VSA dự thảo vs hiện hành

55 1.2K 70
VSA dự thảo vs hiện hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN TIỂU LUẬN MÔN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 Chủ đề 3: TÌM HIỂU VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 210, 220 VÀ 230 GVHD: PGS.TS Trần Thị Giang Tân TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2012 2 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính DANH SÁCH NHÓM 3 STT Họ và tên Lớp MSSV 1 Biện Thị Hải Anh KI02 31091021211 2 Nguyễn Thị Vi KI02 31091021239 3 Phạm Ngọc Yến KI02 31091020948 GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 3 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi mà nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, quá trình chọn lọc các thông tin tài chính trở nên khó khăn. Nhằm đáp ứng tình hình đó, hoạt động kiểm toán xuất hiện, các chuẩn mực kiểm toán (ISA) ra đời và dần dần được áp dụng rộng rãi trong nền tài chính quốc tế với mục đích làm sáng tỏ các mối gian lận tài chính, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Ở Việt Nam, sau khi chuyển đổi nền kinh tế, nhằm đáp ứng quá trình phát triển và hội nhập Quốc tế, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt cũng đã ra đời dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (có sự chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện Việt Nam). Trải qua sự phát triển của nền kinh tế, các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế dần dần được sửa đổi và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển tài chính. Năm 2009, IAASB đã cho ban hành hệ thống Chuẩn mực kiểm toán mới áp dụng trên toàn thế giới. Không nằm ngoài xu thế đó, Bộ tài chính Việt Nam đã tiến hành soạn thảo các dự thảo chuẩn mực kiểm toán (chia làm 3 đợt). Trong các bản dự thảo đó, có 3 chuẩn mực quan trọng, được xem là “tiền đề cho một cuộc kiểm toán”. Đó là 3 chuẩn mực: Chuẩn mực 210: Hợp đồng kiểm toán; Chuẩn mực 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và Chuẩn mực 230: Hồ sơ kiểm toán. Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích những công trình nghiên cứu dẫn đến sự thay đổi 3 chuẩn mực kiểm toán trên cũng như những biệt giữa chuẩn mực hiện hànhdự thảo chuẩn mực kiểm toán. Mục lục GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 4 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính A. Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực kiểm toán quốc tế I. Trước 1991 Quyết định để tạo ra Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (IAPC) được thực hiện bởi Hội đồng quản trị của IFAC vào ngày 08/10/1977. Là một trong những ủy ban quan trọng nhất của IFAC, IAPC phát triển Hướng dẫn Kiểm toán Quốc tế (IAGs), trong thực tế, là tiền thân của các chuẩn mực kiểm toán (ISA).Các IAGs đại diện cho "thực hành tốt nhất" trong các công ty kiểm toán vào thời điểm đó trong lĩnh vực kiểm toán và xem xét lịch sử các thông tin tài chính. IAPC ban hành Hướng dẫn kiểm toán quốc tế giữa năm 1980 và 1991. IAG đầu tiên xử lý mục đích và phạm vi của một cuộc kiểm toán và đã được phê duyệt trong tháng 10/1979. II. 1991 – 1994 Sau một thời gian tăng lên sự quốc tế hóa của các hoạt động kinh doanh và thị trường vốn trong những năm 1980, IFAC đã có 106 tổ chức thành viên trên 78 quốc gia vào cuối năm 1991, so với 72 tổ chức thành viên trên 55 quốc gia vào cuối năm 1978. Trong bối cảnh của sự phát triển này và sự mong đợi rằng IAGs sẽ sớm được công nhận bởi tổ chức chứng khoán chính thức, IAPC cải cách khuôn khổ các chuẩn mực, theo hiến pháp của IFAC tháng 11/1991. Từ thời điểm đó, "Hướng dẫn Kiểm toán Quốc tế" (IAGs) sẽ được đổi tên thành "chuẩn mực kiểm toán quốc tế" (ISA). Như vậy, IAPC đã thừa nhận rằng chuẩn mực của nó đã đạt được một trạng thái chuẩn cho kiểm toán và xem xét các cam kết liên quan đến lịch sử thông tintài chính. Vì vậy, IAPC, là một trong những Ủy ban của IFAC, đã trở thành tổ chức ban hành chuẩn mực kiểm toán trên thị trường quốc tế. Trong tháng 10/1992, Ủy ban các tổ chức chứng khoán quốc tế (IOSCO) công bố một nghị quyết, theo đó ISA sẽ được công nhận trên thị trường vốn như là một chấp nhận thay thế cho các chuẩn GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 5 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính mực kiểm toán quốc gia, trong bối cảnh các dịch vụ xuyên quốc gia liên tục được báo cáo bởi các tổ chức phát hành nước ngoài. III. 1994 – 2004 Trong tháng 7/1994, IAPC đặt nền móng cho cấu trúc của một ISA, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và thủ tục cần thiết sẽ được trình bày bởi các đoạn chữ đậm, giải thích và thông tin hướng dẫn sẽ được trình bày bởi các đoạn chữ màu xám. Hơn nữa, ISA sẽ được đánh số cho mỗi chủ đề theo trình tự hợp lý của việc thực hiện một cuộc kiểm toán báo cá tài chính (chuẩn mực 200 về trách nhiệm của kiểm toán viên, cho đến chuẩn mực 700 và 800 về báo cáo). IV. 2004 – 2009 Trong thời gian 2004-2008, IAASB quan tâm “Dự án Clarity” Cái được gọi là "Dự án Clarity" của Hội đồng chuẩn mực kiểm toán và đảm bảo quốc tế ///////// (IAASB) được tạo ra theo các ý kiến năm 2003 về Dự thảo tiếp xúc (ED), "Chính sách hoạt động số 1 –Dự thảo tiếp xúc các đoạn in đậm". ED này, sự cần thiết phải sử dụng đoạn màu đen và màu xám trong ISA gây tranh cải tranh cãi.Ý kiến quan trọng đã được đưa ra bởi Ủy ban các Tổ chức chứng khoán quốc tế (IOSCO). Dự án này được thiết lập để xứ lý các ý kiến trong việc thiết lập chuẩn mực kiểm toán đó, trở lại năm 1994, liên quan những của IAPC về ý kiến này, đã không được tiếp theo sau bởi một sự sửa đổi tương ứng của ISA. Trong tháng 9/2004, IAASB đã ban hành một Báo cáo Chính sách "Làm rõ các yêu cầu chuyên môn trong các chuẩn mực quốc tế ban hành bởi IAASB", tiếp theo là một Hồ sơ tư vấn "Nâng cao Sự rõ ràng và cấu trúc của chuẩn mực IAASB và sự liên hệ tới sự xem xétcác Báo cáo thực hành". Vào tháng 10/2005, 4 ED đã được ban hành, cụ thể là ED ISA 300 về lập kế hoạch một kiểm toán báo cáo tài chính”, ED ISA 315 về đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, ED ISA 330 về các giảm các rủi ro kiểm toán xuống một mức độ chấp nhận được bằng cách thực hiện các thủ tục kiểm toán hơn nữa là để đánh giá rủi ro của kiểm toán viên, và ISA 240 về trách nhiệm của kiểm toán viên xem xét các gian lận trong suốt cuộc kiếm toán báo cáo tài chính. Medio2006,hết thời gian góp ý và trong tháng 12/2006 IAASB đã ban hành ISA 240,300, 315 và 330 chính thức, trong đó, lần đầu GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 6 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính tiên trong lịch sử, được đặt tên là "Clarified ISA". Trong tháng 7/2007, IAASB phê duyệt ISA 600 "Kiểm toán báo cáo tài chính của tập đoàn". ISA khác cũng sẽ phải tuân theo quá trình "Clarified" cho đến ngày cuối cùng của dự án, cụ thể là tháng 12/2008. ISA (bao gồm cả ISQC-1) sẽ được làm rõ theokế hoạch được cung cấp bởi dự án "Clarity":  11 chuẩn mực được sửa đổi hoàn toàn (làm rõ cấu trúc + sửa đổi hoàn toàn nội dung, nghĩa là "làm rõ và sửa đổi", cụ thể là ISA 260, 320 (450), 402, 450, 505, 540 (545), 550, 580, 600, 620 và 800;  Các chuẩn mực khác sẽ chỉ được làm rõ. Một phần của những chuẩn mực này gần đây đã được viết lại và do đó chỉ thực hiện làm rõ (ví dụ như ISA 230, 240, 300, 315, 330, 500, 700 và 701). Trong bối cảnh thời hạn cuối cùng giả định của dự án Clarify là tháng 12/2008, còn lại các chuẩn mực sẽ chỉ được làm rõ, mà không có nội dung của các chuẩn mực này lệ thuộc vàosự sửa đổi hoàn toàn (ví dụ như ISA 210, 510, 520, 530, 710 và 720). Việc sửa đổi có thể sẽ được xem xét bởi IAASB trong giai đoạn sau. V. 2009 – nay Trong năm 2009, IAASB đã hoàn tất “Dực án Clarify”. Kiểm toán viên trên khắp thế giới giờ đây có thể sử dụng 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA) mới và một chuẩn mực về kiểm soát chất lượng, có hiệu lực từ 15 tháng 12 năm 2009. Trong 36 chuẩn mực, có 16 chuẩn mực được sửa đổi và bổ sung, 19 chuẩn mực được bổ sung và 1 chuẩn mực được xây dựng mới. Các ISA mới được xây dựng với những yêu cầu chi tiết hơn được coi là sẽ có những ảnh hưởng lớn tới bản chất và phạm vi các thủ tục kiểm toán, ghi chép hồ sơ kiểm toán và chi phí của cuộc kiểm toán. Với mục đích chung nhất là nâng cao chất lượng kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế mới đã được sửa đổi, bổ sung thêm nhiều yêu cầu chi tiết đối với kiểm toán viên. Việc áp dụng hệ thống chuẩn mực này được cho là sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động kiểm toán.Chất lượng sẽ được nâng cao, rủi ro sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, tuy nhiên chi phí kiểm toán cũng sẽ gia tăng. Theo nghiên cứu của nhóm cố vấn cho IAASB, các yêu cầu của chuẩn mực tăng lên khoảng 60%, và gần 30% các tuyên bố trước kia để ở thì hiệu tại thì nay trở thành các yêu GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 7 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính cầu bắt buộc. Còn theo một nghiên cứu của Ủy ban Thực hành Kiểm toán của UK và Ireland đối với các công ty kiểm toán, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực mới sẽ làm gia tăng thời gian và chi phí cho một cuộc kiểm toán. Cụ thể là chi phí kiểm toán tăng trung bình 9,6% đối với khách hàng nhỏ và vừa, 1,9% đối với các khách hàng lớn, chi phí kiểm toán năm đầu tiên tăng 13,9% đối với khách hàng nhỏ và vừa, 5% với khách hàng lớn. Ảnh hưởng cụ thể lên các công ty kiểm toán khác nhau cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào qui trình kiểm toán mà các công ty đã thực hiện trước đó như thế nào.Đối với những công ty kiểm toán nhỏ, chưa thực hiện đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kiểm soát chất lượng, thì sự thay đổi sẽ rất đáng kể. Chuẩn mực Tên Thời điểm ban hành lần đầu Ký hiệu chuẩn mực Các lần sửa đổi Ngày cuối cùng trong dự án Clarify Tương lai Trước 2004 Trước 1994 Trước 1992 ISA 210 Hợp đồng kiểm toán 6/1980 ISA 210 ISA 210 ISA 2 IAG 2 12/2004, 2/2004, 3/1994 6/2008 ISA 220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính 9/1981 ISA 220 ISA 220 ISA 7 IAG 7 2/2004, 11/1993 9/2008 ISA 230 Tài liệu hồ sơ kiểm toán 1/1982 ISA 230 ISA 230 ISA 9 IAG 9 9/2005, 2/1004, 3/1994, 11/1993 9/2007 Ở Việt Nam, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành. Về cơ bản,các chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (có sự chỉnh sửa để phù hợp với điều kiện Việt Nam). Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cho hoạt động kiểm toán Việt Nam có thể xây dựng chuẩn mực nhanh chóng, hội nhập với thế giới mà vẫn phù hợp với đặc điểm hoạt động này ở Việt Nam. Ngày 13/5/1991, Bộ Tài chính đã ký quyết định thành lập hai công ty Kiểm toán đầu tiên: Công ty Kiểm toán Việt Nam – VACO và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Việt Nam –AASC (nay là công ty GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 8 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính TNHH Tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán. Hoạt động kiểm toán độc lập cũng lần đầu tiên được luật hóa bằng việc Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân được ban hành kèm Nghị Định số 07/CP ngày 29/1/1994. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về Kiểm toán độc lập (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005) đã tạo một “luồng gió mới”, đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành kiểm toán Việt Nam. Cho tới nay,Việt Nam đã chính thức ban hành 7 đợt gồm có 37 chuẩn mực. B. Phần chuẩn mực I. Hợp đồng kiểm toán Một trong những chuẩn mực quan trọng, và là Tiền đề cho một cuộc kiểm toán thành công là chuẩn mực về Hợp đồng kiểm toán, được quy định trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế 210: AGREEING THE TERMS OF AUDIT ENGAGEMENTS, được bộ tài chính soạn tiếp thu trên tinh thần phù hợp với tình hình Việt Nam cho ra đời chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210: Hợp đồng kiểm toán. Chuẩn mực này cũng đã được tiến hành soạn thảo lại từ khi chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được ban hành năm cuối năm 2009. Hiện nay đã xuất hiện 2 bản dự thảo riêng cho chuẩn mực 210, vào đợt 1 năm 2010 và đợt 3 năm 2012. Vậy, việc soạn thảo các bản dự thảo đã cho chúng ta biết tầm nhìn và quan điểm mới của Bộ tài chính và Hiệp hội nghề nghiệp Kiểm toán về vấn đề Hợp đồng kiểm toán. Như vậy, những điểm khác biệt cơ bản nhất của Chuẩn mực hiện hành và chuẩn mực dự thảo là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. 1. Các nghiên cứu có liên quan Nằm trong “Dự án Clarity”, tháng 9 năm 2004, Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC đã tiến hành khảo sát các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp của các nước lớn để tiến hành thu thập y kiến về ưu nhược điểm và những thiếu sót của chuẩn mực. Chuẩn mực kiểm toán 210: Hợp đồng kiểm toán cũng nằm trong dự án đó. Sau đây là một số ý kiến của các công ty kiểm toán, hiệp hội nghề nghiệp cũng như các tổ chức lớn trên thế giới và nhận xét của IFAC dựa trên những ý kiến đó. GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 9 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính # T.chức Số hiệu Đoạn Ý kiến Sửa đổi? Những xem xét và hành động Tổng quan FSR 1 Chúng tôi có nhận xét về đoạn “đảm bảo hợp lý” và “taken as a whole” trong ED ISA 700 cần được xem xét về mối liên hệ với các từ trong Hợp đồng kiểm toán. Tuy nhiên, Hội đồng có thể không thay đổi bất cứ điều khoản nào trong ED ISA 700, chúng tôi nhận thấy hợp đồng kiểm toán phù hợp với những quy định của chuẩn mực trên. Ngoại trừ nhận xét trên, chúng tôi đồng ý với bản chỉnh sửa và những hướng dẫn mới kèm theo chuẩn mực. Đồng ý Những từ trong thư kiểm toán mẫu đã được chỉnh sửa cho phù hợp với những từ trong báo cáo kiểm toán. ICANZ 3 Phần ví dụ về Hợp đồng kiểm toán trong phụ lục của ISA 210 đề cập đến “Hội đồng quản trị hay người đại diện thích hợp cho ban quản lý” Hợp đồng kiểm toán đề cập đến Chủ tịch hoặc người đại diện thích hợp cho ban quản lý. Vậy người nào mà hợp đồng đề cập đến sẽ có trách nhiệm ký hợp đồng? Sẽ phù hợp hơn nếu đề cập rằng người thuộc Hội đồng quản trị chứ không phải những người quản lý là người cuối cùng chịu trách nhiệm về tính hợp lý của báo cáo tài chính. Khôn g đồng ý. Phần này năm ngoài phạm vi của chuẩn mực, dựa vào việc phân chia trách nhiệm mà xem xét ai là người đứng đầu. GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 10 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính PAAB JoBurg 19 Chúng tôi nhận thấy rằng ban thư ký IAASB nên xem xét sự lặp lại từ ở mỗi chuẩn mực hay chỉ đơn thuần tham chiếu đến tiêu chuẩn bao quát toàn bộ. Trong tình huống hiện tại, có một số lượng lớn thông tin được lặp lại ở cả chuẩn mực kiểm toán 200 và 210 và cũng nên xem xét rằng liệu nên sử dụng những nguyên tắc chung trong chuẩn mực chung (ví dụ ISA 200) và những yêu cầu đặc biệt trong những chuẩn mực thích hợp nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể (ví dụ ISA 210). Đa số các hướng dẫn trong ISA 200 đã được lặp lại trong ISA 210. Cần xem xét để loại bỏ những thông tin này từ ISA 200, trong đó có nguyên tắc chung (xem ý kiến trên) Đồng ý. Rất nhiều sự thay đổi trọng yếu đã được thực hiện dẫn đến sự cải thiện cấu trúc, ngoại trừ tính chất lặp từ. CICA 18 Tổng quát Chúng tôi hiểu rằng mục đích của chuẩn mực ISA 210 không chỉ nói đến báo cáo tài chính phục vụ mục đích chung mà còn nói đến báo cáo tài chính với mục đích đặc biệt. Tuy nhiên, ISA 210 lại không chứa đựng hướng dẫn về khía cạnh này. Nhìn chung, nó không thảo luận về báo cáo tài chính có thể chấp nhận được trong phần nội dung về mục đích chung của báo cáo tài chính (đoạn 13-18). Vì vậy chúng tôi tin rằng mục đích của ISA 210 là không hoàn chỉnh. Đoạn 3 của ISA 800 đề cập những điều khoản về hợp đồng kiểm toán cho mục đích đạc biệt. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng sẽ hữu ích hơn khi bổ sung tất cả các hướng dẫn liên quan đến các điều khoản của hợp đồng kiểm toán với mục đích đặc biệt trong ISA 210 và vì vậy hướng dẫn đó có thể cung cấp cho kiểm toán viên trong áp dụng Khôn g đồng ý Phần này năm ngoài phạm vi của chuẩn mực, dựa vào việc phân chia trách nhiệm mà xem xét ai là người đứng đầu. GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 [...]... nhận báo cáo tài chính Dự án Clarity” đã cho thấy được sự thành công vượt bậc khi đã thu thập được những ý kiến có lợi cho quá trình phát triển chuẩn mực phù hợp với yêu cầu của tình hình mới 2 So sánh chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hànhdự thảo 2.1Giới thiệu chuẩn mực VSA 210 hiện hànhdự thảo Chuẩn mực kiểm toán 210 hiện hành: Được ban hành vào đợt 1 (trong 7 đợt ban hành chuẩn mực kiểm toán... tục kiểm toán đã đề ra, chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp 3 So sánh chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hànhdự thảo 3.1Tên gọi Chuẩn mực VSA 220 hiện hành: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toánBan hành và công bố theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTCngày 14 tháng 03 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhvà có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2003) Dự thảo chuẩn mực VSA 220: Kiểm soát chất lượng... 4/2003) Dự thảo chuẩn mực VSA 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính Ban hành trong dự thảo đợt 1 (năm 2010) 3.2Kết cấu chuẩn mực Chuẩn mực VSA 220 hiện hành: có hai phần Quy định chung và nội dung chuẩn mực (hướng dẫn thực hiện được lồng ghép trong nội dung chuẩn mực) Dự thảo chuẩn mực VSA 220: được thiết kế rỏ ràng, cụ thể hơn với 3 phần lớn : Quy định chung, nội dung chuẩn mực... kiểm toán Dự thảo chuẩn mực VSA 220:Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và Các báo cáo kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán phát hành là phù hợp 3.3.3 Mục tiêu Chuẩn mực VSA 220 hiện hành: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của công ty kiểm toán và đối với từng cuộc kiểm toán Dự thảo chuẩn... mực (đoạn 1-21 dự thảo) , Hướng dẫn áp dụng (đoạn A1-A37 dự thảo) và 3 phụ lục bổ sung So với chuẩn mực hiện hành, dự thảo chuẩn mực đã trình bày tách biệt phần nội dung chính chuẩn mực thành 2 phần: Nội dung chính và Hướng dẫn áp dụng nhằm cụ thể hóa các điều khoản, tạo sự rõ ràng và dễ hiểu cho chuẩn mực 2.3Quy định chung 2.3.1 Mục đích và phạm vi áp dụng Chuẩn mực kiểm toán 210 hiện hành: Nêu ra mục... hợp đồng kiểm toán” theo qui định hiện hành. ” 2.4.3 Hợp đồng kiểm toán nhiều năm Là trường hợp công ty kiểm toán và khách hàng ký hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính Quy định của chuẩn mực 210 hiện hànhdự thảo chuẩn mực 210 tương đối giống nhau ngoại trừ việc dự thảo chuẩn mực đã cụ thể hóa các trường hợp cần phải lặp lại hợp đồng kiểm toán, đoạn A28 dự thảo 2.4.4 Chấp nhận sửa đổi hợp đồng... Bộ trưởng Bộ Tài chính Dự thảo chuẩn mực kiểm toán 210: Là kết quả của 2 đợt tiến hành ban hành dự thảo chuẩn mực kiểm toán: đợt 1 (năm 2010) và đợt 3 (năm 2012) 2.2Kết cấu chuẩn mực Chuẩn mực kiểm toán 210 hiện hành: Trình bày theo 2 phần: Nội dung chuẩn mực (đoạn 1- 28 hướng dẫn) và 3 phụ lục bổ sung GVHD: Trần Thị Giang Tân |KI0102 Tiểu luận kiểm toán Báo cáo tài chính 16 Dự thảo chuẩn mực kiểm toán... đồng kiểm toán (đoạn 09-12 dự thảo) Các cuộc kiểm toán nhiều năm (đoạn 13 dự thảo) Chấp nhận thay đổi các điều khoản hợp đồng kiểm toán (đoạn 14-17 dự thảo) Các vấn đề cần xem xét thêm khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán (đoạn 18-21 dự thảo) 2.4.1 Tiền đề của một cuộc kiểm toán Đây là thuật ngữ mới trong dự thảo, mang nghĩa rộng Dự thảo chuẩn mực kiểm toán 210, đoạn 04 nêu rõ: Tiền đề của một cuộc kiểm... toán: Chuẩn mực kiểm toán 210 hiện hành: Đoạn 05-12 chuẩn mực tập trung vào việc quy định nội dung và các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thông qua việc liệt kê cụ thể Dự thảo chuẩn mực kiểm toán 210: Ban hành hướng dẫn cụ thể hơn cho Kiểm toán viên và công ty kiểm toán thông qua các đoạn 09-12 và A23-A26 dự thảo Chuẩn mực hiện hành có quy định trong đoạn 10, “Khi hoàn thành công việc theo thoả thuận... Chuẩn mực dự thảo áp dụng trong mối liên hệ với các chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, đặc biệt là Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC số 1 3.4Nội dung chuẩn mực 3.4.1 Quy định trách nhiệm Chuẩn mực VSA 220 hiện hành: - Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp . hiện hành và dự thảo 2.1Giới thiệu chuẩn mực VSA 210 hiện hành và dự thảo Chuẩn mực kiểm toán 210 hiện hành: Được ban hành vào đợt 1 (trong 7 đợt ban hành. cũng đã được tiến hành soạn thảo lại từ khi chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được ban hành năm cuối năm 2009. Hiện nay đã xuất hiện 2 bản dự thảo riêng cho chuẩn

Ngày đăng: 02/03/2013, 11:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan