Phản ứng có hại của thuốc ADR (Kỳ 1) pot

5 1.1K 5
Phản ứng có hại của thuốc ADR (Kỳ 1) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phản ứng có hại của thuốc ADR (Kỳ 1) Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc dùng trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh trong cộng đồng. Sự phát triển đa dạng của ngành dược phẩm và hoá dược đã giúp ích rất nhiều cho các nhà y học. Song bên cạnh đó, nếu dùng thuốc không thận trọng một số bệnh nhân của chúng ta đã và đang phải gánh chịu những tai biến nặng nề do việc sử dụng thuốc gây ra. Một khái niệm mới ra đời “Phản ứng có hại của thuốc”- ADERSE DRUG REACTION gọi tắt là ADR. Vậy ADR là gì? Khái niệm của tổ chức y tế thế giới WHO: phản ứng không mong muốn của thuốc gọi tắt là ADR là những phản ứng độc hại, không mong muốn xảy ra ở liều lượng dùng trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị. 1.1/ Phản ứng dạng A, là những phản ứng: tiên lượng được thường phụ thuộc vào liều dùng là tác động dược lý, trị liệu quá mức hoặc một biểu hiện của tác dụng dược lý nhưng xảy ra ở vị trí khác trong cơ thể. 1.2/ Phản ứng dạng B, là những phản ứng: không tiên lượng được là tác dụng lạ không liên quan đến các đặc tính dược lý đã biết của thuốc có nguyên nhân từ các yếu tố di truyền, hoặc miễn dịch, u bứơu hay các yếu tố gây quái thai. Như vậy so với khái niệm cũ trước đây thì phản ứng có hại của thuốc chỉ bao gồm các phản ứng dạng B. Khái niệm ADR ngày nay rộng hơn, bao gồm các phản ứng dạng A và B.Để rút ra những bài học cơ bản giảm thiểu những phản ứng có hại của thuốc, chúng ta phải nắm vững được nhứng yếu tố cơ bản tác động đến ADR của thuốc. Các yếu tố ảnh hưởng đến ADR của thuốc Có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ADR của thuốc 2.1/ Yếu tố thuộc về thuốc bao gồm: Đặc điểm hó lý và dược lý học của thuốc Đặc điểm bào chế Liều lượng sử dụng Tỷ lệ và đường dùng của thuốc Ta có một ví dụ điển hình về nhóm yếu tố này. Đó là Diazepam (hay Seduxen) truyền tĩnh mạch. Chúng ta đã gặp phản ứng kết tủa khi tiêm truyền Seduxen trộn lẫn với thuốc khác. Hiện tượng này là do đặc điểm bào chế thuốc Seduxen tiêm dùng cho các nước có thời tiết nhiệt đới như Việt nam chúng ta, các nhà sản xuất đã dùng Natri bisulfit để bảo quản thuốc, chất này gây kết tủa khi chúng ta trộn nó với thuốc khác. Vì vậy khi dùng Diazepam thì không được trộn với bất kì thuốc gì. Ngoài Diazepam ra, một số thuốc sau cần tiêm truyền một mình: - Ampixilin - Phennytoin - Corticosteroide - Diazoxide - Digoxin - Phenobarbital - Furosemide - Dexttran - Aminophyline - Amphotericin (thu ốc chông nấm) * Yếu tố thuộc về thuốc như là công nghệ bào chế hoặc điều kiện bảo quản thuốc trong nhiều trường hợp đã gây ra phản ứng có hại của thuốc. Điều này lí giải nguyên nhân một số trường hợp sốc phản vệ. Tại Philipin năm 2000, theo GS MARAMBA cho biêt: khi dùng Tetraxylin đường uống đã gây tai biến rất nặng nề cho không ít bệnh nhân, đó là tai biến gay suy thận. Lô thuốc này do CBM viện trợ, mặc dù thuốc vẫn còn hạn dùng, song trên thực tế qua kiểm tra đã bị oxy hoá. Nguyên nhan có thể do bảo quản không đúng điều kiện quy định. . thì phản ứng có hại của thuốc chỉ bao gồm các phản ứng dạng B. Khái niệm ADR ngày nay rộng hơn, bao gồm các phản ứng dạng A và B.Để rút ra những bài học cơ bản giảm thiểu những phản ứng có hại. ứng có hại của thuốc, chúng ta phải nắm vững được nhứng yếu tố cơ bản tác động đến ADR của thuốc. Các yếu tố ảnh hưởng đến ADR của thuốc Có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ADR của thuốc 2.1/. Phản ứng có hại của thuốc ADR (Kỳ 1) Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc dùng trong chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh trong cộng đồng. Sự phát triển đa dạng của ngành dược

Ngày đăng: 10/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan