Hồ Than Thở potx

6 390 0
Hồ Than Thở potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hồ Than Thở Hồ Than Thở: Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục" của những mối tình dở dang thời hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà họ "thở than". Chuyện kể rằng có hai người yêu nhau từ thuở học trò, chàng tên là Tâm, nàng tên là Thủy. Tình yêu gắn với nhiều mộng ước nhưng Tâm phải xa Thủy. Khi nàng nhận được tin Tâm thì đó lại là tin tuyệt vọng: chàng vui duyên mới. Nàng đau khổ ra đi cùng mối tình trong trắng, mượn hồ Than Thở kết liễu đời mình. Câu chuyện được học sinh trường Trần Hưng Đạo sưu tầm vào năm 1970. Sau khi Thủy chết, người đời thương xót đắp cho nàng nấm mộ bên hồ với hai câu thơ trên bia: "Mây xanh nước biếc dù thay đổi Ngàn năm Thủy vẫn ở trong Tâm" Đến nay, lớp rêu phong thời gian phủ kín bia mộ có ghi câu thơ của mối tình bi thương này. Nhưng khi thăm hồ nhiều đôi uyên ương vẫn tặng cho người bạc mệnh những chùm hoa trắng. Câu chuyện thứ hai mang tính lịch sử bi tráng. Có một nghĩa sĩ Tây Sơn tên là Hoàng Tùng yêu một người con gái tên Mai Nương. Khi giặc Thanh xâm lược, Hoàng Tùng ra trận, tin báo về cho Mai Nương là chàng tử trận. Nàng buồn rầu, nhớ lại buổi chia tay bên hồ và kiên quyết chết theo người tình. Một tháng sau Hoàng Tùng trở về thì người xưa không còn nữa, chàng nguyện suốt đời ở vậy cho trọn mối tình chung. Mấy năm sau triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh trả thù một cách đê hèn. Hoàng Tùng đau đớn tình riêng vận nước, tuyệt vọng đi theo tiếng gọi tình yêu của Mai Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở. Từ trung tâm thành phố, du khách đi về hướng Thái Phiên hoặc Chi Lăng chừng 6 km, rẽ về hướng tay phải, men theo con đường nhỏ, du khách sẽ gặp hồ Than Thở. Con đường đất hẹp uốn lượn quanh bờ hồ phủ cỏ và vô vàng cúc dại, càng làm quang cảnh nơi đây thêm phần thơ mộng. Xung quanh hồ Than Thở là những câu chuyện, những truyển thuyết về tình yêu làm lay động lòng người. “Người ta kể rằng, cuối thế kỷ XVIII, năm 1789, vua Quang Trung từ Huế ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh. Thời ấy nghĩa sĩ các nơi đều tòng quân. Trên cao nguyên Lang Biang, bên bờ nước biếc, có đôi trai gái yêu nhau thường hò hẹn, chàng trai tên là Nguyễn Tùng và cô gái tên là Mai Nương. Khi được biết vua Quang Trung kêu gọi toàn dân Việt đánh đuổi quân Thanh xâm lược, Nguyễn Tùng đã chia tay Mai Hương lên đường theo tiếng gọi của núi sông. Ít lâu sau, nghe tin Nguyễn Tùng tử trận Mai Nương đau buồn và nàng đã chết theo người yêu. Mộ Mai Nương nằm bên bờ hồ. Không bao lâu sau, Nguyễn Tùng thắng trận trở về, biết Mai Nương không còn chàng nguyện ở vậy suốt đời cho trọn vẹn tình chung. Vài năm sau, triều đại tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân. Được tin Nguyễn Tùng mất hết hy vọng, đau đớn vì tình riêng, xót xa vì vận nước, Nguyễn Tùng đã nhảy xuống hồ chết theo Mai Nương, chết theo sự nghiệp của anh hùng áo vải cờ đào. Từ đó, mỗi buổi sáng sớm hoặc khi hoàng hôn thả những tia nắng cuối ngày, ngàn thông bên hồ nổi lên khúc nhạc bi hùng như than thở và ca ngợi đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình. Vì thế mà người ta gọi là Hồ Than Thở. Tên hồ đã có khoảng 200 năm nay, khi người Việt đầu tiên lên Đà Lạt.” Chuyện xưa, tích cũ là thế, xong thực tế Hồ Than Thở khởi thuỷ chỉ là một hồ nhỏ. Về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là hồ Lac Des Soupris, nhưng đến ngày 22 tháng 12 năm 1956 trở lại tên hồ Than Thở. Sau năm 1975, hồ Than Thở được gọi là hồ Sương Mai. Nhưng nhân dân Đà Lạt và du khách khi nhắc đến hồ này mọi người vẫn thường gọi là hồ Than Thở. Năm 1990, chính quyền thành phố quyết định khôi phục lại tên cũ: hồ Than Thở. Ngày nay, hồ Than Thở được tôn tạo thành một công viên giải trí với những bồn hoa, thảm cỏ, những trò chơi đu quay, xe đạp nước nhưng vẫn giữ được nét huyền hoặc vốn là cái “hồn “ của Hồ Than Thở. Sự tích "Hồ Than Thở: Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc, cầm thú nhưng đã mang một sự tích bi hùng do lòng ái quốc của đôi trai tài gái sắc nước Việt. Cuối thu năm 1788, quân Thanh lấy cớ ủng hộ ngai vàng vua Lê sang xâm chiếm Việt Nam. Khắp trời Nam, tiếng loa rộn rã thúc giục các chàng trai tráng hiên ngang nhập ngũ dưới bóng cờ Tây Sơn để tiến ra Bắc Hà, quét sạch quân xâm lược. Lời hịch chiêu mộ đã đến tai Hoàng Tùng, chàng tráng sĩ đất Viễn Hương. Hoàng vốn dòng dõi danh gia thế phiệt. Ông cha trước kia vì không chịu nổi chế độ hà khắc của quân Minh (đời nhà Hồ) nên đã bồng bế, gồng gánh nhau tìm đường sống tự do. Đến đây, thấy cảnh hoang vu tịch mịch, non xanh, nước biếc, hợp với lòng phóng khoáng, ẩn dật của mình nên chọn làm nơi di dưỡng. Và, đặt tên Viễn Hương để ghi dấu cho một hoàn cảnh mới, cho con cháu sau này nhớ việc hồi hương. Trước tiếng gọi của núi sông, chàng họ Hoàng cương quyết ra đi. Nhưng trước khi lên đường, Hoàng hẹn gặp người yêu là Mai Nương để cùng đôi câu tiễn biệt. Biết đâu chiến sĩ "một ra đi là không trở về". Mai Nương là con một vị thổ ty sơn cước. Nàng đẹp và duyên dáng; vì may mắn được Hoàng cứu thoát tai nạn nên người ân trở thành bạn tình, rồi nhận lời gá nghĩa kết duyên. Đôi bạn định xuân sang khi hoa đào khoe sắc thắm thì sẽ xin gia đình cử hành hôn lễ. Nhưng hôm nay nơi hẹn của Hoàng được định trong rùng Kỳ Ngộ, bên bờ suối Dịu Hiền. Gặp nhau, sau khi nói qua cho Mai Nương biết ý định của mình, Hoàng Tùng đau đớn ngồi trầm lặng. Bên nước, bên tình, dù con người khí khái thế mấy cũng không khỏi quyến luyến, bâng khuâng. Sự trầm lặng của Hoàng làm cho Mai Nương hiểu lầm. Nàng tưởng người yêu hoài nghi lòng trung trinh của nàng. Dịu dàng, nàng hẹn với chàng là hôm sau cũng giờ này, tại đây, nàng sẽ có quà tặng người bạn tình anh dũng trước khi xách kiếm ra đi. Nhưng hôm sau Mai Nương đến trước giờ hẹn. Nàng ngồi bên dòng suối than thở cho duyên kiếp bẽ bàng. Rồi muốn cho người yêu hiểu lòng nàng để dứt mối băn khoăn, nàng thấy chỉ còn cái chết mới để cho chàng yên tâm rằng Mai Nương của chàng bao giờ cũng là vợ của chàng, dù sau này chàng vinh quang trở về hay đã ngã gục giữa chiến trường Nghĩ vậy, nàng khóc lóc một lúc, gọi tên người yêu mấy lần, đoạn nhắm mắt nhảy xuống dòng nước. Hoàng Tùng đến đúng giờ hẹn. Nhưng lạ thay, chàng ngơ ngác không tìm ra chỗ cũ. Thì ra, cảm lòng người liệt nữ, chim muông cây cỏ trong rừng đều khóc, nước chảy xuống nơi Mai Nương tuẫn tiết làm thành một giếng sâu, và hai bên đầu suối bít lại. Nơi Mai Nương trầm mình bỗng biến thành một hồ rộng rãi, im lặng bên rừng Kỳ Ngộ. Sau khi xác nàng nổi lên, dân làng hiểu chuyện lấy làm cảm động, đặt tên hồ này là hồ Than Thở để ghi lại phút cuối cùng của người sơn nữ đã hy sinh cuộc đời cho người yêu yên tâm, làm tròn nghĩa vụ. Một thi sĩ thương xót cho cảnh ngộ của đôi trai tài gái sắc trung trinh, nên diễn thành một bài trường ca nhẹ nhàng, ai oán: Nhớ thuở ấy lòng đau khôn xiết, Ngó non sông dân Việt lầm than Cảnh bày: Nước loạn, nhà tan. Giặc Thanh giày xéo tan hoang cõi bờ. Rửa hận nước phất cờ vung kiếm. Đấng anh hùng họ Nguyễn Quang Trung Ra tay ngang dọc vẫy vùng, Thề đâu chịu đội trời chung phen này? Hịch chiêu hiền đó đây rộn rực, Trống mộ quân tập kích quân thù. Một phen giành lại cõi bờ, Một phen dựng lại cơ đồ nhà Nam. Hoàng Tùng vốn trang anh tuấn, Quyết ra đi rửa hận non sông. Tấm thân coi tựa bông hồng, Mong sao một tiếng anh hùng còn ghi Thảm một nỗi biệt ly cắc cớ Cùng Mai Nương đâu nỡ chia tay? Ra đi ngàn dặm nước mây, Biết đâu còn lại có ngày thấy nhau? Chàng tần ngần lòng đau khôn tả, Nàng héo hon tấc dạ khôn khuâỵ Hết nhìn nhau lại cầm tay, Hỡi khuôn thiêng thấu nỗi này chăng? Nàng thổn thức hẹn chàng gặp lại, Suối Dịu Hiền sẽ lại cùng nhau Chân tơ kẽ tóc gót đầu Bên rừng Kỳ Ngộ đôi câu tạ từ. Nào có ngờ xót xa nỗi ấy, Luống e chàng áy náy khôn nguôi. Chiến trường biên ải xa xôi, Chữ trinh thiếp có vẹn mười cho không? Càng canh cánh bên lòng thắc mắc Thà nén tâm gạt phắt thường tình. Cho chàng thỏa chí bình sinh, Diệt thù thỏa nguyện tâm tình nước non. Bên dòng nước, Mai Nương lén bước Từ tinh sương, rảo trước bóng chàng. Đoái nhìn rừng thẳm mênh mang Thảm nghe dòng suối thở than não nề Rồi một phút như mê như tỉnh, Gọi Hoàng Tùng lanh lảnh xa đưa. Gọi rồi đôi mắt lệ mờ, Tấm thân gieo nặng dưới hồ nước sâu. Bỗng gió thảm mưa sầu dồn dập, Khắp núi đồi: Chim khóc, muông than Hoa rừng tràn lệ chứa chan, Đất trời như cũng thảm thương não tình. Chàng thất thểu đinh ninh lần tới Tìm tình nương chân mỏi, mắt mờ. Bốn bên vắng lạnh như tờ, Mênh mông hồ rộng, nước lờ đờ trôi Đôi hàng lệ: "Mai Nương ơi hỡi! Vì đâu mà chín suối xa chơi? Âm dương cách biệt đôi nơi, Lệ sầu như nước xanh trôi lững lờ. Khôn thiêng em hãy đợi chờ. Mặt hồ Than thở bây giờ là đây Mai Nương nàng hỡi có hay?" Nguồn:saigontoserco . Nương bên hồ Than Thở. Từ đó mỗi sáng, mỗi chiều ngàn thông bên hồ lại nổi lên khúc nhạc bi ai than thở cho đôi trai tài gái sắc vì nước trọn tình yêu nên người đời gọi hồ này là hồ Than Thở. Từ. Hồ Than Thở Hồ Than Thở: Trai gái hôm nay yêu đương không thành, thường đến hồ Than Thở để giải tỏa những sầu muộn và như một "tập tục". tế Hồ Than Thở khởi thuỷ chỉ là một hồ nhỏ. Về sau người Pháp cho làm đập chặn nước tạo thành hồ và đặt tên là hồ Lac Des Soupris, nhưng đến ngày 22 tháng 12 năm 1956 trở lại tên hồ Than Thở.

Ngày đăng: 10/07/2014, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan