Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN ppt

6 342 1
Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN (Trích trong ‘Cổ Kim Y Án Án’ của Du Chấn Toản, Trung Quốc) Lưu Phụng Lai, 32 tuổi. Người to cao, da trắng, về mùa hạ thường tắm gội nước lạnh và ngồi hóng mát những nơi có nhiều gió thổi. Đến mùa thu sinh ra chứng sốt rét (ngược), uống thuốc triệt ngược thấy khỏi được cơn sốt nhưng bụng lại đầy trướng. Được hơn một tuần, bụng phình lên, thở suyễn, tiểu bí, táo bón, không muốn ăn uống, chỉ ngồi cúi xuống mà không nằm ngửa lên được. Thấy bệnh quá nguy, người nhà liền mời Dụ Gia Xương. Khi Dụ Gia Xương đến, bệnh nhân còn đang uống thuốc của thầy thuốc trước. Thầy thầy thuốc đó thấy đại tiểu tiện không thông liền cho thuốc hạ, thuốc uống rồi mà vẫn không hạ được, lại bàn với người nhà của bệnh nhân dùng thêm Đại hoàng để hạ gấp. Bệnh nhân bằng lòng và bảo có như thế mới cấp cứu nổi. Dụ Gia Xương đến nơi liền cản lại và bảo thầy thuốc trước: Ông bảo bệnh này là bệnh gì mà dám dùng thuốc như thế? Thầy thuốc kia trả lời: “Bệnh này chính là bệnh thương hàn trường kết, dùng phép hạ rồi mà chứ thông thì chỉ có cách dùng phép hạ cho mạnh là được”. Dụ Gia Xương liền đáp: “Tôi chưa bao giờ thấy có bệnh thương hàn trường kết mà không có sốt. Vì có sốt thì tân dịch mới khô kiệt nên trường vị bị táo kết và trị mới dùng thuốc hạ. Sách có câu: không bị khí kết không được dùng phép hạ, chính là sợ người ta chữa lầm chứng bụng trướng thuộc Thái âm kinh. bệnh này cũng vì khí ở Thái âm kinh tán loạn, tân dịch theo khí chạy dồn ra bốn phương mà thành ra chứng trướng. Một đàng khí tán, một đàng khí kết khác nhau xa. Nếu bây giờ lại cho uống nhiều Đại hoàng để khí thoát đi nữa thì dù không chết cũng đến vỡ bụng. Thầy thuốc kia nói với chủ nhà: “Tôi kiến thức hẹp hòi, không nghĩ đến nơi, nếu là thuốc sai xin đừng uống nữa, ông này sách vở nhiều mà miệng lưỡi lại giỏi, tôi không thể cãi nổi, thôi xin nhường để ông ấy điều trị”, rồi ông ấy bỏ ra về. Người nhà bệnh nhân thấy thế cho là Dụ Gia Xương làm mất lòng vị thầy thuốc trước, tỏ ý không bằng lòng mà nói riêng với nhau: ” Thầy tuy về nhưng thuốc vẫn còn đó, ta cứ sắc lên cho uống xem sao, nếu thấy đỡ thì mời thầy đó trở lại cũng được”. Họ liền sắc thuốc đưa cho bệnh nhân uống. Dụ Gia Xương thấy đưa thuốc lên liền đổ ngay đi nhất định không cho bệnh nhân uống. Bệnh nhân ngạc nhiên hỏi: “Nếu thuốc này không nên uống thì thầy có bài thuốc nào cứu được tôi chăng?”. Dụ Gia Xương lập tức lấy giấy bút ra y án và kê theo một bài Lý Trung Thang. Bệnh nhân xem y án rồi nói: “Thầy giải bệnh rất phân minh nhưng tôi sợ Sâm Truật uống vào lại trướng thêm. Hơn nữa tôi đã uống hai thang Đại hoàng rồi mà vẫn chứ thông hoạt, bây giờ hãy xin nghỉ thuốc, đợi sáng mai xem bệnh tình ra sao rồi hãy uống”. Dụ Gia Xương bảo: “Phải đợi gì đến mai, đem hôm nay, vào khoảng giờ Tý là lúc âm dương giao hòa, nếu không có thuốc mà đề phòng, thế nào cũng đổ mồ hôi rồi ngây ngất đi, lúc đó làm sao cứu chữa kịp”. Bệnh nhân lại nói: “Bây giờ hãy sắc sẵn một thang Lý Trung, đợi đến lúc nửa đêm, nếu đúng như vậy sẽ uống, thầy thấy như vậy có được không?”. Dụ Gia Xương trả lời: “Sắc sẵn thuốc để đến đêm uống cũng được, nhưng sao lại sợ thuốc tôi như sợ cọp vậy?”. Nói rồi ông ra nhà khách nằm để đợi xem sao. Sáng dậy quả nhiên người con ra thưa: “Tối hôm qua, đến lúc nửa đêm, cha của cháu đổ mồ hôi và người ngây ngất, liền uống thuốc của thầy vào thì bệnh êm và ngủ được nhưng chứng trướng vẫn như cũ, xin mời thầy vào xem lại”. Dụ Gia Xương vào xem mạch lại, bệnh nhân nói: “Thưa thầy, sau khi uống thuốc có phần hơi đỡ, giờ uống thêm một thang nữa hay sao?”. Dụ Gia Xương liền lấy ba thang Lý Trung nhập làm một, thêm Nhân sâm 12g, sắc đặc cho uống, rồi lại cho uống tiếp một thang như thế nhưng thêm vào một ít Xuyên Hoàng liên, bệnh nhân uống hết thuốc, thấy chứng trướng đỡ hẳn. Bệnh nhân nói: “Hôm nay đã đỡ nhiều nhưng mấy ngày chưa ăn gì, xị thầy cho một ít Đại hoàng để cho thông đại tiện thì tôi mới dám ăn”. Dụ Gia Xương bảo: “ Tôi đã giải bệnh nguyên cho hiểu, sao hãy còn nhận lầm là chứng thương hàn mà không dám ăn, bây giờ ông muốn ăn cá, thịt gì cũng được”. Nhưng bệnh nhân vẫn sợ chỉ sai nấu cháo lấy nước uống chứ không dám ăn cơm. Dụ Gia Xương liền hứa đến ngày mai sẽ cho một thang thuốc đặc biệt làm đại tiện thông ngay, bệnh nhân nghe nói lấy làm vui sướng chắc thế nào cũng cho Đại hoàng. Hôm sau bà con đến thăm rất đông, bệnh nhân trong lúc tiếp khách, hỏi trực tiếp sự chữa trị. Dụ Gia Xương đáp: “Trong bụng ông nguyên trước đây đã uống Đại hoàng nhiều mà đại tiện không đi được là vì bàng quáng trướng lên to quá, đã ép ruột già lại, cho nên muốn đại tiện hết sức mà không đi được, nay tôi dùng thuốc lợi tiểu, thông bàng quang, không cần chữa đến đại tiện mà tự khắc đại tiện thông ngay”. Sau đó, ông kê cho bài Ngũ Linh Thang, bệnh nhân uống vào một lúc thì đi tiểu và cũng đi đại tiện luôn. Ai cũng phục là Hoa Đà tái thế. Điều trị gần một tuần bệnh nhân bình phục hoàn toàn. Trên đây chúng tôi giới thiệu một số khá nhiều dạng Tiêu Chảy đã được các danh y điều trị có hiệu quả tốt bằng các phương thuốc, châm cứu… và nhất là cách biện chứng trị liệu của các danh y này. Đó là những tinh hoa mà chúng ta cần thừa kế, phát triển. Chứng Tiêu chảy là một trong những chứng có tỉ lệ tử vong cao trên thế giới, nhất là nơi trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã gia công nghiên cứu để tìm ra những biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa tỉ lệ tử vong do tiêu chảy gây nên. Và một trong số những biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất là PHƯƠNG PHÁP UỐNG NƯỚC BÙ được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO – OMS) phổ biến như sau: Một lít Nước (đun sôi để nguội), pha vào đó một thìa cà phê Muối (tương đương 4g) và 8 thìa cà phê Đường (tương đương 40g). dung dịch muối đường này giúp bù lại lượng nước và muối khoáng bị mất đi do tiêu chảy gây nên, nhưng phải cho uống càng sớm càng tốt, ngay sau khi bị tiêu chảy. Sau mỗi lần tiêu chảy, nên cho uống ngay một ly 200 – 250ml. Hiện nay, ngành y tế đã sản suất dịch uống được đóng gói sẵn, có tên là ORESSOL (viết tắt của các chữ Oral Rehydration Salt). Mỗi gói gồm: Nacl (Muối ăn) 3,5g NaHCO3 (thuốc tiêu mặn) 2,5g Kcl (Clorua Kalium) 1,5g Glucoz (đường) 20g Pha gói này với một lít nước cho trẻ uống dần trong ngày. Công trình nghiên cứu gần đây ở Signapore và Indenosia cho thấy, có thể chỉ cần dùng nước cơm (nấu cơm, đổ nhiều nước, khi gần cạn, gạn lấy nước cơm đó đem dùng). Hoặc thói quen và cũng là kinh nghiệm của dân gian: Dùng Gạo rang cho vàng lên, sắc lấy nước cho uống (thêm ít muối càng tốt), hiệu quả cũng khá tốt. Chỉ cần nhớ là: Cần bù ngay lượng nước và muối khoáng mà trẻ bị mất đi do tiêu chảy gây ra. Nếu thực hiện tốt khâu này (bằng bất cứ phương pháp nào) đều có thể trị được chứng tiêu chảy và ngăn ngừa được tai biến tử vong. . Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC G Y NÊN (Trích trong ‘Cổ Kim Y Án Án’ của Du Chấn Toản, Trung Quốc) Lưu Phụng Lai, 32 tuổi. Người to cao, da trắng, về mùa. n y giúp bù lại lượng nước và muối khoáng bị mất đi do tiêu ch y g y nên, nhưng phải cho uống càng sớm càng tốt, ngay sau khi bị tiêu ch y. Sau mỗi lần tiêu ch y, nên cho uống ngay một ly 200. thuốc đưa cho bệnh nhân uống. Dụ Gia Xương th y đưa thuốc lên liền đổ ngay đi nhất định không cho bệnh nhân uống. Bệnh nhân ngạc nhiên hỏi: “Nếu thuốc n y không nên uống thì th y có bài thuốc

Ngày đăng: 10/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan