Creative commons là gì cho các giáo viên và học sinh

5 584 0
Creative commons là gì cho các giáo viên và học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Creative Commons là gì? cho các giáo viên và học sinh Chỉ dẫn thông tin này được phát triển chung từ Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới thông qua Creative Commons Úc và Nhóm Cố vấn Bản quyền của Hội đồng cấp Bộ các Công tác Giáo dục, Việc làm, Huấn luyện và Thanh niên. Liên hệ với Creative Commons Úc để có thêm thông tin tại info@creativecommons.org.au. Creative Commons (CC) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế tích cực cung cấp các giấy phép tự do cho những người sáng tạo để sử dụng khi làm cho các tác phẩm của họ sẵn sàng cho công chúng. Những giấy phép này giúp cho người sáng tạo sớm trao quyền cho những người khác để sử dụng tác phẩm theo những điều kiện nhất định. Mỗi lần một tác phẩm được tạo ra, như khi một bài trong tạp chí được viết hoặc một tấm ảnh được chụp, tác phẩm đó được tự động bảo vệ về bản quyền. Bảo vệ bản quyền ngăn ngừa được những người khác khỏi việc sử dụng tác phẩm đó theo những cách thức nhất định, như bản quyền của tác phẩm hoặc đặt tác phẩm lên trực tuyến. Các giấy phép CC cho phép người sáng tạo hoặc tác phẩm lựa chọn cách mà họ muốn những người khác sử dụng tác phẩm đó. Khi một người sáng tạo phát hành tác phẩm của họ theo một giấy phép CC, thì các thành viên của công chúng biết được họ có thể và không thể làm gì với tác phẩm đó. Điều này có nghĩa là họ chỉ cần tìm kiếm quyền của tác giả khi họ muốn sử dụng tác phẩm đó theo một cách thức không được giấy phép cho phép. Thứ tuyệt vời là tất cả các giấy phép CC đều cho phép các tác phẩm được sử dụng cho các mục đích giáo dục. Kết quả là, các giáo viên và học sinh có thể tự do sao chép, chia sẻ và đôi khi sửa đổi và pha trộn một tác phẩm CC mà không phải tìm kiếm quyền của người sáng tạo. Các quyền và nghĩa vụ tiêu chuẩn CC đưa ra 6 giấy phép cốt lõi, mỗi giấy phép đó cho phép các thành viên của công chúng sử dụng tư liệu theo các cách khác nhau. Trong khi có những giấy phép CC khác nhau, thì tất cả các giấy phép CC bao gồm các quyền và nghĩa vụ tiêu chuẩn nhất định. Gói thông tin này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Attribution 2.5 của Úc. Bạn được tự do sao chép, giao tiếp và thích nghi tác phẩm, miễn là bạn ghi nhận công của Trung tâm Xuất sắc ARC vì các nền Công nghiệp Sáng tạo và Đổi mới, Đơn vị Bản quyền Quốc gia và Creative Commons Úc. Một bản sao giấy phép này là sẵn sàng tại: http://creativecommons.org/licenses/by/2.5/au hoặc viết cho info@creativecommons.org.au. Các ảnh (từ trái qua phải): “Việc dạy toán hoặc thứ gì đó” của foundphotoslj, www.flickr.com/photos/foundphotoslj/466713478; “Học tập” của stefg, www.flickr.com/photos/stefg/99303072; “Dạy học” của Jacob Bøtter, www.flickr.com/photos/jakecaptive/2924964056; “telemachus: tòa tháp, 8 giờ sáng, lý thuyết, trắng/vàng, người thừa kế, thuật lại (trẻ)” của brad lindert, www.flickr.com/photos/bradlindert/139377645. Tất cả các ảnh được cấp phép theo một giấy phép chung Creative Commons Attribution 2.0, http://creativecommons.org/licenses/by/2.0. Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Các quyền của người sử dụng Mỗi giấy phép CC cho phép bạn được: • Sao chép tác phẩm (nghĩa là tải về, tải lên, sao chụp và quét tác phẩm đó); • Phân phối tác phẩm đó (như, cung cấp các bản sao chụp của tác phẩm đó cho các giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và cộng đồng); • Hiển thị hoặc trình bày tác phẩm (như, chơi các bản ghi âm thanh hoặc phim trong lớp, hoặc chuyển việc chơi được đó cho phụ huynh học sinh); • Truyền đạt tác phẩm (như, làm cho tác phẩm sẵn sàng trực tuyến và trong intranet của nhà trường, hệ thống quản lý đào tạo hoặc trên một blog của lớp); và • Định dạng các bản sao chuyển dịch đúng nguyên văn của tác phẩm (như, sao chép một phiên bản MP3 âm nhạc lên một đĩa CD hoặc một phiên bản MP4 của một cuốn phim lên một đĩa DVD để chơi trong lớp học). Nguồn: Được áp dụng từ 'Các quyền cơ bản', http://wiki.creativecommons.org/Baseline_Rights Một số giấy phép CC cho phép bạn sử dụng theo các cách khác, tuy nhiên những cách trên là các quyền cơ bản của người sử dụng được đưa ra cho tất cả các tư liệu CC. Các nghĩa vụ của người sử dụng Khi bạn sử dụng bất kỳ tư liệu CC nào, bạn phải: • luôn ghi công của người sáng tạo tác phẩm đó (các thông tin về cách ghi nhận công một tác phẩm, xem chỉ dẫn thông tin, 'Làm thế nào để Ghi nhận công cho Tư liệu Creative Commons tại http://www.smartcopying.edu.au/scw/go/pid/956'; • có được quyền từ người sáng tạo để làm mọi điều vượt ra ngoài các điều khoản giấy phép (như, sử dụng thương mại đối với tác phẩm hoặc tạo một tác phẩm phái sinh ở những nơi mà giấy phép không cho phép điều này); • giữ bất kỳ lưu ý bản quyền nào được gắn nguyên si với tác phẩm trong tất cả các bản sao của tác phẩm; • chỉ ra và liên kết tới giấy phép từ bất kỳ bản sao nào của tác phẩm; và • khi bạn tiến hành những thay đổi cho tác phẩm, hãy ghi nhận tác phẩm gốc ban đầu và chỉ ra rằng những thay đổi đã được thực hiện (như bằng việc nói 'Đây là một bản dịch sang tiếng Việt của tác phẩm gốc ban đầu, X') Hơn nữa, khi bạn sử dụng bất kỳ tư liệu CC nào, bạn phải không: • chỉnh sửa các điều khoản của giấy phép; • sử dụng tác phẩm theo bất kỳ cách gì gây thiệt hại cho uy tín của người sáng tạo tác phẩm; • ngụ ý rằng người sáng tạo đang phê chuẩn hoặc đỡ đầu cho bạn hoặc tác phẩm của bạn: hoặc • bổ sung bất kỳ công nghệ nào (như quản lý các quyền số) cho tác phẩm mà hạn chế những người khác sử dụng nó theo những điều khoản của giấy phép. Nguồn: Được áp dụng từ 'Các quyền cơ bản', http://wiki.creativecommons.org/Baseline_Rights Các yếu tố tùy chọn của giấy phép Cùng với các quyền và nghĩa vụ cơ bản được thiết lập trong từng giấy phép CC, có một tập hợp các yêu tố 'tùy chọn' của giấy phép có thể được người sáng tạo tác phẩm bổ sung. Những yếu tố đó cho phép người sáng tạo lựa chọn các cách thức khác nhau như họ muốn công chúng sử dụng tác phẩm của họ. Người sáng tạo có thể pha trộn và khớp nối các yếu tố đó để tạo ra giấy phép CC họ muốn. Qui trình này là một cách đơn giản và nhanh chóng cho những người sáng tạo để chỉ ra cách mà họ muốn tác phẩm của họ được sử dụng. Mỗi yếu tố có biểu tượng và mô tả tóm tắt của nó, làm cho chúng dễ dàng để nhận diện. Có 4 yếu tố tiêu chuẩn của giấy phép là: Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 2/5 Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Ghi công - Attribution (BY) Bạn phải ghi công của người sáng tạo, tên và giấy phép của tác phẩm. Điều này là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các giấy phép Creative Commons. Để có thêm thông tin về cách ghi công cho một tác phẩm, hãy xem chỉ dẫn thông tin, 'Làm thế nào để Ghi công cho Tư liệu Creative Commons tại http://www.smartcopying.edu.au/scw/go/pid/956. Phi thương mại - Non-commercial (NC) Bất kỳ sử dụng tác phẩm nào cũng chỉ được cho các mục đích phi thương mại. Ví dụ, chia sẻ tệp, sử dụng cho giáo dục và các cuộc liên hoan phim tất cả là được phép, nhưng việc quảng cáo và sử dụng vì mục đích thương mại là không được phép. Không có tác phẩm phái sinh - No Derivative Works (ND) Tác phẩm chỉ có thể được sử dụng chính xác như nó hiện có. Tác phẩm không thể được tùy biến hoặc sửa đổi theo bất kỳ cách gì. Điều này có nghĩa là bạn sẽ cần có quyền bổ sung nếu bạn muốn trộn tác phẩm đó, cắt xén một cái ảnh, sửa văn bản hoặc sử dụng một bài hát trong một bộ phim. Chia sẻ giống tương tự - Share Alike (SA) Bất kỳ tác phẩm mới nào được tạo ra có sử dụng tài liệu này phải được làm cho sẵn sàng theo giấy phép y hệt như với tác phẩm gốc ban đầu. Vì thế, ví dụ, nếu bạn trộn một tác phẩm theo giấy phép Ghi công - Chia sẻ Tương tự (Attribution-Share Alike), thì bạn phải phát hành tác phẩm mới mà bạn tạo ra đó theo một giấy phép Ghi công - Chia sẻ Tương tự. Sáu giấy phép Creative Commons tiêu chuẩn Những yếu tố đó sẽ được trộn và khớp nối để tạo ra 6 giấy phép CC tiêu chuẩn. Bảng bên dưới liệt kê những giấy phép đó và những điều kiện khác nhau gắn với từng giấy phép. Giấy phép Biểu tượng Dạng sử dụng Bạn có thể Ghi công (BY) Thương mại và phi thương mại - Sao chép - Tùy biến hoặc sửa đổi - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); và - Cấp phép cho những người khác Ghi công Phi thương mại (BY-NC) Chỉ phi thương mại - Sao chép - Tùy biến hoặc sửa đổi - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); và - Cấp phép cho những người khác Ghi công - Chia sẻ tương tự (BY-SA) Thương mại và phi thương mại - Sao chép - Tùy biến hoặc sửa đổi - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); và - Cấp phép cho những người khác theo các điều khoản y hệt như tác phẩm gốc ban đầu Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 3/5 Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Giấy phép Biểu tượng Dạng sử dụng Bạn có thể Ghi công - Không có tác phẩm phái sinh (BY-ND) Thương mại và phi thương mại - Sao chép - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); và - Cấp phép cho những người khác Ghi công - Phi thương mại - Chia sẻ tương tự (BY-NC-SA) Chỉ phi thương mại - Sao chép - Tùy biến hoặc sửa đổi - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); và - Cấp phép cho những người khác theo các điều khoản y hệt như tác phẩm gốc ban đầu Ghi công - Phi thương mại - Không có tác phẩm phái sinh (BY-NC-ND) Chỉ phi thương mại - Sao chép - Phân phối lại (xuất bản, hiển thị, trình bày hoặc truyền đạt công khai tác phẩm); các bản sao y hệt bản gốc; và - Cấp phép cho những người khác Chuyện hoang đường về Creative Commons Bên dưới là một số chuyện hoang đường mà bạn có thể nghe thấy về Creative Commons. CC là chống bản quyền CC tin tưởng vào bản quyền và quyền của những người sáng tạo để kiểm soát sử dụng tác phẩm của họ. CC chỉ đưa ra các công cụ tự nguyện để cho phép những người sáng tạo quản lý bản quyền của riêng họ. Bạn có thể làm bất kfy thứ gì bạn muốn với các tài liệu CC Các tài liệu CC không phải là tự do về bản quyền. Người sáng tạo tác phẩm không đánh mất bản quyền trong tác phẩm của họ, nhưng thay vào đó chọn chia sẽ tác phẩm đó với công chúng theo những điều kiện nhất định. Nếu bạn vi phạm giấy phép bằng việc sử dụng tư liệu đó theo một cách thức không được cho phép, thì luật bản quyền tiêu chuẩn áp dụng được. Tất cả các giấy phép CC đều là phi thương mại Một số người nghĩ rằng bạn không bao giờ được phép sử dụng thương mại một tác phẩm CC. Điều này là không đúng. Có một số giấy phép CC cho phép sử dụng thương mại tác phẩm. Vì sao trường học và TAFE 1 nên sử dụng CC? Các giáo viên và CC Dù các giáo viên có thể dựa vào các giấy phép theo luật định và những ngoại lệ về giáo dục được thiết lập theo Luật Bản quyền Úc để sao chép và truyền đạt tư liệu, có rất nhiều qui định hạn chế áp đặt khi một giáo viên có khả năng để: • Sao chép toàn bộ tác phẩm hoặc các phần lớn của một tác phẩm; • Sửa đổi và pha trộn một tác phẩm; và/hoặc • Làm cho tác phẩm sẵn sàng cho các phụ huynh và cộng đồng. Sử dụng tư liệu CC là một lựa chọn thay thế tốt vì: • Các giáo viên có thể sao chép toàn bộ một tác phẩm mà không có hạn chế nào; • Có nhiều tư liệu CC mà các giáo viên có thể sửa đổi và pha trộn; • Các phụ huynh và cộng đồng có thể tự do truy cập tác phẩm; và • Tư liệu CC là sẵn sàng một cách tự do và không phải chịu các chi phí giấy phép. 1TAFE: Chương trình Giáo dục Kỹ thuật và Hơn nữa (Technical and Further Education) Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 4/5 Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Các học sinh và CC Các học sinh cũng có thể hưởng lợi từ việc sử dụng tư liệu CC trong lớp học và trong các bài tập ở nhà của họ. Các học sinh sao chép và truyền đạt tư liệu theo những điều khoản làm việc công bằng theo Luật Bản quyền. Những điều khoản đó là phức tạp, làm khó cho học sinh để: • Sao chép toàn bộ một tác phẩm hoặc các phần lớn của tác phẩm; • Sửa đổi và pha trộn một tác phẩm; và/hoặc • Làm cho tác phẩm sẵn sàng cho các phụ huynh và cộng đồng. Sử dụng tư liệu CC là một lựa chọn thay thế tốt vì: • Các học sinh có thể sao chép toàn bộ một tác phẩm mà không có hạn chế nào; • Có nhiều tư liệu CC mà các học sinh có thể sửa đổi và pha trộn; và • Các phụ huynh và cộng đồng có thể tự do truy cập tác phẩm. Những điều để nghĩ trước khi sử dụng tư liệu Creative Commons Bên dưới là một số câu hỏi bạn nên tự hỏi mình trước khi sử dụng tư liệu CC. Liệu tôi có đang tuân thủ giấy phép hay không? Nếu bạn vi phạm giấy phép CC bằng việc sử dụng tác phẩm theo một cách thức không được giấy phép CC cho phép, thì luật bản quyền tiêu chuẩn áp dụng được và bạn có thể có trách nhiệm đối với sự vi phạm bản quyền. Bạn có nghĩ rằng tư liệu đang vi phạm hay không? Như với tất cả các tác phẩm bạn thấy trên trực tuyến, bạn nên luôn coi chừng sự vi phạm bản quyền. Thực tế đơn giản là nhiều người vi phạm bản quyền một cách vô ý vì họ không biết là họ không được phép để đưa tư liệu đó lên trực tuyến. Những người sáng tạo mà đang sử dụng các giấy phép CC nhận thức được về bản quyền nhiều hơn, và vì thế có xu hướng làm cho lỗi này ít thường xuyên hơn. Tuy nhiên, vẫn có một ý tưởng tốt để sử dụng ý nghĩa chung của bạn. Nếu tác phẩm có chứa âm nhạc, truyền hình hoặc phim thương mại thì bạn nên cố gắng liên hệ với người đã đưa tác phẩm đó lên trực tuyến để đảm bảo rằng họ có quyền làm cho tác phẩm đó sẵn sàng theo cách thức đó trước khi bạn sử dụng nó. Làm cách nào khi tôi muốn cấp phép cho sản phẩm cuối cùng của tôi? Luôn quan trọng để nghĩ về những gì bạn muốn sử dụng cuối cùng cho tác phẩm của bạn ngay từ đầu. Nếu bạn muốn làm cho tác phẩm của bạn sẵn sàng theo một giấy phép CC, thì bạn cần quyết định giấy phép nào bạn định để sử dụng cho tác phẩm của bạn khi điều này sẽ xác định tư liệu CC nào bạn có thể đưa vào trong tác phẩm của bạn. Những liên kết hữu dụng • 'Chọn một Giấy phép', http://creativecommons.org/about/licenses • Các biểu tượng và phù hiệu của giấy phép, http://creativecommons.org/presskit • Chính sách sử dụng các biểu tượng và phù hiệu của giấy phép, xem 'Chính sách Thương hiệu của Creative Commons' tại http://creativecommons.org/policies Dịch sang tiếng Việt: Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com Dịch xong: 22/05/2012 Bản gốc tiếng Anh: http://www.smartcopying.edu.au/scw/webdav/site/scwsite/shared/What_is_Creative_Commons__website_.pdf Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 5/5 . hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 4/5 Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Các học sinh và CC Các học sinh cũng có thể hưởng lợi từ. http://creativecommons.org/licenses/by/2.0. Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Các quyền của người sử dụng Mỗi giấy phép CC cho phép bạn được: • Sao chép tác phẩm (nghĩa là tải. chuẩn của giấy phép là: Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 2/5 Creative Commons là gì? Cho các giáo viên và học sinh Ghi công - Attribution

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan