QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

35 1.1K 3
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

`CHUYÊN ĐỀ 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.Khái niệm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước a.Cơ quan hành chính nhà nước - Khái niệm Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước mang đầy đủ đặc điểm của cơ quan nhà nước nói chung tuy nhiên bên cạnh đó cơ quan hành chính nhà nước cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Việc tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước không chỉ giúp chúng ta có thể nhận biết các cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước mà còn giúp xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Để hiểu được khái niệm cơ quan hành chính nhà nước, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước. Các cơ quan nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất đó chính là bộ máy nhà 1 nước. Nếu căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ quan nhà nước thì bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay gồm có bốn hệ thống cơ quan, đó là: hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan xét xử và hệ thống các cơ quan kiểm sát. Trong đó, các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, các ủy ban nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các sở, phòng ban thuộc ủy ban nhân dân. Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. - Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cơ quan nhà nước: + Cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước, có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của quyền lực nhà nước đó là: cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản pháp luật và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định. + Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003… + Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Đây là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước của mình, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước. + Nguồn nhân sự chính trong cơ quan hành chính nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Ngoài những đặc điểm chung nói trên, cơ quan hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau: + Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Để thực hiện chức năng này, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiên hoạt động chấp hành – điều hành (những hoạt động được tiến hành trên cơ sơ luật và để thi hành luật). Như vậy hoạt động chấp hành – điều hành (hoạt động quản lý hành chính nhà nước) là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… Và việc thực hiện hoạt động đó là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước. 3 + Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. + Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng của cơ quan hành chính nhà nước đó là chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước được hiệu quả thì cần phải phân định thẩm quyền rõ ràng, tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan do đó pháp luật phải quy định cụ thể thẩm quyền của từng cơ quan trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Ví dụ như UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý hành chính tại địa phương của mình, không được phép xâm phạm vào thẩm quyền của các UBND cấp xã khác cũng như UBND cấp trên của mình; mỗi Bộ cũng chỉ được quản lý một lĩnh vực chuyên môn nhất định. + Các cơ quan hành chính đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Trước hết, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp do cơ quan quyền lực lập ra. Ví dụ: Quốc hội trực tiếp bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thủ tướng chính phủ, phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ; Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra… Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đều chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và phải báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực. Sở dĩ cơ quan hành chính nhà nước chịu sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng 4 cấp là do cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực. Với chức năng quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm thực hiện trên thực tế các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước do đó có sự lệ thuộc vào cơ quan quyền lực. Trong khi Tòa án hay Viện kiểm sát với chức năng xét xử, kiểm sát việc tuân theo pháp luật nên phải ít lệ thuộc vào cơ quan quyền lực để đảm bảo sự khách quan, trung thực, rõ ràng trong hoạt động. + Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. Ví dụ: Các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, các bệnh viện trực thuộc Bộ y tế; các tổng công ty, công ty, nhà máy trực thuộc Bộ công thương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải…Hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng như đáp ứng các dịch vụ xã hội, bảo đảm công bằng, vì lợi ích chung của xã hội. Qua việc phân tích khái niệm cũng như đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước có thể thấy rằng cơ quan hành chính nhà nước không chỉ một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước mà còn là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất. Để cơ quan hành chính nhà nước có thể phát huy vai trò của mình trong quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi phải tiến hành cải cách bộ máy hành chính – một nội dung quan trọng của cải cách hành chính. Cơ quan hành chính Nhà nước là tên gọi chung của toàn bộ ngành hành pháp ở Việt Nam. Cơ quan hành chính Nhà nước được tổ chức theo các ngành và các cấp từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ Việt Nam. + Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp trung ương bao gồm chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ. 5 Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ: 1. Bộ Quốc phòng 2. Bộ Công an 3. Bộ Ngoại giao 4. Bộ Xây dựng 5. Bộ Tư pháp 6. Bộ Tài chính 7. Bộ Công thương 8. Bộ Giao thông Vận tải 9. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 10. Bộ Thông tin và Truyền thông 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo 13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 15. Bộ Y tế 16. Bộ Nội vụ 17. Bộ Khoa học và Công nghệ 18. Bộ Tài nguyên và Môi trường Và 4 cơ quan ngang Bộ: 1. Ủy ban Dân tộc 2. Thanh tra Chính phủ 3. Ngân hàng Nhà nước 4. Văn phòng Chính phủ Ngoài ra, chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính) hiện tại bao gồm: 1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3. Thông tấn xã Việt Nam 4. Đài Tiếng nói Việt Nam 5. Đài Truyền hình Việt Nam 6. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam 7. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 8. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh + Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân: • Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. 6 • Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã. • Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn. Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ tại địa phương: • Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục. • Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục. • Tại các xã, phường, thị trấn: các đội. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) được tổ chức theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP. Bao gồm: • Sở Nội vụ • Sở Tư pháp • Sở Kế hoạch và Đầu tư • Sở Tài chính • Sở Công thương • Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn • Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông-Công chính ở các thành phố trực thuộc trung ương) • Sở Xây dựng • Sở Tài nguyên và Môi trường • Sở Thông tin và Truyền thông • Sở Lao động-Thương binh và Xã hội • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch • Sở Khoa học và Công nghệ • Sở Giáo dục và Đào tạo • Sở Y tế • Thanh tra tỉnh • Văn phòng Ủy ban Nhân dân • Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh, chẳng hạn như Sở Ngoại vụ không phải tỉnh nào cũng có. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (không phải là cơ quan hành chính Nhà nước) được tổ chức theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP. Bao gồm: Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh • Phòng Nội vụ • Phòng Tư pháp • Phòng Tài chính-Kế hoạch • Phòng Tài nguyên và Môi trường 7 • Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội • Phòng Văn hoá và Thông tin • Phòng Giáo dục và Đào tạo • Phòng Y tế • Thanh tra huyện • Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện: • Phòng Quản lý Đô thị • Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn • Phòng Công Thương • Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo) Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê. Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức danh chuyên môn sau đây: • Trưởng Công an • Chỉ huy trưởng Quân sự • Văn phòng-Thống kê • Địa chính-Xây dựng • Tài chính-Kế toán • Tư pháp-Hộ tịch • Văn hóa-Xã hội b.Phân loại cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan hành chính nhà nước được phân loại dựa vào những căn cứ khác nhau: Một là, theo căn cứ pháp lý để thành lập. Theo đó, các cơ quan hiến định (do Hiến pháp quy định việc thành lập cơ quan đó) và cơ quan được thành lập trên cơ sở các đạo luật và văn bản dưới luật. 8 Loại thứ nhất gồm Chính phủ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ (những cơ quan này do Quốc hội trực tiếp biểu quyết quyết định), Uỷ ban nhân dân các cấp (được thành lập ở các đơn vị hành chính - lãnh thổ). Loại thứ hai gồm cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ, Viện, Sở, phòng, ban. Các cơ quan thành lập trên cơ sở Hiến pháp có vị trí pháp lý khá ổn định. Các cơ quan thành lập trên cơ sở các đạo luật và các văn bản dưới luật thường ít ổn định, nhưng có tính năng động hơn, phù hợp với những thay đổi của sự quản lý hành chính nhà nước. Hai là, theo trình tự thành lập. Theo trình tự thành lập có cơ quan hành chính nhà nước được thành lập do được bầu ra (Uỷ ban nhân dân các cấp - Điều 123 Hiến pháp 1992), và được lập ra (Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ). Trình tự thành lập cơ quan rất phức tạp kết hợp cả bầu, bổ nhiệm, đề nghị danh sách để phê chuẩn (xem khoản 7, 8 Điều 84 Hiến pháp 1992). Có cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp thành lập (Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp), do Chính phủ thành lập (một số tổng cục, viện, học viện cơ quan thuộc Chính phủ), do Uỷ ban nhân dân thành lập (Sở, Phòng, Ban ). Ba là, theo vị trí trong hệ thống bộ máy hành chính. Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước chia thành: cơ quan hành chính cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ, (Điều 109 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001, về sau gọi là Hiến pháp 1992); các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở Trung ương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục ), các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân, sở, phòng, ban - cơ quan chuyên môn của UBND). 9 Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở trung ương (các Bộ) có nhiệm vụ quản lý các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND) - có nhiệm vụ quản lý trong phạm vi một đơn vị hành chính - lãnh thổ nhất định. Bốn là, theo tính chất thẩm quyền. Theo tính chất thẩm quyền các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao gồm: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, là những cơ quan quản lý chung mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi đối tượng tương ứng trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã ). Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lý trong phạm vi ngành hoặc lĩnh vực, do đó có thể cơ bản chia thẩm quyền riêng thành: cơ quan quản lý ngành, ví dụ như Bộ, Sở, phòng nông nghiệp, công nghiệp ; cơ quan quản lý liên ngành (theo chức năng) ví dụ: Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Sở, Phòng Tài chính, Lao động Năm là, theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc. Theo hình thức này, các cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, chế độ thủ trưởng, hoặc kết hợp giữa chế độ tập thể với chế độ thủ trưởng. Hoạt động của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan (xem các Điều 112, 114, 115 và 124 Hiến pháp 1992). 10 [...]... nhà nước 11 Tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là các khoản thu và chi bằng tiền của nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của các cơ quan ấy d Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước 2.Xác định nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước a.Xác định nhiệm vụ chi tài chính trong các cơ quan hành chính. .. quản lý Vì vậy, trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước còn gồm cả ban lãnh đạo xí nghiệp, công ty Chúng tôi cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước không bao gồm cả những cơ quan ấy, nếu xếp chung vào hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước thì không phù hợp với những quy định của Hiến pháp 1992 Thực ra, đó chỉ là tổ chức thực hiện chức năng hành chính doanh nghiệp c Tài chính trong các cơ quan hành chính. .. Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ Điều 40 15 1 Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, dự toán ngân sách các địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, ... chính; d) Các báo cáo khác theo quy định tại pháp luật III CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 34 1 .Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước 2 Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 35 ... DUNG CHÍNH TRONG QUY TRÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.Lập dự toán a Các bước lập dự toán Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp được quy định trong Luận ngân sách 2002, bao gồm các bước như sau: Điều 37 14 1 Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh 2 Các khoản thu trong. .. theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước 2 Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước hữu quan Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ kế toán ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tài chính Điều 62 1 Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc khóa... trưởng cơ quan Chế độ này được áp dụng đối với các cơ quan như Bộ, Tổng cục, Sở, phòng, ban Trong quá trình giải quyết công việc những cơ quan này có thể sử dụng hình thức làm việc tập thể để thảo luận những vấn đề quan trọng, nhưng quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất Trong khoa học pháp lý còn có quan niệm khác về cơ quan hành chính nhà nước, thuật ngữ "hành chính" được hiểu là quản. .. toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; 2 Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ 'các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước; 16 3 Các nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm... định của Chính phủ Điều 65 1 Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các cơ quan cùng cấp và quyết toán ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp 2 Bộ tài chính. .. ngân sách, cơ quan tài chính tổ chức làm việc với Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Uỷ ban nhân dân cấp đó đề nghị; 3 Trong quá trình làm việc, lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương nếu có ý kiền khác nhau giữa Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các địa phương, thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ . 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.Khái niệm quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính. năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của các cơ quan ấy. d. Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước 2.Xác định nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước a.Xác định. của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Do vậy, cơ quan hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan