Sống chung với... stress doc

9 210 0
Sống chung với... stress doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sống chung với stress Trong cuộc sống công nghiệp, chúng ta không thể không gặp stress. Thế nhưng, bạn đừng đòi hỏi là sẽ không bị stress mà phải biết cách “đối phó” với nó. Có nhiều dạng stress khác nhau: Ditress (Căng thẳng tiêu cực) Distress là loại căng thẳng xảy đến bởi tác động của việc liên tục thay đổi rồi lại điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi đó trong một giai đoạn nhất định. Distress khiến bạn có cảm giác bất an và lo lắng thất thường. Có hai loại Distress cấp tính và trường diễn. Stress cấp tính là laọi căng thẳng đến nhanh và đi cũng nhanh. Stress trường diễn là loại căng thẳng kéo dài, có thể trong vài tuần đến vài năm. Những người thường xuyên thay đổi việc làm có thể bị mắc chứng căng thẳng này. Eustress (Căng thẳng tích cực) Eustress là chứng căng thẳng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng nó đem đến sinh lực mới cho cơ thể bạn. Khi bạn muốn tập luyện thể chất, sáng tạo nhiều hơn hoặc muốn sống lạc quan hơn, yêu đời hơn thì những giai đoạn đó, cơn Eustress của bạn sẽ xuất hiện. Eustress là loại căng thẳng mang tính tích cực chỉ xảy đến khi bạn cần được động viên, cần có nguồn cảm hứng. Các vận động viên thường hay gặp phải loại Eustress này trước khi bước ra thi đấu. Hyperstress Hyperstress xảy đến khi một người chịu đựng quá mức giới hạn của mình. Hyperstress bị gây ra do làm việc hoặc lao động quá sức. Người bị hyperstress thường dễ nổi nóng bất tử. Những nhân viên giao dịch chứng khoán rất dễ mắc chứng bệnh này. Hypostress Trái lại với hyperstress, hypostress chỉ xảy đến khi bạn rơi vào tình trạng buồn chán, chẳng có việc gì để làm. Những người mắc hypostress thường cảm thấy bồn chồn và thiểu não. Các công nhân thường xuyên làm những công việc rập khuôn dễ bị chứng stress này. Stress là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi trong cuộc sống. Bởi cuộc sống luôn có nhiều thay đổi như đổi nhà, lập gia đình, người thân qua đời, ly hôn, công việc trục trặc nên chẳng có cách nào để bạn không bị stress. Nếu stress diễn ra ở mức độ nhỏ, thì nó có thể thôi thúc bạn làm việc tốt hơn, guíp bạn tập trung và để ý đến những chi tiết hơn. Nhưng nếu stress diễn ra ở mức độ lớn và những yêu cầu từ cuộc sống đòi hỏi bạn phải óc nhiều khả năng hơn nữa để đương đầu với stress, thì loại stress này đang là mối đe doạ cho cả tinh thần và thể chất của bạn. Không khó để phòng tránh stress, nhưng bạn cần học cách để loại bỏ những cơn stress không cần thiết và học cách kiểm soát hiệu quả cơn stress để giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn, khoẻ mạnh hơn. 10 điều dưới đây sẽ giúp bạn an tâm “tống khứ” cơn stress xảy đến vào bất kỳ lúc nào trong đời bạn. 1. Nước Hãy uống thật nhiều nước.! Nước giúp mọi thứ được cân bằng và ổn định. Não sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu cơ thể tiếp thu nhiều nước hơn. Nước cũng thúc đẩy quas trình trao đổi chất trong cơ thể. 2. Tập thể dục Tập thể dục giúp bạn quên đi những căng thẳng và giúp tạo ra những hóc-môn liên quan đến stress như: endorphins và serotonin, hai loại hóc- môn giúp dễ chịu và trấn tĩnh. Chạy bộ, bơi lội, đánh cầu hay chỉ đơn giản là đi bộ vài vòng là thuốc giải độc hữu hiệu cho những ngày làm việc căng thẳng. Những bài tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể bạn luôn khoẻ mạnh, cân đối và sẵn sàng đương đầu với những cơn stress khủng hoảng. 3. Tập hít thở Hít thở sâu là biện pháp hiệu quả giúp loại thải cơn stress và đem lại vô số lợi ích choc ơ thể như: bơm thêm oxy cho máu – giúp não tỉnh táo, làm các cơ thư giãn và đem đến sự tịnh tâm cho trí nõ. Bài tập hít thở đặc biệt rất hữu ích vì bạn có thể áp dụng ở bất kỳ nơi nào và chúng sẽ đem đến hiệu quả chỉ trong nháy mắt. 4. Đọc báo Đọc báo giúp bạn “tập thể dục” cho suy nghĩ và cảm xúc và thu thập được nhiều kiến thức bổ ích. Đọc báo còn là công cụ giải quyết vấn đề hữu ích cho bạn vì ngoài đời sống xã hội, đôi khi bạn cũng gặp tình huống tương tự như trên báo chí đã đề cập. Và dĩ nhiên, bạn đã biết cách giải quyết tình huống đó ra sao! 5. Quan hệ tình dục Chắc ai cũng biết tình dục là loại thuốc chữa căng thẳng tuyệt vời. Quan hệ tình dục đem đến lợi ích đa chiều cho thể chất cũng như tinh thần của bạn, đặc biệt đối với những cơn căng thẳng không cách nào giải quyết. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại lảng tránh với việc quan hệ tình dục khi họ đang gặp phải cơn stress ở mức cao. 6. Âm nhạc Âm nhạc có tác động tốt cho hầu hết những ca bệnh như: từ người bị stress nhẹ đến những bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng như ung thư. Khi gặp phải cơn stress, hãy chọn những thể loại âm nhạc có thể giúp hạ huyết áp, cơ thể thư giãn và tìm lại sự thanh bình trong đầu óc của bạn. 7. Suy ngẫm Hoạt động suy ngẫm bắt đầu bằng việc thở sâu. Khi bạn bắt đầu suy ngẫm, trí não bạn sẽ bước vào một vùng hoạt động có chức năng tương tự giấc ngủ. Tuy vậy, giấc ngủ này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích như sản xuất ra lượng hóc-môn có ích cho cơ thể mà bạn chẳng thể có được khi ngủ hoặc thức ở những tình trạng khác. Bên cạnh đó việc suy ngẫm như “không suy ngẫm điều gì” sẽ khiến đầu óc của bạn quên đi nỗi lo lắng trong công việc và giúp tăng cường khả năng chống stress của bạn. 8. Hãy tưởng tượng Hãy tưởng tượng những điều bạn không thể thực hiện được như: có thân hình đẹp, làm việc tốt, giải quyết được mâu thuẫn với đồng nghiệp Việc tưởng tượng này không những giúp trí não bạn vui vẻ mà còn định hướng một phần cho những biện pháp giải quyết rắc rối hữu hiệu mà bạn chẳng thể ngờ được. 9. Yoga và dưỡng sinh Yoga là phương pháp tự cải thiện bản thân cổ xưa nhất, có từ ngàn năm trước đây. Yoga là phương pháp kết hợp giữa nhiều kỹ thuật chống stress như: hít thở, trị liệu, tưởng tượng Với Yoga, bạn sẽ có thêm nhiều năng lượng tươi vui cho cuộc sống. Thỉnh thoảng người ta gọi thể dục dưỡng sinh là “trị liệu tĩnh” vì nó giúp giảm stress, tăng cường sự dẻo dai, năng lượng và khả năng chịu đựng. 10. Hãy cười lên “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Ông bà ta đã chứng minh như vậy và dĩ nhiên toàn nhân loại ai ai cũng biết đến. Nụ cười giúp giảm mức độ hóc-môn stress, giảm huyết áp máu và làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chứng minh cho thấy trẻ em một ngày cười khoảng 300 lần, trong khi người lớn chỉ cười khoảng 15 lần. Vậy phải làm sao để cười được nhiều khi những chuyện buồn phiền cứ đến với bạn? Bí quyết đây! Hãy nhớ về tuổi thơ, nhớ về những kỷ niệm đẹp và cười lên nào! . Sống chung với stress Trong cuộc sống công nghiệp, chúng ta không thể không gặp stress. Thế nhưng, bạn đừng đòi hỏi là sẽ không bị stress mà phải biết cách “đối phó” với nó. . quá sức. Người bị hyperstress thường dễ nổi nóng bất tử. Những nhân viên giao dịch chứng khoán rất dễ mắc chứng bệnh này. Hypostress Trái lại với hyperstress, hypostress chỉ xảy đến khi bạn. những chi tiết hơn. Nhưng nếu stress diễn ra ở mức độ lớn và những yêu cầu từ cuộc sống đòi hỏi bạn phải óc nhiều khả năng hơn nữa để đương đầu với stress, thì loại stress này đang là mối đe

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan