Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

64 1.3K 19
Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được Chính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt Trong bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước cũng đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành rất quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt được những thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở thành một ngành rất quan trọng của nền kinh tế Mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam chưa phát triển Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi theo đúng định hướng của nhà nước đề ra thì chũng ta cần phải phát triển được một hệ thống công nghiệp phụ trợ cho ngành Hệ thống công nghiệp phụ trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏ trình độ phát triển của ngành càng cao.

Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô, em đã lựa chọn nghiên cứu

đề tài “Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam”

Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa về công nghiệp phụ trợ đang được sử dụng Từ đó tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng của ngành công nghiệp ô tô nói chung và ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng, qua đó đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.

Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 phần chính:

Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ

trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

Trang 2

Chương II: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt

Chương III: Giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ

trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cơ quan thực tập - Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như sự hướng dẫn tận tình từ phía thầy giáo TS.Nguyễn Ngọc Sơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢNGÀNH Ô TÔ

I.Khái niệm về công nghiệp phụ trợ 1 Định nghĩa về công nghiệp phụ trợ

1.1 Khái quát chung về công nghiệp phụ trợ

Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống nhất Tại mỗi một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thì thuật ngữ này lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của từng người Trên thực tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã được các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức.

Hộp 1: Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ

Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT)

chính thức định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong chương trình hànhđộng phát triển công nghiệp phụ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp phụtrợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyênliệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành công nghiệp lắp ráp ( baogồm ô tô, điện và điện tử).

Bộ Năng lượng, Mỹ: Công nghiệp phụ trợ là những ngành công

nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sảnphẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.

Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ,Thái Lan: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp

linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tracho các ngành công nghiệp cơ bản (có nghĩa là các ngành cơ khí, máymóc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những ngành công nghiệpphụ trợ quan trọng).

Định nghĩa của Hội đồng đầu tư, Thái Lan: Hội đồng đầu tư

phânloại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắpráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ.Năm sản phẩm chính của ngành công nghiệp phụ trợ là gia công khuônmẫu, gia công áp lực, đúc và gia công nhiệt

Trang 4

Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.

Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở Việt Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử dụng ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ nhưng hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm công nghiệp phụ trợ Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong các chính sách, chiến lược công nghiệp là khác nhau Nếu không có một định nghĩa cụ thể về công nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào, hỗ trợ cho cái gì, cho ai.

Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng được sử dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện Các khái niệm này đều có nghĩa gần với nghĩa của “công nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm Mỗi một khái niệm về “công nghiệp phụ trợ” được xác định bởi một phạm vi khác nhau Ta có thể đưa ra ba khái niệm về công nghiệp phụ trợ tương ứng với ba phạm vi như sau:

Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh

Trang 5

kiện, phụ tùng này.

Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các dịch vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.

Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp

cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và nguyên vật liệu.

Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)

Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên trong bài viết sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ theo như khái niệm hạt nhân.

Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết:

Trang 6

Công nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và công cụ để sản xuất ra các linh kiện phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến.

1.2 Khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành ô tô

Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các sản phẩm chính Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm … và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.

Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó, trong ngành ô tô, các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe thường không được kể là công nghiệp phụ trợ vì nó chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn Trong ngành này, công nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe …

Mối quan hệ giữa công nghiệp lắp ráp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô được thể hiện qua mô hình sau:

Hình 2: Mối quan hệ trong ngành ô tô

Ngành công nghiệp ô tô

Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - VDF

2 Phân loại công nghiệp phụ trợ

Trang 7

2.1 Theo loại hình hỗ trợ

Nếu chia theo loại hình hỗ trợ thì công nghiệp phụ trợ được chia thành ba tầng:

Tầng thứ nhất là hệ thống công nghiệp phụ trợ “ruột”, tức là những hãng được hãng chính bảo trợ và cung cấp tất cả những yêu cầu cơ bản nhất để tạo ra những chi tiết đặc trưng nhất của sản phẩm Đây là khu vực mà theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội tham gia của doanh nghiệp phụ trợ nội địa Việt Nam không có.

Tầng thứ hai là hệ thống phụ trợ hợp đồng, tức là doanh nghiệp sản xuất ra linh phụ kiện để cung cấp theo các hợp đồng được kí kết giữa doanh nghiệp và các công ty lắp ráp.

Tầng thứ ba là hệ thống phụ trợ thị trường, tức là doanh nghiệp sản xuất ra linh phụ kiện để bán trên thị trường Do đó các công ty lắp ráp có thể chọn lựa bất cứ sản phẩm nào minh cần trên thị trường.

Với hai tầng này các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tham gia vào chuỗi này Việt Nam gia nhập WTO, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc hạn chế đến mức tối thiểu và các chi tiết, linh phụ kiện cũng theo đó được giảm thuế Chi phí trở nên rẻ hơn, như vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương càng gặp khó khăn khi cạnh tranh cung cấp các sản phẩm phụ trợ Hơn nữa, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn hết sức giản đơn, quy mô nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất các linh kiện giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam với các

yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu Mặc dù vậy “Việt Nam vẫn có tiềmnăng lớn về phát triển công nghiệp phụ trợ, trong đó cơ bản dựa trên khảnăng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của những người thợ Việt Nam”

(ông Tomoharu Washio, Phó chủ tịch Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản).

Trang 8

2.2 Theo các cấp hỗ trợ

Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam có thể được chia thành 3 cấp hỗ trợ:

Cấp I: là cấp tiến hành thiết kế, thử nghiệm và sản xuất hầu hết các bộ phận chính cấu thành nên sản phẩm, kiểm tra động lực học và xuất xưởng.

Cấp II: là cấp có vai trò chế tạo các linh kiện, chi tiết cấu thành nên các

Hình 3: Biểu đồ hình cá về ngành công nghiệp phụ trợ

Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinhtrong xây dựng công nghiệp phụ trợ (VDF)

3 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của công nghiệp phụ trợ

Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3Cấp 3 Cấp 3 Cấp 3

Trang 9

3.1 Đặc điểm của công nghiệp phụ trợ

Công nghiệp phụ trợ được hình thành và phát triển gắn với một ngành hoặc phân ngành hoặc sản phẩm công nghiệp cụ thể nào đó và có nhiều tầng tích hợp theo chiều dọc và chiều ngang.

Các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chính có tác động qua lại với nhau Công nghiệp phụ trợ phát triển góp phần thúc đẩy những ngành công nghiệp chính phát triển, ngược lại các ngành công nghiệp chính phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Công nghiệp phụ trợ xuất hiện chủ yếu ở các hình thức tổ chức sản xuất kiểu thầu phụ/vệ tinh, trong mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có tính hợp tác cao giữa các nhà sản xuất chính và các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ.

Các ngành công nghiệp phụ trợ không đòi hỏi mức tập trung kỹ thuật cơ bản sâu và cũng không sử dụng những kỹ thuật tích hợp phức tạp Do đó, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức độ chuyên môn hoá sâu, dải sản phẩm hẹp, dễ thay đổi mẫu mã.

Các sản phẩm của công nghiệp phụ trợ có thể được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau Ví dụ: công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có thể được áp dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy phát điện, máy công nghiệp … Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 4: Các ngành công nghiệp phụ trợ cơ bản có thể được sử dụng cho

Trang 10

nhiều ngành công nghiệp

Nguồn: Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh trong xây dựng công nghiệp phụ trợ (VDF)

3.2 Các giai đoạn phát triển của công nghiệp phụ trợ

Để đánh giá sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ở mỗi nước ta có thể dựa vào sự liên quan giữa công nghiệp phụ trợ và doanh ngiệp FDI hoặc dựa vào tỉ lệ nội địa hoá mà quốc gia đó đã đạt được Từ đó, có thể chia quá trình phát triển của công nghiệp phụ trợ thành các giai đoạn khác nhau.

3.2.1 Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá

Dựa vào tỉ lệ nội địa hoá ta có thể chia quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ thành 5 giai đoạn:

Giai đoạn I: Tỉ lệ nội địa hoá gần như bằng 0, số lượng các nhà cung cấp

linh phụ kiện trong nước rất ít và chỉ cung cấp những sản phẩm giản đơn Việc sản xuất, lắp ráp được thực hiện dựa trên cơ sở nhập khẩu các bộ linh kiện nguyên chiếc.

Giai đoạn II: Nội địa hoá chủ yếu thông qua sản xuất tại chỗ, tỉ lệ nội địa

Thị phần chung của các ngành công nghiệp phụ trợ (chế biến nhựa và cao su, cắt kim loại, ép nhiệt khuôn, khuôn, khuôn đúc, mạ kim loại …)

Nhu cầu của các nhà lắp ráp

phụ kiện bằng nhựa, kim loại và các công cụ dụng cụ

Sự phát triển và sẵn có của các ngành công nghiệp sản xuất:nguyên vật liệu

Trang 11

hoá có tăng lên nhưng rất ít, số lượng các nhà sản xuất phụ trợ tăng, tuy nhiên tính cạnh tranh không cao Số lượng sản phẩm phụ trợ tăng lên nhưng chất lượng không cao, chưa có khả năng cạnh tranh Các nhà sản xuất lắp ráp chuyển sang sử dụng nguyên liệu, phụ tùng được sản xuất trong nước.

Giai đoạn III: Tỉ lệ nội địa hoá được tăng lên đáng kể, xuất hiện các nhà

cung ứng sản phẩm phụ trợ chủ chốt có khả năng sản xuất các chi tiết, linh kiện, phụ tùng có độ phức tạp cao, độc lập với các nhà lắp ráp Khối lượng sản phẩm phụ trợ nhập khẩu giảm, khối lượng sản phẩm công nghiệp phụ trợ nội địa ngày một tăng và dặc biệt đã xuất hiện những sản phẩm độc đáo thoả dụng phầm nào nhu cầu của các công nghiệp chính.

Giai đoạn IV: Tỉ lệ nội địa hoá đạt mức cao, là giai đoạn tập trung các

ngành công nghiệp phụ trợ Hầu hết các chi tiết, bộ phận, linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước Số lượng các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ tăng mạnh làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sản phẩm phụ trợ trở nên gay gắt, từ đó tạo ra động lực nâng cao chất lượng, hạ giá thành.

Giai đoạn V: là giai đoạn cuối cùng của quá trình nội địa hoá, còn được

gọi là giai đoạn nghiên cứu, phát triển và xuất khẩu sản phẩm Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm phụ trợ nội địa được củng cố và phát triển Các sản phẩm phụ trợ được sản xuất ra đạt tiêu chuẩn để phục vụ xuất khẩu.

Thực tế rất khó tách bạch từng giai đoạn vì giữa các giai đoạn đều làm tiền đề và kế thừa lẫn nhau Việc phân chia quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ thành các giai đoạn có tác dụng hỗ trợ cho mỗi nước xác định được chính xác vị trí của mình để từ đó có được hướng đi và các biện pháp phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình hội nhập toàn cầu, không nên lấy nội địa hoá 100% làm mục tiêu Yêu cầu về mức độ và nội dung nội địa hoá là khác nhau giữa các ngành Việc xác định đúng các đầu vào cần được nội địa hoá sẽ đẩy nhanh đáng kể

Trang 12

quá trình công nghiệp hoá và ngược lại.

3.2.2 Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI

Công nghiệp phụ trợ và FDI có mối quan hệ tương hỗ Công nghiệp phụ trợ phải phát triển mới thu hút FDI, nhất là FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc Cũng có trường hợp FDI đi trước và lôi kéo các công ty khác đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ Dựa vào mối quan hệ giữa công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI, quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất

sản phẩm phụ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội địa Khi có FDI, một bộ phận các công ty sản xuất công nghiệp phụ trợ được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI sẽ phát triển mạnh hơn.

Giai đoạn II: Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp

bản xứ ra đời trong các ngành công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp FDI Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh.

Giai đoạn III: Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với

sản lượng sản xuất ngày càng tăng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp phụ trợ, các công ty vừa và nhỏ ở nước ngoài sẽ đến đầu tư Từ đó hình thành nên một hệ thống công nghiệp phụ trợ phát triển mạnh.

Như vậy, công nghiệp phụ trợ của một nước sẽ phát triển được khi các công ty trong nước ở giai đoạn I ngày càng được cải tiến công nghệ và trình độ quản lý để cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và chính phủ có chiến lược, chính sách để thúc đẩy các doanh

Trang 13

nghiệp ở giai đoạn II ra đời, đồng thời tạo điều kiện, môi trường để các công ty vừa và nhỏ nước ngoài đến đầu tư trong giai đoạn III.

II.Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ của ngành ô tô

1 Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam để đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá.

Ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu

Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, với kỹ thuật hiện đại, để sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ về kinh tế - xã hội (UNIDO) Để đạt có được một nền kinh tế tăng trưởng cao nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hoá thì cần thiết phải sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực đặc biệt là với Trung Quốc, điều đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy thế mạnh và các lợi thế so sánh, tận dụng mọi cơ hội của thời đại để tạo động lực cho công nghiệp hoá Phát triển công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết để giảm phí tổn chuyên chở, chi phí bảo hiểm … từ đó làm giảm giá thành sản xuất, giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trong khu vực

Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng phải phụ thuộc vào nhập khẩu Dù những sản phẩm này được cung cấp giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì phải tốn thêm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bản hiểm nên vẫn làm tăng chi phí đầu vào Đó là chưa nói đến những rủi ro về tiến độ, thời gian nhập khẩu hàng Vì thế,

Trang 14

công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi kinh doanh bị giới hạn trong một số ít ngành.

Nói tóm lại, công nghiệp phụ trợ được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm công nghiệp Thông thường ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính yếu phát triển.

Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, vì vậy các sản phẩm trong nước ngày càng phải nâng cao sức cạnh tranh để không bị sản phẩm nhập ngoại “lấn sân” Để có thể nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm lắp ráp thì phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những yếu tố mang tính quyết định.

Việt Nam đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước trong khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đối phó với sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc và áp lực hội nhập quốc tế Để giải quyết các vấn đề này thì công nghiệp phụ trợ là một biện pháp cần thiết.

Vai trò không thể thiếu của công nghiệp phụ trợ trong quá trình công nghiệp hoá đất nước đã khiến sự phát triển công nghiệp phụ trợ trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển công nghiệp của một nước Ngoài ra còn có năng lực công nghệ và quản lý; năng lực đổi mới, theo mức độ khó tăng dần.

2 Phát triển công nghiệp phụ trợ để tăng tỉ lệ nội địa hoá

Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của mình trên thị trường thì cần phải hạn chế tối thiểu các chi phí đầu vào có thể phát sinh Vậy làm thế nào để có thể giảm được những chi phí này? Câu trả lời là phải hạn chế các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu để giảm chi phí lưu kho, bốc dỡ, vận chuyển … Muốn vậy thì các nguyên liệu thô, các nguyên liệu đã qua chế biến, các bộ phận và các hợp phần, nguyên

Trang 15

liệu đóng gói và các nguyên vật liệu khác từ nhà cung cấp nội địa, điều đó đồng nghĩa với việc phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước.

Tuy nhiên, tỉ lệ nội địa hoá 100% không phải là tối ưu Ngay cả trong trường hợp công nghiệp sản xuất ô tô Thái Lan với tổng lượng FDI lớn nhất Đông Nam Á, tỷ lệ phụ tùng nhập khẩu là 30%, tỉ lệ phụ tùng sản xuất trong nước là 70% Đối với phụ tùng sản xuất trong nước 45% do các công ty FDI cung cấp và 25% do các công ty nội địa sản xuất.(1) Một tỉ lệ nội địa hoá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí từ đó tăng khả năng cạnh tranh.

Dưới đây là một mô hình giả định về vai trò của công nghiệp phụ trợ trong việc tăng tỉ lệ nội địa hoá, tương ứng với nó là từng giai đoạn phát triển của công nghiệp hoá Tại giai đoạn 1, phần lớn đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài, trong nước không có các ngành công nghiệp phụ trợ Tại giai đoạn 2, khi việc lắp ráp nội địa đạt mức đủ lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển, tuy nhiên tính cạnh tranh vẫn còn yếu, việc sản xuất vẫn phụ thuộc vào công nghệ và quản lý nước ngoài Tại giai đoạn 3, khả năng quản lý và công nghệ được nội địa hoá và sự lệ thuộc vào nước ngoài giảm đáng kể.

Hình 5: Mô hình giả định về tăng tỷ lệ nội địa hoá

Bắt đầu Sau một vài năm Sau nhiều năm (Không cạnh tranh) (Cạnh tranh yếu) (Cạnh tranh)

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam - VDF

3 Xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của ngành ô tô

Trang 16

Ngành ô tô với đặc điểm là luôn yêu cầu sử dụng một khối lượng chi tiết và phụ tùng lớn, một chiếc xe ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết Ví dụ: để tạo ra một chiếc ô tô nhà sản xuất cần rất nhiều linh kiện như động cơ, hệ thống đèn, điện, ghế, kính, bánh và ruột xe, chi tiết nhựa nội ngoại thất … Có cả ngàn linh kiện và phụ tùng cần thiết để lắp ráp thành một chiếc ô tô Thông thường các nhà sản xuất không tự mình cung ứng tất cả các chi tiết đó, thay vào đó họ phải thuê gia công ở bên ngoài từ các nhà cung cấp địa phương những phần hay công đoạn không cần thiết Do đó để sản xuất ra một chiếc ô tô yêu cầu phải có tới hàng ngàn nhà cung cấp linh phụ kiện Các hãng ô tô, ngay tại chính hãng cũng chỉ sản xuất chiều sâu được 36-45% các chi tiết của một chiếc xe, phần còn lại là do các nhà sản xuất linh phụ kiện cung cấp.

Một đặc điểm nữa của ngành ô tô cũng khiến cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô luôn phải tìm kiếm các nhà cung cấp linh phụ kiện ở bên ngoài đó là do vốn đầu tư trong ngành công nghiệp ô tô rất cao Đồng thời, ngành ô tô cũng là ngành cơ khí chính xác đòi hỏi độ an toàn, chất lượng, kỹ thuật cao Ví dụ: dây belt trong xe ô tô giá trị chỉ từ 3-6 USD, nhưng nếu bị hư thì làm hư nguyên cả máy ô tô (engine), … nên những nhà sản xuất ô tô có thương hiệu chỉ mua những linh kiện mà họ tin tưởng vào chất lượng để không ảnh hưởng đến thương hiệu của họ

Đặc biệt đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đây là ngành luôn luôn được ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp, tuy nhiên hơn 10 năm qua vẫn dẫm chân tại chỗ Nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không phát triển được và giá bán xe trong nước cao hơn nhiều so với xe trong khu vực là do ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho ngành ô tô ở Việt Nam vẫn còn kém phát triển Do đó, để đảm bảo cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực thì phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô là điều cần thiết phải làm.

Trang 17

4 Phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút vốn đầu tư

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những giúp chúng ta giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư mà còn có tác dụng giả quyết việc làm, mở rộng các mặt hàng trên thị trường … Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến … cho Việt Nam Vì vậy, nhà nước luôn có những biện pháp cần thiết để thu hút nguồn vốn này vào đầu tư tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.

Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất các loại máy móc, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi Trên thực tế, phí tổn về linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5 đến 10%, do đó khả năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam luôn muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản xuất Có thể thấy trong cấu thành của sản phẩm công nghiệp, tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn

Như vậy, giữa FDI và công nghiệp phụ trợ luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau Do đó, muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì hệ thống công nghiệp phụ trợ trong nước phải đi trước một bước, tạo nền tảng cơ sở hạ tầng để cung cấp các đầu vào cần thiết cho ngành công nghiệp lắp ráp.

Tuy nhiên ở Việt Nam do công nghiệp phụ trợ vẫn còn non yếu và nhiều hạn chế nên các doanh nghiệp FDI rất khó tìm được nguồn cung cấp công

Trang 18

nghiệp phụ trợ đáng tin cậy, điều đó đã hạn chế rất nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế Nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô thì phát triển công nghiệp phụ trợ là điều không thể thiếu để có thể thu hút được nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này.

III Những yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ôtô

1 Dung lượng thị trường đủ lớn

Như đã phân tích ở trên, công nghiệp phụ trợ là ngành thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn so với công nghiệp lắp ráp Tỉ lệ vốn đầu tư trong công nghiệp phụ trợ chiếm tới gần 80%, nhất là trong các ngành công nghiệp phụ trợ như tạo khuôn mẫu, gia công kim loại, ép nhựa … thường đòi hỏi phải đầu tư nhiều máy móc đắt tiền – các thiết bị sản xuất không thể chia nhỏ thành nhiều phần và không đòi hỏi nhiều về công nhân Do vậy, các doanh nghiệp phụ trợ luôn phải nỗ lực giảm chi phí vốn đơn vị bằng cách tăng sản lượng đầu ra do chi phí vốn đơn vị sẽ tỉ lệ nghịch với sản lượng sản phẩm đầu ra, nghĩa là số lượng sản phẩm đầu ra càng lớn thì chi phí càng giảm (hiệu quả sản xuất theo qui mô) Sự gia tăng này chỉ có thể được đảm bảo bằng một lượng cầu lớn Đây chính là lý do mà các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ luôn cần phải đảm bảo dung lượng thị trường đủ lớn Ta có thể thấy được điều này qua biểu đồ sau:

Hình 6: Giảm chi phí đơn vị trong công nghiệp phụ trợ

Trang 19

Nguồn: Xây dựng công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam - VDF

Có thể nói dung lượng thị trường lớn đóng vai trò rất quan trọng đối với công nghiệp phụ trợ vì ngành này luôn đòi hỏi phải có lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn thì mới có thể tham gia vào thị trường Do đó để các ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển hiệu quả thì cần phải đảm bảo dung lượng thị trường đủ lớn hoặc thị trường sẽ phát triển, dung lượng thị trường sẽ lớn trong tương lai.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phụ trợ ngành ô tô do bất kì một chi tiết hay bộ phận nào được sản xuất cũng đều đòi hỏi một lượng vốn lớn Vì thế các doanh nghiệp khi đầu tư vào đây luôn xem xét rất kĩ trước khi đầu tư Để có thể thu hút được các nhà đầu tư vào ngành này thì nhất thiết phải tạo ra được một thị trường tiêu thụ lớn

2 Nguồn nhân lực có kỹ năng

Nguồn nhân lực có kỹ năng là yếu tố quyết định thứ hai tới sự phát triển của công nghiệp phụ trợ sau dung lượng thị trường Theo quan điểm của hầu

Chi phí

đơn vị Sử dụng nhiều vốn

Sử dụng nhiều lao động

Sản lượng

Trang 20

hết các nhà đầu tư nước ngoài thì nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều máy móc hiện đại, một công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ còn hiệu quả hơn công nhân không có trình độ vận hành máy mới Đối với Việt Nam thì nguồn nhân lực có kỹ năng là nhân tố cần thiết để nước ta có thể “phá vỡ trần thuỷ tinh”, đưa nền kinh tế có thể đuổi kịp và vượt lên mức mà Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc … đã đạt được Tuỳ theo quy trình sản xuất nguồn nhân lực chất lượng cao có thể được chia thành: kỹ sư dây chuyền sản xuất, kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, công nhân lắp ráp trình độ cao.

 Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất: đây là những người lao động đa kỹ năng, có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy.

 Kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm: là những người thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu, tay nghề của họ đã đạt đến độ hoàn hảo và có thể cảm nhận những khác biệt đến từng milimét đối với các sản phẩm.

 Công nhân lắp ráp trình độ cao:là những người có thể tự mình lắp ráp hoàn chỉnh toàn bộ sản phẩm, do đó họ rất thông hiểu từng chi tiết trong mỗi sản phẩm và có thể gợi ý để cải thiện từng chi tiết trong sản phẩm đó.

Có thể nói nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề cho phương thức sản xuất tích hợp Trong quá trình sản xuất tích hợp, các linh kiện được thiết kế đặc trưng cho từng sản phẩm và liên tục được cải tiến nhằm đạt đến chuẩn mực cao hơn Sản xuất công nghiệp phụ trợ là một khâu không thể thiếu trong quá trình này, vì thế mà nguồn nhân lực có kỹ năng cao là một yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ.

3 Xây dựng được những liên kết trong chuỗi giá trị của ngành ô tô

Trong xu thế đẩy mạnh toàn cầu hoá kinh tế và bước chuyển sang kinh tế tri

Trang 21

thức của nền kinh tế toàn cầu, hiện người ta đặc biệt quan tâm đến 3 vấn đề mới:

1) "Chuỗi giá trị toàn cầu" đang trở thành khuôn khổ xác định khả năng tham gia vào phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh của từng nước và theo đó, mạng sản xuất toàn cầu và khu vực sẽ đặt ra yêu cầu các quốc gia phải định hướng lại các lựa chọn phát triển của mình về mặt cơ cấu và theo đó, động thái "phối hợp" trong sản xuất toàn cầu có khuynh hướng nổi trội diễn ra đồng thời với cạnh tranh quốc tế.

2) Khuynh hướng dịch vụ hoá nền kinh tế toàn cầu, nhất là dịch vụ dựa trên công nghệ và tri thức cao, đang tác động đến tất cả các nhóm nước, kể cả nhóm các nước kém phát triển đi sau Dĩ nhiên, dịch vụ tạo việc làm và dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp là phù hợp và quan trọng nhất đối với các nước đang trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá

3) Khuynh hướng phát triển rút ngắn hiện đại, bắt đầu từ chu kỳ công nghệ có xu hướng ngày càng ngắn dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đang đưa đến khả năng các nước đi sau phải có các đột phá trong phát triển theo cách mở rộng dịch vụ, thương mại và bùng nổ thu hút FDI, tham gia "chuỗi giá trị" khu vực/toàn cầu, thực hiện phát triển bền vững để giảm thiểu các rủi ro và tính dễ tổn thương do toàn cầu hoá mang lại.

Do vậy, muốn ngành công nghiệp phụ trợ có thể phát triển được trong điều kiện hội nhập toàn cầu hiện nay thì cần thiết phải xây dựng được những liên kết trong chuỗi giá trị này.

IV.Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của mộtsố nước

Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại thì sản xuất và lắp ráp ô tô là ngành không thể thiếu Nhà nước ta cũng đã xác định sản xuất và lắp ráp ô tô là ngành rất quan trọng, kéo theo đó là vai trò không thể thiếu của công

Trang 22

nghiệp phụ trợ ngành ô tô Các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan … đã rất thành công đối với ngành công nghiệp này Do vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực này là điếu cần thiết đối với những nước đi sau như Việt Nam Có hai mô hình phát triển ngành công nghiệp ô tô mà nhiều người thường nhắc tới đó là mô hình bảo hộ tối đa của Malaysia và mô hình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Thái Lan Ta hãy cùng xem xét để rút ra được những kinh nghiệm hữu ích đối với ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam.

1 Thái Lan

Thái Lan bắt đầu phát triển ngành công nghiệp ô tô từ những năm của thập kỷ 70 Hiện nay, Thái Lan là địa điểm sản xuất và lắp ráp ô tô lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á Số liệu về ngành công nghiệp ô tô Thái Lan cho thấy Thái Lan đứng thứ 17 trên thế giới về sản lượng ô tô được sản xuất và có khoảng 2000 nhà cung cấp linh phụ kiện trên thị trường (Tiasiry, 2002) Xuất khẩu của Thái Lan tăng đáng kể trong giai đoạn 1996-2004 bao gồm xuất khẩu xe nguyên chiếc và xuất khẩu linh phụ kiện.

Quan sát chuỗi giá trị của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, có thể thấy thời điểm hiện tại Thái Lan đang rất mạnh ở công đoạn sản xuất bộ phận, linh kiện (công đoạn Công nghiệp phụ trợ) và công đoạn lắp ráp (công đoạn Doanh nghiệp) Với tiêu chí tạo ra giá trị gia tăng cao và tìm kiếm thị trường, một số doanh nghiệp tại Thái Lan đã bắt đầu thực hiện nghiên cứu và phát triển (công đoạn A), thiết kế (công đoạn B) và khai thác thị trường (công đoạn E).

Ở Thái Lan, các công ty sản xuất ô tô và phụ tùng vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng tiêu thụ linh phụ kiện, phụ tùng của các công ty khác ở nước ngoài Với hướng này công nghiệp phụ trợ sản xuất từ chiếc lốp đến tấm thảm, hệ thống điện, chi tiết máy, gầm … đều được đầu tư công nghệ hiện đại

Trang 23

nhất, thoả mãn bất cứ đơn hàng khó tính nào.

Sự thành công trong lĩnh vực công nghiệp ô tô của Thái Lan còn là kết quả của việc có được một bản quy hoạch đưa ra được một khung phân tích rõ ràng và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm lợi ích liên quan Chính phủ Thái Lan đã tạo ra những kênh thông tin để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và cách thức mong muốn được trợ giúp của các doanh nghiệp Do vậy mà bản quy hoạch ngành công nghiệp ô tô xe máy của Thái Lan mang tính khả thi rất cao

Hai chiến lược chính được nêu ra trong quy hoạch ô tô của Thái Lan là: chiến lược tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và có thể dự báo; chiến lược nâng cao sức cạnh tranh của các ngành sản xuất linh phụ kiện ô tô.

Bảng 1: Các dự án hỗ trợ hai chiến lược chính trong quy hoạch của Thái Lan

Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và có thể dự báo

1 Dự án phân tích tình hình công nghiệp 2 Trung tâm thông tin ngành

3 Trung tâm đào tạo ngành 4 Dự án phát triển kỹ sư ngành

5 Dự án phát triển hệ thống cấp chứng chỉ năng lực 6 Dự án phản hồi thị trường

7 Dự án nghiên cứu cơ cấu thuế ngành

8 Kế hoạch mở rộng cơ sỏ hạ tầng phát triển công

3 Trung tâm kiểm tra tiêu chuẩn sản phẩm ngành 4 Trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) ngành 5 Trung tâm xúc tiến xuất khẩu linh phụ kiện 6 Chương trình phát triển nhà cung cấp

Trang 24

7 Dự án phát triển sản phẩm

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam - VDF

Khi thực hiện quy hoạch, ban đầu Thái Lan cũng băn khoăn về vấn đề bảo hộ đối với ngành sản xuất linh phụ kiện nội địa Tuy nhiên, Chính phủ đã xác định rõ ràng ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phải cạnh tranh quốc tế và Chính phủ tôn trọng quyết định mua sắm tối ưu của các nhà sản xuất, lắp ráp Chính phủ Thái Lan quan tâm đến việc công đoạn sản xuất đó được thực hiện tại Thái Lan chứ không quan tâm đến quốc tịch của công ty thực hiện công đoạn đó Khi ngành công nghiệp ô tô Thái Lan phát triển, các nhà cung cấp nội địa cũng phát triển theo, và thực tế đã chứng minh điều đó.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã tạo nên những diễn đàn (chính thức và không chính thức) để các doanh nghiệp được trao đổi quan điểm, bộc lộ nhu cầu Qua đó đã hình thành nên sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ô tô Thái Lan, tạo điều kiện cho công nghiệp phụ trợ ô tô phát triển.

Để thực hiện phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ phụ trợ ô tô, Chính phủ Thái Lan tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chương trình như tăng chi phí đào tạo huấn luyện, xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư, tăng học bổng học tập trong khối công nghiệp, đào tạo lại đội ngũ kỹ sư và nhân viên điều hành, xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu công nghiệp, dữ kiệu nhà sản xuất, dữ liệu thị trường, trung tâm, hỗ trợ xuất khẩu linh phụ kiện …

2 Trung Quốc

Trong nền kinh tế Trung Quốc nói chung và nền công nghiệp nói riêng thì ngành công nghiệp ô tô luôn được coi trọng Để thực hiện được chính sách đó, ngay từ những thập niên 50 thế kỉ XX Trung Quốc đã có những chính sách bảo hộ và ưu đãi trong việc chế tạo và lắp ráp ô tô.

Nếu có thể tham khảo một chiến lược phát triển thích hợp cho ngành ô tô

Trang 25

để áp dụng ở Việt Nam thì hãy nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc Nước này đã tiêu thụ thêm được 1 triệu chiếc xe, tức tăng 35% trong năm 2006, trở thành thị trường tiêu thụ ô tô phát triển nhanh nhất và sẽ là thị trường lớn nhất trên thế giới Nguyên nhân của những thành tựu này trước hết phải kể đến sự lớn mạnh vượt bậc không ngừng của các hãng ô tô nội địa Trung Quốc, khi đã phát triển từ con số gần như bằng 0 lên chiếm lĩnh vị trí hàng đầu xét về thị phần của ngành năm trước, qua mặt cả các hãng ô tô lớn đến từ Nhật Bản Chìa khoá để dẫn đến sự thành công này là chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ và mẫu mã đa dạng, hợp thị hiếu người Trung Quốc của những hãng này Khi đã có tiếng nói trên thị trường, các hãng ô tô nội địa bắt đầu tập trung vào việc nâng cấp chất lượng để thu hẹp khoảng cách với các hãng nước ngoài Các công nghệ xe hơi cho tương lai như pin nhiên liệu, công nghệ kết hợp động cơ xăng và điện … cũng được các hãng này du nhập và nghiên cứu để triển khai công nghệ.

Trước sự cạnh tranh dữ dội của các nhà sản xuất nội địa này, các công ty nước ngoài phải tìm đến giải pháp đối phó nhằm giảm giá thành sản phẩm như mua nhiều hơn các linh phụ kiện tại Trung Quốc, kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Trung Quốc Đến lượt nó lại hậu thuẫn cho các hãng nội địa phát triển.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến hiệu quả không nhỏ của việc Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, đặc biệt với những hãng xe danh tiếng thế giới Sau khi thực hiện chính sách này, các tập đoàn sản xuất ô tô danh tiếng như Volkswagen của Đức, GM và Ford của Mỹ, Toyota của Nhật … đã đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc với một nguồn vốn rất lớn Những hãng xe này thâm nhập đã làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, xe sản xuất ngày một nhiều hơn, mẫu mã ngày một đa dạng hơn Nhưng vấn đề thực sự quan trọng đó là sự chuyển giao các dây chuyền công

Trang 26

nghệ hiện đại, đồng thời tạo được một đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề cho ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.

3 Malaysia

Trong quy hoạch công nghiệp của Malaysia, ngành ô tô là một ngành được ưu tiên Trong những năm 1980, Chính phủ Malaysia đã đưa ra Dự án ô tô quốc gia nhằm tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ trong nước Ngược lại hoàn toàn với Thái Lan, Chính phủ Malaysia đã áp dụng chính sách bảo hộ tối đa đối với ngành công nghiệp ô tô Ở mô hình bảo hộ của Malaysia tuy không đạt được những bước phát triển lớn như Hàn Quốc, nhưng trong lĩnh vực xe bình dân giá cực rẻ thì họ đã đạt được nhãn hiệu Proton đủ để thoả mãn nhu cầu nội địa.

Được bảo hộ mạnh mẽ, xe nhập khẩu bị đánh thuế gấp 2-3 lần trong khi Proton được ưu đãi đặc biệt về thuế Đến nay, khi gia nhập tổ chức thương mại, sự bảo hộ này chấm dứt, Proton cũng lao đao một thời gian nhưng cũng đủ khả năng để tồn tại trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay Malaysia cũng đủ khả năng để thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe hơi.

4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay vẫn còn rất yếu kém và chưa có được một định vị rõ ràng trong mạng lưới sản xuất khu vực Kéo theo đó là một hệ thống công nghiệp phụ trợ yếu kém Do đó để có thể phát triển được thì chúng ta cần phải nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước đã thành công trước đó.

1.1 Bài học về tăng cường mối liên kết giữa Chính phủ và các doanhnghiệp

Nhìn vào thành công của Thái Lan ta có thể thấy được vai trò không nhỏ của sợi dây lien kết giữa Chính phủ và các doanh nghiệp Để có được nền công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô phát triển thì

Trang 27

Việt Nam nên thiết lập các kênh trao đổi thông tin hiệu quả giữa Chính phủ và doanh nghiệp như Thái Lan đã làm Các quyết định được đưa ra cần là các quyết định dung hoà lợi ích giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp cần nắm rõ định hướng và cam kết của Chính phủ về sự phát triển của ngành Đầu tư của doanh nghiệp sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn khi doanh nghiệp hiểu rõ định hướng của Chính phủ, những trợ giúp đi kèm và khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể nhận được sự trợ giúp đó.

Chính phủ cũng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô và sản phẩm phụ trợ trong nước bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy, hỗ trợ về thông tin thị trường, hỗ trợ liên kết giữa các nhà sản xuất …

1.2 Bài học về tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Trong xu thế hội nhập toàn thế giới, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để nền công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng có thể phát triển và theo kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta cần phải tham gia vào chuỗi giá trị Kèm theo đó chúng ta cũng cần phải xác định được vị trí của mình trong bản đồ công nghiệp ô tô, qua đó thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm đạt được mục tiêu định vị Trong chuỗi giá trị này phải tính đến sự có mặt của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Hình 7 : Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực

Trang 28

Nguồn: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam (VDF)

Chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế chung của toàn thế giới Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nước đi trước và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp khac ở nước ngoài Kinh nghiệm từ Thái Lan cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Trang 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤTRỢ NGÀNH Ô TÔ Ở VIỆT NAM

I Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức được khai sinh từ năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty liên doanh là Mekong và VMC Sau 17 năm, đến nay đã có 11 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội địa đang hoạt động với tổng công suất thiết kế lên đến hơn 400.000 xe/năm Ngoài ra, còn có 5 dự án FDI đã được cấp phép và 10 dự án đầu tư trong nước đang xin giấy phép, chuẩn bị thành lập Như vậy, tính đến năm 2007 tổng công suất thiết kế của ngành ô tô lên đến 500.000 xe/năm.

Trong khoảng thời gian phát triển của ngành ô tô, với những cố gắng của Chính phủ, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mặc dù còn nhiều chệch choạc, vấp váp Việt Nam đã bắt đầu hình thành ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có mặt hầu hết các tập đoàn sản xuất ô tô nổi tiếng thế giới và gần 30 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) được coi là nòng cốt của ngành ô tô Việt Nam Hiệp

Trang 30

hội bao gồm 16 doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp FDI và 5 doanh nghiệp nội địa với công suất thiết kế 234.000 xe/năm.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp trên mới chỉ làm công việc lắp ráp ô tô từ nguồn linh kiện nhập khẩu là chủ yếu chứ chưa hề chế tạo ô tô Hầu như các sản phẩm được sản xuất ra đều được nhắm vào thị trường tiêu thụ nội địa, mà thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ tiêu thụ được khoàng 30.000 - 50.000 xe/năm, luôn luôn đạt dưới 1/3 công suất thiết kế.

Từ khi được hình thành, ngành ô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của Nhà nước Trong những năm qua, sản lượng ô tô có tăng nhưng rất ít Tuy nhiên năm 2007 được xem là năm tăng trưởng thần kì của ngành ô tô Việt Nam, điều này được giải thích là do tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam

Hình 8: Sản lượng ô tô qua các năm

Trang 31

2 Vị trí của ngành ô tô Việt Nam trong khu vực

Mặc dù đã phát triển được 15 năm nhưng so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất non trẻ và gần như chưa phát triển Hiện giờ chúng ta còn thiếu rất nhiều tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn công nghiệp Những tiêu chuẩn chúng ta đạt được lại không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu Chẳng hạn như động cơ của ta mới đạt được tiêu chuẩn Euro 2 vào tháng 7 năm 2007, trong khi thế giới đã là Euro 3, Euro 4, châu Âu chuẩn bị lên tiêu chuẩn Euro 5.

Trên bản đồ công gnhiệp ô tô khu vực và thế giới, vị trí của Việt Nam còn rất mờ nhạt Tính đến năm 2000, sản lượng ô tô do 11 liên doanh FDI sản xuất và lắp ráp ở Việt Nam chỉ chiếm 1% sản lượng của ASEAN và chiếm 0,027% sản lượng ô tô thế giới.

Hình 9 : So sánh qui mô thị trường ô tô ở các nước châu Á năm 2003

Nguồn: Trích từ Hoàn tiện chiến lược phát trỉên công nghiệp Việt Nam (VDF)

3 Qui mô thị trường tiêu thụ

So với các nước khác trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan … thì

Trang 32

công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển muộn hơn khoảng 30 năm Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua, nước ta đang dần trở thành một thị trường hấp dẫn đối với công nghiệp ô tô Nếu năm 1990, số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước là 246.000 chiếc thì đến năm 2002 số lượng xe ô tô lưu hành trên cả nước đã tăng 2,45 lần lên 610.000 chiếc Từ năm 2003 đến nay, mức tiêu thụ ô tô trên thị trường liên tục tăng cao và ổn định hơn Đến năm 2005, tổng số lượng ô tô đang lưu hành là 0,89 triệu chiếc, tăng 3,6 lần so với năm 1990.

Bảng 2 : Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990 – 2006

NămTổng số (xe)Tăng hàng năm (xe)Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia và tính toán của tác giả

4 Chuỗi giá trị của ngành ô tô

Nếu quá trình sản xuất kinh doanh phân chia thành những công đoạn gắn chặt với nhau trên phạm vi toàn thế giới thì nó cũng tạo ra các chuỗi giá trị gắn chặt với nhau trên phạm vi toàn thế giới Trong chuỗi giá trị đó thì mỗi

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:32

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 1.

Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 2: Mối quan hệ trong ngàn hô tô - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 2.

Mối quan hệ trong ngàn hô tô Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 3: Biểu đồ hình cá về ngành công nghiệp phụ trợ - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 3.

Biểu đồ hình cá về ngành công nghiệp phụ trợ Xem tại trang 8 của tài liệu.
Dưới đây là một mô hình giả định về vai trò của công nghiệp phụ trợ trong việc tăng tỉ lệ nội địa hoá, tương ứng với nó là từng giai đoạn phát triển  của công nghiệp hoá - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

i.

đây là một mô hình giả định về vai trò của công nghiệp phụ trợ trong việc tăng tỉ lệ nội địa hoá, tương ứng với nó là từng giai đoạn phát triển của công nghiệp hoá Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1: Các dự án hỗ trợ hai chiến lược chính trong quy hoạch của Thái Lan - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 1.

Các dự án hỗ trợ hai chiến lược chính trong quy hoạch của Thái Lan Xem tại trang 23 của tài liệu.
Từ khi được hình thành, ngàn hô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp  ứng được sự mong đợi của Nhà nước - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

khi.

được hình thành, ngàn hô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của Nhà nước Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 9: So sánh qui mô thị trường ô tô ở các nước châ uÁ năm 2003 - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 9.

So sánh qui mô thị trường ô tô ở các nước châ uÁ năm 2003 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990 – 2006 - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 2.

Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 1990 – 2006 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 10: Chuỗi giá trị của ngàn hô tô - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 10.

Chuỗi giá trị của ngàn hô tô Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 3: Điểm tỉ lệ nội địa hoá của một số chi tiết năm 2005  theo phương pháp tính tỉ lệ nội địa hoá theo điểm - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 3.

Điểm tỉ lệ nội địa hoá của một số chi tiết năm 2005 theo phương pháp tính tỉ lệ nội địa hoá theo điểm Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng4:Phụ tùng nội địa hoá &nhà cung cấp chính trong nước của Totota - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 4.

Phụ tùng nội địa hoá &nhà cung cấp chính trong nước của Totota Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiệ nô tô từ các thị trường chính - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 5.

Kim ngạch nhập khẩu linh kiệ nô tô từ các thị trường chính Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 1 2: Yêu cầu cải thiện về nhiều mặt đối với CNPT Việt Nam  của các công ty đa quốc gia (%) - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 1.

2: Yêu cầu cải thiện về nhiều mặt đối với CNPT Việt Nam của các công ty đa quốc gia (%) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 1 3: Vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Hình 1.

3: Vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 6: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 6.

Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 7: Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến năm 2010 - Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.DOC

Bảng 7.

Cân đối năng lực, nhu cầu và bổ sung sản lượng ô tô đến năm 2010 Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan