của hai ông là gì => thế giới thơ luôn tràn đầy hương sắc, là nơi thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi nghệ sĩ. ( Mỗi bài thơ cho ta một lăng kính nhìn vào thế giới để ta thấy được rằng cuộc sống không chỉ có một đáp số mà nó là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn khúc ca xanh. Cái hay của mỗi bài thơ nằm ở chỗ nó không lặp lại. Tố Hữu đã từng nói: Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy. Vì vậy, đọc thơ của mỗi thi sĩ ta sẽ thấy được một phương diện của cuộc đời, thấy được một cung bậc của cảm xúc. Đó là lúc yêu thương đến nồng nàn, cháy bỏng. Đó là lúc căm hờn đến tột cùng của lẽ ghét. Đó là khi thi sĩ “Chơi theo trăng và vơ vẩn cùng mây”.)  Khi làm bài các em phải thật chú ý không so sánh một cách khiên cưỡng, máy móc để tăng bốc người này hạ bệ người kia. - Bài học sáng tạo nghệ thuật cho các nhà văn: dù cùng viết về một đề tài thì phải có cái nhìn riêng, hình thức thể hiện riêng. TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP ( Mảnh đất văn học không chỉ lúc nào cũng trồng một loại cây mà nó luôn đòi hỏi phải có hạt giống mới. Chỉ khi nào người nghệ sĩ sáng tạo thực sự thì khi ấy tác phẩm của anh ta mới có sức sống trên mảnh đất ấy.) C. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của 2 bài thơ - Lưu cảm nghĩ của bản thân 2. Một lưu ý quan trọng - Thông thường khi viết một bài văn so sánh, các em thường đi phân tích hết tác phẩm này đến tác phẩm khác sau đó ở cuối bài mới chỉ ra chúng giống nhau ở chỗ nào, khác nhau ở chỗ nào. Nếu làm như thế này thì sẽ dễ với cách em vì khi viết sẽ không phải cắt vụn nội dung nghệ thuật của bài thơ ra. Nhưng làm như vậy các em sẽ bị rơi vào dạng bài phân tích 2 tác phẩm trong một bài văn chứ không phải là làm bài so sánh. Điều này là tối kị khi làm dạng đề so sánh. - Trong khi phân tích, đối sánh nhiều khi các em rơi vào trường hợp thích bài này hơn bài kia, bài này thành công hơn bài kia. Như vậy là đã làm mất đi giá trị của tác phẩm văn học, đánh giá không đúng, phiến diện một chiều. Mục đích của dạng đề này không phải là bắt các em tìm ra bài nào hay hơn mà mục đích muốn các em thấy được phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơ. - Dàn ý trình bày ở trên chỉ là một gợi ý khi làm bài so sánh. Trên thực tế khi viết bài các em có thể linh hoạt triển khai vấn đề miễn là các em đối chiếu chúng trên các phương diện nhất định. Đôi khi phần khác nhau không có nhiều tiêu chí chỉ cần các em làm sáng rõ được đặc sắc của từng bài. - Điểm bài so sánh thơ thường chiếm 50% số diểm của các em. Do vậy các em cần phải phân bố thời gian một cách hợp lí, phải dành cho nó ít nhất là một nửa thời gian trong tổng số thời gian các em có. - Khi gặp đề so sánh, đa phần các em sẽ có cảm giác hoang mang. Vì vậy các em phải hết sức bình tĩnh. Đọc kĩ 2 đối tượng cần so sánh mà đề ra. Trước khi bắt tay vào viết, các em nên gạch một số ý ra giấy nháp để định hình tư duy logic, viết không quên ý, sót ý. - Xác định đúng phạm vi đối tượng để không lạc đề, lan man. ( nếu so sánh đoạn thì nên tập trung vào đoạn thơ đó, tránh lan man phân tích cả bài thơ) - Các em thường không chú ý đến năm sáng tác của tác phẩm nên khi đưa dẫn chứng thường lộn xộn. Bài sáng tác sau phân tích trước, bài sáng tác trước thì phân tích sau. Vì vậy, các em nên chú ý đến năm sáng tác của bài thơ. Vì nó sẽ giúp các em nên phân tích, nhìn nhận tác phẩm theo đúng tiến trình văn học. Nó sẽ dễ dàng hơn trong việc lí giải sự khác nhau. TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP - Nếu đề bài là so sánh 2 đoạn thơ ngắn thì các em nên trích nguyên văn 2 đoạn thơ ấy ra. Nếu là 2 bài thơ hoặc đoạn thơ dài thì các em nên nêu tên và trích khái quát mà thôi. III. Một số đề bài cụ thể 1. Một số đề và đáp án Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về 2 đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (“Tương tư” – Nguyễn Bính, Ngữ văn lớp 11 nâng cao) “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” ( “Việt Bắc” – Tố hữu, Ngữ văn lớp 12 nâng cao) ( Trích Đề thi Đại học khối C năm 2009 ) Định hướng đề: Đề yêu cầu cảm nhận hai đoạn thơ của hai tác giả khác nhau, một nhà thơ mới và một nhà thơ cách mạng, thuộc 2 bối cảnh xã hội khác nhau. Dù là yêu cầu cảm nhận nhưng các em vẫn phải xác định thao tác chính ở đây là thao tác so sánh trên cơ sở cảm nhận, phân tích 2 đoạn thơ. Dàn ý chi tiết: A. Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề dẫn đến 2 đoạn thơ cần so sánh - Nêu được nét đặc sắc chung nhất của hai đoạn thơ ( Ví dụ: TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Mặt sau của tình yêu là nỗi nhớ. Đọc “Tương tư” của Nguyễn Bính ta thấy một tâm sự chàng trai quê đang yêu, đương yêu trong cái thuở ban đầu nên chàng rơi vừa trạng huống của nỗi nhớ da diết, của một thứ “tâm bệnh”: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” ( Tương tư – Nguyễn Bính ) Không gian địa lý trong tình yêu là khoảng trống của nỗi nhớ đầy vơi. Đọc “ Việt Bắc” ta thấy tâm trạng luyến lưu, bịn rịn của mối thâm tình giữa cán bộ kháng chiến và người dân nơi đây, chân đi mà lòng ở để rồi nhớ cảnh mong người: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” ( Việt Bắc – Tố Hữu ) Phải chăng Nguyễn Bính và Tố Hữu đã gặp nhau ở “nỗi nhớ người yêu”? B. Thân bài 1. Giới thiệu chung - Nguyễn Bính là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ mới và cũng tiêu biểu cho thơ ca sau cách mạng, với hồn thơ chân quê, có sở trường về lục bát. Tương tư là bài thơ đặc sắc được rút ra từ tập “Lỡ bước sang ngang” của ông, thể hiện nhớ mong chân thực và tinh tế của chàng trai quê. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. 2. Giống nhau: - Nội dung:  Cả hai đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng. - Nghệ thuật:  Sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện. 3. Khác nhau: - Nội dung:  Tương tư: TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP  Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi nhớ ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “tâm bệnh” khó chữa của người đang yêu.  Niềm mong nhớ gắn với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư.  Việt Bắc:  Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung.  Hiện lên trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh Việt Bắc thân thương, với cảnh đẹp bình dị mà thơ mộng, với nhịp sống đơn sơ mà êm đềm, đằm thắm. - Nghệ thuật:  Tương tư:  Thể lục bát thấm đượm phong vị ca dao  Chất liệu ngôn từ chân quê với những địa danh, thành ngữ gần gũi ( thôn Đoài, thôn Đông, chín nhớ mười mong ); cách tổ chức lời thơ độc đáo, sử dụng nhuần nhuyễn nhiều biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hóa, đối sánh, tăng tiến, khoa trương,  Việt Bắc:  Thể thơ lục bát kết hợp nhuần nguyễn với chất cổ điển và chất dân gian, nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển, âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.  Hình ảnh thơ giản dị mà gợi cảm, cách ví von quen thuộc mà vẫn độc đáo, cách tổ chức lời thơ với phép tiểu đối, phép điệp cân xứng, khéo léo,…  Tiểu kết: Đoạn thơ trong bài Tương tư là nỗi nhớ của tình yêu đôi lứa gắn với không gian làng quê Bắc Bộ, vừa bày tỏ vừa “lý sự” về tương tư với cách đối sánh táo bạo,… ; đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng gắn liền với không gian núi rừng Việt Bắc, nghiêng hẳn về bộc bạch tâm tình, với cách ví von độc đáo,…. 4. Nguyên nhân: - Giống nhau: Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của chân quê; thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà => hai nhà thơ gặp gỡ nhau trong thể thơ lục bát của dân tộc. - Khác nhau: + Hai đoạn thơ được trích trong hai bài thơ thuộc hai hoàn cảnh sáng tác khác nhau:  Tương tư sáng tác trước năm 1945 trong phong trào Thơ mới, tình yêu là một đề tài chính. Bài thơ được rút ra từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang”  Việt Bắc: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ngày 20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tháng 10 năm 1954 các cơ quan trung ương Đảng và chính phủ chuyển về Hà Nội, cán bộ kháng chiến về xuôi. Sự lưu luyến bịn rịn đầy ân tình giữa cảnh và [...]... ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP người Việt Bắc đối với người cán bộ về xuôi trong giờ chia tay ấy là cảm xúc lớn, trực tiếp đã giúp cho nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài thơ này và in trong tập thơ Việt Bắc + Cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ trong thể thơ lục bát của dân tộc - 5 Đánh giá Cả hai đoạn thơ đều cho thấy tài năng của hai nhà thơ lớn Bài học sáng tạo cho . BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Chương 3: DẠNG BÀI SO SÁNH THƠ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC Cấu trúc của phần này: - Làm quen với kiểu bài so sánh văn học - Kĩ. Quỳnh). TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN GSTT GROUP Đây đều là những tác phẩm quan trọng trong thi đại học, các em phải học thuộc bài thơ và nắm chắc nội. đề cập ở mục 3 trong phần I, nhưng nhìn chung ở đề so sánh thơ nào thì dàn ý cũng gồm những điểm sau đây: A. Mở bài: TRÍCH ĐOẠN BẢN THẢO BÍ KÍP ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG KỲ THI ĐẠI HỌC – MÔN VĂN

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan