Thận trọng khi dùng co-trimoxazol kháng khuẩn đường ruột pps

5 304 0
Thận trọng khi dùng co-trimoxazol kháng khuẩn đường ruột pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thận trọng khi dùng co-trimoxazol kháng khuẩn đường ruột Co-trimoxazol là một trong những thuốc được sử dụng trong nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (lỵ trực khuẩn, thương hàn ). Đây là một sulfamid kháng khuẩn gồm hai thành phần gồm sulfamethoxazol và trimethoprim với tỷ lệ 5/1 (sulfamethoxazol 5 phần, và trimethoprim 1 phần). Sự phối hợp của hai thành phần này có tác dụng ức chế 2 giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng là DNA của vi khuẩn nên có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng trên của thuốc cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này cần chú ý: đối với các trường hợp suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ của thuốc trong huyết tương. Người bệnh được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic, mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ em dưới 2 tháng tuổi không được dùng thuốc này. Khi dùng thuốc cần thận trọng ở những người có chức năng thận suy giảm, dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng. Thuốc có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt men G-6PD. Do thuốc gây cản trở chuyển hóa acid folic nên đối với phụ nữ mang thai chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Nếu cần phải dùng thuốc trong thời kỳ này, điều quan trọng là phải dùng thêm acid folic (việc dùng thêm acid folic vừa tránh được tác dụng phụ do thiếu acid folic mà không làm giảm tác dụng kháng khuẩn của thuốc). Khi uống thuốc cần uống với nhiều nước (để tránh thuốc kết tinh thành sỏi) và không phơi nắng (để tránh phản ứng mẫn cảm ánh sáng). Thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn xảy ra ở khoảng 10% người bệnh dùng thuốc. Hay gặp nhất là ở đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) chiếm khoảng 5%, trên da (ngoại ban, mụn phỏng, ngứa) xảy ra tối thiểu 2% Nói chung, các tác dụng phụ này thường nhẹ nhưng đôi khi cũng xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây tử vong. DS. Hoàng Thu Metformin có thể ngừa ung thư Metformin có thể ngừa ung thư phổi ở chuột nhắt, ung thư ruột kết thẳng ở người. Các nhà khoa học Học viện nghiên cứu ung thư Mỹ, Bethesda, tiểu bang Maryland đã cho chuột nhắt dùng chất gây ung thư ở thuốc lá NNK (4- methynitrososamino-1pyridy1-1-butanone) rồi chữa bằng dung dịch metformin. Sau 24 tuần (tức 10% tuổi thọ của chuột nhắt) cho thấy giảm sinh sản u bướu 33%, giảm kích thước khối u 34% so với nhóm chuột nhắt ở nhóm đối chứng không dùng metformin (ở nhóm này có 100% bị ung thư khi phơi nhiễm chất trên). Người không bị đái tháo đường dùng metformin liều thấp 250mg/ngày thấy giảm đáng kể chỉ số ACF hậu môn, giảm đáng kể chỉ số antigen tăng sinh so với nhóm chứng không dùng metformin. Theo GS. McGill Menteral Canada, thì cơ chế ngừa ung thư là quá trình thay đổi chuyển hóa năng lượng không có lợi cho tế bào tiền ung thư và ung thư. Phương pháp này không độc như xạ trị hay các thuốc trị ung thư khác. Hà Thủy Phước . Thận trọng khi dùng co-trimoxazol kháng khuẩn đường ruột Co-trimoxazol là một trong những thuốc được sử dụng trong nhiễm khuẩn đường tiêu hóa (lỵ trực khuẩn, thương hàn. DNA của vi khuẩn nên có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng trên của thuốc cũng chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng. thành phần của thuốc, trẻ em dưới 2 tháng tuổi không được dùng thuốc này. Khi dùng thuốc cần thận trọng ở những người có chức năng thận suy giảm, dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh

Ngày đăng: 10/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan