TONG KET NAM HỌC 09-10

9 166 0
TONG KET NAM HỌC 09-10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG PA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS KPĂ KLƠNG Độc lập- Tự do – Hạnh phúc Chư Ngọc, ngày 25 tháng 05 năm2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 Phần thứ nhất: BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010 A/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Thực hiện Chỉ thị số 4899/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009- 2010” Năm học 2009-2010 là năm học tiến tới chào mừng Đại hội Đảng các cấp, đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . Với chủ đề năm học là "Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Trên cơ sở quán triệt các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về việc thực hiện nhiệm vụ năm học, căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường. Được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của ngành Giáo dục, sự phối hợp tương đối đồng bộ của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Phát huy những thành tích khắc phục những mặt tồn tại của năm học vừa qua, với tinh thần trách nhiệm cao và sự phấn đấu của tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, trường THCS Kpă Klơng đã đạt được những kết quả năm học 2009-2010 cụ thể như sau: B/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010 I/ .Về tình hình trường lớp, học sinh và đội ngũ cán bộ giáo viên. 1. Về trường lớp, học sinh. Năm học 2008-2009 trường có 10 lớp với 313 học sinh (So với năm học trước tăng 1 lớp và tăng 40 học sinh) 2. Về đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Tổng số: cán bộ, giáo viên, nhân viên: 24 người (trong đó biên chế 21 và hợp đồng ngắn hạn 3 người) - Chia ra: - Cán bộ quản lý: 02 người + Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 18 người - 1 - 1 + Phụ trách TB: 01người + Giáo viên phụ trách đội: 01 người + Nhân viên bảo vệ: 01người (hợp đồng) + Nhân viên kế toán : 01 người (hợp đồng) Nhìn chung đội ngũ Cán bộ giáo viên tương đối ổn định, đủ về số lượng, 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn về hệ đào tạo, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và phát triển trường lớp. II/ Kết quả về giáo dục học sinh 1. Duy trì sĩ số: Khối Lớp Tổng số HS đầu Tổng số HS cuối năm Số HS giảm Tỷ lệ Số lớp TS Nữ DT NDT TS Nữ DT NDT TS Nữ DT NDT 6 3 109 55 102 54 103 54 97 53 6 1 6 1 94.5 7 3 91 51 79 44 86 48 74 41 5 3 5 3 94.5 8 2 59 40 48 32 56 37 45 30 3 3 3 3 94.9 9 2 54 27 48 23 50 26 44 22 4 1 4 1 92.6 Cộng 10 313 173 277 153 295 165 260 146 18 4 18 4 94.3 - Tỉ lệ duy trì sĩ số toàn trường đến cuối năm thấp hơn so với kế hoạch 1.9% và thấp hơn 1.9% so với năm học trước. Nguyên nhân học sinh giảm: Hầu hết nguyên nhân là do học sinh bỏ học. Phần lớn các em có học lực yếu thiếu sự cố gắng vươn lên nên dễ chán nản trong học tập, một số em còn lại là điều kiện kiện kinh tế gia đình khó khăn và nghỉ học để lập gia đình. 2. Chất lượng hai mặt giáo dục. a) Hạnh kiểm: Nhà trường chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua chương trình các môn học chính khóa. Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Các buổi chào cờ đầu tuần, ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, đặc biệt thông qua môn GDCD, đông thời phối kết hợp giữa đoàn thể và các lực lượng xã hội - gia đình để giáo dục học sinh. Tổ chức xây dựng các tiêu chí thi đua xếp loại lớp hàng tuần, hàng tháng sơ kết xếp loại, nêu gương người tốt, việc tốt và động viên biểu dương kịp thời. Nhờ có nhiều biện pháp hữu hiệu trên, đa số các em học sinh đều có ý thức chấp hành tốt nội qui của nhà trường, xác định động cơ học tập đúng đắn, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm đạo đức. - 2 - 2 STT Khối lớp TS HS TỐT KHÁ TB SL (%) SL (%) SL (%) 1 6 103 83 80.6 20 19.4 0 0 2 7 86 68 79.1 18 20.9 0 0 3 8 56 48 85.7 8 14.3 0 0 4 9 50 43 86.0 7 14.0 0 0 Tổng cộng 295 242 82.0 53 18.0 0 0 - Học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt cao hơn 7.5 % so với kế hoạch cao hơn 8.6% so với năm học trước. - Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm TB. b) Học lực: Nhìn chung phần lớn học sinh, nắm được nội dung kiến thức cơ bản của chương trình và phương pháp học tập đồng thời có sự có sự cố gắng phấn đấu vươn lên. Đặc biệt là về công tác chỉ đạo về chuyên môn của nhà trường và tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo giúp và đỡ học sinh yếu kém trong quá trình của năm học. Tuy nhiên học tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp tỉ lệ học sinh yếu kém chung của toàn trường Nguyên nhân là do học sinh xác định động cơ và thái độ học tập chưa tốt, chưa chuyên cần, nhiều em bỏ học thời gian dài nhà trường động viên ra lớp vì vậy đa số các em có lực học yếu, ngoài ra một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. TT Khối lớp TS HS GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 1 6 103 6 5.8 18 17.5 61 59.2 18 17.5 0 0 2 7 86 6 7.0 26 30.2 37 43.0 17 19.8 0 0 3 8 56 4 7.1 19 33.9 25 44.6 8 14.3 0 0 4 9 50 3 6.0 17 34.o 25 50.0 5 10.0 0 0 Tổng cộng 295 19 6.4 80 27.1 148 50.2 48 16.3 0 0 - Học sinh giỏi cao hơn 0.4% so với kế hoạch và cao hơn 0.2% so với năm học trước. - Học sinh khá thấp hơn 0.7% so với kế hoạch và thấp hơn 1.3% so với năm học trước. - Học sinh * Tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng: 247/ 295 hs đạt tỉ lệ 83.7% * Học sinh lớp 9 đủ điều kiện đề nghị công nhận tốt nghiệp THCS: 50/50 em đạt tỉ lệ 100%. 3.Chất lượng mũi nhọn. - 3 - 3 Khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất (phòng học) về tài liệu, nhà trường đã thành lập đội tuyển học sinh giỏi các khối lớp và tổ chức bồi dưỡng hợp lý ngay từ đầu năm học. Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện đạt được kết quả tương đối tốt ngoài sự mong đợi cụ thể: Học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 có 01 em đạt giải ….(môn Vật lý) Lớp 8 Có 01em đạt giải nhì (mônVật lý) 01 em đạt giải Ba (môn Tiếng Anh), 01 giải Khuyến khích (môn Hóa học) và 01 em được công nhận là học sinh giỏi (môn…… So với năm học trước số học sinh đạt giải cấp huyện tăng cả về số lượng và chất lượng. 4. Phổ cập GDTHCS Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, đầu năm học nhà trường chú trọng công tác tuyển sinh hết số lượng học sinh HTCT tiểu học ra lớp, tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng học tập, thường xuyên tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém nhằm hạn chế học sinh lưu ban, học sinh bỏ học. - Hoàn thành chương trình lớp 9 BTVH năm 2009 và xét công nhận tốt nghiệp BTVH cho 29 học viên, tiếp tục mở và duy trì hai lớp 9 BTVH năm 2010 với 49 học viên, Điều tra, thống kê cập nhật số liệu, được công nhận hoàn thành phổ cập GDTHCS toàn xã theo kế hoạch. III/ Các điều kiện đảm bảo chất lượng. 1. Về tư tưởng chính trị: - Được sự chỉ đạo sát sao của chi bộ Đảng, công tác tư tưởng chính trị được quan tâm thường xuyên và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập chính trị, quán triệt chỉ thị nhiệm vụ năm học. - Chú trọng công tác xây dựng tập thể đoàn kết, tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao trong công tác. Do vậy, hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn chấp hành nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qui chế của ngành và nội qui của nhà trường. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động và phong trào do các cấp phát động. Thực hiện tốt các quy định về chuyên môn, tham gia tích cực công tác của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2. Chuyên môn nghiệp vụ : - Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, trên cơ sở kế hoạch năm học, nhà trường xây dựng những biện pháp triển khai thực hiện nhằm đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. - Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, hoạt động của tổ chuyên môn được duy trì có hiệu quả, công tác dự giờ, thao giảng kiểm tra hồ sơ được tổ chức thường xuyên. - Chú trọng tăng cường đổi mới về phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá học sinh. - Quan tâm công tác phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi ôn tập các lớp cuối cấp. - 4 - 4 - Triển khai nghiêm túc giảng dạy các tự chọn, hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động ngoại khóa, - Hầu hết giáo viên sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học và đồ dùng tự làm nhằm để nâng cao dạy- học. - Phần lớn giáo viên thực hiện tốt việc soạn giảng phù hợp với đối tượng học sinh. Ngoài ra còn tham gia tốt hội giảng liên trường giao lưu về chuyên môn với đồng nghiệp ở các đơn vị trường trong huyện thông qua đó để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đạt kết quả cao…. Khuyến khích động viên cán bộ, giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như: Đại học từ xa, các lớp tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giảng. Đa số giáo viên soạn bài trên máy tính và sử dung câc phần mềm trong việc cộng điểm và xếp loại học lực của học sinh. 3. Thanh kiểm tra nội bộ: Thường xuyên triển khai công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, sinh hoạt của các tổ khối bằng nhiều hình thức như: Định kì, đột xuất. Qua các đợt kiểm tra nhìn chung giáo viên thực hiện đúng đủ quy chế chuyên môn, soạn giảng, chấm cho điểm và trả bài cho học sinh đúng đủ quy định, các tổ khối chuyên môn tham mưu và phối hợp tốt với lãnh đạo nhà trường, nghiêm túc trong việc kiểm tra hồ sơ sổ sách, giáo án, dự giờ đánh giá, xếp loại giáo viên. * Tổng số giáo viên được kiểm tra nội bộ hoạt động sư phạm: … giáo viên. - Trong đó: + Hồ sơ: + Tiết dạy: • Xếp loại xuất sắc: … gv đạt % • Xếp loại khá: …. gv đạt % 4. Công tác tham mưu và quản lý : Tham mưu đề xuất với cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương với Phòng Giáo dục & Đào tạo đầu tư về đội ngũ giáo giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện cho nhà trường hoạt động tốt trong năm học. - Triển khai kịp thời các văn bản, hướng dẫn, chỉ thị của các cấp và ngành chuyên môn về việc thực hiện chỉ thị năm học. - Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra phát hiện uốn nắn kịp thời, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch dạy và học, dạy đủ các môn quy định. - Xây dựng quy chế làm việc của dơn vị rõ ràng chặt chẽ cùng với hệ thống quy định nội bộ trên cơ sở quy chế của ngành, giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận rõ ràng, cụ thể. - Chỉ đạo việc đánh giá xếp loại các phong trào, cá nhân trung thực, khách quan tạo điều kiện cho giáo viên có ý thức phấn đấu vươn lên. - 5 - 5 5. Một số công tác khác * Về cơ sở vật chất Tham mưu với lãnh đạo các cấp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học như: Mua sắm tài sản, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo, làm tốt công tác bảo quản, chỉ đạo sát sao việc sử dụng để phát huy hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị hiện có đảm bảo các điều kiện dạy- học. * Về tài chính - Thực hiện các chế độ của Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đúng đủ, kịp thời. - Sử dụng kinh phí thường xuyên hợp lí và hiệu quả, đúng nguyên tắc. - Hồ sơ sổ sách, chứng từ lưu đầy đủ theo nguyên tắc tài chính. * Về an ninh trường học, ATGT, phòng chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp. nhà trường đã tổ chức triển khai công tác an ninh trường học, ATGT, phòng chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích trong trường học bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức cam kết thực hiện… để nhằm giáo dục ý thức, kỹ năng sống và tuyên truyền vận động gia đình, mọi người góp phần bảo vệ an ninh trật tự chấp hành tốt luật ATGT đường bộ, phòng chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích trong trường học cũng như nơi cư trú. Nhìn chung tinh thần trách nhiệm của học sinh được nâng lên, không có hiện vi phạm làm mất an ninh trật tự trong học đường và ATGT. 6. Công tác phối kết hợp với các đoàn thể * Công đoàn - Đoàn TN- Đội TN: - Phối kết hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật, vận động cán bộ giáo viên, học sinh tham gia tích cực các cuộc vận động do của các cấp Chăm lo xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh về mọi mặt, giúp đỡ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tham gia nhiều hoạt động xã hội và từ thiện. Trong năm học đã tổ chức phát động nhiều hoạt động thi đua, các hoạt động thể thao, văn nghệ, hoạt động giao lưu theo chủ đề nhân các ngày lễ lớn, tham gia các cuộc thi, và tổ chức nhiều hoạt động khác do nhà trường và cấp trên tổ chức, thông qua đó nhằm giáo dục đạo đức đồng thời thu hút học sinh đến lớp, * Cụ thể: - Tổ chức tốt các buổi ngoại khoá về chủ đề ATGT, về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tìm hiểu về Lịch sử rung chuông vàng, Tìm hiểu về lịch sử về Đảng, về Bác Hồ, thi viết báo tường bậc THCS, Vẽ tranh, thi các trò chơi dân gian… nhân các ngày kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đặc biệt là Tổ chức thành công Đại Hội TDTT cấp trường lần thứ II. Tham gia Đại hội TDTT ngành Giáo dục lần thứ…. - 6 - 6 Đạt giải ba toàn đoàn. Ngoài ra còn tham gia và đạt nhiều giải trong Đại hội TDTT cấp huyện lần thứ…năm 2009. - Quyên góp ủng hộ: + Áo ấm tặng bà 1.760.000 đồng. + Quỹ nạn nhân chất độc màu da cam 460.000 đồng + Quỹ khuyến học ngành Giáo dục: 1.214.000 đồng - Bảo lụt 1.000.000 đồng. - Quỹ đền ơn đáp nghĩa 1.224.000đồng. - Mùa xuân chiến sĩ… 7. Công tác xã hội hoá giáo dục: Ban lãnh đạo nhà trường tham mưu tích cực với với lãnh đạo chính quyền chỉ đạo các ban ngành đoàn thể ở địa phương phối hợp với nhà trường, Hội phụ huynh và gia đình học sinh trong việc tuyên truyền nhận thức về giáo dục, vận động học sinh ra lớp, tham gia công tác phổ cập, hỗ trợ các nguồn lực giúp nhà trường trong việc tổ chức các hoạt giáo dục, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Xây dựng quỹ Hội PHHS: đồng nhằm hỗ trợ cho trường tổ chức các phong trào và khen thưởng học sinh có thành tích cao trong học tập. IV/ Công tác thi đua – khen thưởng cuối năm: 1) Học sinh: - Đạt danh hiệu học sinh Giỏi: 19 hs - Đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến: 80 hs 2) Xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên cuối năm * Tổng số : người - Xuất sắc : (chiếm tỉ lệ % ). - Khá : 18 (chiếm tỉ lệ % ). - Trung bình: (chiếm tỉ lệ %). IV/ Công tác thi đua khen thưởng * Đề nghị các cấp khen thưởng - Cá nhân: + Đề nghị công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 02 đ/c. + Đề nghị công nhận danh hiệu lao động tiên tiến: đ/c. - Tập thể: Đề nghị công nhận tập thể đơn vị đạt danh hiệu: Lao động tiên tiến. V/ Đánh giá chung 1. Ưu điểm: - Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy, quy chế chuyên môn. - Tập trung đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá xếp loại theo quy định củaBGD &ĐT - Quán triệt và triển khai nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong nhà trường. - 7 - 7 - Các hoạt động của nhà trường đồng đều, hoạt động có chất lượng. - Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. - Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS và duy trì các lớp BTVH. - Các đoàn thể có sự phối kết hợp chặt chẽ và tường đối đồng bộ. 2. Những tồn tại: - Tỉ lệ học sinh bỏ học và tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao. - Chất lượng các học tập chưa đồng đều ở tất cả các khối lớp và môn học. - Công tác tuyên truyền vận động học sinh bỏ học ra lớp để duy trì sĩ số chưa mang lại hiệu quả cao. - Giáo viên tham gia thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn ít. - Chất lượng thực sự các môn văn hoá chưa cập với yêu cầu. - Công tác Đoàn - Đội Còn thiếu kinh nghiệm. - Công tác tham mưu của nhà trường với cấp uỷ, chính quyền địa phương, phối kết hợp với các Ban ngành trong xã và nhà trường để làm công tác vận động học sinh để duy trì sĩ số chưa thực sự phát huy hiệu quả. + Quy chế và nội quy nhà trường chưa chặt chẽ. + Công tác giáo dục và xử lí một số giáo viên, nhân viên vi phạm khuyết điểm chưa nghiêm khắc. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế. Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại yếu kém năm học 2010-2011 nhà trường tiếp tục tập trung vào một số công tác trọng tâm sau đây: 1. Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp và chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GD – ĐT. 2. Tiếp tục thực hiên nghiêm túc và hiệu quả các cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của nội dung năm 2010; cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung trong ngành giáo dục. cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo" phong trào "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" giai đoạn 2011-2013. 3. Tiếp tục tăng cường trật tự kỷ cương nề nếp dạy và học. 4. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh. 5.Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Chú trọng chất lượng mũi nhọn và các hoạt động phong trào. 6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục có hiệu quả. 7. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên. 8.Tăng cường công tác tham mưu. Đổi mới công tác quản lý HIỆU TRƯỞNG - 8 - 8 Dương Thanh Luận - 9 - 9 . tại: - Tỉ lệ học sinh bỏ học và tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao. - Chất lượng các học tập chưa đồng đều ở tất cả các khối lớp và môn học. - Công tác tuyên truyền vận động học sinh bỏ học ra lớp. 1.9% so với năm học trước. Nguyên nhân học sinh giảm: Hầu hết nguyên nhân là do học sinh bỏ học. Phần lớn các em có học lực yếu thiếu sự cố gắng vươn lên nên dễ chán nản trong học tập, một số. đạo giúp và đỡ học sinh yếu kém trong quá trình của năm học. Tuy nhiên học tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp tỉ lệ học sinh yếu kém chung của toàn trường Nguyên nhân là do học sinh xác định

Ngày đăng: 10/07/2014, 04:00

Mục lục

  • Chư Ngọc, ngày 25 tháng 05 năm2010

  • BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010

  • BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan