Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc trồng cà chua sạch theo phươ ng pháp thuỷ canh

14 711 6
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc trồng cà chua sạch theo phươ ng pháp thuỷ canh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tên dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc trồng cà chua sạch theo phương pháp thuỷ canh Chủ nhiệm dự án: NGUYỄN VĂN ĐẸP Địa điểm triển khai dự án: xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Thời gian thực hiện: 18 tháng (06/2007 đến 12/2008) Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí: 928.191.000đ. Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 278.532.800đ Vốn tự có: 649.658.200đ A. Tóm tắt kết quả thực hiện dự án 1. Tóm tắt dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc trồng cà chua sạch theo phương pháp thuỷ canh” do ông Nguyễn Văn Đẹp chủ nhiệm dự án. Thời gian thực hiện từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008, tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 2. Mục tiêu dự án: Xây dựng mô hình trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh, ứng dụng tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cà chua. 3. Kết quả dự án: Xây dựng được mô hình sản xuất cà chua theo phương pháp thủy canh, quy trình trồng cà chua theo phương pháp thủy canh thích hợp với điều kiện khí hậu tỉnh Bình Dương, đạt hiệu quả kinh tế cao. 4. Sản phẩm của dự án: Cà chua đạt năng suất trên 150 tấn/ha/năm, trọng lượng trái trên 80g/trái, chất lượng cao, màu trái đẹp và đồng nhất, ít sâu bệnh hại, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dự án đã xây dựng được 1 nhà lưới diện tích 2000 m 2 , cải tiến cửa vào 2 lớp giảm được sâu bệnh xâm nhập vào trong nhà khi ra vào chăm sóc. Để giảm nhiệt độ trong nhà lưới vào giữa trưa, dự án đã thiết kế, lắp đặt hệ thống quạt gió phun sương mang lại hiệu quả giảm nóng rõ rệt. Tuy nhiên chỉ sử dụng hệ thống phun sương vào những ngày nắng ráo, tránh những ngày mưa, ẩm vì sẽ tăng ẩm độ trong nhà lưới. Đã đào tạo được 02 kỹ 2 thuật viên thành thạo các thao tác kỹ thuật điều hành quy trình công nghệ đã được chuyển giao. Dự án cũng đã liên kết tốt với các phương tiện truyền thông đại chúng để quảng bá cho mô hình và được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. B. Quy trình trồng cà chua theo phương pháp thủy canh tại Bình Bương 1. Chọn giống Giống cà chua chọn trồng trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh nên chọn giống có thời gian sinh trưởng vô hạn, thời gian từ trồng đến thu hoạch là 6 – 8 tháng. Nên chọn giống có kích thước trái phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng: trái tròn hoặc tròn dài (giống cà chua hồng), trọng lượng khoảng 80 – 100 g/trái, màu đỏ bóng đẹp. Ví dụ: Các giống ngoại nhập: Appolo, Grandeur, Tropic boy, Avanti, Summer. Các giống tại Việt Nam: T26 và T30 của công ty Xanh (Greenn Co); TN 148, TN 270, TN 480, TN 386 của Trang nông. 2. Quy trình trồng và chăm sóc cà chua theo phương pháp thủy canh 2.1 Chuẩn bị nhà lưới: - Nhà lưới được quét dọn sạch nền, xử lý vôi bột khử trùng, quạt gió để thông thoáng khí. Đường ống dẫn nước tưới và phân bón cũng được làm sạch, các vòi phun được kiểm tra, không bị ngẹt. - Dùng thêm 4kg Clorin pha với 200 lít nước phun khắp trong nhà trồng, để sát khuẩn trước khi trồng 03 - 05 ngày. - Ở xung quanh bên ngoài nhà lưới: Phun Aldrin để trừ kiến và côn trùng. 2.2 Chọn thời vụ gieo trồng: - Cà chua trồng trong nhà lưới có thể trồng quanh năm, thường thì 1 năm có thể trồng được 2 vụ (01 vụ trồng 06 tháng). - Trồng cà chua theo thời vụ thông thường: + Vụ Hè Thu: Gieo tháng 7, tháng 8, trồng tháng 8, tháng 9, thu hoạch vào cuối tháng 10 và 12. + Vụ Thu Đông: Gieo từ giữa tháng 9 sang cuối tháng 10, trồng tháng 11 để thu hoạch vào tháng 2, tháng 3. + Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 11, trồng tháng 12 và thu hoạch tháng 3, tháng 4. + Mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường nhiều nơi còn gieo thêm cà chua vụ 3 Xuân - Hè, gieo hạt tốt nhất từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 để cây con được trồng chậm nhất vào quãng 15 tháng 3, cho thu hoạch vào tháng 5 - 6. 2.3 Chuẩn bị hạt giống, vườn ươm: - Ngâm hạt giống: hạt giống được ngâm trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) trong 2 giờ, sau đó vớt ra và ủ lại trong khăn vải được vắt ráo nước trong vòng 2 ngày. Lượng giống để trồng cho 2.000 m 2 là 15 – 20g (khoảng 7.000 hạt, có độ nẩy mầm trên 80%). - Hạt cà chua được gieo trong vĩ ươm (7 lỗ x 12 lỗ), mỗi ngăn chỉ bỏ 1 hạt – độ sâu hạt từ 0,2 -0,5 cm. Giá thể ươm hạt giống được sử dụng là xơ dừa mịn đã được làm sạch. - Trong thời gian này chỉ dùng nước lã có pH = 6 để tưới. - Khi tỉ lệ cây có 2 lá thật khoảng 80% số lượng thì bắt đầu tưới phân bón với EC = 1,5 và pH = 6 bằng cách phun sương. - Khi cây con được 1 tuẩn tuổi thì phun thuốc Ridomin gol để ngăn ngừa một số bệnh. 2.4 Chuẩn bị giá thể: - Xơ dừa đã được xử lý tiệt trùng, sạch sâu bệnh, khử chát, trộn chung một ít vôi bột. - Dùng 5kg Clorin pha 1000 lít nước tưới đều vào giá thể sẽ trồng. Ngày hôm sau dùng 5m 3 nước lã tưới đều vào giá thể trồng. - Mười ngày sau lại dùng 10m 3 nước lã tưới đều vào giá thể mục đích giúp cho giá thể giữ được ẩm trước khi chuyển cây con từ khay ươm vào bầu giá thể trồng. - Kích thước bầu: Bầu sau khi bỏ giá thể vào đảm bảo dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao khoảng 35cm). 2.5 Trồng cây: - Trồng cây vào bầu giá thể: khoảng 15 – 16 ngày sau khi gieo ươm hạt cà chua, lúc này cây con được khoảng 4 – 5 lá thật (cao 10 – 15cm), chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển cây ươm vào giá thể trồng. Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước. - Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng. - Khoảng cách trồng: 1 bầu giá thể trồng 2 cây. Các bầu giá thể được đặt trên 1 máng tôn dài 45m, rộng 45cm, khoảng cách 2 bầu trên máng là 45cm, khoảng cách 2 máng 2 máng là 1,2m (xem sơ đồ). Máng tôn vừa có tác dụng hạn chế giá thể rơi ra mặt sàn, vừa có tác dụng giữ lại lượng nước và phân bón thừa chảy ra khi tưới giúp tiết kiệm 4 được một lượng nước và phân bón thừa từ 10 – 20%. Khi trồng để lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm ngay sau khi trồng. - Mật độ trồng: 6.000 cây/ 2000m 2 sàn nhà lưới. - Trồng dặm lại cây chết sau khi trồng 7-10 ngày để ruộng được đồng đều. 2.6 Chăm sóc: - Sau khi trồng xong tiến hành quét dọn vệ sinh trong nhà lưới vì khi trồng sẽ có một số giá thể bị rơi ra mặt nền. - Ngay sau khi trồng bắt đầu tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình. + Tưới nước: - Khi cây còn nhỏ số lần tưới trong ngày khoảng 8 lần và không tưới vào lúc nắng nóng vì lúc ấy nước đọng lại trong đường ống rất nóng. Nước tưới lúc này có EC = 1 và pH = 6. - Lượng nước tưới tùy theo sinh trưởng của cây, nên tưới nước nhiều vào hai thời kỳ: Lúc ra quả rộ (trên 50% số cây đã có quả) và lúc phát triển mạnh. Chú ý không để bộ lá cà chua bị héo rũ trong bất kì giai đoạn nào. Đối với dự án này, phân bón và nước tưới được lập trình sẵn kết hợp tưới nước và bón phân chung với nhau. + Kết quả thực nghiệm quy trình bón phân cho cà chua trồng thuỷ canh tại Bình Dương - Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt trồng cây bằng phương pháp thuỷ canh thì việc thử nghiệm chọn ra một hỗn hợp các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất tối ưu, chống chịu sâu bệnh là điều hết sức quan trọng. - Qua quá trình thực nghiệm phối trộn nhiều loại phân bón và nồng độ phân khác nhau, tác giả đưa ra một quy trình phối trộn tối ưu như sau: 45 m 0, 45 m 0, 45 m 1,2 m Bầu giá th ể Máng tôn Sơ đồ: Khoảng cách trồng cà chua trong nhà lưới theo phương pháp thủy canh tại Bình Dương 5 - Dự án dùng hoàn toàn là phân hóa học nên một số phân không thể hòa chung ở nồng độ cao vì sẽ gây ra phản ứng kết tủa nên phải dùng ít nhất 3 thùng để hòa tan đậm đặc phân bón. Cách phối trộn phân bón: Nếu dùng 3 thùng phân thì có 3 bộ trộn: Phân và liều lượng trộn trong 3 thùng A, B và C như sau: - Thùng A: các chất được pha trong 300 lít nước và khuấy tan đều. - Thùng B: các chất được pha trong 300 lít nước và khuấy tan đều. - Thùng C: vì nguồn nước tưới có pH thấp (khoảng 4,2) nên phải dùng NaOH hoặc KOH để nâng pH lên 6. Theo kinh nghiệm tại nơi thực hiện dự án 40.000 lít nước sẽ được hòa với khoảng 1,5 kg KOH hoặc NaOH để nâng pH từ khoảng 4,2 lên 6. - Các chất được pha vào 600 lít nước tạo thành dung dịch phân bón đậm đặc, sau đó dung dịch phân bón đậm đặc này sẽ được pha với 40.000 lít nước để tưới cho cà chua, trong vòng 7 ngày cho 2000 m 2 sàn. Cách bón - Trong tuần lễ đầu khi trồng mỗi ngày tưới lên 1 gốc cây khoảng 200 ml với EC =1 và pH = 6. Tưới làm 10 lần trong ngày. Thùng A - Calcium Nitrate : 18 kg - Potasium Nitrate : 2,8 kg - KH 2 PO 4 : 2,6 kg Thùng B - K 2 SO 4 : 8 kg - MgSO 4 : 6,8 kg - FeSO 4 : 400gr - H 3 BO 3 : 80gr - MnSO 4 : 60gr - ZnSO 4 : 25gr - CuSO 4 : 10 gr - Molypden : 2 gr Thùng C NaOH hoặc KOH 6 - Tuần thứ 2- 4 tưới tăng dần đến 800 ml/gốc và số lần tưới tăng lên khoảng 16 lần. - Tuần thứ 5 về sau tăng lượng calcium nitrat từ 18 kg lên 25 kg. Và EC = 1,5 ; pH = 6, lượng nước tưới trong 1 ngày khoảng từ 1,5 lít /gốc đến 2 lít/gốc tùy theo lượng áng sáng và nhiệt độ và số lần tưới trong 1 ngày khoảng 20 lần. * Chú ý: Ở giai đoạn từ khi mới trồng đến 15 ngày sau khi trồng cây thường biểu hiện thiếu sắt – cần bổ sung sắt bằng cách phun trên lá chelat sắt. + Vun tỉa: Sau khi trồng 20 ngày cây cao khoảng 50 cm đã bắt đầu đổ ngã nên lúc này phải tiến hành cắm cọc (cọc dài 1,20 cm) và quấn dây ở đoạn cách mặt đất 30 - 35 cm. Trong thời gian này cây phát triển rất nhanh, mỗi ngày cây cao thêm khoảng 3cm, nên việc quấn dây phải thường xuyên để tránh đổ ngã, đồng thời hàng ngày tỉa hết nhánh bên, chỉ để hai thân chính. Tỉa bỏ cả những lá già và những lá hết khả năng quang hợp. Khi tỉa không làm bầm dập vết cắt và tỉa khi nhà lưới khô ráo. + Rung bông, thụ phấn (khoảng 45 ngày sau trồng): khi cây bắt đầu ra bông, vì trong điều kiện nhà lưới không có nhiều gió như ngoài tự nhiên, đồng ruộng nên việc rung bông thụ phấn cho cà chua là rất quan trọng và công việc này được thực hiện liên tục từ thời điểm khi cà bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ đến 10h30’ cho đến khi thu hái hết giúp cho bông thụ phấn tốt hơn. + Kết quả kiểm soát tình hình sâu bệnh hại trong nhà lưới tại Bình Dương Tình hình phát sinh phát triển của sâu bệnh gây hại trong nhà lưới ở điều kiện khí hậu tỉnh Bình Dương cho thấy xuất hiện đều quanh năm, đặc biệt là các loại bệnh trên cây cà chua. * Sâu hại: - Cà chua thường gặp các sâu hại như sâu xanh, sâu khoang ăn lá, ăn cùi quả, sâu hồng đục quả và rệp. Tuy nhiên, mô hình trồng cà chua của dự án cho thấy chỉ xuất hiện con sâu khoang ăn lá vào thời gian đầu mới trồng cà chua trong nhà lưới, do chưa có kinh nghiệm xử lý giá thể, che chắn kỹ. - Kiểm soát tình hình sâu hại: bằng cách phun thuốc trừ sâu sinh học Catex 1,8EC & 3,6EC đây là loại thuốc trừ sâu tiên tiến thế hệ mới, không sử dụng hóa chất. Với hoạt chất Abamectin 1.8%, 3.6%, Catex 1.8EC & 3.6EC có tác dụng diệt trừ các loại sâu miệng nhai và nhện đã kháng thuốc, nên ngoại trừ diệt được con sâu khoang còn có thể phòng trị một số loại sâu rầy khác. - Theo khuyến cáo thì loại thuốc Catex 1.8, 3.6EC an toàn cho cây trồng, không để lại dư lượng trong nông sản, rất ít ảnh hưởng đến thiên địch, thích hợp sử dụng cho vùng rau an toàn. 7 - Ngoài dùng thuốc sinh học thì phương pháp xử lý giá thể kỹ trước khi trồng và làm cửa ra vào hai lớp cũng đã hạn chế rất lớn loại sâu hại này. * Bệnh hại: - Bệnh hại hay gặp là bệnh mốc sương (sương mai) và bệnh xoắn lá. Đối với các loại bệnh này thì chúng tôi không dùng biện pháp hóa học nào để xử lý điều trị, chỉ phòng ngừa bệnh giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ (từ cây con đến ra hoa) bằng chế phẩm Exin, cây cà chua khi bắt đầu ra hoa về sau nhờ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối nên sức đề kháng cao, bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cà chua không đáng kể. 2.7 Thu hoạch: - Khoảng 70 ngày sau trồng khi trái cà chua đã to, đẫy sức, vỏ quả căng và bóng láng, chuyển từ màu xanh sang trắng xanh, cành quả có những vòng nâu là lúc hạt đã phát dục đầy đủ, có thể thu hoạch để vận chuyển đi xa được an toàn, còn nếu không thì để quả chín một nửa rồi thu hoạch, thu hoạch mỗi ngày. Khi thu hoạch dùng kéo cắt nhẹ cuống quả để không làm gãy núm quả và khỏi làm ảnh hưởng đến chùm quả. - Khi tiến hành thu hái đồng thời hạ dây từ từ để cây không bị gãy, việc hạ dây với mục đích chính là ngọn cây thấp để tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. 8 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MÔ HÌNH TRỒNG CÀ CHUA THEO PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH TẠI BÌNH DƯƠNG 1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống pha trộn dưỡng chất 2. Sơ đồ thiết kế nhà lưới 7,5 m 2,5 m 2,0 m Hình 2: Sơ đồ thiết kế nhà lưới dự án “Thủy canh cà chua” HÌNH 1: 9 Hình 3: Sơ đồ mặt bằng nhà lưới dự án “Thủy canh cà chua” 45 m 45 m Nhà điều hành (tưới nước, phối trộn phân bón, chứa dụng cụ thi ết bị) Cửa vào 2 lớp Hình 4: Sơ đồ tổng thể mô hình nhà lưới dự án “Thủy canh cà chua” 45 m 45 m 10 Hình 1 + 2: Mô hình nhà lưới [...].. .Hình 3 + 4: Sơ b trí b u giá th tr ng và h th ng tư i nư c, bón phân 11 Hình 5 + 6: Ươm tr ng cà chua 12 Hình 7: Qu n dây cho cà chua Hình 8: 13 u qu Hình 9: Chu n b thu ho ch Hình 10: B i thu 14 . dự án: Xây d ng mô hình ng d ng và chuyển giao c ng nghệ trong việc tr ng cà chua sạch theo phư ng pháp thuỷ canh do ng Nguyễn Văn Đẹp chủ nhiệm dự án. Thời gian thực hiện từ th ng 6 năm. 1 Tên dự án: Xây d ng mô hình ng d ng và chuyển giao c ng nghệ trong việc tr ng cà chua sạch theo phư ng pháp thuỷ canh Chủ nhiệm dự án: NGUYỄN VĂN ĐẸP Địa điểm triển khai. sản xuất, t ng n ng suất và chất lư ng cà chua. 3. Kết quả dự án: Xây d ng được mô hình sản xuất cà chua theo phư ng pháp thủy canh, quy trình tr ng cà chua theo phư ng pháp thủy canh thích

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan