khí hậu à nhiệt đới và biền đổi khí hậu toàn cầu

7 3.8K 1
khí hậu à nhiệt đới và biền đổi khí hậu toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trên thế giời này việc phân chia các đới khí hậu trên thế giới có nhiều hướng khác nhau.trong đó có đới khí hậu cận nhiệt còn gọi là khí hậu á nhiệt đới. -Ở khu vực á nhiệt đới, chế độ bức xạ và đặc điểm hoàn lưa khí quyển mùa đông giống khu vực ôn đới, mùa hạ giống khu vực nhiệt đới. Năng lượng mặt trời tới trái đất nhận được hằng năm so với khu vực nhiệt đới giảm khoảng 20%. Mùa đông xoái thuận chiếm ưu thế, vì vậy thường xuyên có các khối khí lạnh ( khối khí ôn đới )tràn về, có khi tuyết rơi mùa hạ đường di chuyển của các xóay thuận,được di chuyển lên các vĩ đọ cao hơn, trên các đại dương xoáy nghịch phát triển. Còn trên các lục địa thì các vùng áp thấp được hình thành do nhiệt lực và rất ít di chuyển. A:kiểu khí hậu á nhiệt đới lục địa. Mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh phân bố không khí theo chiều cao không bền vững. Mùa hạ hoạt động của xoáy thuận yếu, năng lượng mặt trời dồn xuống lớn, lượng mưa ít nên thường khô hạn. Cân bằng bức xạ tương tự ở khu vực nhiệt đới, chủ yếu để đồt nóng không khí. Nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ dưới 30 0 c, cực đại có thể vượt qua 30 0 c. Biên độ nhiệt ngày tuy có nhỏ hơn khu vực nhiệt đới nhưng vẫn còn lớn. Mùa đông ở các vĩ độn cao của lục địa á nhiệt đới cân bằng bức xạ gần tới không, xoáy thuận hoạt động thường xuyên , di chuyển từ tây sang đông. Lượng mưa hang năm khoảng 500mm, nhưng có nơi không đạt được 300mm. -Kiểu khí hậu á nhiệt đới bờ tây lục địa. Đặc điểm là mùa đông ẩm, mưa nhiều và mùa hạ nóng khô, nắng nhiều. Loại khí hậu này gọi là khí hậu Địa trung hải. -Kiểu khí hậu á nhiiệt đới đại dương. Khác với khí hậu lục địa là sự dao động của nhiệt độ không lớn, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 12 0 c, tháng ấm nhất là 20 0 c. Mùa đông xoáy thuận chiếm ưu thế, mưa rơi trong khu vực của frong nóng phụ trong xoáy thuận. Mùa hạ đươngdi chuyển của xoáy thuận và frông cực nằm ở các vĩ độ cao hơn so với mùa đông. -kiểu khí hậu á nhiệt đới bờ đông lục địa. Khí hậu ở đây có tính chất gió mùa biểu hiện sõ ở bán cầu bắc. Mùa hạ nóng ẩm, mùa đông khô lạnh. Mùa đông không khí lạnh trên các lục địa ôn đới tràn xuống, nhiệt độ các tháng mùa đông rất thấp so với bờ tây. Ngày nay sự biến đổi khí hậu ở trên trái đất đang diẽn ra mạnh mẽ, sự ôi nhiễm môi trường không khí ngày càng phức tạp. Nguyên nhân gây ra sự bién đổi khí hậu trê n trái đất là có thể phan ra hai nguyên nhân chính là: nguyên nhân do con người gây nên và ngyên nhân do thiên nhiên gây ra. -Nguyên nhân do tự nhiên. +Nguyên nhân của các biến động khí quyển hiện nay của khí hậu Trái Đất Chủ yếu là tác động của mặt trời đối với khí quyển. Dao động của hoạt động của mặt trời với chu kỳ 11 hay 80 năm. Có thể dẫn tới tính chu kỳ trong hoàn lưa và khí hậu. Thêm vào đó là sự biến đổi có tính chu kỳ của tốc độ quay của Trái Đất. +Nguyên nhân nữa là do các hoạt động của núi lửa và những trận động đất lớn do những hoạt động kiến tạo tạo nên. Trận động đất ở Haiti đã làm trục Trái Đất ngiêng tạo ra sự biến đổi của khí quyển. +Chu kỳ hoạt động của mặt trời nhất là chu kỳ hoạt động của vành tai lửa của mặt trời. Một giả thuyết có liên quan do Henrik Svensmark đưa ra rằng các hoạt động của từ trường mặt trời làm lệch hướng các tia vũ trụ mà nó có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra hạt nhân ngưng tụ mây và gây ảnh hưởng đến khí hậu Các nghiên cứu khác không thấy mối quan hệ giữa sự ấm lên với các tia vũ trụ trong các thập kỷ gần đây. Một nghiên cứu gần đây kết luận rằng các ảnh hưởng của tia vũ trụ lên các đám mây có hệ số 100 thấp hơn các biến đổi quan sát được trong các đám mây hoặc góp phần vào sự biến đổi khí hậu ngày nay. -Nguyên nhân do con người. +Từ khi con người phát minh ra máy hơi nước, nền công ngiệp của thế giới đã được tạo lạp và phát triển. Ngày nay công ngiệp của thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo hệ quả đó là con người đang thải vào khí quyển những chất khí độc hại như ( CO 2 , SO 2 CH4 ).Làm tăng hiệu ứng nhà kính. Làm cho nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng cao. -Sự phát triển của ngành hang không và ngành công nghiệp lạnh đang thải vào bầu khí quyển chất CFC, chất này đang làm thủng tầng ozon. -Sự tàn phá lá phổi xanh của thế giới, các cánh rừng nguyên sinh ngày càng biến mất khỏi thế giới của chúng ta. Không có cây xanh các chất khí độc hại sẽ không được thanh lọc. -Các hoạt động đun nấu tuy không ảnh hưởng lớn nhưng cũng góp một phần. B:Biểu hiện Đã quan trắc được: - Nhiệt độ • 1906 – 2005: tăng 0,74°C • 1956 – 2005: tăng 0,64°C - Băng tuyết ở Nam Cực • Từ 1978: giảm 2,7% mỗi thập kỷ - Nước biển dâng • Từ 1961: dâng 1,8mm/năm • Từ 1993: dâng 3,1mm/năm - Mưa • 1900 – 2005: tăng ở phía đông châu Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á, Trung Á; giảm ở Sahel, Nam Phi, Nam Á,… • Lũ lụt hạn hán gia tăng : chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công nghiệp và hiệu ứng nhà kính. Bằng chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay đổi trong nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Thể hiện trên thang tuyến tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0,74 °C ±0,18 °C trong khoảng thời gian 1906-2005. Tốc độ ấm lên trong vòng 50 năm gần đây hầu như tăng gấp đôi trong giai đoạn này (0,13 °C ±0,03 °C mỗi thập kỷ, so với 0,07 °C ± 0,02 °C mỗi thập kỷ trong giai đoạn đầu) . Thử điểm một vài tin chính: ở Nam Cực, tháng 3/2002, các nhà khoa học tận mắt chứng kiến khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè 2002, lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, diện tích băng tan đã lên tới 655.000 m 2 . Hơn 110 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông băng sẽ hầu như biến mất khỏi dãy Alpes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay). Mùa hè 2002, các nhà khoa học ghi nhận một khối băng 3,5 triệu tấn tách ra, gây ra lũ băng từ dãy núi Mali trên đỉnh Kavkaz thuộc Nga. Trong vòng 13 năm gần đây, số băng tan ở châu Âu tăng gấp đôi so với lượng băng tan của 30 năm trước (1961-1990). -Băng hà ở Na uy và dảy Anpơ bắt đầu rút ngay từ thế kỷ 19. -Ở Tây âu, nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng 10 năm đầu thế kỷ 20 tăng khoảng 2.5 0 c. So với những năm cuối thế kỷ 19. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5 0 c. -Theo số liệu thống kê của tổ chức khí tượng thế giới, trong thế kỷ 20, nhiệt độ bề mặt Trái Đất đã tăng 0.7 0 c. Đặc biệt từ năm 1976 đến nay, nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên rõ rệt, mỗi thập kỷ tăng khoảng 0.18 0 c. -Các năm đầu của thế kỷ 20, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Nhiệt độ trung bình năm 2006 tăng so với giai đoạn 1961-1990 là 0.42 0 c, năm 2006 cũng là năm có mùa đông ấm kỷ lục hơn một thế kỷ nay. . Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005). -Sự nóng lên của khí hậu Trái Đất làm cho băng ở hai cực ngày càng tan ra nhiều hơn. Băng tan ở hai cực làm cho mực nước biển ở các đại dương ngày càng dâng cao. Các số liệu quan trắc mực nước biển thế giới cho thấy mức tăng trung bình trong vòng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm. Nhưng chỉ trong 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc của vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dâng đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm. C:Tác động của sự biến đổi khí hậu tới việt nam. • Nhiệt độ: tăng 0,1 – 0,3 °C /thập kỷ • Lượng mưa: không nhất quán • XTNĐBĐ: tăng 0,0138 cơn/năm • XTNĐVN: tăng 0,0439 cơn/năm • Mực nước biển: dâng 0,19cm/năm Dự kiến biến đổi trong thế kỷ 21 • Nhiệt độ: tăng 3,7 – 4,2°C • Mưa mùa mưa: tăng 3,6 – 4,6% • Mưa mùa khô: tăng 3,8 – 4,6% • Mưa năm: tăng 3,0 – 14,6% • Mực nước biển: dâng 40 – 60 cm Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai do thời tiết như các cơn bão nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nóng và ẩm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 lạnh và khô. Mùa mưa bão từ tháng 6 đến tháng 12. Hạn hán xảy ra trong các tháng khác nhau ở các vùng khác nhau. Miền Bắc, cao nguyên Trung Bộ, và miền Nam từ tháng 11 đến tháng 4; Bắc Trung Bộ, và Trung Bộ từ tháng 6 đến tháng 7; Nam Trung Bộ từ tháng 3 đến tháng 8. Theo đánh giá của tổ chức ứng cứa toàn cầu. Việt Nam là nước đứnh đầu danh sách các nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Là một nước có đường bờ biển dài 3620km thì sự dâng lên của mực nước biển trong vài thập kỷ gần đã làm cho Việt Nam bị mất một phần đất đai. Theo thống kê sơ bộ mỗi năm việt nam mất đi khoảng 200km 2 đất. Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi những cơn bão ngày càng mạnh. Mới năm gần đây ở biẻn đông việt nam xuất hiện ngáy càng nhiều những cơn báo siêu tốc. Tần suất hoạt động và hường di chuyển ngày càng bất thường làm cho sự dự báo ngày càng khó khăn. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam vào thời băng hà lạnh nhất đó dự đoán thấp hơn so với ngày nay khoảng 5-7°C. Băng bắt đầu tan và mực nước biển bắt đầu dâng lên từ khoảng 15.000 năm cách nay. Nhiệt độ Trái đất cũng như đường bờ biển đạt đến mức như bây giờ vào khoảng 10.000 năm cách nay. Tuy nhiên, Trái đất vẫn tiếp tục nóng lên và băng tiếp tục tan, biển vẫn tiến lấn sâu hơn vào so với đường bờ hiện tại. Nhiều bằng chứng thực vật ở Đông Nam Á cho thấy, nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay chừng 2°C ở khoảng 8.000 năm cách nay, nhưng phải đến khoảng 6.000-5.000 năm cách nay, băng mới ngừng tan và nước biển mới dừng ở độ cao 4-6 m so với mực nước biển ngày nay (biển tiến Flanđri). : mực nước biển chỉ cần dâng thêm 1 m thì sẽ gây nên hiểm họa lớn đối với các nước có vùng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở các vùng đồng bằng thấp dọc ven biển. Việt Nam là một trong những nước sẽ bị tác động lớn; khi đó sẽ có đến 10,8% dân số Việt Nam bị tác động nặng nề, do có 2 đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Cửu Long. Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Hiện tượng biến đổi khí hậu còn gây ra sự . giời này việc phân chia các đới khí hậu trên thế giới có nhiều hướng khác nhau.trong đó có đới khí hậu cận nhiệt còn gọi là khí hậu á nhiệt đới. -Ở khu vực á nhiệt đới, chế độ bức xạ và đặc. á nhiệt đới bờ tây lục địa. Đặc điểm là mùa đông ẩm, mưa nhiều và mùa hạ nóng khô, nắng nhiều. Loại khí hậu này gọi là khí hậu Địa trung hải. -Kiểu khí hậu á nhiiệt đới đại dương. Khác với khí. hiệu ứng nhà kính. Làm cho nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng tăng cao. -Sự phát triển của ngành hang không và ngành công nghiệp lạnh đang thải vào bầu khí quyển chất CFC, chất này đang làm thủng

Ngày đăng: 10/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trên thế giời này việc phân chia các đới khí hậu trên thế giới có nhiều hướng khác nhau.trong đó có đới khí hậu cận nhiệt còn gọi là khí hậu á nhiệt đới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan