Lớp Chân bụng (Gastropoda)-2 pdf

17 1.2K 3
Lớp Chân bụng (Gastropoda)-2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lớp Chân bụng (Gastropoda)-2 3. Hiện tượng mất đối xứng của Chân bụng và nguồn gốc của nó Động vật Thân mềm cổ có cấu tạo đối xứng hai bên, ấu trùng của nhiều nhóm động vật thân mềm cũng thể hiện đối xứng hai bên (hình 6.14). Như vậy hiện tượng mất đối xứng ở động vật chân bụng chỉ là hiện tượng thứ sinh, là một hiện tượng sinh học quan trọng và lý thú, nhất là khi xác định được nguồn gốc của hiện tượng này. So sánh cấu tạo cơ thể và căn cứ vào vị trí tương đối của xoang áo so với khối nội quan, có thể phân biệt được 4 sơ đồ cấu tạo ứng với các nhóm chân bụng khác nhau: - Nhóm Hai tâm nhĩ: Nội quan có cấu tạo kép, xếp đối xứng hai bên (ngoại trừ gan, tuyến sinh dục và một phần ống tiêu hoá). Hệ thần kinh có cầu nối bên - mang bắt chéo trên và dưới ruột. - Nhóm Một tâm nhĩ: Xoang áo ở phía trước thân, cơ quan áo, tâm nhĩ và thận chỉ còn lại một bên. Thần kinh có cầu nối bên - mang bắt chéo. - Nhóm Có phổi: Sống trên cạn, hô hấp bằng phổi, mức độ cấu trúc cơ thể như Một tâm nhĩ. - Nhóm Mang sau: Xoang áo lệch về phía sau cơ thể. Cơ quan áo, tâm nhĩ, thận chỉ còn lại một bên, vỏ tiêu giảm ít nhiều. Naef (1927) đã giải thích bằng quan điểm hình thái, sinh thái như sau (hình 6.15): Chân bụng nguyên thuỷ vốn có vỏ hình nón, chuyển dần sang xoắn trong một mặt phẳng. Miệng vỏ ở cuối cơ thể, phần nặng của vỏ nằm về phía trước, xoang áo nằm về phía sau. Có đời sống bơi (hình 6.15A). Khi chuyển sang đời sống bò, phần nặng của vỏ chuyển ra phía sau, để thích nghi với đời sống bò buộc chúng phải quay vỏ 180o. Lúc này xoang áo sẽ chuyển về phía trước, cầu nối thần kinh bên - mang do đó bắt chéo (ứng với cấu trúc của chân bụng Hai tâm nhĩ). Vỏ chuyển từ xoắn trong một mặt phẳng sang xoắn chóp nhằm tăng cường độ bền vững của vỏ. Trọng tâm của vỏ lệch sang một bên. Cơ thể điều chỉnh trọng tâm bằng cách quay ngược vỏ về phía sau và hơi nghiêng về phía thân (hiện tượng nhả xoắn điều hoà). Vỏ ép lên cơ quan áo theo một bên gây tiêu biến một bên mang và tâm nhĩ, thận cũng tiêu biến theo. Tùy theo mức độ nhả xoắn điều hoà mà hình thành các nhóm Mang trước Một tâm nhĩ, Có phổi hay Mang sau (hình 6.15 B-D). Như vậy thứ tự xuất hiện các nhóm chân bụng là Mang trước hai tâm nhĩ, Mang trước một tâm nhĩ, Mang sau và một nhóm Mang trước một tâm nhĩ nào đó chuyển lên cạn để hình thành Có phổi. 4. Phân loại và vai trò thực tiễn Động vật chân bụng chiếm tới gần 80% tổng số loài của động vật thân mềm (có khoảng 90.000 loài). Hiện nay đã biết khoảng 75.000 loài đang sống và 15.000 loài đã hoá thạch. Phần lớn động vật chân bụng sống ở biển, một số sống ở nước ngọt, ở cạn hay chuyển sang đời sống ký sinh. Được chia làm 3 phân lớp là Mang trước, Mang sau và Có phổi. a. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia): Mang ở trước tim, thường có 1 mang, ít khi gặp 2 mang. Xoang áo ở phía trước cơ thể, có dây thần kinh bên tạng bắt chéo. Vỏ phát triển và có nắp vỏ. Đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt. Có 2 bộ. Bộ Chân bụng cổ (Archaeogastropoda): Chân bụng nguyên thủy nhất, đặc điểm cấu tạo cơ thể còn giữ nhiều nét đối xứng hai bên như có 2 tâm nhĩ, phức hợp cơ quan áo chẵn (2 mang, 2 thận, 2 osphradi ). Do có 2 tâm nhĩ nên bộ này còn được gọi là bộ Hai tâm nhĩ (Diotocardia). Có dây thần kinh bắt chéo, chưa hình thành hạch chân, dây thần kinh dài. Mang gồm có hai dãy, phần ngọn không đính vào thành áo. Tuyến sinh dục đổ vào thận phải. Thụ tinh ngoài, phát triển qua ấu trùng trochophora. Sống chủ yếu ở biển, một số sống ở nước ngọt (Theodoxus) hay cạn (Helicina). Các họ thường gặp là Neritidae, Trochidae, Turbinidae, Haliotidae, Patellidae Ở Việt Nam bộ này thường gặp ở vùng nước lợ, ven biển, rừng sú vẹt, vùng dưới triều và vùng triều. Các giống phổ biến là Nerita (ốc đĩa, ốc ngọt), Trochus (ốc tháp), Monodonta (ốc đụn), Umbonium(ốc mành), Patella, Fissurella (ốc nón), Turbo petholatus (ốc xà cừ), Haliotis (bào ngư). Bộ Chân bụng trung (Mesogastropoda): Cơ thể mất đối xứng, tim chỉ có một tâm nhĩ, phức hợp cơ quan áo lẻ (một mang, một osphradi, một thận). Vì chỉ có một tâm nhĩ nên được gọi là bộ Một tâm nhĩ (Monotocardia). Hệ thần kinh có dây bên tạng bắt chéo, đã hình thành hạch chân. Mang có cấu tạo một dãy, dính sát vào thành áo. Tuyến sinh dục không đổ vào thận. Thụ tinh trong, phần lớn phát triển qua ấu trùng veliger. Bao gồm phần lớn các loài chân bụng hiện có, thích nghi rộng với điều kiện sống của môi trường như ở biển, nước ngọt, ở cạn, một số sống ký sinh. Ở vùng triều và nước lợ hay gặp ốc cỡ bé thuộc họ Littrorinidae, Cerithiidae, Potamididae, Assimineidae. Ở vùng dưới triều thành phần loài rất đa dạng, có các loài ốc cỡ lớn trên 100 cm như một số loài thuộc họ Cassididae, Doliidae. Các họ khác có kích thước nhỏ hơn như Cypraeidae, Turitellidae, Epitoniidae, Natacidae Một số nhóm thích nghi với đời sống trong tầng nước như họ Jamthinidae có vỏ nhẹ và bám vào sứa ống, nhóm ốc Heteropoda có chân hẹp kéo dài thành tấm bơi, bao nội tạng thu nhỏ, vỏ mỏng hay tiêu giảm (Pterotrachea, Carinaria, Atlantia). Một số loài khác lại sống ký sinh trên động vật da gai như các giống Parenteroxenos, Stylifer, Thyca, Entococha, Paedophorus Trong nước ngọt thường gặp các họ Valvatidae, Thiaridae, Viviparidae, Pilidae, Hydrobiidae Ở rừng đá vôi gặp họ Cyclophoridae có mang tiêu giảm. Ở vùng biển Việt Nam thành phần loài thuộc Chân bụng trung rất phong phú. Các loài thường gặp và có giá trị cao như: Telescopium telescopium, Terebralia sulcata, Cerithidea sinensis (ốc đụn, ốc mút) phân bố ở rừng sú vẹt và nước lợ; Charonia tritonis (ốc tù và), Hemifurus tuba, Cassis cornuta (ốc kim khôi), Dolium variegatum (ốc mũ),Laevistrombus isabella (ốc lợi đỏ), Cypraea tigris (ốc mõ chù da hổ), Natica maculosa Ở nước ngọt thường gặp các loài: Pila polita (ốc nhồi), Sinotaia aeruginosa, Angulyagra polyzonata (ốc vặn), Cipangopaludina lecythoides (ốc bươu, ốc rạ). Trong núi đá vôi ẩm hay gặp các giống Cyclophorus, Hybocystis. Một số loài là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán như Melanoides tuberculatus và Stenomelania testudinaria Bộ Chân bụng mới (Neogastropoda): Cấu trúc cơ thể phân hoá cao nhất, lưỡi gai có ít răng, đầu kéo dài thành mõm, osphradi dạng lông chim, hệ thần kinh tập trung, miệng có nắp vỏ, có rãnh xi phông kéo dài. Hầu hết sống ở biển và ăn thịt. Thụ tinh trong. Nhiều loài có trứng phát triển trực tiếp thành con non. Ở biển Việt Nam, thường gặp các đại diện của bộ này có vỏ với màu sắc đẹp. Các họ có số [...]... 5 Sinh thái chân bụng Động vật Chân bụng phân bố rất rộng, phần lớn sống ở nước (số lượng loài ở biển và nước lợ nhiều hơn so với ở nước ngọt) Ở biển động vật chân bụng có thể phân bố ở độ sâu 5.000m, còn trên lục địa thì có thể đạt đến độ cao là 5.500m (loài Lymnaea kookeri và Anadenus schaginteiti) Chỉ một số ốc Mang trước thích nghi với đời sống trôi nổi, còn phần lớn động vật chân bụng sống bò... Columbella rulgurans,Mitra rugosum, Phos senticosus có vỏ đẹp b Phân lớp Mang sau (Opisthobranchia): Cấu tạo cơ thể của Chân bụng mang sau thể hiện sự vặn xoắn không hoàn toàn (do quá trình nhả xoắn điều hoà về phía sau nên làm cho dây thần kinh bắt xoắn duỗi trở lại, đồng thời đưa xoang áo lệch hẳn một bên) Bao gồm các loài động vật Chân bụng vỏ tiêu giảm hay chỉ còn lại rất ít Hệ thần kinh lệch Xoang... bởi mang thứ sinh Lưỡng tính, chỉ sống ở biển Phân lớp Mang sau được chia làm 4 bộ: Bộ Mang kín hay Mang ẩn (Tectibranchia): Có xoang áo và mang chính thức, mang được áo che kín Chân chia thành 2 thùy ở hai bên lớn Sống bò dưới đáy Ở Việt Nam đã gặp các giống Dolabella, Atys, Bulla, Hydatina, Cyclichna, Pupa Bộ Chân cánh (Pteropoda): Hai tấm bên chân phát triển thành vây bơi, thích ứng với đời sống... nóng (tới 530C) Riêng nhóm ốc nhồi (họ Pilidae) vừa có mang, vừa có phổi nên có thể sống trên cạn khá lâu Đa số ăn thực vật, mùn bã hữu cơ, rêu, nấm Một số ốc có thể ăn thịt (các giống thuộc bộ Chân bụng mới, Chân cánh, họ Cypraeidae, Doliidae ), thức ăn là giun, sứa, trai và ốc khác Thảo Hiên (theo giáo trình ĐVKXS) ... lượng lớn và phân bố rộng Khi chết đi vỏ đá vôi lắng xuống tạo thành hợp phần cát bùn của đáy biển Bộ Ốc hai mảnh vỏ (Saccoglossa): Bên cạnh các đặc điểm về cấu tạo lưỡi gai, hầu tiêu biểu cho động vật chân bụng thì nhóm này còn có vỏ hai mảnh như vỏ trai (Berthelinia, Midorigai) Ở Việt Nam gặp các giống Phyllobrachus, Placobranchus… Bộ Mang trần (Nudibranchia): Mang chính thức (nguyên sinh) tiêu biến,... có dạng sên, bên ngoài đối xứng, không có vỏ, không có xoang áo Ở biển Việt Nam đã biết có 200 loài, các giống có nhiều loài là Hexabranchus, Phyllidia, Armina, Phyllỉhoe, Melibe, Glossodoris c Phân lớp Có phổi (Pulmonata): Do mang tiêu biến nên được thay thế bằng phổi Phổi là mặt trong của xoang áo, có nhiều mạch máu, có lỗ thở nhỏ ở bên phải Cơ quan áo lẻ, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập . Lớp Chân bụng (Gastropoda)-2 3. Hiện tượng mất đối xứng của Chân bụng và nguồn gốc của nó Động vật Thân mềm cổ có cấu tạo. Camaena 5. Sinh thái chân bụng Động vật Chân bụng phân bố rất rộng, phần lớn sống ở nước (số lượng loài ở biển và nước lợ nhiều hơn so với ở nước ngọt). Ở biển động vật chân bụng có thể phân. vỏ. Đơn tính, phần lớn sống ở biển, một số ít sống ở nước ngọt. Có 2 bộ. Bộ Chân bụng cổ (Archaeogastropoda): Chân bụng nguyên thủy nhất, đặc điểm cấu tạo cơ thể còn giữ nhiều nét đối xứng hai

Ngày đăng: 10/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan